Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa Kinh tế và Văn hoá

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa Kinh tế và Văn hoá

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 5 23/04/09 17:10

Kinh tế và văn hoá có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó
- Kinh tế quyết định văn hoá :
Văn hoá với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó chịu sự quyết định trực tiếp của tồn tại xã hội, mà điều kiện quan trọng nhất của tồn tại xã hội chính là điều kiện kinh tế - xã hội. Theo GS Trần Ngọc Thêm văn hoá là sản phẩn do con người tạo ra trong hoạt động thực tiễn, mà hoạt động thực tiễn quan trọng nhất là hoạt động sản xuất của cải vật chất. Vậy chính hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế là cơ sở, nguồn gốc hình thành văn hoá và quyết định các loại hình văn hoá khác nhau. Trong xã hội phương Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Với phương thức sản xuất ấy đòi hỏi con người phải sống tập trung thành làng xã, hình thành tinh thần tập thể, tính cộng đồng, lối sống trọng tình nghĩa, hoà hợp với thiên nhiên…Ngược lại trong xã hội Phương Tây, phương thức sản xuất chăn nuôi, du mục chiếm vai trò thống trị, đề cao vai trò cá nhân, tinh thần tự lực, năng động, đề cao tinh thần chinh phục tự nhiên ; thực dụng và lý trí….
Một nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho con người có nhiều điều kiện hơn để sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần, góp phần làm cho xã hội vươn gần hơn tới cái chân – thiện – mỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào có một nền kinh tế phát triễn cao thì tương ứng chúng ta sẽ có một nền văn hoá cao. Ví dụ trong những năm tháng khó khăn của đất nước, chúng ta vẫn có những ca khúc khi hát lên thôi thúc hàng loạt con người đứng lên sống vì lý tưởng, có những tác phẩm điện ảnh thưc hiện trong những điều kiện hết sức khó khăn nhưng tồn tại mãi đến hôn nay, và như thế văn hoá đóng vai trò định hướng sự phát triển của xã hội. Và trong thời đại ngày nay, khi điều kiện kinh tế đã khá hơn nhưng dường như văn hoá theo không kịp, điển hình là chúng ta chưa có những tác phẩm phản ánh xứng tầm công cuộc đổi mới, có chăng là những bộ phim mì ăn liền, những ca khúc « đường phố », sự tràn ngập văn hoá phẩm ngoại quốc, giới trẻ sính theo Tây, theo Hàn.
- Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội
Mọi sự phát triển của xã hội phải hướng tới con người và vì con người, lấy con người làm cứu cánh chứ không phải lấy con người làm mục tiêu. Xã hội phát triển phải làm cho con người tốt hơn, đẹp hơn và hoàn thiện hơn...Như vậy, sự phát triển của xã hội phải lấy văn hoá làm mục tiêu. Trong thời đại ngày nay, chúng ta nghe nhắc nhiều đến cụm từ phát triển bền vững, phát triễn bền vững chính là sự phát triển lấy văn hoá làm mục tiêu. Có những quốc gia trên con đường phát triển của mình đã không nhận thức hết tầm quan trọng của văn hoá, chỉ lo phát triển kinh tế mà ít chú trọng đến phát triển văn hóa thì xây dựng một lại phá gần nửa, có thêm thì lại mất cái không đáng mất, và kết quả là mại dâm, ma tuý, ADIS, một bộ phận dân chúng nghèo đói và thất học…. Giàu có chưa chắc đã có một cuộc sống tốt đẹp nếu không có một trình độ văn hóa tương đương
Không chỉ là động lực mà văn hóa còn là định hướng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Bởi vì văn hóa là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con người: con người là một sinh vật có văn hóa.
Ít người thấy rõ sự tác động đó của văn hóa vào kinh tế. Thí dụ tai nạn giao thông, chủ yếu do thiếu văn hóa, không chấp hành luật lệ giao thông, say sưa, chạy ẩu, giành khách… Có những gia đình mãi lo làm giàu để rồi con cái nghiện ngập, cướp bóc rơi vào vòng lao lý. Người ta kính trọng một nước hay một con người không chỉ do một yếu tố duy nhất là giàu mà còn nhiều yếu tố khác: nước đó có bao nhiêu Nobel về khoa học hay văn chương, bao nhiêu nhà nghệ thuật, bao nhiêu nhà trí thức. Một con người giàu có về vật chất đôi khi không quan trọng bằng nhân cách anh ta.
Nhân loại có thể ngưỡng mộ nước Mỹ với một nền kinh tế giàu nhất thế giới với những phương tiện kỹ thuật mà không phải nước nào cũng có được. Nhưng người ta lại không tìm thấy ở nước Mỹ một xã hội lý tưởng. Phải chăng là vì văn hoá, vì bảng giá trị sống còn thiếu những điều căn bản nào đó, và vì triết học có những lỗ hổng lớn ở nhân sinh quan và bản thể luận. Chính lỗ hổng ấy là mãnh đất màu mỡ cho những tư tưởng nhân văn phương Đông thâm nhập và phát triển, tiêu biểu là Phật giáo
Văn hóa có khi là yếu tố quyết định trong phương thức tiến hành hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế. Như Mahatma Gandhi, khi tranh đấu cho nền độc lập Ấn Độ đang bị Anh cai trị, ông đã chọn sách lược bất bạo động là một yếu tố văn hóa Ấn Độ nói chung và Phật giáo nói riêng. Lịch sử cho thấy sách lược đó có kết quả nhanh chóng, bớt hao tổn, và đem lại cái mà ngày nay gọi là “cả hai cùng thắng”. Hồ Chí Minh trong đường lối cách mạng của mình, người đã khẳng định mục tiêu hàng đầu là độc lập dân tộc, mục tiêu ấy phù hợp với truyền thống, ước vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Chính mục tiêu ấy đã giúp một dân tộc nhỏ bé lại chiến thắng những kẻ thù lớn hơn mình gấp trăm lần. Chiến thắng ấy không phải là chiến thắng của một nước yếu với một nước mạnh, bởi qui luật ngàn đời nay của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Đó là chiến thắng của một nước mạnh, nhưng cái mạnh đây là mạnh về truyền thống về văn hoá. Macmanaman, người thiết kế ra cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam đã phải thốt lên « Mỹ thất bại tại Việt Nam vì Mỹ không hiểu được văn hoá của người Việt ».
Ngày nay khoa học kỹ thuật là tài sản chung của nhân loại, nhưng sử dụng khoa học kỹ thuật đó như thế nào là vấn đề văn hoá. Lạm dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra những vũ khí giết người hàng loạt, đe doạ sự sống của con người, sự phát triển kinh tế khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa một số ít những người quá giàu và đa số người ghèo. Giải quyết bài toán ấy, tự bản thân kinh tế không giải quyết được mà phải cần đến văn hoá. Khoa học kỹ thuật là chung, thế giới là “phẳng”, nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đều có hướng đi riêng, độc lập nhưng không cô lập, và họ đã khá thành công. Đó là bản sắc văn hóa. Họ giàu có lên nhưng vẫn giữ được sự ổn định xã hội, ít ly dị, gia đình vẫn là tế bào căn bản của xã hội, những phong tục, lễ lạt và tính tình vẫn không thay đổi nơi cốt lõi.
Mơ ước chung của nhân loại là tinh thần khoan dung, độ lượng, nhân bản cùng hướng đến Chân – Thiện - Mỹ, điều này tiền bạc, xe hơi, điện thoại di động, internet…không thể giải quyết được mà chính là văn hoá.
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa Kinh tế và Văn hoá

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 6 24/04/09 18:41

thành thật xin lỗi các bạn, mình post bài này nhưng kiểm tra vội quá, mình xin đính chính lại như sau:
Mọi sự phát triển của xã hội phải hướng tới con người và vì con người, lấy con người làm cứu cánh chứ không phải lấy con người làm mục tiêu
Sửa thành: Mọi sự phát triển của xã hội phải hướng tới con người và vì con người, lấy con người làm cứu cánh chứ không phải lấy con người làm phương tiện
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách

cron