VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 2 27/04/09 18:37

Văn hóa học đã cho tôi cái nhìn mới mẻ về cuộc sống quanh ta. Trước đây, tôi không nghĩ rằng văn hóa có cả ngay trong những điều được xem là “tế nhị”, vì văn hóa vẫn được quen dùng với nghĩa tốt đẹp, nếu mọi người cho là văn hóa sao lại khó nói. Nhưng bây giờ, tôi phải thừa nhận bất cứ cái gì có bàn tay con người trong đó thì văn hóa xuất hiện như…… nói:“Không có gì thuộc về văn hóa mà xa lạ với tôi”. Vì thế, gạt qua mọi ngượng ngùng định kiến, tôi sẽ giới thiệu chủ đề “ Văn hóa đồ lót”, mời mọi người cùng tìm hiểu.
PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH ĐỒ LÓT LÀ VĂN HOÁ
Trước hết, để khẳng định đồ lót là văn hoá, chúng ta sẽ bàn về tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống của đồ lót.
+ Tính nhân sinh:
Đồ lót do con người tạo ra và nhằm mục đích phục vụ con người. Nó có nguồn gốc từ thiên nhiên ( lông thú, sợi thực vật…) nhưng được qua bàn tay khối óc sáng tạo của con người. Vì là một phần của trang phục, nó cũng là đặc điểm khu biệt giữa người và động vật.
+ Tính lịch sử:
Trang phục lót đã xuất hiện từ lâu, có thể nói là trong lịch sử cổ đại cũng có những hình vẽ mô tả đồ lót từng được gọi là “loincloth”, đối với người Hawai cổ xưa thì gọi là “malo”, hay các kiểu cổ xưa người Nhật lại gọi là “fundoshi”. Từ 4.000 năm trước, phụ nữ đảo Crete đã dùng đồ lót nâng ngực nhưng không che lại. Phụ nữ Hy Lạp dùng loại đồ lót apodesmos hay mastodeton để chơi thể thao (như tại vùng Sparta). Những loại nịt bụng để nâng ngực sau đó được phát triển.
Năm 1859, Henry S. Lesher (sống tại Brooklyn, New York) đăng ký bản quyền một loại nịt nhưng rất khó mang và khó chịu. Herminie Cadolle, người Pháp, sáng chế ra loại nịt ngực hiện đại hơn năm 1889 - với hai phần nối nhau, gọi là le bien-être (đồ khỏe khoắn). Phần dưới là nịt bụng (corset), nối vào phần trên có hai nắp che vú và hai dây kéo lên qua hai vai. Năm 1905, phần trên được tách ra và bán riêng, gọi là soutien-gorge. Phiên âm Việt là xu chiêng.
Năm 1913, bà Mary Phelps Jacob sáng chế ra loại nịt ngực hiên đại hơn, gần như ngày nay.
Năm 1922, thợ may Ida Rosenthal cùng chủ tiệm thời trang Enid Bissett ở New York sáng chế ra loại nịt ngực "Trinh nữ" ("Maidenform")
Năm 1943 Howard Hughes sáng chế ra loại nịt "nâng lên và cách lìa" 2 vú cho tài tử điện ảnh Jane Russell khi làm phim cao bồi The Outlaw (Ngoài vòng pháp luật).
Đồ lót cổ xưa thường làm từ lông thú, sợi thực vật hay sự kết hợp của cả hai. Đồ lót khi xưa chỉ đơn giản là trang phục nội y. Đến những năm 50, 60 hai hãng đồ lót nổi tiếng thế giới là Wonderbra và Frederricks of Holliwood là những người tiên phong trong việc thiết kế nhiều loại, kiểu dáng, màu sắc…đem lại phong cách thời trang đồ lót.
Cho đến ngày nay thì có hàng trăm nhãn hiệu khác nhau của những nhà thiết kế sản xuất đồ lót.
Tính giá trị:
Xét theo chủ thể: Ai ai cũng phải mặt, chắc chắn rất giá trị, phần này sẽ được bàn rõ thêm ở phần văn hoá tận dụng đồ lót.
Xét theo thời gian: đồ lót gần như có một lịch sử song hành với lịch sử loài người, thời đại nào cũng thừa nhận giá trị của nó
Xét theo không gian: dù ở đâu con người cũng có nhu cầu sử dụng (trừ có những lúc ở nhà, thời tiết nóng bức, khó chịu, hay lúc quan hệ tình dục sẽ không mặc). Tuy nhiên, phải có trang phục che phủ ở ngoài vì đồ lót thường được coi như là một trang phục gây sức hấp dẫn và thường không thể mặc phô ra nơi công cộng.

+Tính hệ thống:
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài nên đồ lót có rất nhiều thay đổi, hơn nữa mỗi dân tộc, mỗi vùng miền có những quá trình phát triển khác nhau, làm cho trang phục này có hẳn một hệ thống gồm nhiều loại.
ÁO LÓT:
Có nhiều loại áo ngực khác nhau: Áo ngực nâng đỡ, áo ngực không dây vai, áo ngực loại ngắn, áo ngực kiểu liền thân (corset), áo có đệm lót, áo ngực có gọng đỡ,áo ngực không có đường nối ráp, áo ngực có chiết ly bên cạnh bầu, áo ngực lộ vai, áo ngực không dây, áo ngực cài khuy móc phía trước, áo ngực thể thao, áo ngực thiếu nữ, áo ngực cho phụ nữ mang thai, cho con bú..
(Các cỡ kích thước: Có nhiều hệ thống đơn vị khác nhau để phân loại kích thước các nịt ngực phù hợp với vú lớn nhỏ. Phần lớn chia theo mẫu tự từ AAA đến DD.)
- Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực. Yếm thường được mặc chung với áo tứ thân.
Hình dạng của chiếc yếm có thể là đã được thay đổi theo thời gian nhưng nó lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 12 dưới triều Lý.
Vào thế kỷ 18-19, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn. Hai góc hai bên có dây để buộc ra sau lưng
Yếm thường được dùng kết hợp với áo cánh hoặc áo dài, mặc với nón quai thao, khăn nhiễu và khăn mỏ quạ

QUẦN LÓT: là một dạng trang phục của con người, nó cũng thuộc dạng một loại quần để mặc.Đi cùng với thời trang và xu hướng của con người, quần lót ngày càng được thiết kế để kiểu dáng mẫu mã đẹp hơn và sang trọng hơn(mặc dù quần lót chủ yếu dùng làm trang phục trong).
Có nhiều chủng loại quần lót như :
· Loại dùng làm trang phục lót.
· Loại dùng để làm trang phục khi biểu diễn.
· Loại dùng để làm trang phục khi bơi hoặc khi hoạt động các môn thể thao khác.
Ở các nước khác nhau, đồ lót lại mang những đặc trưng riêng
- Fundoshi còn gọi là khố Nhật, là một loại quần lót truyền thống của người Nhật Bản dành cho nam giới, được làm từ một miếng vải dài. Trước Thế chiến thứ hai, fundoshi là loại quần lót chủ yếu của nam giới Nhật Bản không phân biệt giàu hay nghèo, địa vị xã hội cao hay thấp; tuy nhiên, sau đó nó nhanh chóng lỗi thời vì có nhiều loại quần lót hiện đại xuất hiện trên thị trường Nhật Bản.
Ngày nay, fundoshi không được dùng để làm quần lót nữa mà dùng trong Lễ hội quần áo (matsuri) hoặc đôi khi làm đồ bơi.
- Tanga (từ được dùng ở Brasil), còn gọi là quần lót dây, là một loại đồ lót và đồ bơi nam nữ đều mặc được, nhưng chủ yếu là phụ nữ, được thiết kế theo kiểu có một dải vật liệu mỏng ở giữa để dải dây này nằm lọt vào giữa hai mông của người mặc và nối với phần trước hoặc phần lưng của người mặc. Quần lót dây có rất nhiều kiểu tùy thuộc vào độ dày, vật liệu và có sẵn cho cả nam và nữ trên toàn thế giới.
Quần lót dây là hình thức quần áo xuất hiện sớm nhất, là khố, thường là đồ cho nam, còn trong văn hoá phương Tây hiện đại thì quần lót dây lại được phụ nữ ưa thích. Quần lót dây lần đầu tiên trở thành thông dụng như đồ bơi là ở Brasil.
gồm nhiều loại khác nhau:
* Quần lót dây truyền thống: Đây là loại thông dụng nhất, có một dải vải có độ rộng khác nhau nối phía trước với lưng quần.
* G-string: là một loại quần lót gồm một miếng vải, hoặc da hoặc chất dẻo, nhỏ để che phủ và giữ bộ phận sinh dục, có dây lọt giữa hai mông và được nối với dây quanh hông; G-string được cả nam lẫn nữ mặc như là đồ bơi hoặc đồ lót.
G-string có lẽ là hình thức quần áo sớm nhất mà nhân loại biết đến; có nguồn gốc từ vùng khí hậu ấm áp thuộc Hạ Sahara của châu Phi, nơi mà gần 75.000 năm trước đây người ta đã biết mặc quần áo. Nhiều bộ tộc, như bộ tộc Khoisan thuộc vùng phía Nam châu Phi, đã mặc loại đồ này trong nhiều thế kỷ. Cũng giống như loại quần lót fundoshi của Nhật Bản hơn 2.000 năm trước, những loại trang phục này tại thời kỳ đó chủ yếu là dành cho che phủ bộ phận sinh dục của nam giới. Nhưng hiện nay ở phương Tây phụ nữ lại thường mặc G-string hơn.
* Chữ V: Tương tự như G-string, kiểu này có một sợi dây nối phiá trước ra phiá sau và sẻ thành 2 dây ngay chỗ nối với lưng quần hoặc tạo thành một hình tam giác nhỏ ngay phiá trên mông nhưng vẫn dưới phần lưng quần. Nếu hẹp quá thì cũng như kiểu chữ T.
* chữ T: Loại này có dây thẳng và nhìn phía sau người mặc thì có hình như chữ T
* chữ C: cũng nhỏ hẹp như kiểu G-string nhưng không có phần lưng, tạo thành hình chữ C giữa hai chân và được giữ cố định bởi một khung ngầm nhưng khá linh động phía trong. Vì không có phần lưng nên kiểu chữ C hoàn toàn không có đường lằn của quần lót. Kiểu chữ C cũng được thiết kế cho loại quần tắm biển để khi tắm nắng thì sẽ không tạo ra vết của quần lót, ngay cả với loại G-string.
* quần múa : Loại quần này được thiết kế đặc biệt để dùng cho việc trợ giúp các vũ công nam, nhất là vũ công ballet. Mục đích của nó là để bảo vệ và giúp cho các vũ công khi biểu diễn không bị nhìn thấy đồ lót khi mặc đồ bó sát.
* Quần lủng mông: Kiểu này có che một phần mông, nhưng để lộ phần phiá dưới của mông. Đôi khi người ta dùng nó như bikini hoặc quần lót như bình thường
* Tanga dây: Đây là loại quần bơi tanga có phần lưng thắt bằng dây
Vật liệu cho quần lót dây có nhiều loại, bao gồm: lụa, vải, satin, nylon, lycra/spandex, latex và cũng có cả loại cho người đang mang thai.
- Sịp là một loại quần lót ngắn và bó sát dành cho nam giới, kiểu hình chữ Y, khác với loại quần lót khác là quần đùi.
Khác với quần đùi, quần sịp giữ bộ phận sinh dục của người mặc ở vị trí tương đối cố định. Điều này làm cho quần sịp trở thành lựa chọn phổ biến cho nam giới khi hoạt động thể dục thể thao hoặc cho những người có nhu cầu đồ lót bó sát.
- Quần jockstrap là một loại đồ lót được thiết kế để hỗ trợ bộ phận sinh dục nam trong khi hoạt động thể thao hoặc các hoạt động thể lực dùng nhiều sức. Quần jockstrap tiêu chuẩn gồm có một lưng có khả năng đàn hồi với một khoang trợ giúp cho bộ phận sinh dục và hai dây đàn hồi phía ngoài rià để nối lên phần lưng. Khoang bảo vệ có thể chưá một cái túi để giữ một cái chén phản lực để bảo vệ tinh hoàn hoặc dương vật khỏi bị tổn thương.
Có thể có cách phân loại khác như: quần lót dành cho nam hay cho nữ.
PHẦN 2: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT
1. Văn hoá tận dụng:
Thứ nhất, dùng để mặc, che chở “vùng kín”
Nịt ngực, áo ngực, hay xu chiêng (phiên âm từ tiếng Pháp: soutien), là đồ lót dùng để che chở và nâng đỡ hai vú phụ nữ. Bộ phận này thường mềm, chứa nhiều mô mỡ và cấu trúc được giữ bởi lớp da bên ngoài và một hệ thống dây chằng tương đối yếu bên trong. Khi vú phát triển to nặng sẽ xệ xuống vì lớp da và dây chằng không nâng lên nổi. Nếu không dùng áo ngực, khi phụ nữ di chuyển nhanh có thể bị đau.
Quần lót có nhiều chức năng như :
· Để bao bọc và làm nền đệm cho bộ phận sinh dục. Như chiếc quần jockstrap bảo vệ tinh hoàn hoặc dương vật khỏi bị tổn thương.
· Để làm nền lót băng vệ sinh
· Để chống tạo mùi hôi cho quần ngoài.
Đối phó với khí hậu nóng bức, phụ nữ ở bất cứ công việc nào, dù thời Hùng Vương hay giữa thế kỉ XX, vẫn thường mặc yếm, váy với hai tay và lưng ở trần.
Thứ hai, dùng để tôn lên vẻ đẹp cơ thể con người( suy ra còn dùng để gợi tình).
Để làm trang phục trong các dịp đặc biệt(biểu diễn thời trang đồ lót, các buổi trình diễn thi hoa hậu...)
Chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Chiếc cổ áo tưởng chừng như quá đơn giản này lại tôn thêm vẻ đẹp của chiếc cổ thiếu nữ ba ngấn, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa. Hình ảnh những thiếu nữ ngày xưa thướt tha trong tà áo tứ thân, để lộ ra chiếc yếm đào màu hồng thắm bên trong tà áo từng làm say mê bao nhiêu chàng trai, những ánh mắt dõi theo từng bước chân yêu kiều của những nàng con gái tuy chân quê, nhưng quyến rũ lạ kỳ... Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... ỡm ờ một cách nghệ thuật, độc đáo của Việt Nam. Cái yếm của người phụ nữ Việt Nam chẳng cuốn hút sao khi...
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư... trọc đầu
Yếm trở thành ngôn ngữ của tính nữ ở người con gái Việt, và đã trở thành ngôn ngữ trao gửi tình yêu.
Bên cạnh đó, đồ lót có tác dụng che khuyết điểm cơ thể nữa, ví dụ:
# Áo ngực có đệm lót: dùng cho người gầy, muốn tạo dáng cho bộ ngực đầy đặn.
# Áo ngực kiểu liền thân: dùng cho người mập, có bụng to, che giấu được phần thịt đầy ở dưới nách
Thứ ba, phản ánh thân thế, tính cách người mặc
Màu sắc yếm nói lên khá nhiều về người chủ của nó: Người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Kiểu yếm màu sặc sỡ, cổ khoét sâu thì ít người dùng, chỉ những người như kiểu thị Màu mới dám xài, với câu thơ ỡm ờ:
Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ. Chúng ta có câu ca dao:
Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Ngày nay, người ta thích dùng đồ lót hàng hiệu nổi tiếng còn nhằm mục đích thể hiện mình là dân sành điệu, đúng mốt, hợp thời và tài chính dư dả
Thứ tư, là một trong những phương tiện đánh bóng tên tuổi các ngôi sao, thể hiện ngoại hình đẹp
Không phải do vô tình bị "lộ hàng", mốt của sao là "cố tình" để lộ vòng 1 siêu đẹp trong những bộ trang phục quyến rũ. Cách ăn mặc có gu cũng có thể khiến một cô nàng vô danh trở thành hotgirl của mọi thời đại. Biết tận dụng thời trang để tôn lên vẻ đẹp trên cơ thể mình, không ít mỹ nhân Hollywood và các nữ minh trên mọi lĩnh vực đã "khoe" vòng một tuyệt đẹp một cách đầy khéo léo. Dưới đây chỉ xin nêu ra một vài cách thức và ví dụ điển hình nhất: CỐ TÌNH ĐỂ LỘ...NỘI Y
Bí kíp này phụ thuộc rất nhiều vào con mắt thẩm mỹ của sao sử dụng chúng. Để lộ nội y nhấn mạnh vòng một có thể khiến sao trở nên rất trẻ trung và phong cách. Nhưng nó cũng có thể phản tác dụng, khiến người mặc trở nên thật lố bịch. Chuyên gia trong "lĩnh vực" để lộ nội y phải kể đến Avril Lagvine. Sở hữu một vòng 1 đẹp hoàn hảo, không quá đồ sộ một cách giả tạo, Avril đã mix đồ một cách hết sức tài tình. Avril luôn biết chọn những chiếc bra sặc sỡ, và khoe chúng ra một cách khéo léo nhất. Trang phục của Avril khi xuất hiện trên tạp chí, ngoài đời thường hay trên sân khấu đều rất "hoàn hảo". "Hở" mà không bị "phô",khoe ra nét đẹp khỏe khoắn của mình một cách "vô tình có chủ ý".Quá cá tính và quyến rũ, không thể chê được style của Avril.Ngay cả khi xuất hiện trên tạp chí, Avril cũng sử dụng "chiêu" để lộ nội y một cách triệt để khiến cô trở nên đẹp mê li
thứ năm, dùng để nguỵ trang
Đội quần lót đi cướp hàng
Cảnh sát tại một thị trấn ở bang Colorado, Mỹ đang truy tìm 2 tên trộm đã sử dụng quần lót của phụ nữ làm khăn bịt mặt trong khi đột nhập vào một của hàng cách đây 2 tuần.Cuốn băng hình do camera giám sát ghi lại được cảnh sát ở Arvada, bang Colorado công bố tuần này cho thấy, 2 nam giới đã đột nhập vào một cửa hàng. Chúng đã cuỗm đi tiền mặt và thuốc lá trong vụ trộm hôm 16/5.Một tên bịt mặt bằng chiếc quần lót màu xanh lá cây còn tên kia sử dụng chiếc màu xanh da trời. Có lẽ do chiếc quần lót quá nhỏ nên chỉ vừa vặn che được mũi, mồm, cằm và để lộ những phần còn lại của gương mặt.
Thứ sáu, làm giàu
“Gặt” triệu đô từ ý tưởng về chiếc… quần lót
Một nhân viên bán máy photocopy trở thành bà chủ thành đạt của công ty có doanh số bán lẻ trong năm 2008 lên tới 350 triệu đô la nhờ ý tưởng về một phụ kiện thời trang. Đó chính là Sara Blakely. Cô nói: “ Tôi mua một chiếc quần vải màu trắng rất hợp mốt với tất cả số tiền mình tiết kiệm nhưng phải nhét nó trong tủ quần áo khá lâu mà không mặc tới. Lý do vì chiếc quần quá mỏng, dù tôi có mặc loại quần lót nào thì ai cũng có thể nhìn thấy những ngấn mỡ qua lớp vải mỏng. Sau khi tìm kiếm khắp các cửa hàng bán đồ lót, tôi vẫn không thể chọn cho mình một chiếc quần lót phù hợp, tôi nảy ra ý định cắt ngắn chiếc quần tất loại ôm bình thường và mặc nó bên trong. Tôi nhận được rất nhiều lời khen, khiến tôi nghĩ rằng “Đây đúng là thứ mà phụ nữ đang cần.Tôi biết tôi đã “phát minh” ra một sản phẩm đang còn thiếu trên thị trường nhưng tôi không thể đoán được rằng chỉ vài năm sau đó, các ngôi sao hạng A ở Hollywood như Gwyneth Paltrol và Beyonce tiết lộ rằng họ đã mặc đồ lót do tôi thiết kế bên trong các bộ váy lộng lẫy trên thảm đỏ.
Thứ bảy,dùng để đựng đồ
Chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.
Thứ tám, dùng để sỉ nhục người khác
Trong một bộ phim tôi đã xem có chi tiết một băng nhóm côn đồ bắt nạt một đứa bé yếu đuối, có người van xin bọn người đó tha cho đứa bé, chúng nó chế giễu bằng cách bắt người tốt bụng đó phải đội quần lót lên đầu thì sẽ tha cho đứa nhỏ.=> hiệu quả sỉ nhục cao vì người ta thấy đồ lót dơ bẩn.
Ngoài ra, nếu ai đó xâm phạm “bất hợp pháp” đồ lót của người khác, nếu bị phát hiện sẽ mang tiếng là biến thái, dâm dục.
thứ chín, là cảm hứng sáng tác thơ ca, truyện tiếu lâm mang chất giải trí

2. Văn hoá đối phó:
Đồ lót có khả năng gợi tình cao nên ở một số nước sẽ tìm cách đối phó. Vì không thể không mặc nhưng đã mặc thì phải kín đáo, không được để lộ ra ngoài. Thường thì người ta sẽ mặc đồ nội y cùng màu với trang phục bên ngoài (trừ những người thích chơi trội, muốn được chú ý, cố tình khoe sẽ làm ngược lại.
Khi phơi đồ lót, người ta phải thu xếp gọn lại để không làm người khác chướng mắt. Cũng ý thức về điều này rất ít ai để đồ lót “vô tư” trong phòng mà sẽ mắc ở nơi khó thấy, lỡ có khách vào chơi sẽ đánh giá chủ nhà là vô ý tứ.
Các bạn gái vào mùa nóng bức có xu hưóng mặc đồ thoáng mát như áo hai dây, áo ống sẽ chọn chiếc áo lót không dây hoặc dây bằng nhựa trong để thời trang và lịch sự hơn. Áo không có quai lưng cho phép phụ nữ phơi tấm lưng trần quyến rũ mà không còn lo ngại dấu vết của phụ tùng. Hay áo ngực có chiết li bên cạnh bầu dùng cho trang phục cổ chữ V, áo vét…
Một thuận lợi khi mặc G-string là sẽ không có đường lằn của quần lót nhất là khi mặc đồ mỏng, đồ màu nhạt hay đồ bó sát người.
Người ta cũng rất ngại nói tên nó ra mà nói tránh đi như: quần tam giác, khô mực, mắt kính…
Trong thập niên 1960 phong trào hippies và tự do tình ái, một số phụ nữ ở Mỹ và châu Âu cho rằng mang nịt ngực là mất tôn trọng cho phụ nữ và thân thể tự nhiên của họ. Nhiều nhóm tồ chức các cuộc "đốt nịt ngực" công cộng.
Ngoài ra, gần đây khoa học có cảnh báo những mối hiểm nguy từ đồ lót. Kết quả nghiên cứu do các bác sĩ thuộc Hiệp hội Phụ khoa của Đức thực hiện cho thấy trang phục lót có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mặc. Những chiếc quần lót thiếu vải, quá chật và có chất lượng không đảm bảo sẽ khiến cho người mặc chúng dễ có tâm trạng thất thường, dễ sinh ra cáu gắt, đau nhức và bị nhiễm trùng nên con người nghĩ ra cách để bớt tác hại như
Những năm gần đây, người ta đã nói đến vấn đề sức khoẻ và vệ sinh khi mặc quần lót kiểu G-string không đúng cách. Các bác sĩ phụ khoa nói rằng ngày càng có nhiều ca nhiễm trùng bộ phận sinh dục khi liên tục mặc loại quần này, chủ yếu là ở phụ nữ. Họ khuyến cáo là chỉ mặc G-string không quá 6 tiếng đồng hồ liên tục (nếu không thay cái khác hoặc giặt), vứt bỏ sau khi đã sử dụng thường xuyên 4 tháng và không bao giờ mặc quần loại này khi ngủ.
Một loại áo nịt ngực công nghệ cao do Trung tâm nghiên cứu và sáng chế vật liệu (CRMI) thuộc Đại học Bolton, Anh, phát triển, cho phép người mặc tự phát hiện ra căn bệnh ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất. Hãng Philips của Đức cũng vừa tạo ra một loại đồ lót theo dõi nhịp tim. Nó không chỉ thu thập thông tin sức khỏe mà còn có thể gọi số máy khẩn cấp nếu phát hiện thấy vấn đề.
3. Văn hoá sùng bái:
Dù mỗi người mang những quan điểm khác nhau về vấn đề này nhưng rõ ràng chúng ta đều ít nhiều quan tâm đến nó. Có khi trên cả quan tâm đó là sùng bái, thích được chiêm ngưỡng, sáng tạo. Đừng vội qui tội cho ai đó say mê thời trang đồ lót. Phải công nhận có những bộ đồ rất đẹp, khiến ta khó rời mắt được. Bạn đã từng nghe có những bộ đồ lót có giá chóng mặt chưa? Sau đây là vài tin tức tôi cập nhật được
(Dân trí) - Một chiếc quần lót đính kim cương trị giá 120.000 USD là điểm nhấn của buổi trình diễn thời trang đồ lót tổ chức ở Singapore hôm thứ năm.Chiếc quần lót kim cương sang trọng của hãng đồ lót nổi tiếng thế giới Triumph được gắn 518 viên kim cương lấp lánh, tổng cộng 30 carat.
Toàn bộ số kim cương được đính ở mặt trước của chiếc quần lót đen để tạo thành hình một bông hoa. Thêm vào đó, chiếc quần lót tiết kiệm vải còn được gắn 27 dây tua vàng trắng.Một phát ngôn viên của Triumph International, hãng đồ lót được đặt hàng chiếc quần, cho biết nó sẽ được giặt khô trước khi đem trưng bày.Bà nói: “Đó là một sản phẩm đặc biệt, chắc chắn chúng tôi sẽ không bán nó”.
5,2 triệu đô cho một chiếc áo nịt ngực

Siêu mẫu Adriana Lima là người được hãng đồ lót của Mỹ Victoria's Secret chọn làm người mẫu mặc chiếc nịt ngực mới nhất và đắt nhất thế giới mà hãng này vừa đưa ra giới thiệu.Chiếc áo ngực này được làm với tổng số 3900 viên đá quý, 1000 viên kim cương đen nhỏ xíu, 177 viên kim cương 1 carat đính xung quanh và 34 viên ngọc rubi. Thêm nữa chiếc nịt ngực được hoàn thành và gây sự chú ý với người xem bằng hai viên kim cương đen được ghép thành cặp với trọng lượng 100 carat. Hãng đồ lót Victoria's Secret đã đặt tên cho chiếc áo có một không hai này là The Black Diamond Miracle Bra. Đây được coi là một sản phẩm thủ công hoàn hảo có độ kết bám cực chắc.
4. Văn hoá lưu luyến:
Vì kiến thức có hạn, tôi chưa tìm được nhiều ví dụ về văn hoá lưu luyến đồ lót, đa phần là nói về cái yếm. Còn vài ví dụ sau, tôi chưa khẳng định được chắc chắn, mong ý kiến của mọi người có thể xếp vào văn hoá lưu luyến được hay không:
Ø Có nhiều bộ trang phục ngày nay trông giống như phần áo lót
Ø trang phục của siêu nhân trong các phim
Ø Con bò, con cua có những phần được gọi là yếm. Đó có phải là lưu luyến không ạ?
Con Cua
Em có mai xanh, có yếm vàng,
Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghêng ngang.
Xin theo ông Khổng về Đông Lỗ,
Học thói Bàn Canh nấu chín Thang(HỒ XUÂN HƯƠNG)
Lại nói về chiếc yếm. Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ.Trang phục phương tây du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống. Yếm đẹp đến mức, đầu TK XX, hai họa sĩ “Tây học”: Lê Phổ-Cát Tường dù đã phát minh áo dài tân thời, thì vẻ đẹp tân kì, pha trộn hài hòa Đông-Tây của nó vẫn cứ phảng phất giữ lại vẻ đẹp của chiếc yếm thưở nào. Ta có thể nghĩ: khi để hở chút da thịt ở eo lưng, áo dài hiện đại đã cố níu lại vẻ đẹp dân dã đa tình xa xưa của yếm thắm cổ truyền, từng được quan niệm: “Đàn ông đóng khố đuôi lươn/ Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh”.

Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng.
Một số kiểu áo dạng yếm cải biên cũng được dùng làm trang phục mặc ngoài khi trưng diện, nhưng số người sử dụng hiện nay rất hiếm hoi vì áo loại này không kín đáo phù hợp với gia phong truyền thống của người việt. Không ít nhà thiết kế thời trang Việt Nam trở lại với “yếm xưa”. Họ không ngần ngại cách tân để chiếc áo yếm ngày xưa thêm màu sắc và hiện đại hơn để phù hợp với xu thế thời trang nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của nó. Đó cũng chính là điều để ta lý giải vì sao hồn của áo yếm vẫn được các nhà tạo mẫu thời nay cách tân trên những bộ trang phục mới như những bộ váy trẻ trung bằng chiếc yếm mỏng manh hay những chiếc áo dài cách điệu bằng một vạt yếm ở phần cổ và ngực… Vì thế, hôm nay yếm vẫn để lại một văn hóa vận đồ lót, và thấp thoáng trong nhiều biến tấu phong phú đa dạng của các mẫu mã áo lót, áo dài, áo đầm của những người đẹp Việt Nam hiện đại. Chắc một điều rằng, văn hóa - yếm sẽ còn lại như một nét tinh tế trong cách ăn vận của người đẹp Việt Nam cổ truyền
Cũng chính vì chiếc yếm xinh quá (thật ra còn do cái nhìn chủ quan của người ngắm người mặc yếm nữa) nên nó đã đi vào nỗi nhớ lưu luyến của bao văn nhân thi sĩ.
“Thương lắm thương lắm tóc dài ơi Một đời long đong long đong thân cò lặn lội Thương lắm thương lắm tóc dài ơi Một mình lênh đênh dòng đời đục trong Mưa vẫn giăng đầy trên triền sông chiều đông giá rét Em vẫn âm thầm đi về đâu để ta thương lắm Yếm rách còn ngăn được gió, tình em dang dở, yếm nào che Thương lắm tóc dài ơi, cánh chim chiều đã mỏi Ta hát cho em bỏng rát tiếng ca buồn”
Bài thơ YẾM ĐŨI của Nguyễn Việt Chiến
Có cô yếm đũi sang sông
Gió thì cả gió mà không thấy bờ
Váy vén cô lội để cho
Búp chân lồ lộ
sông lờ đờ say

Có cô yếm đũi ngủ ngày
Môi thèn thẹn đỏ má ngây ngấy tình

yếm cô gió lật rập rình
Ngực trăng nhú sáng một mình gió xem

Có cô yếm đũi thức đêm
Hát ghẹo hát đúm mải quên không về

yếm cô gió trót mang đi
Cái người phải gió nó mê mẩn rồi

Có cô yếm đũi váy sồi
Sang sông để lại một trời gió say…
Hình ảnh chiếc yếm đã đi sâu vào ca dao Việt Nam. Nó đã trở thành một chủ đề quán xuyến quen thuộc, tạo nên sự lãng mạn và đáng yêu cho những câu thơ ca tình tứ của dân tộc.
Từ những câu tỏ tình của các chàng trai trong các cuộc gặp gỡ
Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
Rồi chiếc yếm lại trở thành vật trao tình của các cô gái trẻ. Yêu anh thì mới trao yếm cho anh. Khi anh hỏi mượn em chiếc yếm là ý anh muốn hỏi em có yêu anh không, có đồng ý theo anh không.
Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
Dải yếm thì làm sao mà dùng dây kéo thuyền được, làm sao mà bắc cầu được? Nhưng đấy chỉ là ẩn ý thôi, cái anh thực sự muốn là chân tình của em. Em phải dùng "yếm" làm dây bắc cầu thì anh mới sang.
Rồi dải yếm lại trở thành một biểu tượng cho tình yêu giữa đôi trai gái
Trời mưa trời gió kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Bên ngoài mưa gió lạnh rét, đôi uyên ương dùng đôi dải yếm để đắp và vẫn thấy ấm áp hơn nằm trong nghìn lớp chăn bông. Đó không phải là vì dải yếm có sức cách lạnh tốt, mà là vì dải yếm là biểu tượng cho tình yêu của lứa đôi, tình yêu ấy có thể làm ấm lòng người giữa tiết trời giá rét.
Đối với những đôi trai gái không được nên duyên nên phận vợ chồng như mong ước, chiếc yếm lại hiện lên trong câu thơ xót thương tiếc nuối của các chàng trai.
Kiếp sau đừng hóa ra người
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân
Yếm còn trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ thi sĩ Việt. Tác giả bài "Chùa Hương" khi tả một cô thiếu nữ đẹp đang lên chùa đã viết
"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".
Vẫn nguồn cảm hứng từ chiếc áo yếm, nhà thơ Hoàng Cầm đã viết nên khúc "Hội Yếm Bay"
"Ngất núi ô kìa anh vỗ nhịp
Bay cờ triệu yếm ríu ran ca
Ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội
Nuột nà cởi bỏ áo hoa khôi"
Còn nhà thơ Nguyễn Bính khi bày tỏ sự tiếc nuối đối với cô em thôn nữ của ông đã viết
"Nào đâu chiếc yếm lụa đào.
Chiếc khăn lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?..."
Yếm, đã đẹp, lại còn lôi cuốn ở nét vừa kín vừa hở. Xem Hồ Xuân Hương tả cô gái sau thì rõ:
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông
"Không chỉ thơ ca dân gian, mà những nhà thơ của thời hiện đại đều phải lòng yếm, nhất là yếm đào của đào chèo: Thị Mầu, Thị Phương, Xúy Vân, Châu Long... của sân khấu dân dã chiếu chèo sân đình.
Vậy yếm không chỉ đơn giản là một thứ trang phục mà còn có những ý nghĩa và giá trị về tinh thần cũng như nghệ thuật. Lãng mạn trong các câu ca dao, chiếc yếm ấm áp tình người đã trở thành một hình ảnh đẹp, trong sáng của tình yêu Không chỉ gợi cho người ra một vẻ đẹp cao quý, trong sáng mà hình ảnh "áo yếm" còn là một cái gì đó hết sức thực tế và trần tục. Yếm dùng để che ngực bởi vậy xung quanh chiếc yếm này là những câu chuyện trữ tình. Theo quan niệm xưa những màu chói như màu đào, màu thắm chỉ các cô gái bạo dạn mới dám mặc, và khi đã mặc thì đến nhà tu hành cũng không thể nào tránh khỏi những đam mê trần tục:

Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.

Ý nghĩa biểu cảm của chiếc áo yếm cũng giống như cái duyên đằm thắm, mặn mà của người con gái. Với một mảnh vải vát nhọn ở phía dưới được vòng quanh cổ và ngang ngực bằng những dây buộc mảnh, kín đáo mà hết sức tự nhiên chân thực nó đã góp phần tạo ra một cái đẹp hoàn hảo, làm say lòng bao nhiêu quân tử. Hơn thế, chiếc áo yếm còn hàm chứa trong nó bao nhiêu tình, bao nhiêu ý:

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm cho anh
Hoa cúc vàng nở ra hoa xúc xanh
Yếm em em mặc, yếm chi anh đòi
Con người mang theo cuộc sống trong mình luôn luôn chuyển động nhưng sự độc đáo và đặc sắc của áo yếm dường như là một vẻ đẹp vĩnh hằng. Yếm có mặt từ thuở trong nôi tới khi có sự gặp gỡ Đông Tây, để từ đó người phụ nữ lựa chọn, nhập thân chiếc yếm cổ truyền vào chiếc nịt ngực hiện đại. Ngày nay, trong cuộc sống hàng ngày, người ta không còn mặc yếm nữa. Nhưng không phải vì thế mà giá trị nghệ thuật của nó bị mất đi. Ta có thể thấy những cô áo yếm với áo tứ thân, nón quai thao tại những ngày hội hoặc nghe hát chầu văn. Vẫn là nó, vẫn đơn giản mà cuốn hút kỳ lạ không gì thay thế được. Và cũng chính vì vậy mà nó vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng sáng tác không chỉ cho thơ ca hiện đại mà còn cho các nhà tạo mẫu. Những bộ trang phục cách tân dựa trên hồn của chiếc áo yếm luôn luôn đầy sự khám phá và sáng tạo.
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 2 27/04/09 22:05

Anh tính làm trà dưới góc nhìn văn hóa thì vào trang web văn hóa học thấy 1 bài văn hóa chè rất hoàn chỉnh của thầy Thêm. Thế rồi tính làm đồ lót dưới góc nhìn văn hóa. giờ vô đây thấy em làm mất tiêu luôn rồi.
Chắc giờ chuyển hướng làm bao cao su dưới góc nhìn văn hóa quá.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi RONG REU » Thứ 4 29/04/09 12:05

đề tài có vẻ hấp dẫn đó.
RANDOM_AVATAR
RONG REU
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 12:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi candy » Thứ 5 30/04/09 11:40

Bạn có lấy thông tin trên mạng đúng không?Vậy cho tôi hỏi :"Mục đích của bạn khi post bài này lên là gì vậy?" :?: :?:
candy
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/11/08 11:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 6 01/05/09 21:45

Hay, hay thật, quá hay, rất là hay. Tôi tâm đắc đề tài lắm. Tác giả quả là đã có công sưu tầm, sáng tạo. Viết rất khỏe, rất nhiều chi tiết và rất đáng nể. Hàng trăm thông tin liên quan đến lót đủ loại (to nhỏ, trên dưới, chữ hình, dày mỏng, ...). :mrgreen:
Nhưng tôi xin có ý nhỏ thế này: Có những thứ tôi đọc mà không hình dung nổi "nó" ra sao? (VD như bảng chữ cái C, T, G string ... gì đó). Giá mà bạn có hình minh họa. Và bạn có thể nêu lên vài kinh nghiệm cá nhân hay kỷ niệm nào liên can đến đề tài chăng? (Tôi nói nghiêm túc đấy), gắng mà phát huy thêm hen
Chúc có nhiều bài viết hay nhé. Thân ái
Tái bút: Cũng chờ mong bài "Bao cao su" của anh Sin Ân
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 2 04/05/09 11:40

thật tình em cám ơn mọi người rất nhiều!
lần đầu post một đề tài, quả là lo đến mất ăn mất ngủ. trong khi các bạn đều lần lượt có bài viết, còn em mãi vẫn chưa tìm được một chủ đề tâm đắc nên không lúc nào thấy thoải mái. Khi nghĩ ra rồi lại không biết mình sẽ viết gì, viết như thế nào. Đến lúc đưa được bài lên diễn đàn vẫn còn lo không biết có nhận được ý kiến quan tâm của mọi người không (vì lúc em đang làm bài, bạn em nói một câu nghe muốn bỏ cuộc: " viết cho dài dzô, hổng ai thèm đọc"). Nhưng bây giờ đọc đựơc những lời khích lệ của các anh chị, em thấy rất phấn khởi.
còn về câu hỏi của bạn candy
candy đã viết:Bạn có lấy thông tin trên mạng đúng không?Vậy cho tôi hỏi :"Mục đích của bạn khi post bài này lên là gì vậy?" :?: :?:

ừ, mình đã thu thập từ rất nhiều nguồn thông tin trên mạng để chủ đề thêm phong phú. Còn lí do tại sao mình chọn chủ đề này như mở đầu bài mình đã đề cập " như ai đó đã nói :không có gì thuộc về văn hóa mà xa lạ với tôi". Và cũng vì trong diễn đàn chưa ai đề cập đến thì tại sao mình không thử thảo luận để có cái nhìn mới toàn diện hơn về văn hóa :)
thienphuong đã viết:Nhưng tôi xin có ý nhỏ thế này: Có những thứ tôi đọc mà không hình dung nổi "nó" ra sao? (VD như bảng chữ cái C, T, G string ... gì đó). Giá mà bạn có hình minh họa. Và bạn có thể nêu lên vài kinh nghiệm cá nhân hay kỷ niệm nào liên can đến đề tài chăng?

khả năng vi tính của em không tốt lắm, lúc đầu em có chèn vài hình minh họa nhưng post lên thì biến đâu mất tiêu, bây giờ em mới thấy công cụ upload... gì đó, chắc là đây rồi, em sẽ cố gắng tìm. Còn về kỉ niệm thì hơi ngựơng một tí. Chuyện là em ở chung phòng trọ với mấy bạn nữ nữa, toàn con gái với nhau nên không có ngại, không thèm mặc áo ngực (cho khỏe người, có "nó" chật chội, nóng nực, khó chịu :mrgreen: ), áo thì cứ vứt ra đó. Bởi vậy lâu lâu có khách lại dở khóc dở cười, cuống quýt nhau đi mặc vào và giấu cái cần giấu. kinh nghiệm xương máu là bị một boy nhìn thấy "chiến trừơng" của tụi em, hai bên đều ngượng, giả bộ đánh trống lảng xem như không biết cho vui cả nhà. hix hix
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 2 04/05/09 14:42

Kỷ niệm của bạn thật là thú vị! Dường như kỷ niệm đó cũng chính là kinh nghiệm bạn nhỉ? Trong cuộc sống, có thật nhiều khoảnh khắc đáng để nhớ. Tôi chia sẻ với bạn những kiến thức tâm huyết này của bạn và cả với kỷ niệm đáng ghi nhớ ấy nữa. Tôi cho rằng, nếu không có một lòng say mê, am hiểu về đồ lót thật sâu sắc và can đảm vượt mức thì có lẽ bạn đã không thể viết. Mong bạn luôn phát huy sự can đảm vượt mức ấy trong học tập và nghiên cứu thật nghiêm túc, để ngày càng có nhiều bài hay hơn, giá trị hơn. Thân ái siết tay bạn.

(Tái bút: Tôi viết bài trả lời này cho bạn đang khi tôi và mấy người bạn trao đổi về chuyện "thói quen nghiện đồ lót" mà chúng tôi vừa đọc thấy trên mạng. Bài viết của bạn đã cung cấp thêm nhiều tư liệu cho chúng tôi.)
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 6 08/05/09 13:50

Hình ảnh
em tải được một số hình, không biết đây có phải là văn hóa lưu luyến đồ lót không ạ?
Hình ảnh
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 6 08/05/09 14:20

còn đây là một vài loai đồ lót
Hình ảnhHình ảnhfundoshi
Hình ảnhHình ảnhg-string
Hình ảnhjockstrap
Hình ảnhcòn đây là bộ đồ lót đắt giá đã được đề cập ở bài đầu
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ĐỒ LÓT

Gửi bàigửi bởi lamngoc » Thứ 6 08/05/09 14:44

Hình ảnh
hai người đội quần lót đi cướp hàng
Hình ảnh
[justify]Hình ảnh[/justify]Hình ảnh
đẹp quá phải không ạ?
(tại kì trước em chưa biết chèn hình nên không có hình ảnh minh họa cho bài viết, bây giờ thì biết rồi.hì hì, trông lộn xộn quá, mọi người thông cảm nha :P)
mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui. keke
Hình đại diện của thành viên
lamngoc
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 01/10/08 21:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến24 khách

cron