" Phá giới " có phải là một hiện tượng văn hoá?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

" Phá giới " có phải là một hiện tượng văn hoá?

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 10/04/08 13:58

Một trong những “cấm kỵ” của những tín đồ quy y “cửa Phật” là vấn đề về sắc giới .Xét chung về không gian thì ở nơi nào cũng vậy, đều phải tuân thủ điều này.Nếu vi phạm thì khó có thể chấp nhận, bị phê phán , lên án và coi là thiếu đạo đức ,thiếu văn hóa.Tuy nhiên ở một phạm vi hẹp, vẫn cần xét lại. Ở Nhật, ngoài hiện tượng tự sát(Harakiri ) có thể coi là một trong những giá trị văn hóa thì còn có những “ hiện tượng văn hoá” khác.Một trong số đó là hiện tượng nhà sư vẫn có quyền vi phạm vấn đề sắc giới.

Một trong những nhân vật “nổi tiếng” ấy chính là thiền sư IKKYU (1394-1481). Ông vốn là con của thiên hoàng Gokomatsu.Mẹ ông thuộc dòng dõi quý tộc nhưng sau khi mang thai đã rời bỏ triều đình và sinh ra IKKYU trong một nhà thường dân nghèo. Ông lớn lên và học tập ở chùa.Sau này IKKYU trở thành Viện Trưởng của phái Thiền Tế tại chùa Daitoku ở Kyoto. Ông cũng là một nhà thơ .

Ikkyu sống hòa lẫn với mọi người,bất kể thành phần xã hội nào. Ông ăn thịt cá và uống rượu sake, yêu phụ nữ và có con như mọi người đàn ông bình thường.

Trong xã hội loạn lạc , giữa cuộc sống suy vi của thời tao loạn, Ikkyu tìm thấy trong Thiền cuộc tái sinh của tinh hoa sự sống và xác định lại ý nghĩa hiện hữu con người.
Ông gọi mình là KYOUN (cuồng vân ) tức “áng mây hoang dại’ và để lại nhiều bài thơ gây “shốc”trong cả thi văn Thiền suốt thời trung cổ Nhật Bản với những bài thơ khêu gợi nhục cảm , những bài thơ về bí mật phòng the khiến chúng ta vô cùng khinh ngạc.

Ông cho rằng:
Những gì đi ngược lại
Một tâm hồn bình thường
Thì sẽ làm trở ngại
Chính pháp của con người
Thì sẽ làm trở ngại
Pháp của Phật mà thôi.
Ông cho rằng “phật tại tâm”, giữ tâm trong sáng, huớng về phật chứ không cần vướng bận những giáo lý kinh điển.Tên tuổi ông còn gắn liền với một công án về “bà lão đốt lều của sư”.
Một bà lão dựng lều cho một nhà sư và giúp ông sống trong đấy 20năm.Sau đó, bà nhờ một cô gái trẻ đến với nhà sư và ôm ấp để thử xem phản ứng của ông .Nhà sư chỉ nói: “cây trần trên giá lạnh , mùa đông chẳng ấm nồng”.Bà lão sau đó biết chuyện giận dữ đuổi nhà sư và đốt rụi căn lều.
IKKYU đã soạn bài thơ liên hệ công án này:
Nếu người con gái ấy
Hẹn chiều nay đến tôi
Cây liễu già sống lại
Và nở hoa mùa xuân.
THIỀN VÀ TÌNH YÊU DƯỜNG NHƯ CHỈ LÀ MỘT !!!

Trước khi chết vào năm 87 tuổi ,Ikkyu còn làm bài tình ca sau:

Đã mười năm chúng ta thề nguyện
Dưới bóng hoa đào tình vô biên
Không còn gối đầu trong lòng em nữa
Đêm ghì nhau trong ước hẹn ba sinh.

RẤT IKKYU!!RẤT ĐỘC ĐÁO !!! KHÔNG CÓ NHÀ SƯ NÀO Ở NHẬT VÀ Ở NƠI KHÁC?!!! NHƯ IKKYU VÀ CŨNG KHÔNG TÌM THẤY AI TƯƠNG TỰ!!!
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách