"VĂN HOÁ VỖ TAY":NGHĨ CŨNG THẤY BUỒN!!!!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

"VĂN HOÁ VỖ TAY":NGHĨ CŨNG THẤY BUỒN!!!!

Gửi bàigửi bởi thinh » Thứ 5 09/04/09 10:26

BẠN ĐÃ BAO GIỜ ĐI XEM CA NHẠC HAY MỘT VỞ KỊCH NÀO ĐÓ CHƯA?NẾU CÓ THÌ CHẮC HẲN BẠN CŨNG HƠI BUỒN,KHÔNG KHÍ CUẢ BUỔI DIỄN ĐÓ THẬT BUỒN TẺ KHI THIẾU ĐI NHỮNG TRÀNG PHÁO TAY CUẢ KHÁN GIẢ!
VỖ TAY CŨNG THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ CUẢ MỘT NGƯỜI,HÀNH ĐỘNG ĐÓ NÓI LÊN SỰ TÔN TRỌNG CUÀ NGƯỜI NGHE!Ở VIỆT NAM , KHÓ CÓ THÊ SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC BẠN VỀ "VĂN HOÁ VỖ TAY".THẬT BUỒN PHẢI KHÔNG CÁC BẠN?
VÂY TA HÃY ĐỀ RA NHỮNG BIÊN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NÀY NHA!!!!
RẤT VUI KHI NHẬN ĐƯỢC NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CUẢ CÁC BẠN!!!
RANDOM_AVATAR
thinh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 05/12/08 8:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "VĂN HOÁ VỖ TAY":NGHĨ CŨNG THẤY BUỒN!!!!

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Thứ 2 13/04/09 13:25

:D Vỗ tay là một hình thức tán thưởng, cổ động cho một ai hoặc một chương trình nào đó nhằm tôn vinh lên giá trị của nó. Con hát bố mẹ vỗ tay khen hay, bố sửa xong con búp bê con vỗ tay khen "Hoan hô bố giỏi quá!", ai thuyết trình xong thì mọi người "vỗ tay" hoan nghênh, một anh chàng tỏ tình bạn gái giữa trường thì cả trường hùa ra vỗ tay hú hí tán thưởng...

Theo em, dù là tình nguyện vỗ tay (một tiết mục hay ơi là hay, vừa dứt một cái là mọi người không ngớt vỗ tay tán thưởng), hay chỉ vỗ tay khi MC gợi ý : "Hãy cho bạn ấy một tràng pháo tay thật to đi nào"...thì cũng đều mang tính chất khích lệ, động viên tinh thần... Chỉ trừ phi chương trình quá chán, vừa hô kết thúc một cái là mọi người vỗ tay ăn mừng vì kết thúc rồi!

Em cũng thấy "vỗ tay" quan trọng, bất cứ ai chả cần nguồn động viên, khích lệ phải không ạ. Thậm chí không chỉ dừng ở những ý nghĩa nhỏ, "vỗ tay" còn mang nhiều ý nghĩa to tát hơn thế.

[center]Hình ảnh[/center]

Vỗ tay trong Olympic Bắc Kinh

Ông Zhang Juming – một quan chức của ủy ban tổ chức Olympic Bắc Kinh cho biết: “Việc giáo dục ý thức cho khán giả và đội ngũ cổ động viên sẽ giúp Trung Quốc cải thiện được hình ảnh công dân của mình, thể hiện hình ảnh một kỳ Olympic của văn hóa, văn minh và góp phần thúc đầy sự hài hòa xã hội”.

Câu khẩu hiệu “những cử chỉ văn minh trên khán đài” do một nhóm chuyên gia nghĩ ra sẽ được kết hợp với những động tác vỗ tay theo nhịp. Cụ thể: để bày tỏ sự ủng của mình, khán giả sẽ vỗ tay hai cái theo nhịp, sau đó nâng cao những nắm tay lên.

“Ý nghĩa của hành động vỗ tay là thể hiện sự hoan nghênh và chào đón bạn bè quốc tế và đó là cách thể hiện tốt nhất truyền thống hiếu khách của người dân Trung Quốc.” một quan chức cấp cao của Trung Quốc khẳng định.


[center]Hình ảnh[/center]
[center]Những cô gái Trung Quốc "tập" vỗ tay cho Olympic Bắc Kinh
[/center]

:lol: Sinh viên vỗ tay...ăn tiền

Một điều phổ biến ở các chương trình được ghi hình lên TV hiện nay là:

- Thu sẵn, ghi hình sẵn cảnh vỗ tay cho xôm xôm => Nên MC vừa dứt lời hay một tiết mục nào đó chấm dứt đã rào rạo lên tiếng vỗ tay y chang nhau

- Bây giờ, "vỗ tay" cũng là một cái...nghề! Trong hầu hết các chương trình gameshow, người ta vẫn dành một khu vực dành riêng cho những người "vỗ tay" thuê. Những người này không những chỉ vỗ tay, còn được phát sẵn băng rôn, bông cổ động... hò reo cổ vũ suốt cuộc chơi! Cứ "vỗ tay thuê" cho một chương trình như vậy cũng được khoảng 60.000đ - 100.000đ chứ không ít đâu ạ :p (Cũng mệt lắm chứ. Không thích cũng vờ xem chăm chú, thỉnh thoảng quay qua nói chuyện cho tự nhiên, lúc nào vỗ tay thì thật lực vỗ tay nồng nhịêt, la ó hay cười toe toét vào)

- Nghề "vỗ tay" tuy có vẻ hơi...rỗi nghề nhưng thật sự cũng có những lợi ích:
+được giải trí miễn phí
+ thưởng thức ngần ấy buổi talkshow, gameshow trên truyền hình thì cũng thu nạp thêm cả khối kiến thức còn gì
+thêm thu nhập nữa.
+ Vả lại nghề này không bao giờ...đủ người, càng đông càng vui, nên một đám bạn bè đi cùng nhau làm nghề vỗ tay vừa vui vừa có ích... :X

[center]Hình ảnh[/center]



- Ví dụ về anh chàng "cheermanager" (đạo diễn khán giả) Văn Lộc:

Tốt nghiệp ngành đạo diễn Trường Cao đẳng SKĐA TPHCM, nhưng từ khi còn là cậu sinh viên năm nhất cho đến lúc ra trường, công việc làm thêm đến làm chính thức của Văn Lộc vẫn là nghề vỗ tay. Năm năm theo đuổi công việc này, Văn Lộc giờ có thể tự hào rằng: “Mình đang phụ trách khán giả cho 13 gameshow và phụ trách người cho kha khá chương trình quảng cáo. Hiện nay, nếu cần mình có thể huy động được từ 3 đến 5 ngàn người...”.

Nắm trong tay một lượng lớn người, lại gần như phụ trách một phần “cơm, áo, gạo, tiền” hàng tháng cho rất nhiều sinh viên, Văn Lộc hầu như trở thành “tổng đài” hàng ngày của giới sinh viên muốn tìm thu nhập bằng cách ... vỗ tay. Lần nào trò truyện với Văn Lộc, tôi cũng nghe tiếng chuông điện thoại réo liên hồi để hỏi rằng: “Có game nào mới không anh?”; “Bao giờ đi quay nữa vậy”... Và nhất là đến những ngày phát lương, điện thoại của Văn Lộc còn... bận rộn hơn nữa.

Lắm lúc, gặp trục trặc, quay xong nhưng chưa lấy được tiền phát lương, Văn Lộc lại cuống quýt lên tìm cách trả lời những cú điện thoại: “Anh ơi, em sắp đóng học phí rồi”, “Anh ơi, em đóng tiền nhà”... Có lần không có sẵn tiền để đưa trước cho các bạn, vậy là Văn Lộc đành phải đem xe đi cầm. “Cái nghề này, uy tín phải đặt lên hàng đầu. Nếu thất hứa, sau này ai tin mình mà làm cho mình nữa chứ!”...

Dạo gần đây, cũng có một vài nơi gợi ý, bảo Văn Lộc về làm trong công ty, với thu nhập cũng khá cao mà công việc lại ổn định. Đắn đo, trăn trở suốt mấy ngày liền, Văn Lộc cuối cùng đã từ chối tất cả để quyết định đi theo cái nghề ở Việt Nam chưa có ai làm, cái nghề mà thậm chí nhiều người còn chẳng thể nghĩ đó là nghề nữa.

Rồi Văn Lộc lại say sưa nói về việc đầu tư cho “cái cơ sở nhỏ nhỏ”: “Sắp tới mình phải mua thêm mấy bộ đàm để tiện phân công cho các bạn lúc làm việc. Phải dành tiền để mua thêm chiếc xe đưa rước cho tiện hơn. Chứ để các bạn tự túc đến trường quay cũng có nhiều cái bất tiện lắm! Còn phải... "đột nhập" vào các kí túc xá sinh viên để mở rộng lượng người nữa chứ...”

Chia tay Lộc ra về, tôi vẫn cảm thấy chạnh lòng với lời tâm sự của anh chàng cheermanager này: “Thôi thì người nào thương thì thừa nhận thằng Lộc đeo đuổi cái nghề mới. Còn ghét thì đành chịu cái tiếng rằng, thằng đó đi vỗ tay...”. Chắc chắn rằng con đường phía trước của Lộc sẽ còn nhiều khó khăn sau khi “ra riêng”, nhưng không hiểu sao tôi bỗng tin rằng, bằng sự cố gắng cùng với niềm yêu nghề thật sự, một ngày nào đó, “anh chàng 25 tuổi” này sẽ có thể chứng minh cho mọi người biết rằng: "vỗ tay" nếu có tâm huyết bỏ vào thì cũng thành một cái nghề danh giá như bất kì nghề nào...

(Trích Tuổi trẻ)

[center]Hình ảnh
[/center]

[center]Cheermanager Văn Lộc[/center]

Vậy nên, em thấy vỗ tay không những có giá trị tinh thần mà còn có giá trị...vật chất nữa nhé! (Tất nhiên là tinh thần nhiều hơn rồi!).

:mrgreen: Mà em thấy, người Việt Nam mình thấy chán chán, không thích không vỗ tay còn đỡ đó ạ! Bên Tây người ta phản ứng mạnh hơn nhiều! Lên hát vớ vẩn là bị quăng dép, quăng cà chua lên, ngón tay cái chỉa xuống (mang ý nghĩa chửi thề) nữa đó! :mrgreen:

Hình ảnh
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách