Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi khuetuong » Thứ 4 20/05/09 20:43

Theo mình, việc sử dụng ngôn ngữ cũng có 2 mặt, chứ không hoàn toàn tốt, cũng không phải 100% xấu.

Cái lợi của việc nhắn tin và chat ở chỗ, ngôn ngữ của nó sẽ trở nên sáng tạo hơn, nhưng người ta vẫn hiểu. Cái quan trọng là không có người viết bậy, chỉ có người nghĩ bậy. Thử hỏi một người bạn gái nhắn tin cho bạn trai kiểu đại loại như: "Em dang o truong, muon lam roi. Anh den don em nha!" (Em đang ở trường, muộn lắm rồi. Anh đến đón em nha!). Thì nếu là người đàng hoàng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ theo chiều hướng xấu, đúng không nào? Nếu cứ cái nào cũng rõ ràng, cũng dễ hiểu thì chúng ta có bộ óc để làm gì khi mà mọi thứ quá dễ hiểu để có thể động não suy nghĩ? Khi nào mà chúng ta biết theo nghĩa "đen", nhưng vẫn hiểu đúng nghĩa thật của nó, mới là hay.

Ngôn ngữ chat, hay nhắn tin đều mang lại những lợi ích rất hữu dụng. Thứ nhất, nó giúp cho việc ghi chép nhanh hơn, nhắn tin hay truyền tin cho nhau tiện lợi hơn. Và khi đã trở nên rất phổ biến, nó sẽ trở thành một loại kí hiệu, giúp cho việc thông tin dễ dàng hơn (trường họp giống như Quốc Ngữ Điện Tín, Morse hay Semaphore). Cũng từ đây, một loại ngôn ngữ mới ra đời. Thử tưởng tượng, khi nhìn vào 1 cuốn tập, chúng ta không thể hiểu nó viết những gì, mặc dù chữ viết và cách lập từ rất quen thuộc. Điều đó chỉ có khổ chủ của cuốn tập biết được. Phải chăng điều đó không thú vị hay sao. Một cách bảo mật thông tin cũng đáng nể đấy chứ.

Ngôn ngữ chat và nhắn tin cũng giúp con người ta năng động hơn. Hiệu suất làm việc sẽ nhanh hơn, tiết kiệm được 1 khối lượng thòi gian khá lớn cũng như tiền bạc. Thử hỏi một tin nhắn với đầy đủ dấu âm sắc thì sẽ tiêu tốn bao nhiêu cái tin nhắn mới đầy đủ ý trong câu, chưa kể, tiêu tốn thời gian điều chỉnh âm sắc, độ bào mòn của bàn phím khi bấm quá nhiều vào nút chọn dấu âm sắc, và thời gian để chỉnh sửa (nhỡ bấm sai dấu). Mà chưa kể, có một số điện thoại di động không có bộ phận typing dấu âm sắc đầy đủ.

Thêm nữa, tình năng động của điện thoại di động là đặc tính cơ bản, không thể nào mà sử dụng điện thoại di động để nhắn những văn bản quá chỉn chu về câu cú (cái đó chỉ có trên văn bản, giấy viết). Cũng như chat, chúng ta khi nhìn lên thấy khung Title Bar đều thấy dòng chữ "Instant Message" (Tin nhắn nhanh). Đã là tin nhắn nhanh thì nó đòi hỏi sự trao đổi diễn ra cũng nên nhanh (tốc độ tương đối), chứ không thể nào ngồi bấm từng phím dấu. Tất nhiên nếu ai nhanh tay, họ cũng sẽ chịu khó đánh dấu cho đầy đủ (thậm chí cả các loại dấu câu như phẩy, chấm câu). Ngay lập tức, tâm lí của họ sẽ xuất hiện suy nghĩ về sự nhanh chóng, tiện lợi trong việc đánh máy, và "không chóng thì chày", họ cũng sẽ tìm đến ngôn ngữ chat vốn rất gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo ý lượng thông tin mà họ muốn chuyển tải.

Thêm nữa, khi sử dụng nhắn tin và chat, con người sẽ dễ thể hiện mình hơn. Đó là lí do vì sao, "tình online" luôn là đề tài nóng và không bao giờ nguội. Thậm chí, những lời nói rất khó nói khi gặp mặt nhau thì khi cả 2 cùng online, mọi ịiệc rất dễ dàng. Đó đồng thời cũng là một nhược điểm, bởi như thế, con người sẽ ngại nói chuyện trực tiếp với nhau khi gặp nhau, giao tiếp trực diện nhau, và việc diễn đạt ngôn ngữ sẽ bị hạn chế, cũng như việc truyền tải cảm xúc của người nói sẽ bị gạt bỏ hoàn toàn.

Việc sử dụng ngôn ngữ chat và tin nhắn sẽ làm mất đi một số từ tiếng Việt, đặc biệt là các từ có số kí tự nhiều (từ dài). Hoặc do bị ảnh hưởng nhiều, nên nhiều người sẽ đam nó vào trong đời thực mà sử dụng, như thế sẽ rất nguy hiểm. Thêm vào đó, giới trẻ sử dụng điện thoại khá sớm, nên việc tiếp xúc với loại ngôn ngữ này sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ của các em nhiều hơn. Vốn từ của các em sẽ bị hẹp lại.v.v

Nhưng cái quan trọng là, khi chưa có điện thoại, chúng ta cũng hay viết sai chính tả, chứ đâu phải là khi cái điện thoại xuất hiện thì mới sai chính tả. Vấn đề không phải là ở chiếc điện thoại hay do ngôn ngữ chat và tin nhắn. Mà là ở mỗi chúng ta, chúng ta có tự nâng cao vốn từ của mình một cách chủ động hay không mà thôi. Có thể đọc sách, viết lách mỗi ngày để nâng cao vốn từ của mình. Tập nói chuyện và sắp xếp từ ngữ thật nhanh để có dịp sử dụng cho những cuộc nói chuyện trước đám đông chẳng hạn. Có rất nhiều cách chứ không phải đổ lỗi hết cho ngôn ngữ chat và tin nhắn được. Vì đó là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Việc cần là là phải tỉnh táo trước những "tin nhắn đa chiều nghĩa"
Em là ai? Cô gái hay chàng trai?
Hình đại diện của thành viên
khuetuong
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 14:13
Đến từ: Lyon, Francais
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ viết tiếng Việt trong tin nh

Gửi bàigửi bởi quananh » Thứ 4 20/05/09 21:56

Quan điểm của mình là không hoàn toàn cổ xúy cho loại ngôn ngữ đó, mà chỉ là nhìn nhận những mặt tốt và đánh giá những mặt còn hạn chế mà thôi.

Mình đồng ý với khuetuong về việc ngôn ngữ tin nhắn giúp con người động não hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Và đó cũng là phương tiện trao đổi thông tin tiết kiệm (ít ra là rẻ hơn so với trò chuyện qua cuộc thoại, hay sử dụng Internet). Tin nhắn ngày càng phổ biến và đi vào cuộc sống con người cũng tự nhiên hơn. Thậm chí, những kí hiệu vui mà chúng ta thường dùng, cũng chỉ có ngôn ngữ tin nhắn và ngôn ngữ chat sử dụng rộng rãi mà thôi.


[center]Hình ảnh[/center]
[center]Nhắn tin vừa rẻ lại nhanh gọn, cho nên ngôn ngữ cũng phải năng động, dứt khoát nhưng cũng không kém phần dí dỏm[/center]

Việc xem xét loại ngôn ngữ này có là sự biến thái ảnh hưởng đến tiếng Việt hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu nhìn từ yếu tố lịch sử, chúng ta có thể thấy, chữ viết đầu tiên mang đậm tính thuần Việt thật ra không phải là chữ Quốc ngữ, mà là chữ Nôm. Dần dần về sau, khi chữ Quốc ngữ xuất hiện cùng với sự thuận tiện và ịiện dụng của nó, chúng ta đã lựa chọn nó để phục vụ cho công việc hằng ngày của mình. Lí do để chọn thì quá dễ hiểu : đơn giản, dễ học, dễ đọc, dễ ráp vần và dễ nhớ hơn lại chữ Nôm quá cầu kì. Thì ngày nay khi có 1 loại ngôn ngữ phát sinh với tính năng thuận tiện hơn của loại chữ Quốc ngữ thuận tiện thì chúng ta cũng nên cho nó một cơ hội để thử nghiệm chứ. Biết đâu, trong một thời gian tới, những loại chữ này sẽ trở thành những loại chữ mà chúng ta sử dụng thì sao?

Từ điển của người Mĩ hằng năm, họ vẫn cập nhật những thông tin về những từ rất mới. Ví dụ như iPod, Coke v.v vì tính phổ biến của nó. Mặc dù trên phương diện ngôn ngữ học, nó chẳng hề có một chút ý nghĩa nào. Như vậy, chúng ta nên cho những cái mới có một tohiwf gian thử nghiệm. Không phải là "ngày một, ngày hai" hay một vài năm, mà có khi lên đến cả một tạập niên hay một thế kỉ không chừng.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Ngôn ngữ luôn được cập nhật để trở nên phổ thông hơn, dễ sử dụng hơn[/center]

Con người luôn có nhu cầu, và khi đạt được nhu cầu này, người ta sẽ tiến tới một nhu cầu cao hơn. Sẽ đến một lúc nào đó, mọi thứ sẽ thay đổi. Và đương nhiên, cái mới luôn phủ định cái cũ, nhưng không phủ định hoàn toàn mà dựa trên nền tảng của cái cũ. Ngôn ngữ cũng thế thôi.
Học, học nữa, học mãi, hộc máu!!!!!!!
Hình đại diện của thành viên
quananh
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 2 06/10/08 13:20
Đến từ: Giengel, Bayern, Deustchland
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách

cron