Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Thứ 4 06/05/09 22:18

Từ xưa đến nay vấn đề ăn luôn được con người đề cập ở nhiều phương thức và hình thức khác nhau. Với người Việt, từ lâu miếng ăn được coi là miếng vinh, là nghệ thuật, là văn hóa nhưng cũng là miếng nhục…
Vậy ăn như thế nào để thỏa mãn nhu cầu của mỗi con người và người tiếp nhận thức ăn (người ăn) có tồn tại yếu tố văn hóa không???
Trước hết con người ăn để tồn tại. Trải qua một quá trình, con người đã có sự lựa chọn thức ăn, món ăn, cách ăn cho phù hợp với từng tộc người, từng vùng miền và điều đó đã trở thành văn hóa khu biệt. Bên cạnh đấy văn hóa ăn được biểu đạt như thế nào để được coi hoặc quan niệm là ngon, “đã miệng”, là “khoái”, “sướng mồm”, không ngon, “khó ăn”… Phải chăng vì những lý do sau:
1- Nhu cầu (chủ thể): Vì đói, vì thèm… có lẽ thế mà ăn vụng thường ngon hơn và được con người lưu luyến.
2- Chỗ ngồi (không gian, thời gian).
- Ăn với ai: Khi ngồi ăn cùng gia đình, người thân yêu cũng cho cảm giác ngon miệng nhưng khi phải ngồi ăn ghép với một hoặc nhiều người xa lạ, con người cảm thấy gò bó do đó mức độ cảm thụ thức ăn cũng giảm. Ngay cả khi ta ăn một mình cũng có thể rất thích thú hoặc không vì thế mới có câu:
“Làm một mình đau tức
Ăn một mình cực ngon.”
Và “ Ăn một mình đau tức
Làm một mình cực thân.”
- Khung cảnh: Dưới ánh nến lung linh, trong căn phòng ấm cúng, trên bãi cỏ của buổi dã ngoại…phù hợp với tâm trạng người thưởng thức sẽ được coi là ngon và ngược lại.
- Ăn như thế nào: Trong đó người ăn là chủ thể cho chúng ta thấy những cách mà anh ta tiếp nhận thức ăn bởi đây là một trong những nhân tố hay là thông điệp anh ta thông báo anh ta là ai.
Thiết nghĩ ăn là nhu cầu và văn hóa qua cách biểu hiện của con người với con người, con người với gia đình, với cộng đồng … Vì thế cũng xin đừng nên quá tùy tiện theo bản năng bạn nhé!!!
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 6 08/05/09 18:45

Đọc qua bài viết của bạn, tôi có thể hiểu bạn trình bày vấn đề ăn theo 2 ý chính đó là "ăn để sống" và "sống để ăn". Rõ ràng ở đây có sự khác nhau khi nói về "ăn".
Theo tôi, "ăn để sống" là điều đương nhiên rồi và xét cho cùng nó cũng đã bao hàm yếu tố văn hóa ở đây. Con người sống và làm việc, quan hệ xã giao, giao tiếp trong xã hội... nên cũng sẽ xuất hiện những yếu tố văn hóa kéo theo.
Vấn đề quan trọng cần bàn ở đây là "sống để ăn" có phải vậy không?!!
Ông bà ta có câu "ăn no mới mặc đẹp". Ngoài ý chính của nó là khi con người thỏa mãn nhu cầu đầy đủ về kinh tế mới nghĩ đến nhu cầu "làm đẹp", nhu cầu hưởng thụ... câu này còn có nghĩa là khi cuộc sống đã đạt đến mức no đủ (ăn no) thì thường dẫn đến hưởng thụ (ăn ngon). Lại có câu: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng": Câu này thật nhiều ý nghĩa khi nói về cách ăn, về "văn hóa" trong cái ăn...
Trong ca dao, tục ngữ chỉ thấy câu "Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân" thôi chứ đâu có câu "làm một mình đau tức, ăn một mình cực ngon"? Có lẽ câu này cũng chỉ là "sản phẩm" vui khi nói về ăn mà thôi.
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi tuechi050672 » Thứ 4 13/05/09 21:10

Theo bạn mỗi chủ thể chỉ cần nhìn thấy họ ăn là biết họ là ai đúng không? Vậy qua cách họ ăn bạn có thể đoán được chủ thể đó là người ăn có văn hoá hay không? Ví dụ như ăn "ngồm ngoàm", ăn "nhỏn nhẻn".... với các cách ăn như vậy đâu là cách ăn có văn hoá? Phải chăng là phải đặt chủ thể đó vào một thời gian và không gian nhất định ta mới có thể biết họ là ai và họ ăn như vậy đã có văn hoá chưa?
Bạn có cảm nhận như thế nào khi nghe những câu nói "ăn như chó cún!", "ăn như chó ăn!", "ăn như lợn!"....


Quán nhậu tại ..."gia"
Ăn vặt tại công sở cũng là cái thú, vừa tránh phải ló mặt ra đường, vừa không mang tiếng ăn bớt giờ giấc của công ty, lại được tiếng nhân viên hòa đồng.
Mỗi sáng thứ Năm trước khi đi làm, Minh đều dặn vợ chuẩn bị ít đồ nhắm để mang đến cơ quan. Cứ thành thông lệ, phòng làm việc của Minh người thì mỗi người một ngày mang đồ nhắm. Vậy là tranh thủ bất cứ lúc nào có thể là cả phòng bày đồ nhắm ra... liên hoan.Có khi lý do chỉ là nhắm mừng phòng bên cạnh tuyển thêm được "em" mới .
Phòng làm việc của Huyền toàn "vịt giời" nên được cái chuyện ăn uống cũng thoải mái. Đầu tiên, là do Huyền bị huyết áp thấp nên phải mang theo chút đồ ngọt tránh tụt huyết áp. Sau đó huyết áp ổn định rồi thì hầu như hôm nào trên bàn làm việc cũng có: xoài xanh, ổi, đồ khô... được bày biện gọn gàng ngày bên cạnh tài liệu, sổ sách. Cứ như đồng hồ sinh học , 3 - 4 giờ chiều phòng Huyền lại rôm rả như vừa được lĩnh lương...

Phải chăng đây cũng là một thể loại văn hoá ăn??????????????
luôn yêu đời, yêu mình, yêu người
Hình đại diện của thành viên
tuechi050672
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Thứ 6 15/05/09 21:46

Ăn” trong quan niệm truyền thống của người Việt qua ca dao Trên thế giới có bao nhiêu dân tộc, bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu cách quan niệm về ăn uống, ngoài quan niệm chung là ăn để tồn tại.
Riêng Việt Nam thì từ “ dĩ thực vi bản” ( lấy ăn làm chủ yếu) đã trở thanh “dĩ thực vi thiên” ( lấy ăn làm trời) nên “ Ghen vợ ghen chồng không nồng bằng ghen ăn”
trong văn hoá Việt Nam thì văn hoá ăn là văn hoá lớn nhất, chả thế mà người Việt thường dạy: “Học ăn- học nói- học gói- học mở”, vậy trong những cái cần học thì “ăn” được xếp hàng đầu. Hơn nữa, đối với người Việt, mọi thứ đều dược quy về cái ăn: ăn ở, ăn mặc, ăn chơi, ăn diện.v.v…Do đó, ăn đối với người Việt có nghĩa phong phú. Nếu người Pháp từ ăn có 37 nghĩa, người Trung quốc có 49 nghĩa đã là nhiều lắm rồi thì với Việt Nam, con số này lên tới 108.
vậy điều quan trọng nhất để Ăn trở thành giá trị văn hóa đó là nhận thức của chủ thể muốn vậy thì phải có sự giáo dục từ thủa còn thơ. Tôi rất tâm đắc câu chuyện mà ngày xưa mẹ vẫn thường kể cho tôi nghe và bây giờ tôi vẫn dùng nó để kể cho con nghe qua đó phần nào giáo dục cách ăn cho trẻ từ khi còn nhỏ để từ văn hóa ăn thật sự có ý nghĩa.câu chuyện như sau:
Truyện kể, một ông khách tham ăn tục uống, ăn cơm “ké” một nhà nghèo. Ông ta ăn hùng hục như tằm ăn rỗi không cần biết nhường nhịn ai. Cơm trong nồi đã hết, ông ta vẫn đưa bát (chén) đã ăn hết đòi xới thêm cơm với câu nói đưa đẩy che giấu sự tham ăn: “Nhà tôi có cây cam, trái to bằng này?”. Gia chủ cũng đối lại rất lịch sự, bưng nồi cơm trống rỗng lên đưa sát mặt người khách, bảo: “Ăn thua gì, ở nhà tôi quả cam to bằng cái nồi cơ!”.
mời bạn Nguyễn Thị Liễu tham gia tiếp vấn đề này
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Thứ 7 16/05/09 0:38

cám ơn tinhgv đã đóng góp giúp tôi về sự sùng bái văn hóa ăn trong quan niệm của người Việt
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 7 23/05/09 18:29

Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều cách ăn uống. chẳng hạn như: Ăn hùng hục, húp xoàm xoạp, ăn nhỏ nhẻ, nhai tóp tép v.v...và cũng xuất hiện nhiều tên gọi cho những cách ăn đó, những tên gọi này thường gắn với cách ăn của con vật nào đó. Chẳng hạn: Ăn như lợn, ăn như mèo hoặc dân gian có câu: "Nam thực như hổ, nữ thực như miu" (Ngày nay câu này còn được dị bản: Nam thực như hổ, nữ thực như nam).
Vậy theo bạn ăn như thế nào là có văn hóa?
Văn hóa trong ăn uống cũng thể hiện tính cách, phẩm giá của con người. Theo tôi hoạt động ăn cũng phải thực hiện đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Ai cũng cần ăn, nhưng phải làm lấy mà ăn, không nên ăn " bẩn" của người khác, bạ đâu ăn đấy, thấy đâu có ăn là mò tới.
Tục ngữ ca dao xưa đã có rất nhiều câu nói về "ăn" với nhiều nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng...), Tôi xin được đưa ra để các bạn tham khảo:
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
- Miếng ăn quá khẩu thành tàn
miếng ăn miếng xấu, tôi van mẹ mày.
- Ăn cháo, đá bát.
v.v....................

Còn rất nhiều câu nữa nhưng tôi chưa nhớ ra... Các bạn bổ sung nhé!
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi bagia » Chủ nhật 24/05/09 12:01

Tôi xin được bổ sung thêm một số câu ca dao tục ngữ về " ăn":
- Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
- Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày
- Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm
- Ăn cây nào, rào cây nấy
- Ăn chưa no, lo chưa tới
- Ăn cơm không rau như đau không thuốc
- Ăn cơm có canh như tu hành có bạn
- Ăn cơm mới, nói chuyện cũ
- Ăn dầm, nằm dề
- Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau
- Ăn tàn ăn mạt, ăn nát cửa nhà
- Con gà nuốt trộng, cá bống nuốt tươi
- Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
- Ăn đong cho đáng ăn đong
Lấy chồng cho đáng hình dong con người
- Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo
- Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương
- Ăn thì ăn những miếng ngon,
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng
- Anh về làm rể ăn cơm với cá
Em về làm dâu ăn rau má với rạm đồng
- Ðói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng
- V.V...
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Chủ nhật 24/05/09 20:09

Thừa nhận bagia sưu tập được rất nhiều câu nói về ăn, xin bổ sung thêm một vài câu nữa nhé:
- Ăn vóc học hay
- Ăn chậm nhai kỹ no lâu
Ăn nhanh mau đói dễ đau dạ dày
- Đã ăn vụng còn không biết chùi mép
- Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem...
và thêm câu này mới à nhen:
- Sáng chở cơm đi ăn phở, chiều chở phở đi ăn cơm :mrgreen:
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi thamvhh » Thứ 2 25/05/09 14:53

Văn hoá ăn _mỗi cách nhìn ,mỗi cảm nhận
Như chúng ta dã biết văn hoá ăn là một dề tài phong phú của tất cả các dân tộc trên thế giới.Ở dâu và bất cứ nơi nào cũng dược dể ý và chú trọng,nhìn vào cách ăn uống ta có thể doán ra dược dó là con người như thê nào?Vì vậy trong dân gian thường có câu là:"Ăn trông nồi,ngồi trông hướng".Thế bạn có biết văn hoá ăn uống có nguồn gốc từ dâu không?Theo mình dược biết dó là từ sự tích bánh chưng bánh giày của Lang Liêu từ thời xưa.Quả là ăn uống có nhiều vấn dề mà ta cần phải quan tâm nhỉ. Mổi người dều co cách nhìn và cách cảm nhận riêng cho mình.Làm sao dể cho văn hoá ăn uống ngày càng trở nên thẩm mỹ hơn,lịch sự hơn trong con mắt của tất cả mọi người.
RANDOM_AVATAR
thamvhh
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 4 20/05/09 8:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Thứ 3 26/05/09 0:06

Cám ơn các bạn đã thảo luận cùng tôi về văn hoá ăn - mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận.
Từ khi post bài tôi luôn theo dõi và chờ mong ý kiến đóng góp và thảo luận của các bạn để cùng có cách nhìn nhận đa dạng hơn về văn hoá ăn đặc biệt văn hoá ăn của người Việt.
Trước hết nói về văn hoá ăn thì thật vô cùng bởi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và từng tộc người đều có những văn hoá tương đồng và dị biệt. Yếu tố dị biệt sẽ nét riêng đặc trưng mang dấu ấn, bản sắc của tộc người sản sinh ra nó. Do đó tôi thấy mình chưa đủ trải nghiệm để phân tích đánh giá toàn diện về văn hoá ăn nên ở bài viết tôi xin trình bày về phần người tiếp nhận thức ăn (người ăn) có tồn tại yếu tố văn hóa không???
Bàn về vấn đề này chúng ta cùng phân tích các hệ thống giá trị của nó như:
1. Tính nhân sinh.
“ăn để sống hay sống để ăn”
Để tồn tại con người ta phải ăn để sống. Trải qua thời gian, con người đã có sự lựa chọn để có thức ăn và cách thức ăn cho phù hợp với tộc người của mình và phù hợp với môi trường tự nhiên. Có lẽ từ khi đó văn hoá ăn bắt đầu xuất hiện. Nhưng do trong quá trình ăn hoặc cùng ăn của nhiều tộc người đã xảy ra nguyên nhân nào đó dẫn đến những kiêng kỵ và những kiêng kỵ đó tuỳ thuộc từng vùng, miền, từng đất nước… Chính vì thế có dân tộc cho rằng người ngồi ăn, hoặc ăn như thế này thì không phù hợp, không được phép, cấm kỵ nhưng ở dân tộc khác lại là sự tôn trọng…
Bạn songnhi có viết:“Sống trên một đất nước khác, gặp gỡ va giao lưu với bạn bè đến từ những vùng đất khác nhau trên thế giới, mình mới nhận ra rằng giao lưu bằng con đường "văn hoá ăn uống" là con đường nhanh nhất làm cho mọi người trở nên gần gũi nhau hơn. Cùng ngồi chung một bàn, cùng nhau ăn uống, cùng nhau trò chuyện .... làm cho mọi người hiểu nhau hơn, gắn bó nhau hơn.

Ngược lại, nếu trong bữa ăn đó chúng ta vô tình có những cử chỉ, hành vi phạm vào điều cấm kị trong văn hoá ăn uống của đất nước đối phương thì có thể gây cho họ một cảm giác khó chịu. Và đương nhiên, điều đó ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến không khí vui vẻ của buổi tiệc.

Sống tại Nhật, mình gặp không ít rắc rối trong vấn đề này; những điều mà với người Việt Nam ta là bình thường thì với người Nhật đôi khi là điều cấm kị, hoặc không tốt.... Và ngược lại mình cũng gặp không ít bất ngờ khi cùng ăn uống với người Nhật, bởi lẽ ở Việt Nam mình chưa từng thấy ai ăn uống như vậy....

Vậy "NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ" trong văn hoá ăn uống của người Việt Nam ta là gì?
Khi ăn, người Việt Nam ta ăn như thế nào? Không nên làm gì khi ăn? Ngồi trong bàn ăn không nên làm gì? Vị trí ngồi như thế nào? Khách thuờng ngồi ở đâu? Và "cấm kị" những gì???.........
Và cũng để trả lời cho bạn thamvhh khi hỏi về nguồn gốc câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
Theo tôi thì văn hoá ăn của người Việt Nam xưa kia cũng có những kiêng cữ tuỳ theo tầng lớp trong xã hội và tuỳ từng tộc người vì nước ta có hơn 54 dân tộc anh em. Nhưng về cơ bản tôi có thể trả lời bạn theo những điều tôi được ông bà và bố mẹ truyền lại.
Đối với người Việt xưa thường ngồi ăn ở giữa nhà trước là cửa, đối diện của là ban thờ vì thế khách đến ăn thường không ngồi quay lưng ra cửa hoặc quay lưng lại ban thờ. Vị trí này thường là người cao tuổi trong gia đình ngồi. Vì thế mới có câu “ngồi trông hướng”
Khi ăn người phụ nữ thường ngồi đầu nồi quan sát những người trong mâm xem ai ăn hết để xới cơm và xới phần cơm giữa nồi dểo cho người lớn tuổi, người ốm và trẻ nhỏ. Ngược lại người ăn cũng phải có ý tứ khi xin xới thêm cơm khi người đầu nồi ngừng và cơm ăn mới được, tránh xin khi người ngồi đầu nồi vừa đưa bát nên mồm...
Phần “ăn trông nồi” bạn tinhgv đã giúp tôi trả lời trên (tôi không đề cập đến nữa).
Vậy để trả lời cho câu hỏi ăn như thế nào để có văn hoá theo nghĩa đen và nghĩa bóng của bạn bagia tôi xin trình bày ở một buổi khác cùng với cách ăn và để thừa một phần thức ăn của người Việt.
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách