Mong mọi người góp ý!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Mong mọi người góp ý!

Gửi bàigửi bởi thien_lan » Thứ 7 02/05/09 11:26

Văn hoá dân gian Vn tại sao lại được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức truyền miệng? Và nên hiểu thế nào đối với các trường hợp văn hoá dân gian tồn tại dưới hình thức vật thể?

Trước hết tôi xin lỗi admin vì không biết đăng câu hỏi này ở mục nào cho đúng. Vì sự muốn được hiệu biết nên mong dưngd xoá bài này của tôi!!!
Cám ơn mọi người nhiều và mong sự tham gia góp ý của mọi ng!!!
RANDOM_AVATAR
thien_lan
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 7 02/05/09 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mong mọi người góp ý!

Gửi bàigửi bởi dokhoa » Thứ 4 06/05/09 19:36

Đầu tiên chúng ta hãy bàn đôi chút về tên gọi nhé
Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trong giới nghiên cứu có những thuật ngữ được sử dụng dịch từ “ Folklore” như văn hóa dân gian, văn nghệ dân gian, văn học dân gian. Folklore là một thuật ngữ tiếng Anh ( Folk: nhân dân - lore: hiểu biết trí tuệ) được William J. Thoms - nhà nhân chủng học người Anh sử dụng lần đầu năm 1846 và sau đó thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi năm 1889. Theo ông, Folklore dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan với nền văn hóa vật chất như phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao, cách ngôn của các thời trước.Thuật ngữ này, sau đó được chuyển dịch sang tiếng Việt thành Văn hóa dân gian (tương ứng với thuật ngữ Folklore theo nghĩa rộng của từ này) bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân (chủ yếu là văn hóa dân gian truyền thống). Bên cạnh đó, Folklore còn được hiểu là văn nghệ dân gian (hay Folklore văn nghệ) bao gồm cả nghệ thuật tạo hình (như hội họa, điêu khắc, nặn tượng...) và nghệ thuật biểu diễn hay diễn xướng (như văn học, âm nhạc, vũ đạo, sân khấu dân gian...). Hiện nay một số tác giả dịch từ Folklore theo cách dịch Folklore văn học - đó là văn học dân gian. Đây là thành phần cốt lõi , phát triển mạnh mẽ và lâu bền nhất của nghệ thuật diễn xướng dân gian, bao gồm các loại sáng tác dân gian có thành phần nghệ thuật ngôn từ (như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao, dân ca, câu đố...) Chính bộ phận này mới được sáng tác và lưu truyền bằng con đường truyền miệng. Các tác phẩm Folklore chủ yếu trong lĩnh vực ngôn từ được sáng tác và truyền đi từ người này sang người khác, từ không gian thời gian này đến không gian thời gian khác. Phương thức truyền miệng chi phối quá trình sinh trưởng và tồn tại của tác phẩm Folklore, đưa đến cho nó một số đặc điểm chung như ngắn gọn, dễ nhớ, phiếm chỉ...
Nói đến nguyên nhân hình thành tính truyền miệng, có ý kiến cho rằng văn học dân gian ra đời từ thời kỳ chưa có chữ viết. Đến khi có chữ viết thì đại bộ phận nhân dân lại thất học. Hơn nữa, tất cả các phương tiện in ấn đều nằm trong tay giai cấp thống trị. Truyền miệng, vì thế trở thành phương tiện diễn đàn duy nhất. Tuy nhiên, dù là vì nguyên nhân nào thì ta cũng không thể phủ nhận rằng tính truyền miệng có những hình thức, vẻ đẹp mà văn học viết không hề có được. Cụ thể là, do truyền miệng nên vỏ âm thanh của ngôn từ được được phát huy đến mức tối đa. Trong khi đó việc ghi chép thành văn bản viết trong những công trình sưu tầm về văn học dân gian, kể cả những công trình đã được sưu tầm và biên soạn công phu, đã có những mất mát đáng kể về vỏ âm thanh của ngôn ngữ nói - điều làm nên sự đặc sắc của một tác phẩm văn học dân gian trong môi trường diễn xướng. Do truyền miệng, tức là được nói, kể, ca, diễn nên mối quan hệ giữa tác giả và người biểu diễn - người nghe là mối quan hệ trực tiếp thân mật (chứ không phải mối quan hệ gián cách). Đó thật sự là mối quan hệ giao lưu. Ngoài ra, truyền miệng còn được xem như một thuộc tính tập hợp những yếu tố tự nhiên của con người trong môi trường diễn xướng. Vì thế văn học dân gian trở nên đặc biệt sinh động với yếu tố ca diễn nói riêng và những hình thức diễn xướng khác nói chung. Về mặt này, tính truyền miệng có liên quan đến tính nguyên hợp.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Đinh Gia Khánh (CB), Võ Quang Nhơn, Chu Xuân Diên, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục 2002
[2]. Hoàng Tiến Tựu, Giáo trình văn học dân gian, Trường Cao đẳng Sư phạm
[3]. Ngô Đức Thịnh chủ biên, Quan niệm về Folklore, NXB KHXH, 1990, tr 39
[4]. Nguyễn Tấn Phát, Văn học dân gian - Sáng tác truyền miệng dân gian Việt Nam NXb Giáo dục 200
HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH
RANDOM_AVATAR
dokhoa
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 13/11/08 8:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

...nửa chữ cũng là thầy!

Gửi bàigửi bởi thien_lan » Thứ 6 08/05/09 19:42

Cảm ơn sư phụ dokhoa nhiều!
RANDOM_AVATAR
thien_lan
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 7 02/05/09 10:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách