PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 2 17/11/08 10:21

Chào các bạn
dạo này đọc một số bài viết trên sách báo và các phương tiện đại chúng, mình thấy rằng dường như hiện nay chúng ta đang lạm dụng từ "văn hóa" quá nhiều và làm cho nó trở nên trần trụi và thô thiển. Dẫu biết rằng hiện nay có rất nhiều những khái niệm khác nhau về văn hóa. Có thể nói văn hóa bao trùm rất nhiều lĩnh vực và hoạt động của con người, nhưng không phải vì thế chúng ta có thể sử dụng từ văn hóa một cách tùy tiện, ví dụ: văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa đi, văn hóa ngủ, văn hóa ngồi....cứ theo đà này không biết sẽ còn những loại văn hóa gì?
rất mong các bạn đóng góp ý kiến
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi myduyen » Thứ 3 18/11/08 19:48

hi..hi, sự phân vân của bạn cũng rất dễ hiểu. Mình cũng xin có một vài ý kiến. Trước khi học ngành văn hoá, mình cũng chẳng quan tâm vì sao người ta cứ gọi văn hoá loạn xạ theo kiểu như thế. Nhưng giờ khách quan mà nói thì sỡ dĩ người ta dùng quá nhiều từ văn hoá như vậy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hoá trong cuộc sống của chúng ta. Điều đó khẳng định rằng văn hoá chính là thước đo các giá trị tồn tại trong xã hội, như thế thì hay phải không bạn? ghép văn hoá vào những từ đó, để lại càng nhận thức rõ hơn những gì là phi văn hoá, là phản văn hoá mà.
RANDOM_AVATAR
myduyen
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 4 05/12/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi tranthikimly » Thứ 4 19/11/08 22:47

Chào dokhoa! Tôi cũng xin góp một vài ý kiến nhỏ.
- Từ VH đã được người Trung Quốc sử dụng từ rất sớm. Quẻ Bí trong Chu Dịch có nói: "Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ" (nghĩa là: quan sát dáng vẻ con người để giáo hoá thiên hạ). Như vậy, VH ở đây được dùng với nghĩa là "giáo hoá".
- Trong sách "Việt Nam văn hoá sử cương", xuất bản năm 1938, Đào Duy Anh có viết: " Người ta thường cho rằng VH chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem VH vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của VH, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thẩy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi VH hay sao? Hai tiếng VH chẳng qua chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên có thể nói rằng: VH tức là sinh hoạt".
- Còn Phạm Văn Đồng đã viết trong sách "VH và đổi mới" (sđd) như sau: "VH là một đề tài bao la như con người và sự sống,....Theo nghĩa rộng, nói một cách đơn giản, VH là tất những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người".
- Trần Ngọc Thêm cũng đã đưa ra định nghĩa về VH trong "Cơ sở VH Việt Nam", xuất bản năm 2000: "VH là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ ra trong quá trình hoạt động, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội".
Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia càng xích lại gần nhau hơn, càng có cơ hội giao lưu, tiếp nhận của nhau về mọi mặt nhiều hơn và đang có nguy cơ "khoác chung một bộ đồng phục". Chính VH đã giúp con người nhận ra chính mình, nhận ra đâu là điểm khác biệt giữa những người đứng cạnh nhau, giữa tộc người này với tộc người khác, giữa quốc gia này với quốc gia kia.
Như vậy, khi nói đến VH là nói đến con người, vì chỉ có con người mới tạo ra VH.
Khi nói đến hoạt động của con người mà kèm theo từ VH là để nhấn mạnh thêm mà không phải là một sự lạm dụng. Hay nói như MyDuyen thì nó giúp phân biệt VH với phi VH, phản VH là rất cần thiết.
dokhoa có nói VH ăn, VH ngủ,...là chúng ta đang lạm dụng từ VH, thì theo tôi đó không phải là lạm dụng mà là để nhấn mạnh hoạt động ăn, ngủ của con người mà thôi. Khi nói về ăn, ông bà ta có câu "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" cũng đã thể hiện tính VH trong đó, vì chúng ta không thể ăn bất cứ nơi đâu, bất kì lúc nào và bất cứ thứ gì mà chúng ta luôn chọn lựa nơi nào để ăn, khi nào nên ăn và nên ăn thứ gì. Khi ăn, chúng ta cũng phải biết chọn lựa thời điểm để ăn. Chúng ta không thể ăn trước trong khi mọi người chưa ăn (trừ trường hợp bất khả kháng), khi ăn ta cũng không thể ăn thức ăn mà người lớn chưa ăn tới... Chính việc chọn lựa đó đã tạo ra VH.
Và không chỉ có những hoạt động đó mới có VH, mà ngay cả những hoạt động khác của con người mà ta nghĩ là không có VH nhưng thực ra nó cũng có VH. Và tất nhiên có VH hay không là do ở chính người thực hiện hành vi đó chứ không phải bất cứ hành vi nào của con người cũng đều có VH.
RANDOM_AVATAR
tranthikimly
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 3 04/12/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi thanh tung » Thứ 5 20/11/08 10:46

Mình chỉ có một ý nhỏ. Hồi trước 75, các anh chị mình học Văn khoa vẫn quen dùng từ "trình độ học vấn", sau này phải dùng là "trình độ văn hóa" mình thấy nó làm sao đó. Nếu không vững tiếng Việt, mà bê nguyên xi "trình độ văn hóa" để chuyển ngữ sang tiếng Anh, thì quả là người ngoại quốc sẽ hiểu khác đi.
"Đường chân lý, này con đã chọn" (Tv.119,30)
RANDOM_AVATAR
thanh tung
 
Bài viết: 59
Ngày tham gia: Thứ 7 01/11/08 18:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi dakota » Thứ 6 21/11/08 22:48

văn hóa thì làm gì có "trình độ" ở đây nữa, từ đó dùng sai mà nhiều người cũng khoái dùng à, mình chỉ nên dùng từ "trình độ học vấn" thôi. Còn văn hóa là lại ở một khía cạnh khác rồi.
RANDOM_AVATAR
dakota
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 28/01/08 13:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi naotacunghat » Thứ 4 03/12/08 11:49

"Như vậy, khi nói đến VH là nói đến con người, vì chỉ có con người mới tạo ra VH.
Khi nói đến hoạt động của con người mà kèm theo từ VH là để nhấn mạnh thêm mà không phải là một sự lạm dụng. Hay nói như MyDuyen nó giúp phân biệt VH với phi VH, phản VH là rất cần thiết.
dokhoa có nói VH ăn, VH ngủ,...là chúng ta đang lạm dụng từ VH, thì theo tôi đó không phải là lạm dụng mà là để nhấn mạnh hoạt động ăn, ngủ của con người mà thôi. Khi nói về ăn, ông bà ta có câu "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" cũng đã thể hiện tính VH trong đó, vì chúng ta không thể ăn bất cứ nơi đâu, bất kì lúc nào và bất cứ thứ gì mà chúng ta luôn chọn lựa nơi nào để ăn, khi nào nên ăn và nên ăn thứ gì. Khi ăn, chúng ta cũng phải biết chọn lựa thời điểm để ăn. Chúng ta không thể ăn trước trong khi mọi người chưa ăn (trừ trường hợp bất khả kháng), khi ăn ta cũng không thể ăn thức ăn mà người lớn chưa ăn tới... Chính việc chọn lựa đó đã tạo ra VH".
Về điểm nay mình đồng ý với bạn. Song, đặt vấn đề nguợc lại "Nếu một người nào đó có thể ăn bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, ăn trước mọi người và không quan tâm gì đến tôn ti trật tự cả thì sao?". Đó là không có văn hóa, là phi văn hóa?

Như vậy, chúng ta đang đứng trên phương diện nào để xét đoán vấn đề? Phải chăng là phương diện đạo đức? Vậy hóa ra chúng ta đang dùng tiêu chuẩn đạo đức để xét đoán văn hóa à?
RANDOM_AVATAR
naotacunghat
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 3 18/11/08 10:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 7 06/12/08 16:36

Như chúng ta đều biết văn hoá là một khái niệm trừu tượng và rất rộng. Chính vì bản thân nó là một khoa học mang tính chất trừu tượng nên càng không nên cụ thể hoá nó bởi cài gì càng cụ thể sẽ càng trần trụi và thô thiển
Ăn, ngũ, đi, đứng các hoạt động bài tiết ...đều là những hành vi chứa đựng các yếu tố văn hoá nhưng không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng từ văn hoá tràn lan, sử dụng nó như một mốt, một tấm bình phong cho những gì chúng ta trình bày
Ở đây tôi không bàn đến khái niệm văn hoá nhưng ở chừng mực nào đó văn hoá là môtíp hành xử chung nhất của một cộng đồng. Vì thế theo tôi chúng ta nên tránh lạm dụng từ văn hoá. Chúng ta phải phân biệt được văn viết và văn nói, hãy trả văn hoá về đúng ý nghĩa ban đầu của nó. Càng đi vào những cái chi tiết. cụ thể bao nhiêu chúng ta càng làm cho văn hoá trở nên rất tầm thường. Theo mình nghĩ tốt nhất khi chúng ta dùng từ văn hoá kết hợp với một cái gì đó phải có chọn lọc
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi tikute » Thứ 2 29/12/08 17:48

Theo tôi nghĩ văn hóa cũng có trình độ. Trình độ học vấn. Học vấn có trình độ cao, trình độ thấp, thì văn hóa cũng vậy. Văn hóa cũng có trình độ cao và thấp khác nhau. Mỗi người đều có những trình độ văn hóa khác nhau được biểu hiện qua cách sống, lời nói, cử chỉ và hành động. Văn hóa trong mỗi người khác nhau có những nấc thang khác nhau nên tôi thiết nghĩ văn hóa cũng có trình độ. Một người có trình độ học vấn cao chưa chắc đã có văn hóa cao
RANDOM_AVATAR
tikute
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Chủ nhật 06/04/08 21:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 3 30/12/08 13:26

[justify]Mình "kể" lại cho các bạn nghe câu chuyện sau đây, rồi chúng mình tiếp tục suy nghĩ về chủ đề này nha!

Năm 1960, nhà văn Nguyên Hồng đến Hải Phòng nói chuyện với các bạn trẻ yêu văn học.
Một thính giả “sơ ý” đặt câu hỏi như sau:
- Thưa bác, vì sao trình độ văn hoá của bác không cao mà bác viết tiểu thuyết hay như vậy?

Nhiều người dự thính giật mình, sợ nhà văn giận, nhưng bác Nguyên Hồng vẫn điềm tĩnh trả lời những câu hỏi khác, lát sau mới chậm rãi nói với thính giả trẻ tuổi kia:

- Hình như các em lầm lẫn học vấn với văn hoá? Tôi có học vấn thấp thật, nhưng trình độ văn hoá thấp thì không thể viết văn được. Văn hoá rộng hơn học vấn nhiều.

Nguồn: Kiến Thức Ngày Nay (số 566).[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐANG LẠM DỤNG TỪ "VĂN HÓA":

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 3 30/12/08 14:17

tôi hoàn toàn đồng ý văn hoá và trình độ học vấn là không thể đồng nhất với nhau (nếu tiếp cận văn hoá dưới gọc độ dân tộc học thì một người cày ruộng dù "dốt đặc cán mai" nhưng anh ta cày ruộng giỏi vẫn có văn hoá, đó là văn hoá sản xuất. Tuy nhiên hiện nay, trình trạng sử dụng từ văn hoá quá tràn lan, làm cho nó trần trụi hoá. Tôi đơn cử một ví dụ bài tiết có phải văn hoá không, xin thưa không, đó là nhu cầu sinh lý của con người, nhưng cách bày tiết như thế nào?... thì lại là văn hoá. Do đó không nên gộp chung lại gọi là văn hoá bài tiết, tương tự các loại văn hoá khác.
Ban co nick nâotcunghat có đề cập đến vấn đề phải chăng chúng ta đang dùng đạo đức để xét đoán văn hoá?... điều này chúng ta nên thảo luận về tính giá trị của văn hoá thì hợp lý hơn
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến34 khách

cron