KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Gửi bàigửi bởi hongthomk02 » Thứ 5 14/05/09 16:07

KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn…”
( Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm)

Vâng, trong tâm hồn ta, đất nước, quê hương chính là những điều giản dị, mộc mạc, gần gũi nhất. Đó là những câu chuyện cổ tích của mẹ chuyên chở những ước mơ về cái chân, thiện, mĩ; Đó là miếng trầu bà ăn thắm đỏ tình người…Yêu quê hương, đất nước chính là yêu những gì bình dị nhất, những gì là bản sắc dân tộc mình. Ấy thế mà, ngày nay, không ít các bạn trẻ đã thờ ơ, thậm chí là vô tâm, tàn nhẫn đối với nền văn hóa dân tộc, làm cho những nét văn hóa ấy ngày càng mai một. Nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên- một điểm nhấn độc đáo của văn hóa Việt Nam- cũng đang nằm trong tình trạng đó. Việc UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã cho thấy nét tinh túy, đặc sắc của giá trị nghệ thuật cồng chiêng trong nền văn hóa thế giới. Đó là một thực thể văn hóa đang dần mất đi, nó đang dằng co dữ dội giữa sự sống và cái chết. Chúng ta- với vai trò là người con đất Việt phải biết trân trọng, giữ gìn, phát huy nền văn hóa ấy. Để ta thêm yêu đất nước mình- đất nước của những nền văn hóa độc đáo.
Nếu như đến với vùng Kinh Bắc, ta như mê đi bởi những điệu quan họ duyên dáng, ngọt ngào thì đến với không gian Tây Nguyên, ta như rạo rực, bừng lên một sức sống với những âm điệu cồng chiêng rộn rã, ngân vang.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên ngày nay: Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Sự kiện không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại( 11/2005) đã chứng tỏ nét độc đáo, giá trị của nó đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. Đó là niềm tự hào, vinh dự không chỉ của người dân Tây Nguyên mà cả của dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh

Tiếng chiêng gắn bó với đời sống những dân tộc Tây Nguyên một cách lạ kì. Ai đó đã từng ví “ người dân Tây Nguyên thiếu tiếng chiêng như thiếu muối, thiếu gạo” vậy, những âm thanh đó theo suốt con người ta trên đường đời, kể từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi ra đi vào cõi vĩnh hằng. “ Cuộc đời người dài như một tiếng chiêng”, tiếng chiêng như đã thấm vào máu thịt, thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ của họ để rồi không sao dứt ra khỏi cuộc đời họ được. Tiếng chiêng cùng vui, cùng buồn, cùng họ vượt qua những nỗi đau, gian nan trong cuộc sống cộng đồng. Mỗi bài chiêng được đánh trong mỗi dịp khác nhau thể hiện mỗi trạng thái cảm xúc của con người: Chiêng tang lễ thì chậm rãi, buồn bã; Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; Chiêng đâm trâu thì âm điệu nhanh, giục giã… Vâng, có lẽ tình cảm sâu nặng ấy cộng với giá trị truyền thống lâu đời đã tạo nên một không gian văn hóa Tây Nguyên đậm đà bản sắc dân tộc. Không gian chính là khoảng không bao trùm mọi vật xung quanh con người, văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa thông dụng, tức là chỉ cái đẹp. Nói không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nói đến khoảng không bao trùm những giá trị tốt đẹp của nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên. Có lẽ cồng chiêng Tây Nguyên độc đáo đến mức mà “ Tây Nguyên” đôi khi không được hiểu theo vai trò là danh từ mà là tính từ.

Cồng chiêng ăn đời ở kiếp với người dân Tây Nguyên, phải chăng nguồn gốc cồng chiêng cũng ở Tây Nguyên? Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học, cồng chiêng không có nguồn gốc từ Tây Nguyên mà do mua từ nơi khác về: Quảng Ngãi, Quảng Nam, của người Kinh, người Lào, Thái Lan…Không bao giờ cồng chiêng mua về lại có âm thanh như mong muốn cả, người Tây Nguyên phải tự chỉnh âm cho tới khi được âm thanh như mong muốn thì mới thôi. Mỗi dân tộc có những thang âm riêng cho dàn cồng chiêng của mình, vì thế, hãy cứ để họ tự chỉnh những âm thanh vốn có của bản thân đồ đồng thành âm thanh của riêng dân tộc họ, điều đó thể hiện sự độc đáo, phong phú của nghệ thuật cồng chiêng và sự taì hoa của những nghệ nhân. Có quan niệm cho rằng: cồng chiêng là hậu duệ của đồ đá. Trước khi có văn hóa đồ đồng con người đã sử dụng đồ đá để làm nhạc khí: cồng đá, chiêng đá…Và quan niệm này có thực sự đúng hay không vẫn còn là một dấu chấm hỏi để các thế hệ sau đi tìm lời giải đáp.

Cồng chiêng là nhạc cụ được xếp vào bộ gõ, nhóm tự thân vang. Cồng là loại có núm ở giữa, chiêng thì không. Chúng được làm từ đồng thau, hợp kim đồng, vàng, bạc…Kích thước cồng chiêng thay đổi tùy vào từng loại, có chiếc đường kính gần 20 cm, có chiếc lên tới 120 cm. các dân tộc Tây Nguyên đã lựa chòn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau. Biên chế dàn chiêng 2, 3 chiếc tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của nhiều tộc người Tây Nguyên thì đây là biên chế cổ nhất: chiêng tha của người Brâu, dàn 3 cồng của người Bana, Churu, Giarai…dàn 6 chiêng phổ biến phổ biến ở nhiều tộc người: Mạ, Xơ Đăng, Mnông… dàn 11, 12 chiếng gồm 3 cống và 8, 9 chiêng của các tộc người Giarai, Bana, Xơ Đăng.

Hình ảnh

Để đánh cồng chiêng, người ta có thể dùng dùi hoặc dùng tay. Dùi có thể làm bằng gỗ cứng hay gỗ mềm tùy loại, người Êđê đa số sử dụng loại dùi cứng tạo nên tiếng vang rất to nhưng lại có nhiều tạp âm. Người Bana thường sử dụng dùi làm bằng cây sắn là loại gỗ mềm hơn, tuy nét nhạc không vang nhưng âm cơ bản nghe rất rõ. Có loại được bọc bằng một lớp bên ngoài( vải hay cao su) loại này có lẽ là hợp nhất vì tạo ra được âm thanh rất hay. Tùy theo bài bản mà có thể gõ vào giữa mặt chiêng hay ở rìa ngoài. “ Phần lớn các dân tộc người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách đeo vào cai hay cầm ở tay. Họ cũng chủ yếu diễn tấu cồng chiêng trong hành tiến theo đường tròn xung quanh biều tượng trung tâm thiêng. Chỉ có một số tộc người sử dụng chiêng treo, chiêng đặt trên giá và diễn tấu trong tư thế đứng hay ngồi nhất định”.( Các nhạc cụ gõ bằng đồng- những giá trị văn hóa, NXB văn hóa dân tộc, tr 291.) Người ta quan niệm rằng khi đi theo đường tròn quanh biểu tượng trung tâm thiêng, âm thanh sẽ tới biểu tượng đó một cách rõ ràng, đồng đều và không bỏ sót bất cứ âm thanh nào. Các nghệ nhân biểu diễn đi ngược với chiều kim đồng hồ như muốn quay ngược thời gian, tìm về quá khứ, cội nguồn của mình. Chứng tỏ những con người nơi đây rất trân trọng ngững giá trị truyền thống, tâm linh. Trong lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh với thần, giao hòa với trời đất và giao tiếp với cộng đồng. Thật vậy, họ cho rằng trong mỗi chiếc cồng, chiềng đều chứa đựng 1 vị thần. Đó là những vị thần sức mạnh, những vị thần này có thể mang đến niềm hạnh phúc, sự thịnh vượng nhưng cũng có thể kéo đến sự bất hạnh cho buôn làng khi bị nổi giận. Chiêng càng cổ thì càng thiêng, chính yếu tố linh thiêng đó mà không phải ai cũng có thể đánh chiêng và cũng không phải chiêng lúc nào cũng có thể mang ra đánh tùy ý. Có bộ chiêng chỉ được đánh khi có vật hiến sinh từ bò trở lên. Chiêng chỉ được đánh trong những dịp lễ hội, trước khi đánh phải làm nghi lễ cúng bái. Tùy theo tộc người mà người đành chiêng là nam hay nữ. Nhưng đa số các dân tộc ở Tây Nguyên, người đành chiêng sẽ là nam. Một số dân tộc như: Êđê, Mạ, Mnông thì nữ giới có tham gia đánh chiêng. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của họ trong văn hóa tâm linh của các dân tộc này. Âm nhạc cồng chiêng luôn đi liền với nhảy múa. Nói cách khác, trong lễ hội cồng chiêng, không thể không có nhảy múa và phần này, đa số do phụ nữ đảm trách. Đây là những điệu múa dành riêng cho lễ hội, dành riêng cho mỗi bài cồng chiêng, nó không dùng cho việc giải trí đơn thuần. Trang phục của những nghệ nhân trình diễn cồng chiêng và những người nhảy múa bao giờ cũng là những bộ trng phục đẹp nhất dành riêng cho mỗi khi tiến hành lễ hội. Nó khác hẳn so với những bộ đồ thường ngày. Chúng tạo nên vẻ đẹp và bản sắc dân tộc riêng cho từng dân tộc trên Tây Nguyên.

Có nghe, có thấy các nghệ nhân Tây Nguyên biểu diễn cồng chiêng, ta có lẽ mới cảm nhận được không khí thiêng liêng- cái thiêng liêng đến lặng người của nghệ thuật cồng chiêng, và thêm tự hào, yêu mến bản sắc của dân tộc mình hơn bất cứ nơi đâu.


GIÁ TRỊ CỦA KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hoá và lịch sử lâu đời. Bao thế hệ của vùng đất Tây Nguyên sinh ra đã nghe tiếng cồng chiêng, lớn lên họ đánh cồng chiêng , chế tác cồng chiêng. Có thể nói cồng chiêng đã đi vào đời sống của những dân tộc Tây Nguyên từ ngàn đời nay. Họ thổi vào tiếng cồng chiêng tâm hồn và nhựa sống của dân tộc, lúc hào hùng âm vang đất trời, lúc nhịp nhàng với hơi thở của núi sông.

Mỗi dân tộc có những cách đánh chiêng khác nhau nhưng cồng chiêng là sự thể hiện bản sắc văn hóa chung của toàn thể dân tộc vùng đất Tây Nguyên. Không biết tự bao giờ cồng chiêng đã trở thành một loại hình sinh hoạt gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần,và cả tín ngưỡng của con người Tây Nguyên từ khi sinh ra cho đến khi trở về với đất mẹ.

Có thể thấy ngay, cồng chiêng Tây Nguyên thường xuất hiện trong các dịp lễ hội như một nghi thức bắt buộc. Đó có thể là nghi thức thuộc vòng đời của con người như: lễ thổi tai cho em bé, lễ trưởng thành và đám cưới lễ tang…; các lễ trong sản xuất như: lễ xuống giống, lễ mừng nhà mới, …, người ta đều đánh cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng trong lễ hội như một cầu nối giao hòa của con người và thần linh. Mọi người đều bị cuốn hút vào không gian văn hóa ấy. Họ cùng nhảy múa, cùng ca hát trong tiếng chiêng rộn rã. Đây được xem là sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.

Hình ảnh

Cồng chiêng còn có giá trị biểu thị sự giàu có và quyền uy. Có thời 1 chiếc chiêng trị giá bằng 20 con trâu, hoặc 2 con voi. Chúng được xem như chuẩn mực để phân biệt danh phận. Những người giàu có, uy quyền thường sở hữu nhiều bộ chiêng cổ trong nhà. Số lượng và chất lượng cồng chiêng xác nhân vị trí của họ trong cộng đồnglà cao hay thấp, họ có khả năng trở thành người đại diện, lãnh đạo cộng đồng hay không. Qua âm thanh của dàn cồng chiêng người nghe có thể nhận thấy được sức sống tiềm tàng cũng như tiềm lực vật chất của dân tộc đó. Có giàu mạnh thì mới có điều kiện chế tác những chiếc cồng chiêng tạo ra âm thanh hùng dũng, mãnh mẽ như vậy. Cồng chiêng đã góp phần thể hiện giá trị vật chất của cộng đồng dân tộc.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều có chứa 1 vị thần. Sau khi chế tác xong 1 chiếc cồng chiêng người ta sẽ tiến hành nghi thức đón 1vị thần về trú ngụ trong chiêng. Đó là những vị thần sức mạnh, những vị thần này có thể mang đến hạnh phúc, sự thịnh vượng, kéo đến sự bất hạnh cho buôn làng khi bị nổi giận. Vì vậy chiêng càng cổ thì quyền lực càng cao, và không phải ai cũng có thể đánh chiêng, không phải chiêng đánh lúc nào cũng được. Người ta cũng kị bán cồng chiêng vì cho rằng làm như vậy sẽ có chết chóc và bệnh tật. Âm thanh cồng chiêng với họ là “ tiếng nói thần linh”, là những ước mong, nguyện vọng của cộng đồng mà thần linh có thể nghe thấy. Tiếng cồng chiêng vang lên làm rung động núi rừng, mời gọi các đấng thần linh cung như tổ tiên của họ tụ hội về đây. Không gian văn hóa cồng chiêng tạo nên sự hiện diện của “lực lượng siêu nhiên” xung quanh con người. Đó chính là giá trị tinh thần của không gian văn hóa cồng chiêng. Nó mới thiêng liêng làm sao! Có lẽ đây cũng là phương tiện duy nhất mà người dân Tây Nguyên thông linh với các vị thần.

Không gian văn hóa cồng chiêng cũng là tiếng gọi mời các dân tộc khác nhau xích lại gần nhau hơn. Họ có những chiếc cồng chiêng khác nhau, có cách đánh và cả những bài nhạc khác nhau nhưng họ luôn hòa hợp trong văn hóa cồng chiêng. Tuy nhiên họ không loại trừ hoặc đồng hóa văn hóa của nhau mà luôn giữ được bản sắc riêng của mình. Âm thanh mà cồng chiêng tạo ra gieo vào lòng người những cảm xúc hân hoan khó tả! Họ siết chặt tay nhau, hát với nhau, trao nhau nụ cười dù không cùng 1 dân tộc. Đó là thứ âm thanh huyền diệu. Có lẽ những tác phẩm sử thi, thơ ca lãng mạn cũng ra đời trong không gian văn hóa này. Như vậy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có 1 giá trị vô cùng lớn lao đó là cố kết cộng đồng dân tộc.

Hình ảnh

Cồng chiêng ra đời từ rất sớm, đã cùng những dân tộc ở Tây nguyên đi qua bao chặng đường lịch sử thăng trầm. Nó mang một giá trị lịch sử lâu đời. Cùng nhân dân chiến đấu với thiên nhiên , cùng lao động, cùng ăn mừng thắng lợi …. Ngày càng được hoàn thiện, cồng chiêng Tây Nguyên như một vật chứng cho truyền thống dân tộc từ ngàn xưa.

Nhắc đến giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên không thể không nhắc đến 1 giá trị nổi bật, đó là giá trị nghệ thuật. Không phải cồng chiêng nào đánh cũng hay, ai đánh cũng tạo ra được âm thanh phù hợp. Âm thanh ấy phải phù hợp với tâm trạng con người, lúc vui thì rộn rã, lúc buồn thì chậm rãi… Nghệ nhân đánh cồng chiêng và cế tác cồng chiêng phải đạt đến độ điêu luyện trong việc: chọn chiêng, qui định giới tính, cách diễn tấu, tư thế đánh …Và họ còn sáng tạo ra những bản nhạc cho từng loại chiêng, đối tượng đánh chiêng. Sự sáng tạo ấy cùng với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành di sản văn hóa của nhân loại, là cầu nối cho các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, tạo điều kiện cho thế giới cũng như Việt Nam giữ gìn một bản sắc văn hóa quí báu.

So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam là có nhiều dân tộc sử dụng cồng chiêng cũng như số lượng cồng chiêng lớn nhất. Việc biên chế cồng chiêng thành dàn là đặc trưng văn hóa của những dân tộc Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có những điểm khác biệt với các nước, văn hóa và âm nhạc cồng chiêng là không gian văn hóa dân gian, là biểu tượng của năng lực sáng tạo của người dân trong không gian văn hóa ấy. Nó là sinh hoạt văn hóa gắn với từng gia đình, buôn, bon. Trong khi ở các nước Đông Nam Á, hầu như đã trở thành hoạt động âm nhạc có tính chuyên nghiệp( Thái Lan , Campuchia…)
Ngày nay, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia trở thành tài sản chung của nhân loại, được thế giới tôn vinh giá trị và ra sức bảo tồn, phát huy.

.
Tình trạng cồng chiêng hiện nay:
Cồng chiêng là một phần không thể thiếu của Tây Nguyên nhưng nó đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Số lượng cồng chiêng bị biến động theo chiều hướng suy giảm còn do một số nguyên nhân như bị hư hỏng, chôn theo người chết…
Nguy cơ mai một cồng chiêng còn thể hiện ở các bản nhạc chiêng dần dần bị lãng quên. Người M’nông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhân chỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản. Các nghệ nhân trải qua thời gian do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiều. Mặt khác những nghệ nhân có đôi tai thẩm âm, có năng khiếu trong việc chỉnh chiêng cũng thưa vắng dần trong các cộng đồng dân cư. Khi chết đi, những nghệ nhân già mang theo cả kho tàng di sản văn hóa cồng chiêng mà không dễ dàng tạo dựng hay khôi phục được. Lớp nghệ nhân (gồm cả người biết chơi chiêng và chỉnh chiêng) ngày càng thưa thớt trong khi lớp hậu thế thì chưa kịp hiểu để có thể yêu và trân trọng loại nhạc cụ đặc biệt này.

Hơn nữa, điều kiện thiết yếu để cồng chiêng duy trì những giá trị truyền thống ở nhiều địa phương hiện nay không còn. Lễ hội ngày nay không còn được tổ chức hay có tổ chức cũng bị biến thái, du nhập nhiều hình thức văn hóa hiện đại.
Nghệ thuật cồng chiêng đang đứng trước nguy cơ bị biến mất. cái “thiêng” trong đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên – nét văn hóa đặc trưng, giàu bản sắc – đã và sẽ bị biến đổi. Chiêng không có cơ hội để “cất lời” nguyên vẹn nữa, chiêng trở về với bản thể: thuần túy là nhạc cụ tự thân vang hoặc có khi là thứ đồng nát rẻ tiền. Mất cồng chiêng là mất nền văn hóa cồng chiêng, mất nền văn hóa cồng chiêng là mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Và “một dân tộc tự đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình thì dân tộc đó sẽ mất tất cả” (Võ Văn Kiệt).

Hình ảnh

Không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên sẽ ngày một phát huy được giá trị của nó, sẽ mãi luôn gắn bó với đời sống của đồng bào như một cái gì đó không thể thiếu và mãi là niềm tự hào của vùng đất Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, để khi ta nhắc đến không gian văn hóa cồng chiêng thì biết ngay là của Tây Nguyên.

Những giá trị và ý nghĩa của không gian văn hóa tây nguyên là không thể phủ nhận. Nó có sức kết nối cộng đồng và trở thành yếu tố thiêng liêng trong lòng mỗi con người tây nguyên.không gian văn hóa ấy được hâm nóng bởi những người tâm huyêt và trong lòng những người già. Cần phải có những hoạt động phục hồi , bảo tồn , phát triển vốn văn hóa quí báu này trước sự mai một đáng báo động hiện nay. Và giới trẻ là đối tượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.đừng để không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên đi vào lãng quên. Đó là 1 di sản văn hóa thế giới chứa dựng những giá trị nổi bậc ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại.


Một số hình ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

Hình ảnh
Lễ hội cồng chiêng


Hình ảnh


Hình ảnh
Trai gái Tây Nguyên trong ngày hội chiêng


Hình ảnh
Chiêng Tây Nguyên trong khu bảo tồn


Hình ảnh
Biết ký gì đây...!
RANDOM_AVATAR
hongthomk02
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 4 22/04/09 10:53
Đến từ: Một nơi rất...rất xa!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Gửi bàigửi bởi Ca Bong Nho » Chủ nhật 17/05/09 22:14

Tám viết hay quá!
RANDOM_AVATAR
Ca Bong Nho
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Chủ nhật 10/05/09 8:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Thứ 2 18/05/09 8:56

Gửi bạn hongthom02 thân mến! Tôi rất tâm đắc và thú vị khi đọc đề tài này của bạn. Bạn đã đầu tư cho bài viết một cách rất phong phú! Nhân đây, xin góp thêm vài ý chia sẽ về đề tài này!. Bạn nói "tuổi trẻ ngày nay có một số người tàn nhẫn quay lưng lại với di sản mà ông cha ta đã để lại". Theo tôi nó chỉ đúng một phần thôi ạ! Karl Marx đã nói "một bản nhạc hay cũng sẽ trở nên vô nghĩa với một người không biết thưởng thức"; "muốn hiểu được âm nhạc thì phải được giáo dục âm nhạc". Mặc dù Karl Marx là một nhà triết học nhưng theo tôi, 2 câu nói trên của ông ta lại chứng minh được thực tiễn của vấn đề. Thật vậy, ngay từ thế kỉ thứ XI, các trường ĐH ở châu Âu đã đưa môn nghệ thuật ( một trong bốn môn bắt buộc) vào chương trình giảng dạy và người học được học ở hai bậc: Sơ cấp và trung cấp. Vậy, người châu Âu đã có đến ngót 1000 năm tiếp xúc và học âm nhạc. Còn chúng ta thì sao!? Cùng với phong trào phục hưng thế kỉ XIV - XVI, thế kỉ XVII là đỉnh cao của âm nhạc thế giới chung và của châu Âu nói riêng. Với sự ra đời của việc cải cách âm nhạc và sự xuất hiện của trường phái âm nhạc Baroque (tiền cổ điển), Classic (cổ điển), Romance (lãng mạn) với các nhạc sĩ như: Gluck, Handel, Bach, Haydn, Mozart,Beethoven, Schubert, Brahms, Tchaikovski... các nhạc sĩ của những trường phái này đã đưa âm nhạc của châu Âu lên ngang tầm với Văn học, Mỹ thuật...chỉ với những bài hát dân ca, những điệu luân vũ: menuette, Polka, Mazuka, Polonaire...có xuất xứ từ dân ca của các nước châu Âu, họ chẳng những đã bảo tồn và phát triển vốn văn hóa đã có mà còn làm cho văn hóa của họ đã trở thành văn minh đương đại của thế giới!. Vậy, chúng ta phải làm gì Khi Unessco đã công nhận "Cồng chiêng Tây Nguyên" là không gian văn hóa phi vật thể! và sắp tới sẽ là "ca trù". "Quan họ Bắc Ninh". "Đờn ca tài tử". "Tuồng"...??? Phải chăng chỉ dừng lại ở mức bảo tồn? Và theo năm tháng của thời gian liệu thế hệ của chúng ta có bảo tồn được nữa chăng? Vấn đề này xin nhường cho những ai yêu thích đề tài này tiếp tục comment! Về phía chúng tôi nghĩ rằng: cái gì mà người khác đã làm và đã chứng minh được thì mình nên học hỏi. Muốn vậy, ngoài việc bảo tồn, chúng ta còn phải xây dựng kế hoạch gìn giữ và phát huy tính giá trị của nó. Công việc này phải bắt đầu từ giáo dục. Tuổi trẻ có hoài bảo ước mơ, năng động và có sức sáng tạo lớn, họ sẽ là những người được đào tạo để giữ gìn và đặc biệt là phát triển "Cồng chiêng Tây Nguyên" lên ngang tầm với những giá trị văn hóa khác trên thế giới. Có thể có người cho rằng: "Cồng chiêng Tây Nguyên". "Quan học Bắc Ninh"...không thể so sánh với âm nhạc của các nước tiên tiến! thì xin thưa rằng: nhạc Jazz của thế giới hiện nay được xuất phát từ người da đen đấy! Chính vì thế, tôi tin rằng: Âm nhạc dân gian Việt Nam không chỉ dừng lại ở trong nước mà nó còn có thể vươn xa đến tầm Quốc tế nếu chúng ta có kế hoạch cụ thể và lâu dài!!!
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Gửi bàigửi bởi phuongthao_vh2 » Thứ 2 18/05/09 15:58

:D :D :D 8ah em chọn chủ đề này rất hay,vì nói thật là khi chọn nghành học 7chi hy vọng là mình được đi tham wan nhiêu nơi,xem nhiều đên chùa,và đi du lịch một số tỉnh miên núi phía bắc.Tận mắt nhìn thấy nền văn hóa Tây Nguyên,những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ,nhà rông hoành tráng,cuôc sống của họ yên bình như thế nào???..đặc biệt là cồng chiên.Như e nói nó như là một cái j đó thiên liêng và là giá trị tinh thần của họ như không thể thiếu,như người Việt ta xem hát cải lương,chèo,múa rối....và hình như không thể nào thiếu trong các lễ hội.7 nghỉ nó mang nột bản sắc văn hóa rất lớn vì nó đại diện cho cả môt cộng đồng người dân tộc đó nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.Mình muốn bất cứ vật j hay bài hát j được tồn tại lâu dài và mọi người không bao giờ wen thì trước hết mình fai hoàn thên nó trước,và bản thân chủ thể fai làm cho nó thu hút được được sự chú ý của người khác.Ví dụ:ca sỉ Duy Khánh một người mà có dọng hát trầm ấm và hát rât hay,( :D :D :D hjhjhjj 7 nge ba nói jay đó),dù đã mất nhưng mọi người không bao jo wen,vì những ca khúc đã đi sâu vào tim môi người như ba 7.vì vậy công chiên cũng như mọi lĩnh vực khác trong cuộc sống 7 nghi nó sẻ khó mà mai một,nếu như mọi người không bit wuy trọng,vì nó đại diện cho cả môt dân tộc,cho một nền văn hóa.
RANDOM_AVATAR
phuongthao_vh2
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 08/05/09 22:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Gửi bàigửi bởi Tran Chau Nguyet » Thứ 5 21/05/09 18:25

Chính bài viết của chị đã làm út hiểu rõ về bản sắc văn hoá và giá trị của cồng chiêng TN.Dù đã được nghe qua báo đài nhưng sau khi đọc bài viết này út rất muốn tìm hiểu thêm về Vùng văn hoá TN.Bài viết của 8 thú vị lắm.ze ze ze......hay quá :D
RANDOM_AVATAR
Tran Chau Nguyet
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 13:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

cron