Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Gửi bàigửi bởi tranvanhieu » Thứ 4 02/04/08 9:30

Thưa các bạn!
Mình còn nhở ngày trước, rất nhiều trẻ em khi mới chào đời được Cha mẹ đặt cho cái tên nghe rất mộc mạt, chân chât..như: Tèo, Tý, Cu nhỏ, Cu lớn, Gái nhỏ, Gái lớn, Đực, Đen vv.và có cả những tên gọi nghe rất tục, cứ đeo bám một người từ lúc bé đến trưởng thành, đôi khi gây không ít phiền toái, mặt cảm với xã hôi cho người có tên đó. Đó là tên thường goi, còn tên trong giấy tờ thường thể hiện sự mong muốn, niềm hy vọng của cha mẹ về những vấn đề: quê hương đất nước được yên bình, gia đình hoá thuân. Chữ lót thường là: Nam Văn, Nữ Thi. Vd: Trần Văn Bình, Nguyễn Thị An, Lê Văn Thanh...
Mấy năm gần đây, khi bé được sinh ra, chúng ta thường nghe người lớn gọi là: Ty Ty, Mi Mi, Su Bin, Cúc Kin,...và trong giấy tờ thường là cái tên dài ngoằn, nữa ta, nữa Tàu, nếu không nhìn thấy người thì không thể phân biệt được nam hay nữ, không phân biệt được Việt Nam Hồng kông, Đài Loan hay Trung Quôc.
Vậy, theo bạn, tên gọi nào hay hơn, văn hoá hơn?
Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.
RANDOM_AVATAR
tranvanhieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Gửi bàigửi bởi mintcandy » Thứ 5 03/04/08 23:32

em xin trả lời câu hỏi của anh Hiếu ! Theo em chúng ta không thể xem xét được giá trị văn hoá của những cái tên khi mà anh đặt chúng trên trục thời gian xưa-nay được đâu !
Văn hoá ở đâu trong một cái tên khi mà ngay cả người đặt ra nó cũng không thể hiểu ý nghĩa của nó.
Nếu như ngày xưa ông bà mình dùng cái tên để gửi gắm những điều tốt đẹp , những hi vọng mong đợi vào con mình thì ngày nay khi làn sóng văn hoá Hàn Trung vào Việt Nam qua các bộ phim thì tên con cũng chính là tên thần tượng của bố mẹ !!! ví dụ như cách đây khoảng 7-8 năm khi đài truyền hình cho trình chiếu bô phim "Ngày mai trời lại sáng " của Hồng Kông , trong phim nhân vật nữ chính tên là Tú Hảo , một cô gái xinh đẹp , tài giỏi , đảm đang , rất đáng thần tượng !!! Lúc đó gần nhà em có chị kia sinh được 1 bé gái và dĩ nhiên tên của nó là...Tú Hảo :)
Hồi học cấp 3 gần lớp em có một bạn nữ rất xinh đẹp , dễ thương nhưng cái tên của bạn ấy thì em không ưa nổi " Trang Đan " , em không thể hiểu ý nghĩa của nó nhưng chắc chắn cũng là tên một nữ diễn viên Hồng Kông nào đó thôi !
Trong thời buổi hội nhập này , xuất hiện hàng loạt cái tên mang đậm chất Tây Tàu , nhưng ông bà cha mẹ là Ta 100% , có thể người ta cho rằng những cái tên đó mới đẹp , mới hợp thời , còn " văn văn , thị thị " quê mùa quá?!
nhưng thưa rằng không phải cái tên nói lên tất cả đâu ! quan trọng là cái tên đó bắt nguồn từ đâu , được đặt ra thế nào , còn những cái tên chạy theo xu hướng , ăn theo phim ảnh thì ở thời xưa hay nay gì cũng không thể tìm được một giá trị văn hoá!
mưa làm áo em dường như trong suốt...
RANDOM_AVATAR
mintcandy
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/03/08 22:50
Đến từ: nhà của tui
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Gửi bàigửi bởi tranvanhieu » Thứ 6 04/04/08 23:28

Candy thân mến!
Mình xin cám ơn bạn đã góp ý cho đề tài này.
Tuy bạn nói không thể xem xét giá trị văn hoá qua những tên gọi nhưng mình nghĩ là có. Tên gọi nào cũng có gốc rễ, căn nguyên của nó (qua những dòng đóng góp của bạn phần nào đã nói lên điều đó). Tất nhiên khi xem xét giá trị văn hoá phải căn cứ vào những đặt trưng và hệ toạ độ văn hoá của đối tượng cần xem xét.
Rất vui được bạn đóng góp thêm.
RANDOM_AVATAR
tranvanhieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Gửi bàigửi bởi mintcandy » Thứ 7 05/04/08 0:10

[color=#408000] hình như anh hiểu lầm ý em rồi ! ý em là không thể so sánh giá trị văn hoá của những cái tên xưa và nay được , không thể so sanh cái nào văn hoá hơn , vì trên thực tế ngày nay cũng có nhiều cái tên rất hay , mà không hề mang tính ăn theo để rồi bị mất giá trị văn hoá.
Và ngược lại ngày xưa ông bà ta cũng đặt ra những cái tên kì quặc gây ảnh hưởng vô cùng đến người mang tên đó , ví dụ như Lê Trường Hận , Nguyễn Sinh Hoài , Nguyễn Thị Tối......
Theo em thì cái tên nào cũng có giá trị riêng của nó , nhưng giá trị văn hoá thì cần xem xet lại
mưa làm áo em dường như trong suốt...
RANDOM_AVATAR
mintcandy
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/03/08 22:50
Đến từ: nhà của tui
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Gửi bàigửi bởi tranvanhieu » Thứ 7 05/04/08 21:19

Candy thân!
Thứ nhất: mình đồng ý với Candy rằng sẻ là khặp khiển khi chúng ta so sánh đề tài này trên cùng trục thời gian, nhưng như thầy của chúng ta có nói bất cứ cái gì cũng có thể so sánh đươc. Vậy Candy cố gắng so sánh thử xem nhé.
Thứ hai: Mình không tuyệt đối hoá vấn đề, vì cái gì cũng mang tính tương đối, không phải mọi cái tên ngày trước đều xâu, cũng không phải mọi cái tên thời nay đều đep. Và vấn đề không phải cái tên xấu hay đẹp mà là những yếu tố nào ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của những bậc làm cha, làm mẹ trong việc quyết định gắn cái tên cho con mình. Đây mới thật sự là yếu tố để chúng ta quan tâm.
Mong được trao đổi thêm Candy nhé!
RANDOM_AVATAR
tranvanhieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Gửi bàigửi bởi ngoclan » Thứ 3 08/04/08 12:37

Theo mình nghĩ thì cái tên gọi của xưa và nay thì khác nhau đó là cách đặt tên ngày nay thì có sự lựa chọn hơn ,còn ngày xưa thì khi sinh con ra mong mưốn con dễ nưôi nên đặt những cái tên khó nghe như:CHÓ chẳng hạn ,mình có nghe cô mình kể một câu chuyện khi cô vào lớp dạy học và kêu học trò lên trả bài ,tên của bạn đó là NGUYỄN VĂN CHÓ ,trong lớp nếu kêu như thế nên cô sợ bạn ấy "mắc cỡ"cô mới gọi bạn là NGUYỄN VĂN CHÒ,tụi bạn trong lớp nói là không phải cô "chó chó".Mình nghĩ cái tên cũng quan trong lắm nó gắn bó với con người từ líc sinh ra đến lúc nhắm mắt ,đến lúc nhắm mắt mà trên bia mộ cũng còn cái tên nữa.Theo mình thì ngày xưa họ không quan trọng cái tên mà chỉ biết đặt tên để cho con dễ nưôi ,có thể cho có vần nữa ,còn giờ thì vừa sắp sinh đã chọn tên đẹp ý nghĩa ,như thế mới có tên gọi phong phú chứ.Văn hoá ngày càng phát triển mà
em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên
Hình đại diện của thành viên
ngoclan
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 5 13/03/08 15:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tên gọi xưa và nay, cái nào văn hoá hơn?

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 4 09/04/08 11:11

Cho em chen chân vào một tí.
Theo em, cái tên không chỉ để dễ nhớ, dễ gọi (vì ngày xưa nhà nào cũng ngót nghét 10 người), mà nó còn nói lên tính cách của người đó, hay nói lên mong muốn, kỳ vọng của cha mẹ vào người con. Bác Hồ đã từng đặt tên cho các anh chị HOÀ - BÌNH - ĐỘC - LẬP hay THỐNG - NHẤT - THÀNH - CÔNG với mong muốn nước nhà mau chóng được giải phóng, được hoà bình, được tự do.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá thì cái tên lại càng có ý nghĩa hơn với chủ nhân của nó. Những cái tên thường được lấy từ tiếng Hán có ý nghĩa (nếu cha mẹ biết tiếng Hoa), hay những cái tên được lấy từ những cuốn sách "Tên gọi chính thức năm...", "từ điển những tên gọi hiếm và lạ", hay trên trang webtretho, giadinhenfa thường có danh sách 100 tên gọi hay để đặt tên...
Cách đặt tên cũng có thể gọi là trào lưu đặt tên. Cho dù là tên thuần Việt, hay tên Hán hoá hay tên ngoại lai... thì vẫn thể hiện bản chất : tôi là người Việt Nam.
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách