Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Thứ 6 15/05/09 10:57

Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nhắn (message) và tán gẫu (chat mail). Sự tiện lợi và nỗi lo…
Chữ viết tiếng Việt trong ngôn ngữ Việt Nam là một thành quả to lớn của quá trình hình thành từ rất lâu đời của nhân dân ta. Ngay từ những ngày đầu xây dựng nền độc lập nước nhà, cùng với việc tiếp biến nền văn hóa phương Bắc, ông cha ta đã khéo léo vận dụng cách phát âm của người Việt cộng với chữ Hán để sáng tạo ra chữ nôm (thời nhà Lý). Suốt thời gian dài của lịch sử, mặc dù trải qua rất nhiều lần bị phương bắc tìm cách đồng hóa, nhưng ngôn ngữ giao tiếp (viết và nói) của người Việt bằng chữ nôm chẳng những không bị đồng hóa mà còn phát triển vượt bậc. Điển hình:
- Thứ nhất: chúng ta đã có một kho tàng tương đối lớn văn thơ được viết bằng chữ nôm (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du...).
- Thứ hai: Ngày nay, một số tỉnh ở bắc Trung Bộ (Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An...) người dân vẫn còn sử dụng một số từ (phương ngữ) thuộc ngôn ngữ Việt cổ trước đây (có lối phát âm giống với người Mường) như: Nước (nác), Đầu (trốôc, tlốôc)…
Từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương tây đã đến Việt Nam truyền đạo, họ đã khéo léo vận dụng bảng chữ cái của tiếng Latinh để phiên âm và viết lại tiếng Việt theo phương thức: Việt - Bồ - La để sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Từ đó đến nay nhân dân ta tiếp thu và tiếp tục phát triển ngôn ngữ này. Đến ngày nay chúng ta đã có một hệ thống chữ quốc ngữ hoàn chỉnh. Chúng ta biết rằng, lịch sử trên thế giới có rất nhiều nước vì bị đô hộ đã đánh mất cái quý giá nhất của dân tộc mình đó là ngôn ngữ và chữ viết “mất ngôn ngữ là mất dân tộc”. Riêng dân tộc Việt Nam, chẳng những đã không đánh mất ngôn ngữ mà thông qua quá trình giao lưu tiếp biến, đã hình thành và phát triển một thứ ngôn ngữ riêng biệt cho dân tộc mình. Đây thật sự là một thành quả lớn của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin đã đem đến cho con người nhiều phương tiện giao tiếp rất tiện lợi như: Điện thoại di động (mobile fone), máy vi tính (computer) với các phần mềm giao tiếp ứng dụng như: Tin nhắn (message), đàm thoại trên máy vi tính (Voice chat)… Mặc dù không trực tiếp “ mặt đối mặt” nhưng con người dù đang ở bất kì nơi đâu, thông qua các phương tiện này đều có thể giao tiếp một cách tiện lợi. Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi mà khoa học công nghệ mang lại, dường như con người phần nào đã bị phụ thuộc vào những công nghệ này. Thông qua tìm hiểu, khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ viết của tiếng Việt ( chữ quốc ngữ ) mà người Việt Nam (đặc biệt là giới trẻ) đang sử dụng trong giao tiếp trên các phương tiện thông tin dường như có phần “lệch lạc”. Họ viết sai rất nhiều lỗi chính tả và phần nào đã phá vỡ đi nguyên tắc của ngữ pháp, từ vựng cũng như cú pháp của câu văn. Điển hình, chúng tôi xin nêu một vài ví dụ của một vài tin nhắn (message) trên điện thoại di động để chứng minh như sau:

- Moi ng bit jon nhug sao anh ko bit jon vay? ( Mọi người biết giỡn ( đùa ) nhưng sao anh không biết giỡn vậy? )
- Bit rui, bao jo a mag do den, alo em xuog lay lin nhe! ( Biết rồi, bao giờ anh mang đồ đến thì điện thoại để em xuống lấy lên nhé! ).

Phải thừa nhận rằng, giao tiếp bằng công nghệ thông tin là một bước tiến nhảy vọt của nhân loại. Sự tiện lợi mà nó mang đến cho con người là thật sự cần thiết! Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ Văn hóa, chúng ta đang phải đối mặt với “lợi bất cập hại” do sự lạm dụng phương tiện mà con người đang sử dụng. Thiết nghĩ, không phải ai cũng dễ dàng đọc và hiểu nội dung của các tin nhắn (message) như trên. Hơn nữa, ngôn ngữ (viết và nói) trong giao tiếp, không chỉ mang một giá trị đơn thuần duy nhất là dùng để giao tiếp mà nó còn mang nhiều giá trị và ý nghĩa khác nữa. Vấn đề này xin nhường cho những ai quan tâm trước thực trạng này suy nghĩ và đánh giá thêm. Về phía chúng tôi, đây thật sự là một nỗi lo cho ngôn ngữ Việt Nam vốn dĩ trong sáng, trau chuốt rõ ràng về mặt từ vựng và ngữ pháp câu đã phần nào đã bị “dị bản” do cách sử dụng lạm dụng công nghệ giao tiếp của thời đại.
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 6 15/05/09 12:29

Đọc xong bài của bạn, tôi hiểu vấn đề bạn nêu ra ở đây chính là làm sao để "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", vấn đề mà lâu nay cũng đã đã có rất nhiều sự quan tâm của dư luận ? Không biết có đúng vậy không?
Tôi có mấy ý muốn trao đổi với (các) bạn như sau:
- Như bạn đã nêu, trong giao tiếp, nhất là giao tiếp có tính chất quan trọng, thì những người (chủ thể & khách thể) giao tiếp thường rất chú trọng đến "lời ăn, tiếng nói", tức là ngôn ngữ sử dụng trong khi giao tiếp phải hết sức chuẩn mực, chính xác, có thể phải được chuẩn bị từ trước (VD như trong giao tiếp quốc tế, ngoại giao, ký kết...)... Kê cả trong đời sống thường nhật, người ta cũng rất coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ, như ông bà ta đã nói: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
-Theo tôi, nếu xét theo hệ tọa độ C - T - K (như Thầy đã nêu), thì ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp cũng có thể không cần phải mẫu mực, chính xác, trau chuốt, không cần phải tuân theo một cấu trúc ngữ pháp nào cả!... Chúng ta có thể thấy điều này xảy ra trong giao tiếp thường ngày ở bất cứ đâu (miễn là nó không mang tính ngoại giao, xã giao...long trọng): đó là giao tiếp ở những nơi buôn bán (chợ), đó là giao tiếp của các em nhỏ chăn trâu, đó là giao tiếp ở các cuộc vui chơi đàn đúm, giải trí... Đó là những điều tồn tại có thật, nhưng dễ thấy ở đây là giữa những người giao tiếp với nhau không hề có sự khó chịu, hiểu lầm, mất lòng ... nào cả, trái lại nó còn mang đến sự cảm thông, sự thoải mái, sự chia sẻ mà theo tôi, nó có thể không có được nếu phải "giữ kẻ" trong giao tiếp...
Và như vậy, sự giao tiếp của giới trẻ hiện nay bằng ngôn ngữ trên điện thoại, theo tôi nó diễn ra theo cách này. Bởi giữa những người giao tiếp ở đây có mối quan hệ "đồng lứa", "bạn bè", có cùng một số cái "chung"... , họ giao tiếp để chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống một cách tự nhiên, thoải mái như nó vốn có. Giao tiếp theo cách này có thể nói đã đem lại cho giới trẻ sự tiện lợi, thoải mái. Chính vì vậy nó đã trở thành lối giao tiếp khá "phổ biến" hiện nay?!
Bạn đã viết:
Phải thừa nhận rằng, giao tiếp bằng công nghệ thông tin là một bước tiến nhảy vọt của nhân loại. Sự tiện lợi mà nó mang đến cho con người là thật sự cần thiết!

Vậy nếu thức sự lối giao tiếp này đã mang lại sự thoải mái, tiện lợi, sự đồng cảm, chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau thì đó là điều tốt chứ!
Vấn đề cần bàn ở đây là phải sử dụng ngôn ngữ đúng lúc, đúng nơi, đúng cách, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
Theo tôi thì như vậy, còn theo các bạn thì thế nào?
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 6 15/05/09 13:01

Tin nhắn - Những con chữ gây hiểu lầm
Ngày nay, hầu hết tin nhắn được viết ở dạng không có dấu, vì đây là cách mà bất cứ loại điện thoại nào cũng có thể đọc được (Do có một số loại điện thoại không nhận được) mẫu tự là các dấu thanh...). Đây cũng là một sự tiện lợi trong giao tiếp bằng tin nhắn. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó còn mang lại sự ngộ nhận, hiểu nhầm...rất tai hại, kể cả khi được viết đúng ngữ pháp (nhưng không có dấu).
VD: "Em dang o truong, anh den deo em ngay nhe!" (Em đang ở trường, anh đến đèo em ngay nhé!)
"Em dang coi quan, het bao roi, anh mang bao den cho em" (Em đang coi [trông] quán, hết báo rồi, anh mang bao đến em cho )
Một anh chàng nhắn tin cho vợ như sau:
"Em o nha xao long lon voi cai chieu anh ve an nha, nho xao nhieu do. Em luon la nguoi vo dam dang cua anh".
(Em ở nhà xào lòng lợn với cải chiều anh về ăn nha, nhớ xào nhiều đó. Em luôn là người vợ đảm đang của anh)
"Anh da vao den Vinh chua, khi nao ra anh nho mang buoi cho em nhe, buoi to vao"
(Anh đã vào đến Vinh chưa, khi nào ra anh nhớ mang bưởi cho em nhé, bưởi to vào)
Vậy những tin nhắn này có tội tình gì?
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 6 15/05/09 15:01

Bạn đã nói: "Về phía chúng tôi, đây thật sự là một nỗi lo cho ngôn ngữ Việt Nam vốn dĩ trong sáng, trau chuốt rõ ràng về mặt từ vựng và ngữ pháp câu đã phần nào đã bị “dị bản” do cách sử dụng lạm dụng công nghệ giao tiếp của thời đại". Tôi nghĩ rằng bạn có cơ sở để lo lắng về điều này. Thế nhưng tin nhắn mà bạn đưa ra để chứng minh với cách viết:

"- Moi ng bit jon nhug sao anh ko bit jon vay? ( Mọi người biết giỡn ( đùa ) nhưng sao anh không biết giỡn vậy? )
- Bit rui, bao jo a mag do den, alo em xuog lay lin nhe! ( Biết rồi, bao giờ anh mang đồ đến thì điện thoại để em xuống lấy lên nhé! )".

thì tôi nghĩ rằng những chủ thể của cuộc đối thoại qua những tin nhắn này là những người hết sức gần gũi thân thiết với nhau, họ thường xuyên nhắn tin cho nhau, họ hiểu ngôn ngữ của nhau trong những tâm sự riêng tư qua các tin nhắn. Và nếu những "di bản" đó họ chỉ sử dụng để tâm sự với nhau, để trao đổi với nhau, mà không sử dụng để nhắn tin cho người khác để đến nỗi người nhận tin nhắn chẳng hiểu gì thì theo tôi là vẫn chấp nhận được chứ! Ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống mà, hết sức phong phú và đa dạng, có phải không bạn???
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi Le kieu anh » Thứ 6 15/05/09 15:15

:D Hay quá!Rất thú vị khi đọc vấn đề này và những phản hồi từ Vinhnguyen.Theo tôi,những tin nhắn không dấu có thể gây hiểu lầm kia đúng là chẳng có tội tình gì.Tội-có chăng-chính là ở cái công nghệ sản xuất hiện đại nhưng không phù hợp với tiếng Việt mà thôi!
Tuy nhiên,thói quen bỏ bớt âm tiết khi gửi tin của số đông bạn trẻ ngày nay lại thuộc vấn đề khác.Hành động lặp lại liên tục lâu ngày sẽ trở thành thói quen.Thói quen lâu ngày sẽ trở thành tính cách.Đó là lý do vì sao ta thấy gần đây,lỗi sai chính tả không đáng có là rất thường gặp.
Giữ gìn tiếng nói và chữ viết chính là giữ gìn văn hóa của người Việt.Điều đó cũng đáng để chúng ta cùng quan tâm lắm chứ! :mrgreen:
RANDOM_AVATAR
Le kieu anh
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Thứ 6 15/05/09 21:28

Nếu nhìn từ góc độ văn hoá tôi hoàn toàn đồng ý với minhdung1976. có lẽ giới trẻ ngày nay đã tự đơn giản hoá đi rất nhiều cái đã được coi là vốn quí của dân tộc đó chính là ngôn ngữ giao tiếp.
Tôi chỉ đóng góp một chút về tính giá trị của ngôn ngưc tiếng việt qua đó muốn gửi gắm thông điệp rằng:Không nên sử dụng tuỳ tiện và lệch lạc vốn quí mà cha ông đã để lại cho chúng ta.
Khi nghiên cứu cơ sở văn hoá việt nam tôi đã rút ra một điều rằng:Ngôn ngữ của một dân tộc nảy sinh trước hết là do nhu cầu giao tiếp trong cộng đồng,ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta đã thể hiện rõ được thái độ,tính cách của dân tộc...
Như vậy tôi nhận thấy rằng giao tiếp qua ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là hai người giao tiếp với nhau nữa mà nó còn là danh dự,trách nhiệm,của một công dân,chính vì thế tôi không đồng tình với giới trẻ ngày nay khi họ đã lạm dụng CNTT mà tuỳ tiện quên đi cái gốc của dân tộc,thử hỏi bây giờ một người nước ngoài họ vô tình nhìn thấy những thứ ngôn ngữ giao tiếp kiểu như thế họ sẽ nghĩ gì về dân tộc ta,về bản sắc văn hoá của chúng ta...mời các bạn thảo luận tiếp
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Thứ 7 16/05/09 1:03

tinhgv đã viết:,thử hỏi bây giờ một người nước ngoài họ vô tình nhìn thấy những thứ ngôn ngữ giao tiếp kiểu như thế họ sẽ nghĩ gì về dân tộc ta,về bản sắc văn hoá của chúng ta...


Ah, em lại thấy là cái này cũng phổ biến nhiều ở nước ngoài chứ ạ.
VD tiếng anh: smmr = summer, g9=good night, cu29 = see you tonight ...

Bên Ấn Độ người ta sử dụng tiếng Anh rất nhiều nhưng nói và viết tắt là "trùm" luôn í ạ. Thậm chí biết từ đó, hiểu nghĩa, viết tắt thế nào thì biết nhưng viết nguyên vẹn ra thì ko biết. Một người bạn Ấn Độ đã từng nói với em như thế.

Em nghĩ, những con chữ ko dấu, thiếu đuôi, thiếu chữ í ko có tội ạ. Thực tế nó cũng có ích trong một số trường hợp như:
- tin nhắn (tin nhắn là một trong những hình thức truyền đạt thông tin nhanh nhất thì đầu óc con người cũng phải linh hoạt theo nó. Đặc biệt trong tiếng Việt, cần mẫn gõ phím số 3 bốn lần cho ra dấu hỏi thì hơi bị mất thời gian),
- ghi chú (học ngoại ngữ hay nghe bài giảng ,"take notes" bằng những kí tự, chữ viết tắt là kĩ năng quan trọng)
- hay là một cách để cá nhân hoá mình trong việc ghi chép trong sổ sách riêng chẳng hạn ^^ (nó tạo cảm giác gần gũi, thân thiện hơn vì những chữ í được viết-y-chang theo cách-đọc của người miền Nam mà)

Cái quan trọng là ngoài những ứng dụng nó cho những nhu - cầu - cá - nhân ra, khi làm việc thì phải nghiêm túc và ngôn ngữ sử dụng phải hoàn toàn đúng đắn, trang trọng.

Đây là ý kiến của em, một thành viên 9X của VHH ạ ^^. Tất nhiên em cũng ko ủng hộ việc lạm dụng chúng , "mọi người ui", "bik rùi" , "hum nay"...không thể nào bưng chúng vào tập vở hay báo chí được.

Đúng là ngôn ngữ phá cách nhiều ở thế hệ trẻ bọn em, một phần do ảnh hưởng của phương Tây, thứ 2 là xu hướng do xu hướng của "teen" là nhẹ nhàng, "màu hồng" hoá mọi thứ. Ví dụ, tụi em nói về một "tình iu" vu vơ tuổi học trò, chứ không dùng từ "mối tình đầu" và cũng vì còn sớm, còn ngại miệng khi nói trọn vẹn một từ "tình yêu" :)
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Thứ 7 16/05/09 9:11

Cảm ơn bạn SUNNY về những thông tin rất bổ ích mà bạn đã cung cấp thêm trong bài này. Với tư cách là người nêu ra vấn đề, chúng tôi mong bạn nên chú ý rằng: Bản thân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc sử dụng message và chat mail là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi đề cập ở đây là xét dưới góc độ Văn hóa thì vấn đề này thật sự có lý do để chúng ta lo lắng!
Như tôi đã nói, tiếng Việt được hình thành từ ngôn ngữ nói thông thường của người Việt và được Alexandre de Rhodes phiên âm ghi lại theo phương pháp: Việt - Bồ - La. Đặc biệt, bảng chữ cái latinh chỉ sử dụng chủ yếu là thanh ngang. chính vì thế, để phù hợp với ngữ điệu của ngôn ngữ nói của người Việt, chúng ta phải vận dụng cả sáu thanh vào ngôn ngữ viết. Vậy, vấn đề ở đây nếu xem xét dưới góc độ văn minh Quốc tế như bạn đã nêu thì việc viết tắt hoặc viết không dấu của người Việt Nam là thật sự khó khăn cho người Việt khi đọc. Bởi vì người Việt chúng ta, để chỉ một hành động nhưng cả ba miền: Bắc, Trung, Nam lại dùng khác nhau. Chính vì thế, ngôn ngữ nói của một người ở vùng này với một người ở vùng khác thì họ đã không thể hiểu được chứ nói gì đến chuyện ngôn ngữ viết. Ví dụ: Hành động chở người ngồi phía sau, Miền Bắc gọi là "Đèo"; Miền Trung, Miền Nam gọi là "thồ, chở, ôm". Vậy theo ví dụ tin nhắn của bạn vinhnguyenbmt viết: "Em dang o truong, anh den deo em ngay nhe!" người miền Trung và Miền Nam hiểu gì!? (Em đang ở trường, anh đến đèo em ngay nhé!) hay như từ sau: Cung co ( nguời Việt có thể đọc là "củng cố" hay "Cũng có"); Với người Miền Bắc thì còn có thể phân biệt được dấu thanh nhưng người Miền Nam thì không phân biệt được. Mặc khác, bạn nói rằng " Người Ấn Độ viết tắt rất nhiều" thì tôi xin chia sẽ rằng: Người Ấn Độ lịch sử của họ cũng bị lệ thuộc người Anh và họ khác ta ở chỗ là họ không có sự sáng tạo theo kiểu " Việt - Bồ - La" như ta. Điển hình hiện nay, người dân Ấn độ (bao gồn cả Pakistan và Afghanistan) chủ yếu họ dùng tiếng anh giống như người Anh. Vậy, xét theo hệ tọa độ C - T - K như quan điểm của thầy Thêm thì chúng ta chấp nhận. Nhưng theo chúng tôi, "lợi bất cập hại" ở đây có nghĩa là chúng ta dùng quá phổ biến thì chính bản thân chúng ta sẽ hình thành quán tính và tất nhiên khi áp dụng vào văn bản mang tính chất "Văn phong" tất yếu sẽ không tránh khỏi sai lỗi chính tả!? Thực tế cho thấy, một số học sinh phổ thông rất khó phân biệt được một vài phụ âm như: c và t, tr và ch, h và qu...Chỉ lo rằng cái "lợi" của người lớn khi được trẻ con "vô tình" ứng dụng thì vô hình dung một vài em sẽ như thế nào!??? Xin mời các bạn tiếp tục comment nhé!
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Chủ nhật 17/05/09 1:17

Trước hết chúng ta không quá lạm dụng viết tắt, viết ký hiệu... để áp bừa vào mọi văn cảnh nhưng theo toi giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng việt trong nhắn tin chúng ta hoàn toàn có thể nhắn tắt, bởi mục đích của tin nhắn là thông báo cho người nhận nhận biết được thông tin. Vì thế nó không phải là một văn bản mà chúng ta buộc nó phải tuân theo một số trình tự nào đó. Ngay trong văn nói cũng có nói "nóng" nói "tắt" tuy nhiên là phải phù hợp với hoàn cảnh...
Tin nhắn cũng thế! Tuỳ hoàn cảnh mà người chuyển và người nhận trao đổi cho nhau (thông tin ngắn và dễ hiểu)
Ví dụ trong điện thoại các tin nhắn được quy định bởi số lượng ký tự mà tiếng Việt mình thì dấu nhiều, thậm trí dùng một cụm từ chỉ diẽn đạt một nghĩa trong khi một ký hiệu đại đa phần mọi người hiểu hoặc hai người trao đổi cùng hiểu...Vậy theo các bạn có nên vẫn nhắn cả cụm từ kia hay nhắn một ký hiệu. Mặt khác không phải máy điện thoại nào cũng có bẳng mã tiếng việt (không có tiếng việt thì không dùng sao? - Người Việt rất giỏi thích nghi và tiếp biến thành cái riêng của mình.....
Trong cuộc sống rất nhiều thứ không phải lúc nào chúng ta cũng diễn trình như một văn bản...
Do đó cái gì hợp lý sẽ được con người phát triển, thái quá hoặc bất hợp lý tự nó sẽ đào thải nó mà thôi/
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi tuechi050672 » Thứ 4 20/05/09 15:21

Bài viết của bạn đau đáu một nỗi niềm là làm sao bảo vệ và gìn giữ trong sáng cho tiếng Việt. Bạn sợ rằng đến một lúc nào đó những chủ nhân của đất nước quên đi tiếng mẹ đẻ, mà bạn quên mất rằng mỗi con người Việt Nam dù trẻ hay già đều có truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc quật cường. Ngay từ xa xưa đất nước ta bị đô hộ mà chúng ta vẫn không bị mai một đi nét văn hoá của người Việt. Còn bây giờ đất nước ngày càng phát triển, con người được tiếp nhận những nền văn minh của nhân loại. Những sản phẩm tiện dụng giúp chúng ta thông tin trao đổi một cách nhanh chóng như: điện thoại di động đã giúp con người cập nhật được thông tin một cách nhanh nhậy. Từ đó nó phản ánh nhịp sống của thời đại. Vì vậy những tin nhắn không dấu trên điện thoại di động sẽ không thể làm mất đi giá trị tiếng việt của chúng ta. Bởi trong mỗi chúng ta đều mang dòng máu của người Việt. Những đế quốc to lớn còn không thay đổi được nữa là một dòng tin nhắn không dấu trên điện thoại di động. Vững tin lên bạn nhé!
luôn yêu đời, yêu mình, yêu người
Hình đại diện của thành viên
tuechi050672
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

cron