TATTOO TRUYỀN KỲ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

TATTOO TRUYỀN KỲ

Gửi bàigửi bởi binbinbas » Thứ 5 07/05/09 14:17

Hình xăm,đối với một số người đó là dấu hiệu của băng đảng, của sự ăn chơi sa đọa, của sự đâm chém, tù tội. Nhưng hình xăm còn là dấu hiệu của một giai cấp nào đó,là một loại hình phạt dành cho những kẻ phạm tội. Và cho đến ngày nay, hình xăm còn là một thứ thời trang được giới trẻ ưa chuộng để thể hiện cá tính.Nhưng tất cả,nói chung lại, hình xăm không xấu mà còn phải xét đến cách sử dụng nó, cách người mang nó trên mình.

Xăm là một hình thức ghi dấu vĩnh viễn bằng mực làm thay đổi sắc tố da để làm đẹp hoặc những nguyên nhân khác.

Hình xăm hay “tattoo”, cái tên này bắt nguồn từ đâu? Người Polynesian gọi là "ta" có nghĩa là một thứ gây ấn tượng và người Tahitian gọi là "Tatau" có nghĩa là một thứ dấu ấn. Với thuyền trưởng James Cook miêu tả sau chuyến hải hành năm 1769 đến Nam Thái Bình Dương, “tattoo” có nghĩa "những nét vẽ của người Polynesia".

Hình xăm có lịch sự thật sự rất lâu đời,nó xuất hiện từ khoảng hơn năm ngàn năm trước đây và gần như nơi nào trên trái đất có con người thì nơi đó có hình xăm,chỉ là thời gian xuất hiện sớm hay muộn,được mang từ nơi này đến nơi khác như thế nào mà thôi.Thử đi một vòng xem sao!!

Để biết được lịch sử của hình xăm,phải đi từ các xác ướp.Năm 1991, người xăm cổ 5000 năm "otzi người băng" đã tạo nên các hàng típ lớn trên các báo khắp toàn cầu khi cơ thể đóng băng của ông đã được phát hiện ra ở vùng núi giữa Áo và Italy. Đó là xác ướp tốt nhất từng được tìm thấy trong cùng thời điểm. Trên da có 57 hình xăm: 1 hình chữ thập ở mặt trong đầu gối trái, 6 đường thẳng dài 15 cm chạy dọc theo phía trên thận và các nhịp đường thẳng song song trên mắt cá chân. Vị trí các hình xăm đánh dấu thừa nhận rằng họ đã chắc chắn chấp nhận cho các lý do chữa bệnh (phương pháp điều trị của chứng viêm khớp).

Tiếp đến là Văn hóa Pazyryk, năm 1984, cách biên giới Bắc 120 dặm giữa Nga và Trung Quốc, Sergei Rudenko vùng lãnh thổ của Nga đã bắt đầu khai quật các ngôi mộ thời tiền sử Đông âu, trên vùng núi cao Altai Đông Bắc Siberia. Các xác ướp đã được tìm thấy có niên đại khoảng 2400 năm trước. Các hình xăm trên cơ thể họ mô tả lại các con vật khác nhau. Người ta nghĩ rằng các con quái vật sư tử đầu chim và các con quái vật có ý nghĩa ma thuật nhưng có vài yếu tố khác tin rằng đó chỉ là các hình trang trí đơn thuần.Tất cả các hình xăm được cho là để phản ảnh địa vị một người.

Và đây Ai Cập:theo như ghi chép, phần lớn các tác phẩm xăm trên người Ai Cập gần như không được quan tâm tới bởi các tác động sớm của các nhà nghiên cứu Ai Cập bằng thái độ xã hội theo hướng trung lập phổ biến.Tuy nhiên ngày nay, chúng ta biết rằng có những cơ thể người tìm lại được niên hiệu như đầu triều đại thứ 11 cho ta thấy hình thức nghệ thuật xăm mình.Năm 1891, các nhà khảo cổ học phát hiện ra phần chính xác ướp của Amunet, một nữ tu của nữ thần Hathor, tại Thebes khoảng năm 2160 - 1994 trước công nguyên. Xác ướp của người phụ nữ này có vài đường và dấu chấm xăm trên cơ thể - nhóm các dấu và/ hoặc các vết sắp thành hàng trong mẫu hình học trừu tượng. Hình thức nghệ thuật này chỉ giới hạn cho những người phụ nữ liên quan tới các hoạt động nghi lễ. Người Ai Cập đã trải ra một thế giới hoạt động xăm mình rộng lớn.Các Kim tự tháp của người Ai Cập ở triều đại thứ 3 và thứ 4 đã phát triển các dân tộc quốc tế khác như người Crete, người Hy lạp, người Ba Tư cũ, người Ả Rập.Năm 2000 trước công nguyên, nghệ thuật xăm mình vươn tới Nam Á. Người Aniu(dân di cư Đông Á)đã mang nó theo sang Nhật Bản.

Qua tới Nhật Bản rồi đây:bằng chứng sớm nhất về hình xăm ở Nhật Bản được tìm thấy trên mình các bức tượng đất nhỏ, mặt chúng được sơn hoặc khắc để mô tả các dấu xăm mình. Bức tương cổ nhất trong loại này được tìm thấy trong các ngôi mộ có niên đại 3000 năm trước công nguyên hoặc còn cổ hơn, co nhiều bức tượng nhỏ được tìm thấy trong các ngôi mộ có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 2 và thứ 3 trước công nguyên. Chúng được làm để đóng thế cho người sống tượng trưng thêm cái chết trên hành trình tới hư vô, và vết xăm được tin rằng có tôn giáo và các nghi lễ ma thuật. Bản ghi chép đầu tiên về hình xăm của người Nhật Bản được tìm thấy trong lịch sử triều đại Trung Quốc khoảng nhữg năm 297 sau công nguyên. Người Nhật Bản thực sự yêu thích các hình xăm trang trí tượng trưng, như phản kháng lại ma thuật. Hori - người làm hình xăm Nhật Bản - những người chuyên nghiệp được thừa nhận. Họ dùng mầu, phối cảnh, và tạo ý tưởng để thực hiện toàn bộ các góc. Hình xăm cổ điển của người Nhật là toàn bộ cơ thể.

Và thêm vào đó Polynesia:văn hóa xăm có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Hình xăm của người dân đảo Polynesia được coi là hình xăm phức tạp và khéo léo nhất trong thế giới cổ đại. Họ tin rằng mỗi người có Mana, thì tinh thần mạnh mẽ và cuộc sống quyền lực, chúng được thể hiện qua các hình xăm. Đa số phần đông chúng ta ngày nay biết rằng nghệ thuật cổ đại được thể hiện thông qua các câu truyện cổ tích, thơ ca, các nghi thức nghi lễ. các hình khối phức tạp thường được chọn sáng tạo để xăm, làm mới và trang điểm cho một người trong suốt cuộc đời họ cho tới khi cơ thể các hình xăm phủ kín cơ thể.Ở Samoa, truyền thống chấp nhận xăm hay "tatu", bằng tay, xác định lâu dài địa vị và tước vị của họ, với các tộc trưởng và những người phụ tá của họ, người đứng đầu quyền lực trong gia đình. Xăm mình trong nghi lễ phong tộc trưởng mới, trưởng thành,các cuộc chiến lớn và là một phần khoá quanh sự lãnh đạo. Hình xăm vĩnh viễn được thực hiện bởi những người làm xăm đánh dấu mãi mãi sự chịu đựng và cống hiến cho văn hoá truyền thống của họ.Năm 1787, Người Châu Âu đầu tiên đặt chân lên vùng đất người Samoa là các thành viên đoàn thám hiểm người Pháp. Họ được tận mắt chứng kiến thấy những người thổ dân và ghi chép lại: "Dân nơi đây có những thứ vẽ và xăm mà nhìn tưởng là quần áo, mặc dù họ trần truồng". Nguồn gốc các hình xăm thần thoại của người Samoa và lịch sử văn hoá xăm trích ngang khác thường nằm dưới thế giới da rộng lớn từ Auckland tới Netherland.Người Hawia có riêng nghệ thuật xăm mình, được biết tới là "Kakau", nó chỉ để dùng làm trang trí và phân biệt, nhưng để bảo về sức khoẻ và tâm hồn trong sạch. Những hình mẫu phức tạp và bắt chước theo khuôn các con sóng hoặc là các hình dạng tự nhiên. Đàn ông thì xăm trên những cánh tay, chân, toàn thân và mặt. Đàn bà thường xăm trên bàn tay, ngón tay, cổ tay, đôi khi cả ở lưỡi. Những người truyền giáo Châu âu đã tới mục đích duy nhất làm nghệ thuật xăm mình suy yếu bởi các nhà thờ Cơ - đốc giáo.

Bay qua New Zealand nào:người Maori ở New Zealand đã tạo nên một nền văn hoá đặc sắc nhất của cả quần đảo Polynesia. Những hình xăm của họ được gọi là "Moko" phản ánh khả năng nghệ thuật - họ dùng kỹ năng trạm khắc gỗ để trạm khắc lên da.Nhìn theo toàn diện Moko là đánh dấu phân biệt mọi ngưòi với nhau, nó cho biết địa vị của một người, mang tính di truyền và phân biệt các bộ lạc. Nó gợi nhắc tới những người anh hùng của họ trong các cuộc chiến và trong các sự kiện lớn trong cuộc đời họ.

Indonesia cũng góp phần vào:Borneo là một trong những nơi trên thế giới có các bộ tộc xăm mình truyền thống vẫn còn hoạt động cho tới nay từ hàng ngàn năm. Mới đây nhiều vùng nội địa các bộ lạc có chút liên lạc với thế giới bên ngoài. Như vậy,họ đã bảo tồn nhiều mặt cuộc sống truyền thống của họ, bao gồm cả xăm mình. Các kiểu mẫu của Borneo đã vươn ra khắp thế giới, từ nền tảng cơ sở đó người phương Tây gọi chúng là "Tribal".

Và đây là Ấn Độ/Thái Lan:người Ấn phổ biến các ký hiệu của sức mạnh trên cánh tay, chân. Các Thầy tu tới ngày nay vẫn là một trong những người tạo ra hình xăm phổ biến nhất ở Thái Lan và Myanmar. Họ để cơ thể họ cho những thầy tu làm các phép thuật quyền năng tạo ra trong lúc xăm. Đàn bà không được phép vì các thầy tu không được phép chạm vào người họ do người Thái tin rằng không cần tiếp thêm sức mạnh vì vốn bản thân họ đã đủ mạnh mẽ.

Sang tới Châu Phi mạnh mẽ với nhiều dân tộc có các phong tục kỳ lạ:như chúng ta biết người dân có màu da đen nên rất khó để các hình xăm màu. Nhưng họ vẫn muốn có các hình xăm, nhưng nó có liên quan tới xăm mình. Bằng cách nâng làn da lên chút xíu, dùng dao cắt hoặc một vật có hình dáng đặc biệt sắc nhọn hoặc tro được cọ xát với nhau trên cơ thể, nó có thể bết lại trông giống như hệ chữ Bray...Các kiểu mẫu thường theo các truyền thống địa phương.


Đến Greece và Rome cổ đại:người Hy - lạp học xăm từ người Ba Tư. Đàn bà thôi miên bằng các ý tưởng của hình xăm như những vệt dấu đẹp kỳ lạ. Người La - mã học xăm từ ngưòi Hy - lạp. họ viết lại cũng giốn như những người Virgil, Seneca, Galenus có nhiều ngưòi nô lệ và bọn tội phạm bị xăm mình. Theo như luật Ephesus cho ta biết thời kỳ đế chế La - mã, tất cả những người nô lệ bị đưa tới Châu Á đều bị xăm với từ "Tax paid". Người Hy - lạp và người La - mã cũng dùng xăm như hình phạt. Đầu thế kỷ thứ tư, khi Constantine trở thành hoàng đế La - mã và đã bãi bỏ sự ngăn cấm của đạo Cơ - đốc giáo. Ông cũng cấm xăm trên mặt, và cũng cho cả những người bị kết án tử hình, quân lính, và các đấu sĩ. Constantine tin rằng khuôn mặt người thể hiện cho ý muốn của Chúa và không nên làm biến dạng hoặc làm nhơ bẩn.


Người Xen – tơ:các bộ lạc di chuyển từ Đông âu trong khoảng thời gian từ 1200 đến 700 trước công nguyên. Họ tới các đảo nhỏ của Anh,khoảng 400 năm trước công nguyên. Mà như bây giờ chúng ta biết là Ireland, Wales, và Scotland. Ngôn ngữ văn hoá Xen - tơ phủ đầy nghệ thuật. Phủ trên cơ thể màu sơn nhuộm bằng màu cây tùng lam, nó tạo màu xanh trên da. Các đường xắn ốc thường một mình, một cặp hoặc cả ba. Hình trang trí thường được nhận ra từ nghệ thuật của người Xen - tơ, với các đường tạo hình các dải hình phức hợp rồi vắt ngang qua người họ. Các ký hiệu liên kết cuộc sống của họ lại. Chìa khoá các mẫu giống như vậy được tìm thấy từ sớm trên các mẫu thiết kế phức tạp, gồm cả các đường viền đơn giản và đầy phức tạp. Các mê cung được đi lại, những mẫu ký hiệu đường mòn khác nhau giống như những hành trình sống có thể mang lại.


Sang đến Châu Mỹ rồi đây,nhưng đây là Trung và nam Mỹ:ở Peru, các xác ướp Inca có hình xăm khoảng từ thế kỷ 11 đã được tìm thấy. Thế kỷ 16, người Tây Ban Nha báo cáo về các hình xăm của người Maya ở Mexico và trung Mỹ là cá dấu hiệu của lòng dũng cảm. Khi Cortez và những người thực dân Tây Ban Nha đi cùng ong tới bờ biển của người Mexico năm 1819, họ đã khinh hoàng khi phát hiện ra các thổ dân không chỉ thờ ma quỷ trong các tượng và các vật linh thiêng, mà còn có ý nghĩa gột sạch các vết nhơ trên da họ bằng các vâtj linh thiêng. Người Tây Ban Nha chưa từng nghe qua về xăm mình, họ nhận ra đó như là việc làm của quỷ Sâtn. Thế kỷ 16, những nhà sử gia Tây Ban Nha đã viết lại những ghi chép những chuyến phiêu lưu của Cortez và những người cùng đi với ông rằng xăm mình được người thổ dân thực hiện phổ biến ở Trung Mỹ.Bắc Mỹ.Mới đầu các nhà truyền giáo có ghi chép về việc thực hiện phổ biến của các hình xăm bao gồm cả các người thổ dân. Có cả người Chickasaw, các chiến binh yêng hùng được nhận ra bằng các hình xăm của họ. Người Ontario Iroquian, các hình xăm phức tạp lại phản ánh địa vị cao. Ở đông bắc Mỹ,cằm của những người phụ nữ Inuit được xăm để cho thấy tình trạng hôn nhân và nhóm tộc. Cửa hàng xăm lâu nhất ở thành phố New York từ năm 1846 .Năm 1891, Samuel O'reilly đã phát minh ra máy xăm điện.


Quay lại Trung đông:trong suốt thời gian Kinh thánh cổ, thế giới của những người ngoại đạo thì nghệ thuật xăm được thực hiện mang ý nghĩa thờ phụng Chúa trời. Một trích đoạn người Leiticu đọc: "Ngươi không được phép cắt thịt hay in bất cứ dấu hiệu nào lên người ngươi"(19:28).Đó là một trích dẫn giống quyền lực của kinh thánh nhằm củng cố cho quan điểm của nhà thờ. Nhà nghiên cứu kinh thánh M.W Thomson chỉ ra rằng, Moses được hưởng ân từ xăm, họ chỉ ra xăm hình như một con đường để nhớ sự giải thoát người Do Thái khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập.

Có thể nói rằng,tới đây ta đã đi một vòng trái đất,vậy còn Việt Nam thì sao??Việt Nam thời xa xưa cha ông ta có xăm mình hay không?Câu trả lời là có.Theo sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:
Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:
- Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.
- Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.
Đặc biệt thời Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá sẽ được xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử). Nghệ thuật này còn được thấy rõ rệt dưới triều đại này với việc xăm hai chữ Sát Thát (Giết giặc Tarta) trong thời kỳ kháng chiến chống Nguyên Mông, thể hiện sự quyết tâm đồng lòng chiến đấu, bảo vệ giang sơn của cha ông ta. Thường những người xăm trổ thời ấy đều là những chiến binh dũng cảm và can trường, họ xăm trổ để thể hiện sức chịu đựng và chí hướng của mình. Nhiều người dân cũng thường cũng xăm lên bụng những chữ “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” thể hiện tinh thần thượng võ.
Đến đây là hết sức để nói,chỉ thấy được rằng cái lịch sự quá lâu dài và sự phong phú của hình xăm là đến mức nào.

Có thể nói rằng,hình xăm là một loại hình nghệ thuật,bởi vì để có được một hình xăm phải tốn rất nhiều công sức,mồ hôi có khi còn phải đổ cả máu.Muốn có được đẹp thì trước hết phải có được mẫu hợp với mình,sau đó phải có được một nghệ nhân khéo tay và thạo nghề,sau đến là khả năng chịu đau,tới nữa đó là khả năng giữ gìn,vì hình xăm khi mới làm cũng giống như một vết thương.Và quan trọng nhất là khả năng quyết đoán,chống chọi lại được với dư luận,vì quan điểm của người Việt Nam vẫn còn khắc khe với hình xăm,không những Việt Nam mà ở các nước khác cũng như vậy.Tư tưởng coi thường hình đã ăn sâu vào tìm thức của mỗi người rồi.Nên để thay đổi một hệ tư tưởng thì còn khó hơn cả đi lên Sao Hỏa,vậy thì “Tránh voi chả xấu mặt nào”.

Vậy hình xăm được tạo nên như thế nào? Những hình xăm đầu tiên tạo bởi các sự cố. Một vài người có vết thương nhỏ, đã cọ xát chúng bằng tay bẩn với bồ muội than và tro. Chỉ duy nhất có vậy vết thương đã lành, họ thấy vết đánh dấu tồn tại vĩnh viễn. .Hình xăm được tạo nên bằng cách cấy các nguyên liệu mầu xăm vào mặt dưới da. Một số bộ lạc có tập tục tạo ra những hình xăm bằng việc vẽ lên da, mực xăm được làm từ bồ hóng hoặc than củi nghiền vụn, có thể bỏ vào xương động vật nghiền nát. Để tạo đường nét, nghệ sĩ gắn các mẩu tre hoặc kim khâu vào một cái que. Sau khi nhúng chúng vào sắc tố, họ dùng vồ đóng nhẹ chúng vào da.Ở Ấn Độ và một số nước Nam Á,Trung Đông phổ biến tục xăm mình Mehndi với mực xăm đều được chiết xuất từ các bộ phận trên cây lá móng. Các gam màu khác nhau được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau trên cây lá móng: lá, hoa hoặc cành. Lá, hoa hoặc cành lá móng được nghiền nhỏ thành bột sau đó trộn với nước nóng. Để có các gam màu khác, người ta đem pha trộn hợp chất này với bột một số lá cây khác, chẳng hạn lá chàm, lá chè xanh, bột cà phê, lá me, chanh, đường, thi thoảng có pha thêm một số loại dầu khác để tăng độ bền và bóng của màu.Còn ngày nay,chủ yếu xăm được dung bằng mực xăm. Bộ dụng cụ xăm hình cũng rất phong phú đa dạng,nào là mực,kim,mẫu xăm,máy xăm,thuốc tê,bàn,ghế nằm…..Mực xăm cũng có đủ màu:đen,xanh,đỏ,vàng,xanh da trời…Mẫu hình xăm là phong phú đa dạng nhất,có thể nói là muôn hình vạn trạng,to có,nhỏ có,hình thú có,hình hoa có,nhìn hung dữ có,hiền lành,dễ thương cũng có…nói chung là vô cùng.

Vậy từ xa xưa,xăm có tác dụng gì?Theo Bin có một số tác dụng chính sau đây.

Đầu tiên,Xăm mình để tôn thờ bộ lạc:nhiều cộng đồng bộ lạc cổ xưa xăm mình như một hình thức trang điểm hoặc nghi lễ. Các thủy thủ phương Tây, trong những chuyến hải hành trên Thái Bình Dương vào thế kỷ 18, từng ngạc nhiên và bị mê hoặc bởi những hình vẽ trên cơ thể cư dân địa phương. Ngày nay, những hình ảnh xăm đã được cách điệu nhuần nhuyễn, với sự pha trộn giữa những nét vẽ lượn vòng của xứ Borneo, những hình vẽ của người Maori ở New Zealand và các họa tiết theo kiểu Celtic sao chéo từ những chữ nổi trang trí trên sách cổ. Nhưng quan trọng hơn cả là cái nhìn về thẩm mỹ. Ngày nay, người ta hẳn không còn nhớ đến những ý nghĩa biểu đạt xa xưa của các hình xăm mà chỉ cần biết chúng có đẹp hay không mà thôi.

Xăm mình để phô trương giai cấp:xăm mình cho phép khẳng định địa vị xã hội. Vào thế kỷ 19, giới quý tộc Anh và bậc vua chúa như Nga hoàng Nicolas II, các nhà vua Thụy Điển và Đan Mạch đã sang Nhật để xăm hình những con rồng. Nhưng ngược lại, tại Nhật, dân xăm mình lại là những thành phần thấp kém trong xã hội lúc đó như lính cứu hỏa, người giữ ngựa. Ngày nay, chỉ còn lại những gangster Nhật - những yakusa - là còn giữ truyền thống xăm mình.

Các triều đại phong kiến châu Á từng xử tội nạn nhân bằng xăm mình:nước Trung Hoa thời phong kiến từng xem việc xăm mình là một biểu hiện của sự dã man. Nhiều triều đại vua chúa đã dùng hình thức này để trừng phạt những kẻ phạm tội. Đến sau thế kỷ thứ 6, việc xăm mình còn được dùng để đánh dấu nhằm giúp nhận dạng nhanh hơn các tội phạm và những tù nhân bị lưu đày. Các phạm nhân tội nặng khi đó, thay vì bị xẻo tai hay bị chặt một bàn tay như trước kia, sẽ bị đánh dấu bằng những hình tượng đa dạng cho biết nơi họ đã phạm tội. Họ sẽ bị tách khỏi gia đình, cộng đồng và không còn vị trí xã hội.Tại Nhật Bản, việc trừng phạt phạm nhân bằng hình thức xăm mình đã có vào năm 720 sau Công nguyên. Khi đó, Nhật hoàng đã giảm tội chết cho một thủ lĩnh nổi loạn xuống thành hình phạt xăm mình. Đến thế kỷ 17, việc xăm mình trị tội được thay thế bằng những hình phạt khác và nhà nước phong kiến đã cố gắng dẹp bỏ nó. Song, đâu đó các lính cứu hỏa hay lính khiêng kiệu và một vài giới hành nghề chân tay khác vẫn tiếp tục xăm mình như một thú tiêu khiển. Đặc biệt, những tay anh chị trong các băng nhóm mafia Nhật - các yakusa - rất thích loại hình nghệ thuật này. Các thành viên của yakusa là những thành phần thuộc tầng lớp dưới xã hội. Mặc dù các hoạt động của yakusa thường bất hợp pháp, nhưng các thành viên của các tổ chức này đều phải tuân thủ một quy tắc nghiêm ngặt về danh dự: cấm phạm tội đối với dân chúng. Cũng như các samurai, các thành viên yakusa luôn hãnh diện về khả năng chịu đau đớn và thiếu thốn của mình. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ băng nhóm. Để chứng minh và tuyên thệ điều đó, các thành viên yakusa buộc phải xăm mình, vì đây là biểu hiện của lòng dũng cảm khi phải chịu đau đớn và vì hình xăm sẽ được lưu giữ mãi. Ngoài ra, xăm mình còn là con dấu chứng thực sự gia nhập của một thành viên vào băng nhóm. Song song với điều đó, họ mãi mãi sẽ là những kẻ đứng ngoài vòng pháp luật.
Xăm mình còn là một phương pháp làm đẹp,ngày nay,các chị,các mẹ đi xăm mắt,miệng cho đẹp hơn.Các bạn trẻ coi đó là một cái mốt để theo,để thể hiện cá tính.
Ngoài ra,xăm mình còn là một phương pháp chữa trị bệnh.Như đã nói ở đầu bài,người ta tin tưởng rằng các hình xăm đó là để chữa bệnh viêm khớp.
Có người sẽ hỏi,vậy tôi muốn có một hình xăm thì phải làm gì đây?Hình xăm,là một loại gắn liền với ta cả cuộc đời,vậy nên nếu bạn muốn có một hình xăm thì lời khuyên thành thật rằng hãy từ từ,suy nghĩ có thật kỹ càng,chín chắn,suy xét đến tất cả các trường hợp có thể gặp phải khi bạn mang trên mình một hình xăm.Và đây là bảy lời khuyên nếu bạn đang ngấm ngầm muốn có một hình xăm.
1.Vì sao bạn quyết định xăm mình?
2.Xem lại câu 1.
3.Bạn đã đủ 18 tuổi và có thể chịu trách nhiệm về quyết định này của mình chưa?
4.Bạn có bệnh gì liên quan đến da hay không?Liệu da bạn có bị phản ứng phụ khi tiếp nhận một hình xăm hay không?
5.Một hình xăm có tuổi thọ…bằng tuổi thọ của bạn.Đó là sự thật!Hiện nay,bạn có thề xóa hình xăm bằng laser nhưng chi phí rất đắt và vẫn để lại dấu vết trên da.Bạn có thể chọn một phương pháp khác:xăm phun(không chạm tới kim xăm) có tuổi thọ trong vài tháng.Bạn có nghĩ lại không?
6.Bạn sẽ xăm hình gì?(đây là vấn đề quan trọng,nếu bạn đã có được hình xăm mơ ước của đời mình,bạn nên in nó ra và treo ngay đầu giường,nhìn ngắm nó hang ngày,hang ngày,nếu như sau một năm,bạn vẫn thấy yêu mến nó thì mới nên chọn nó để xăm)
7.Hãy chọn một địa chỉ xăm mình có đủ uy tín vì sức khỏe và sự an toàn của chính bạn.Và đừng quen chăm sóc vệ sinh hình xăm đúng cách sau đó.
Đây chỉ mới là một số điều vắn tắt về hình xăm mà em nó thu lượm,xem xét,tổng hợp,đánh máy của em nó.Xin cám ơn rất nhiều những bác,những chú,những chị,những cô đã kiên nhẫn đọc hết bài này.Nếu các bác có hiểu biết nhiều hơn mà trong khi xem thấy em nó làm sai,viết sai thì cứ đập thẳng vào mặt em nó,để em nó biết cái sai mà sủa chữa.
" " Fear no bitch,trust no dick" "
Hình đại diện của thành viên
binbinbas
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TATTOO TRUYỀN KỲ

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 2 01/06/09 23:15

Dẫn nguồn!
Bạn nào quan tâm đến văn hóa xăm mình thì liên lạc Skoalls nhé !
Học kì này chỉ chú tâm đến chủ đề này thôi mà :D
Ai thích xăm cũng liên hệ lun, đảm bảo đẹp, rẻ, an toàn ;)
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách

cron