Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Chủ nhật 21/06/09 0:45

2. Sùng bái văn hoá ăn.
Trong cuộc sống, từ bao đời nay con người luôn tìm những giá trị để thoả mãn nhu cầu của mình.
Ăn (theo nghĩa đen) cũng vậy. Ngoài nhu cầu phục vụ sự sống, sự tồn tại, ăn còn được con người nâng nên thành văn hoá, thành tinh hoa ẩm thực…với nhiều cách như chọn thức ăn phù hợp với khẩu vị, chọn vị thế ngồi, người cùng ngồi ăn và chọn cả cách ăn theo sở thích… Chính vì thế, đôi khi do quá lo sợ hay quá ham muốn để thoả mãn nhu cầu ăn cũng dẫn đến sự sùng bái.
2.1. Sùng bái chất bổ dưỡng trong thức ăn:Mới đầu ăn chỉ với mục đích để tồn tại sự sống nhưng cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, con người đã tìm và nhận định được những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mới đầu để dành cho các vua chúa, các vị thủ lĩnh,… tiếp đến dành cho người già, người ốm và trẻ nhỏ. Khi xã hội phát triển thêm một nấc thì người ta lại tìm ra chất bổ dương trong thức ăn để phục vụ cho các quý ông, để dưỡng sắc, bổ âm cho phụ nữ. Có lẽ cũng vì thế mà văn hoá ăn càng được con người sùng bái.
Ví như đàn ông ở một số quốc gia do lo sợ về căn bệnh khó nói “yếu sinh lý” mà sùng bái những đồ uống, thức ăn bổ cho dương khí như, cà dê, ngẩu pín, nhau thai… và mới đây nhất người ta còn ăn cả những thai nhi là những bé gái với nhiều cách chế biến và cách ăn theo sự sùng bái của mỗi cá nhân hay của mỗi nhóm người (Hình 1)[img][img]an%20thai%20nhiVietGiaiTri.Com-80567-1208048724.jpg[/img][/img].
2.2. Sùng bái ăn theo nghi lễ, tôn giáo – niềm tin: Những lý do để ăn thịt các vị thần là rất bình thường đối với đầu óc của người nguyên thuỷ. Họ tin rằng ăn thịt con người hay con vật “anh ta sẽ có được không chỉ những phẩm chất về thể xác mà cả phẩm chất về tinh thần, đạo đức đặc trưng của con người hay con vật đó”; “Trước khi những người dân Tây Ban Nha phát hiện và chinh phục xứ Mexique, những người Aztèques thực hành tục lệ trong một thánh lễ ăn bánh coi như đó là cơ thể của vị thần. Mỗi năm hai lần vào tháng năm và tháng chạp, người ta dùng bột ngào trộn với nước để làm một hình nhân của vị thần vĩ đại xứ Mexique… sau đó đạp vỡ hình nhân làm nhiều mảnh cho các tín đồ ăn những mảnh đó một cách long trọng”.
Người Wagogo tin rằng giết được con sư tử, ăn thịt sư tử sẽ trở lên gan dạ như con vật. Ở xứ Abéokuta (vùng Tây Phi) khi vua chết người kế vị tiền nhiệm (tân vương) phải ăn một mẩu thịt, hoặc ăn lưỡi của vị tiên vương để có thể kế thừa chắc chắn hơn những quyền năng ma thuật và những quyền năng khác của hoàng tộc. Người Italoné (Philippine) lại ăn sống một phần xương sọ, ruột của một số kẻ thù bị giết chết để có được sức mạnh cảu những người chết. Người Zoulous lại tin rằng ăn một khoảng thịt giữa trán của kẻ thù sẽ giúp họ có khả năng nhìn thẳng, đối mặt với kẻ địch…(Trích Cành vàng, bách khoa toàn thư về văn hoá nguyên thuỷ, James George Frazer, NXB văn hoá thông tin, 2007).
2.3. Sùng bái cách ăn: Bạn tuechi050672 có đề cập đến ăn ngồm ngoàn, ăn như chó cún, ăn như lợn… bạn bagia cũng đưa ra một số kiểu ăn hùng hục, húp xoàm xoạp… Đúng vậy có những người họ sùng bái cách ăn của mình theo kiểu ăn cho sướng mồm, từ phồng mang trợn mắt nhai nuốt, vừa ăn vừa nói mặc cho chỗ anh ta thúc ăn rơi vãi lung tung, kệ cho ai tế nhị lấy tay che bát (kẻo thức ăn hay nước miếng trong miệng anh ta bắn vào). Miễn là ta thấy ngon miệng.
Có thể trong cuộc sống, mỗi tộc người, mỗi quốc gia sẽ có những sùng bái và kiêng kỵ trong cách ăn khác nhau mà tôi chưa đề cập tới cũng như chưa hiểu biết tỏ tường…
Mời các bạn giúp tôi đóng góp thêm ý kiến để mỗi cách nhìn, có thêm sự đa dạng trong cảm nhận cho văn hoá ăn nhé.
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Thứ 3 23/06/09 0:20

3. Văn hoá lưu luyến ăn.
Ở Việt Nam xưa kia do ảnh hưởng bởi nho giáo nên trong gia đình và xã hội đều tồn tại quan niệm trọng nam kinh nữ, điều đó cũng phản chiếu trong văn hoá ăn như: Khi ăn uống, nhất là khi có khách, hay trong nhà có việc, người phụ nữ và các em bé thường phải ngồi ăn ở mâm dưới, ở nông thôn có khi phải ngồi ăn ở nhà dưới(nhà ngang) hay trong bếp. Một phần do bởi quan niệm, một phần cũng bởi điều kiện kinh tế nên khi ăn gia chủ hiếu khách thường cố gắng thiết đãi thức ăn phần ngon trong khả năng có thể, phần còn lại (thức ăn không ngon hoặc thừa) thì phụ nữ, trẻ em ăn dưới bếp.
Vì thế, xưa kia người Việt khi ăn thường theo phép lịch sự là cố ý trừ lại một phần thức ăn dành cho người ăn dưới bếp. Viết về vấn đề này nhà văn Nguyễn Công Hoan có tác phẩm “trẻ con không được ăn thịt chó”. Khi thiết khách, gia chủ sắp rượu, thịt chó… trẻ con trong nhà đòi được ăn thì được người lớn bảo chốc sẽ được ăn, nhưng khi ăn khách không giữ ý đã ăn hết sạch, mâm được rọn bê xuống bếp, đứa trẻ đã khóc đòi ăn thì lại bị quát “trẻ con không được ăn thịt chó”. Có thể ngày nay thế hệ trẻ không thể hiểu hết nhưng trong hoàn cảch thời trước đây thì tác phẩm này phẩn ánh về xã hội, con người và văn hoá ăn của người Việt ở một số vùng quê vừa rất thực mà cũng rất bi hài.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế cũng được nâng cao, văn hoá ăn của người Việt cũng có sự thay đổi nhưng thói quen của người Việt (đặc biệt ở Bắc Bộ) vẫn còn đó. Trong các bữa ăn, tiệc tùng… họ vẫn vô tình hoặc cố ý để thừa lại một phần thức ăn. Xét từ góc độ nào đó thì đây bị coi là sự phí phạm, lãng phí nhưng đó là sự lưu luyến những phong tục ăn uống của người Việt xưa kia.
Phải chăng đây là một trong những khác biệt ở văn hoá ăn của người Việt Nam, nó khác với quan niệm của người Tây hay một số nước ở Châu Á như Nhật Bản.
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Thứ 7 27/06/09 17:10

Bổ sung ảnh vào phần Văn hoá sùng bái ăn:
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Chủ nhật 28/06/09 8:25

bổ xung thêm ảnh về văn hóa sùng bái chất bổ dưỡng trong thức ăn một cách thái quá để các bạn tham khảo và cùng cảm nhận nhé
(ăn thai nhi)
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Chủ nhật 28/06/09 12:46

Cám ơn tinhgv đã post ảnh giúp, tôi loay hoay mãi mấy lần mà vẫn chưa post được. :P :P
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Chủ nhật 28/06/09 13:45

4. Văn hoá tận dụng ăn

Xưa kia với ăn người ta chỉ tận dụng những đồ thừa cho những người đói khổ hay dùng trong chăn nuôi. Cũng có khi dùng ăn để bức cung, để sai khiến những người đói, nô lệ.
Ngày nay - hình như trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá, con người luôn nghĩ mọi cách để tận dụng và trong văn hóa ăn cũng vậy. Ở Việt Nam giờ đây người ta bàn chuyện làm ăn, ký kết hợp đồng, hay thương lượng làm ăn trên bàn ăn, trong nhà hàng. Nhờ ăn uống vui vẻ mà các công việc khác cũng “đầu xuôi đuôi lọt”… Các công sở vào giờ ăn trưa cũng có một vài cặp tận dụng ăn dập dìu tranh thủ ăn ngủ. Vậy ra nhờ biết tận dụng ăn để phục vụ sự tồn sinh, còn thoả mãn nhiều nhu cầu khác nữa.
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Chủ nhật 28/06/09 15:48

5. Văn hoá đối phó với ăn
Phần này khó quá, các bạn đóng góp ý kiến giúp tôi với...
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Chủ nhật 28/06/09 23:37

[justify]Chủ đề mà hoangdzao đề cập đến thật hấp dẫn và lôi cuốn... Khi nói đến ăn & văn hóa ăn thì thật phong phú và đa dạng, một phần còn tùy thuộc vào thói quen, nếp sống của từng địa phương, của mỗi dân tộc. Ở đây, tôi xin nêu ra một vấn đề mà tôi thấy các bạn chưa đề cập đến, đó là "những kiêng kỵ trong ăn uống của dân tộc Việt". Chẳng hạn vào dịp Tết ở Nam Bộ, trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy... Nhưng còn nhiều vấn đề khác nữa tôi chưa được rõ lắm, mong các bạn trao đổi thêm nhé!
[center]Hình ảnh[/center][/justify]
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

văn hóa đối phó trong ăn uống

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Thứ 2 29/06/09 18:37

[justify]Để cho bài viết của bạn Hoangdzao được hoàn thiện tôi xin bổ xung phần văn hóa đối phó trong ăn uống mà cụ thể ở đây là những điều kiêng kỵ trong ăn uống của người Việt được thể hiện ở một số ý sau:

- Thời phong kiến bữa ăn được thể hiện rõ ràng thứ bậc trong gia đình chẳng hạn,người bố và con trai được ngồi ăn ở mâm trên cấm phụ nữ và trẻ nhỏ phải ngồi cùng mâm thể hiện sự kính trọng,quyền uy của người đàn ông trong gia đình
- Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách và bắt buộc phải trở đầu đũa kiêng việc dùng đầu đũa mình đang ăn để gắp thức ăn cho khách, Có người có thói quen dùng đũa của mình gắp thức ăn bỏ lên bát người khác để tỏ ra hiếu khách, tình cảm nhưng có biết đâu rằng làm như vậy vừa mất vệ sinh, vừa gây khó xử khi họ không muốn ăn món đó.
- Khi ăn thì phải ngồi quay ra, không được ngồi sấp bóng, phải ngẩng mặt lên,kiêng ngồi chân thấp chân cao
- Ngoài Bắc khi ăn cơm tất cả con cái phải mời cha mẹ, anh chị trước khi và miếng cơm đầu tiên vào miệng
- Người Việt ở Bắc Bộ rất kiêng việc ” ăn không ngó trước xem sau, cắm đầu ăn sạch, ăn thô bạo, ăn theo kiểu “cạo nồi liếm bát” cái nào cũng ăn, cái nào cũng nếm, chỗ nào cũng thọc đũa vào không chừa một món nào, ăn không nổi, không hết rồi bỏ thừa bỏ mứa.
-Là con cháu phải biết chỗ biết nơi mà ngồi, đừng đối diện người lớn, ngồi phía trước người, hay người lớn chưa ngồi mình nhảy vô ngồi trước, như vậy là lỗ mãng, không biết kính trọng người lớn, vô phép. Nếu được phép ngồi ăn chung ta phải nhường ông bà ăn trước ta mới ăn sau và cẩn thận đừng ăn vội vàng, chưa ăn mà nuốt, chưa uống mà ực; chúng ta phải để ý và gắp miếng ngon cho người lớn tuổi, có ý thức như vậy mới được mọi người thương mến và được khen là con nhà hiếu thảo và lễ phép.
- Người Việt đã đúc kết những điều răn dạy về cách ăn uống qua một số câu tục ngữ,ca dao mà tôi trích sau đây nó đã thể hiện sự tinh tế trong cách ăn uống của ông cha ta thủa trước và nó cũng thể hiện được thông điệp rằng:”Ăn uống là một phần quan trọng trong đời sống, nói lên trình độ văn hóa của con người cũng như của xã hội”
[center]Ăn lấy thơm lấy tho
Chứ không ai ăn lấy no lấy béo.
Ăn một miếng tiếng một đời.
Hay:
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôi hóa rồ.
Thà rằng ăn nửa trái hồng
Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè.
Hay:
Miếng ngon ăn ít no nhiều.
Người khôn dẫu nói nửa điều cũng khôn
Ăn cơm với mắm thì ngắm về sau
Ăn cơm với rau ngắm sau ngắm trước
Ăn coi nồi ngồi coi hướng
Hay:
Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn.
Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.[/center]
các bạn tiếp tục bổ xung đi[/justify]
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Văn hóa ăn – mỗi cách nhìn, mỗi cảm nhận

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Thứ 5 02/07/09 21:15

để bổ xung cho văn hoá ăn của bạn hoangdzao mời mọi người xem clip sau và cho cảm nhận nhé
http://www.youtube.com/watch?v=e5c2KbHpprw
lấy sâu làm thức ăn
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron