VĂN HOÁ ÁO DÀI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 2 18/10/10 20:18

Ai cũng đã ít nhất một được mặc chiếc áo dài tha thướt và có khi nào chúng ta tự hỏi rằng: mặc áo dài cũng cần phải có văn hóa áo dài không bạn? với tôi bản thân là một giáo viên thuờng xuyên gắn bó với chiếc áo dài đó, tôi đã nhận ra rằng áo dài giúp cho tôi rất nhiều đó bạn vì từ khi gắn bó với nó, tôi nhận ra mình đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Tôi xin mạn phép được đưa ra một vài lý do cụ thể:
Thứ nhất: khi mặc áo dài trên người sẽ làm cho chúng ta thấy duyên dáng hơn
Thứ hai: khi mặc áo dài ta cảm giác mình trở nên dịu dàng đến kì lạ, nhất là khi đứng trước học trò, phụ huynh hay chỉ đơn giản là trước một người qua đường tự nhiên mình thấy muốn nói giọng nhỏ nhẹ hơn, ngọt ngào hơn, ôn tồn hơn, trầm lắng hơn, ý tứ hơn, đi lại cũng chậm hơn, những bước đi cũng nhẹ nhàng, yểu điệu hơn rất nhiều so với khi ta mặc đồ tây.
Thứ ba: nếu bạn có một phông người chuẩn đây cũng là một cơ hội để bạn tự tin sải bước với vóc dáng của mình nhất là khi chiếc áo dài vừa vặn sẽ làm bạn trở nên quyến rũ hơn, đẹp hơn trong mắt người khác đó, ngay cả những người vượt chuẩn khi mặc áo dài vẫn thấy tự tin vì nó mang lại cho bạn một vóc dáng thon gọn.
Thứ tư: khi bạn mặc chiếc áo dài trên người bạn cảm thấy có một niềm tự hào dân tộc rất lớn nhất là khi bạn đi chung với một người bạn nước ngoài.
Thứ năm: áo dài đem đến cho bạn một sự thanh thoát và hướng thiện đến lạ kì
Chỉ với 5 lí do đơn giản đó thôi nhưng tôi nghĩ rằng khi ta mặc chiếc áo dài, tự ta sẽ biết điều chỉnh những hành vi, lời nói của mình sao cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh. ở rất nhiều cơ quan, các đơn vị, trường học chiếc áo dài đã trở nên thân thuộc không thể thiều, bản thân người mặc nó cũng có thể cảm nhận được ngay cái sự khác biệt khi mặc áo dài với khi mặc một bộ đồ khác, trong các dịp lễ hay khi tới những cuộc hội thảo, hội nghị mà chúng ta mặc bộ áo dài tự nhiên mình sẽ cảm nhận được sự khác biệt so với những người khác, có lẽ mộ người sẽ nhìn chúng ta với cái nhìn đầy thiện cảm. Tất nhiên là mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau về áo dài nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng áo dài cũng có những nét văn hóa riêng của nó, nếu chúng ta biết mặc đúng nơi, đúng chỗ, màu sắc, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi nó sẽ làm chúng ta đẹp hơn rất nhiều. Nhưng, nếu ngược lại hoặc chúng ta biến chiếc áo dài thành thời trang, kiểu cách thì nó sẽ có tác dụng ngược, làm cho chúng ta mất điểm trong mắt người khác ngay lập tức vì vậy bạn hãy làm cho mình lôi cuốn mọi người xung quanh bằng chính chiếc áo dài cùng với nét cư xử đúng mực khi bạn đang mặc nó.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 6 22/10/10 11:55

^^ thích áo dài và cũng thích mặc áo dài ^^
ngày xưa, lúc còn đi học, cứ ấm ức mãi về chuyện mặc áo dài. Tại sao phải mặc sớm thế nhỉ? (ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, các em nữ đã mặc áo dài từ lúc vào cấp 2) trong khi mình vẫn chưa ý thức là mình đang lớn, nào biết giữ kẻ, khép nép gì đâu. Còn nữa chứ, tại sao nam sinh không phải mặc áo dài khăn đóng, bất công! Mặc áo dài thì không được chạy nhảy, không được chơi các trò vận động với các bạn nam... và nhiều cái không nữa.
Nhưng giờ... muốn mặc lại áo dài trắng cũng thấy hơi khó. Tự nhiên mặc mà không đúng lúc, đúng chỗ, thành ra vô duyên.
Giờ nghĩ lại, thấy yêu gì đâu. Trường tôi, dưới cái nắng nóng của phương Nam, mỗi lần mở cổng, khi cả một bầy bướm trắng ùa ra, cảm thấy như dịu lại, như có làn gió mát nhẹ nhàng lướt qua. Tà áo và quần cũng dài làm cho nhiệt độ trong cơ thể cũng ổn định hơn. Đến mùa mưa, điều đó lại giữ ấm cơ thể tốt nhất. Áo dài trắng, vừa kín vừa hở, đủ để thấy vừa e ấp kín đáo vừa cởi mở năng động, đã truyền thống lại thêm phần hiện đại. Áo dài đẹp thêm khi có hàng nút chạy dọc thân, vừa là cách để đối phó với môi trường tự nhiên (mát thật đấy! ^^), vừa tôn thêm dáng vóc của người mặc. Cái thích nhất khi mặc áo dài là, dù cho bạn gái í có cá tính thế nào, có hoạt náo bao nhiêu thì khi khoát chiếc áo ấy vào, con gái chúng mình đều biết phải làm gì, đi đứng ra sao, đó phải chăng là kinh nghiệm hay ý thức về một bài học không cần ai dạy.
Dù có nhiều ý kiến cho rằng, du lịch Việt Nam có nhất thiết phải áo dài hay nón lá? tôi thấy câu hỏi này không nhất thiết phải trả lời. Cái gì có thể thay thế? Cái gì sớm đưa Việt Nam đến gần với bạn bè thế giới mà nhẹ nhành, thanh lịch và đặc trưng như thế? Có khác gì đâu một kimono ở Nhật Bản, một sari ở Ấn Độ... vậy thì đó có phải cách thể hiện với cái đã đóng góp cho hình ảnh Việt Nam trong một thời gian dài như thế và nếu có một cái gì mới, phải mất bao lâu để nó trở thành biểu tượng của Việt Nam và bao lâu nữa để đến với thế giới? (chỗ này tôi thấy mình cực đoan nhỉ)
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 11/11/10 21:10

Người ta thường nói "Manh áo ko làm nên thầy tu"- tức là phủ nhận giá trị của trang phục bên ngoài, coi trọng giá trị bên trong và phẩm chất đạo đức. Nhưng cũng lại nói “Người đẹp vì lụa”. Thời trang cũng chính là một cách thể hiện bản sắc văn hóa cá nhân, văn hóa công ty ,văn hóa quốc gia. Nhìn áo dài là biết đó là người Việt Nam, Kimono là Nhật Bản, Hanbook là Hàn Quốc..Theo thời gian, dĩ nhiên thời trang sẽ thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế và áo dài cũng không ngoại lệ.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Kim Anh » Thứ 4 17/11/10 11:37

Từ hàng trăm năm nay, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã được coi là "quốc hồn quốc tuý" của dân tộc và được coi như một biểu tượng Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện bằng cổ cao, bờ vai tròn trịa mềm mại với hai tà áo thướt tha. Chiếc áo dài Việt Nam cũng đầy nữ tính, gợi cảm. Nếu người phương Tây thích khoe cổ, khoe tay thì chiếc áo dài với đường lượn ở đáy eo cũng đã tạo nên bao sự gợi cảm, cuốn hút.
Trong vòng 100 năm qua, chiếc áo dài Việt Nam cũng trải nhiều biến đổi, thăng trầm. Từ chiếc áo dài thụng năm thân, áo rộng, không eo, dài đến gần mắt cá chân của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ đến năm 1935 hoạ sĩ Lê Phổ là người đầu tiên cách tân chiếc áo dài Việt Nam. Ông vẫn giữ phong cách của áo dài cổ điển nhưng tiện dụng và tân thời hơn với áo dài được may ôm hơn, cổ thấp hơn, chiều dài áo ngắn hơn một đoạn. Sau áo dài Lê Phổ còn có áo dài Le Mỷr của ông Nguyễn Cát Tường cách tân nhưng không thành công với áo dài tay bồng... Trong thập niên 60, trước sự du nhập của chất liệu nilon, bà Trần Lệ Xuân có lúc lăng xê loại áo dài nilon mỏng tang, cổ khoét sâu táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại gượng gạo trong một thời gian ngắn.
Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số hoạ sĩ, nhà tạo mẫu đã đem lại một vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống Việt Nam như thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, phục hồi chiếc áo dài 300 năm, phục hồi nghệ thuật thêu truyền thống trên áo dài... đã tạo nên một ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam.
Không biết các bạn thế nào chứ bản thân tôi mỗi khi mặc chiếc áo dài tự nhiên tôi cảm thấy mình như đẹp hơn, nhất là khi có ai đó khen mặc áo đẹp. Tuy nhiên nếu không mặc thường xuyên thì đúng là cảm thấy người hơi khó chịu một chút (có lẽ mình may áo hơi ôm quá), chứ nếu mặc thường xuyên thì cảm thấy cũng bình thường thôi.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Kim Anh
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 5 14/10/10 15:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến33 khách

cron