“Khủng bố” có hay không giá trị văn hoá?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

“Khủng bố” có hay không giá trị văn hoá?

Gửi bàigửi bởi nguyenhuunghik8 » Thứ 7 05/04/08 11:12

[center]KHỦNG BỐ CÓ HAY KHÔNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA?[/center]
Khủng bố là gì?

“Khủng bố là dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục”[Hoàng Phê 2006:515].

“Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hoặc truyền đi các hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người gây hoang mang khiếp sợ hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng, nhằm mục đích chính trị hoặc tôn giáo” (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

"Khủng bố là bạo lực có âm mưu, động cơ chính trị nhắm vào những mục tiêu không trực tiếp chiến đấu của những nhóm không thuộc quốc gia nào hoặc những tổ chức bí mật, thường là muốn gây ảnh hưởng đến mọi người" (Theo Bộ Ngoại giao Mỹ).

Trung tâm chống khủng bố của CIA cho rằng chủ nghĩa khủng bố có 4 yếu tố chính:
1. Có âm mưu, chuẩn bị trước kế hoạch, chứ không phải do cơn giận bùng phát.
2. Là chính trị, không phải hành sự kiểu bạo lực của những nhóm mafia nhằm kiếm tiền, mà nhằm làm thay đổi trật tự chính trị hiện hành.
3. Nhắm vào cả dân sự, chứ không chỉ các mục tiêu quân sự.
4. Do những nhóm không phải tổ chức của quốc gia thực hiện.

Nói chung: Khủng bố có thể gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản (của cá nhân, tổ chức hay của nhà nước) hoặc sự vững mạnh của một chính quyền nhà nước.
Theo công bố mới đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2005 toàn thế giới đã xảy ra 11.000 vụ tấn công khủng bố, trong đó chỉ riêng Iraq đã chiếm 1/3 số vụ.
Lịch sử Việt Nam chưa ghi nhận những vụ khủng bố có quy mô lớn, nhưng các âm mưu khủng bố là rất nhiều.

[center]KHỦNG BỐ XÉT TRONG HỆ TỌA ĐỘ VĂN HOÁ[/center]
Về thời gian: Khủng bố xuất hiện từ rất sớm. Những kẻ khủng bố xa xưa nhất là những chiến binh giết dân thường trong các cuộc thánh chiến. Ví dụ, vào thế kỷ đầu tiên, tại Palestine, Jewish Zealot công khai cắt cổ họng người La Mã và những ai cộng tác với họ. Vào thế kỷ thứ 7 tại Ấn Độ, người Thug theo đạo Hindu hành lễ dâng lên thần Kali bằng cách thắt cổ khách qua đường. Vào thế kỷ 11, tại Trung Đông, phái Shiite ăn hashish (một loại ma túy chế bằng đọt thuốc lá và bánh gai dầu) trước khi giết chết địch thủ là thường dân.
Đối với chủ nghĩa khủng bố hiện đại được các nhà sử học cho rằng bắt đầu từ đầu thế kỷ 19 với những tổ chức như Narodnaya Volya chống lại Sa hoàng tại Nga.
Các quan điểm hiện nay về khủng bố chủ yếu hướng vào chủ nghĩa khủng bố hiện đại.

Về không gian: Không gian của khủng bố rất rộng, nó có thể xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới khi mà nhóm hoặc tổ chức thực hiện khủng bố hướng đến.

Chủ thể: Đối tượng thực hiện khủng bố có thể là quốc gia, tôn giáo, do nhà nước đỡ đầu, cánh tả, cánh hữu, và theo chủ nghĩa vô chính phủ.

[center]NHẬN DIỆN KHỦNG BỐ TRÊN BỐN ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ[/center]
Tính nhân sinh: Khủng bố là một hành động do con người tạo ra là sản phẩm của con người.

Tính lịch sử: Khủng bố có từ rất sớm, nhưng ở đây chủ yếu đề cập tới khủng bố hiện đại với sự bắt đầu vào những năm 1879 khi cách mạng Pháp xảy ra cho đến ngày nay. Trong quá trình phát triển nó có sự tích lũy, sáng tạo từ nội dụng đến hình thức khủng bố. Lịch sử phát triển của khủng bố nổi bật nhất là vụ Khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ được thực hiện bởi nhóm Al-Qaeda, do Osama bin Laden (người Ả Rập Saudi) đứng đầu và có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới.

Tính giá trị: Để thấy được khủng bố có giá trị hay không ta không thể đưa ra một kết luận vội vàng mà phải đặt nó trong một hệ toạ độ chủ thể, không gian và thời gian nhất định. Khi đã đặt khủng bố vào hệ tọa độ sẽ thấy 2 vấn đề xảy ra đó là:
Khủng bố là phi giá trị: khi đặt nó trong chủ thể là những quốc gia, dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới (chiếm một phần đa số trên thế giới) sống trong một môi trường không có chiến tranh.
Khủng bố là có giá trị: khi đặt nó trong chủ thể là những nhóm, tổ chức mà những nhóm, tổ chức đó đứng ra tổ chức khủng bố vào một đối tượng bất kỳ (chiếm một phần tiểu số trên thế giới) với những mục đích riêng (nhưng phần lớn là mục đích chính trị) trong một không gian và thời gian nhất định.

Tính hệ thống: Còn khá rời rạc và mờ nhạt vì tính giá trị của nó chỉ được thể hiện trong một nhóm, tổ chức nhỏ so với cái bao la, rộng lớn còn lại của cả thế giới.

Từ những phân tích ở trên có thể tạm đưa ra kết luận như sau:

Khủng bố không có giá trị văn hoá khi nó được đặt trong một nhóm người, dân tộc, quốc gia … yêu hoà bình và đang sống trong một không gian và thời gian hoà bình, đây chính là quan điểm chung của thế giới ngày nay. Nhưng mặt khác, khủng bố trở nên có giá trị văn hoá khi nó được đặt trong một nhóm người, tổ chức … đang sống trong một bối cảnh không ổn định về chính trị, kinh tế từ nhiều nguyên nhân và có ý định, âm mưu thực hiện khủng bố nhằm phá hoại, đe dọa đối thủ, kẻ thù của họ.

Có thể những ý kiến trên vẫn chưa thoả đáng cho việc đánh giá khủng bố có giá trị văn hoá hay không. Rất mong nhận được ý kiến bàn luận, đóng góp của các anh chị và các bạn.

Đề tài có sử dụng tài lịệu tham khảo từ trang web:
http://www.mofa.gov.vn/quocte/tg14,04/k ... u14,04.htm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_b%E1%BB%91
RANDOM_AVATAR
nguyenhuunghik8
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 2 10/12/07 10:45
Đến từ: vanhoahock8
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách