Văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình...

Gửi bàigửi bởi thuyanh » Chủ nhật 17/05/09 11:32

VĂN HÓA GIAO THÔNG
CÒN ĐÓ NHỮNG NỖI LO NHÂN TÌNH…

Tôi viết bài này khi đồng nghiệp của tôi (phó trưởng khoa sư phạm Mỹ thuật) đang chịu một nỗi đau quá lớn: giao thông và nỗi đau của sếp khi mất cô con gái xinh đẹp, học giỏi đang học lớp 8.
Những tín hiệu giao thông đã từ lâu được mọi người biết đến, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị dừng… Bài học vỡ lòng ấy tưởng ai cũng biết ấy vậy người ta vẫn lơ đi. Ngó trước ngó sau không có công an giao thông là đèn đỏ cũng vượt, một xe máy vọt đi, hai xe máy vọt qua rồi lần lượt ồ ạt phóng ào ào để lại nỗi buồn cho những cây đèn điện tử vô tri.
Quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy(thực ra đội mũ có xấu đâu, nhiều khi trông sport, duyên dáng là đằng khác) thế nhưng không ít người chẳng đội mũ mà cũng không thấy bị lạc lõng giữa phố xá đông đúc người lại qua. Chưa kể đến những cô cậu choai choai mượn được xe của ai đó lạng lách, đánh võng đâm nháo nhào vào người khác còn trừng mắt chửi đổng; thật là trẻ không tha già không thương.
Điện thoại nữa chứ, vừa đi xe vừa nghe thoại, còi xe inh ỏi ghép nhạc “vô biên”…thật là trăm nẻo đường, trăm kiểu văn hóa khi tham gia giao thông.
Rồi xe Bus có đường ưu tiên riêng, có phần đường đường dành cho xe đạp, xe máy, xe ôtô và người đi bộ rõ ràng nhưng đường đông thì cứ chỗ nào trống ta đi, kiêng kị gì miễn là công an giao thông không nhìn thấy bắt phạt là được; kết quả đã tắc càng tắc thêm. Đường sá thì ổ gà ổ trâu, vá chỗ nọ víu chỗ kia, Hà Nội trở thành “Hà Lội” sau những trận mưa rào sối xả mùa hè.
Tham gia giao thông không chỉ có các phượng tiện xe cơ giới, xe thô sơ mà còn có người đi bộ, nhưng bị bắt phạt giao thông chủ yếu là ôtô, xe máy còn người đi bộ sang đường, vượt cả bùng binh, vượt các phương tiện, không đi đúng phần đường ưu tiên đâu có bị phạt, vì rằng có gì để giữ họ. Xe máy, xe đạp, ôtô bị tuýt còi dừng lại khi vi phạm giao thông để kiểm tra giấy tờ…rốt cục cứ tuýt còi là bị phạt rồi đằng sau những giấy thông hành ấy là những “lời lẽ thì thầm, ghé tai nói nhỏ…” lại được “thoát hiểm” và tham gia giao thông bình thường dù đã vi phạm vượt đèn hay đi ngược chiều…Luật giao thông ơi?!
Lái ôtô có cái căng thẳng của người lái để tham gia an toàn giao thông, vì thế khi gặp chướng ngại vật người lái xe phải xử lý rất linh hoạt, phải bình tĩnh tỉnh táo và thật sự phải rất tình người. Gần đây trên các tuyến đường, xe buýt hoạt động mạnh mẽ thuận tiện nhiều cho người già, giới học sinh, sinh viên, viên chức lao động…nhưng xe buýt chở quá tải không phải là chuyện hiếm. Người đứng, kẻ ngồi chen lấn xô đẩy, không kể người già em nhỏ chẳng ai nhường ai dẫn đến hiện tượng mất cắp di động, bị móc tiền trên xe Bus thường xuyên. Lại nữa, vì rằng xe Bus có đường ưu tiên nên “mũi xe tử thần” cứ phóng nhanh, phanh gấp, lán đường làm cho người tham gia giao thông nhiều phen hút chết, tim đập thình thịch.
Viết như vậy trước tiên tôi thành thật xin lỗi những tài xế cẩn trọng, trách nhiệm vì con sâu đã bỏ dầu nồi canh, nhưng tôi cũng buồn thay những anh Tài (tài xế) trẻ tuổi lạm dụng xe to lấn đường vô lý. Cái chết thương tâm của Mít( tên bé Phương con gái đồng chí Nhung phó trưởng khoa sư phạm Mỹ thuật trường ĐHSP Nghệ thuật TƯ) trên tuyến đường Bà Triệu là một minh chứng cụ thể. Nỗi đau còn đó khi bé Phương ngồi trên xe đạp đi đúng phần đường quy định nhưng khi xe Bus đi nhanh, lán đường vô tình đuôi xe quyệt vào xe đạp của Phương và hai bạn cùng lớp. Hai cô bạn chỉ bị xước phần mềm nhẹ còn Phương ngã xuống, ghi đông xe đập mạnh vào ngực, lại vướng áo mưa nên lùng bùng không đứng lên được, khi vào cấp cứu viện Bạch Mai chụp chiếu bé Phương đã bị giập phổi, lá lách và mất sau đó 15 phút. Bài thi buổi chiều bỏ dở vì Phương đã mất trong nỗi đau của thầy cô, bạn bè và gia đình Giáo sư Xuân Thành và cô giáo Nhung.
Đó chỉ là một minh chứng rất nhỏ nhưng thiết nghĩ tham gia giao thông cũng là biểu hiện nét văn hóa của mỗi người; văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình thế thái.
Hy vọng bài viết của tôi được mọi người và bạn bè quan tâm, góp ý để tham gia giao thông trở thành nét đẹp văn hóa của tất cả chúng ta: an toàn là bạn, tai nạn là thù./.
RANDOM_AVATAR
thuyanh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình...

Gửi bàigửi bởi duhuynguyen » Chủ nhật 17/05/09 13:05

Những năm gần đây tai nạn giao thông xẩy ra liên tiếp nhiều nơi trong cả nước. nhiều tai nạn không đáng có, nếu những ai tham gia giao thông biết vì mình, vì mọi người.
Cảm ơn bạn đã đưa tin mục này lên diễn đàn. Tôi đã từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn xây ra trên địa bàn Hà Nội và xem rất nhiều thông tin trên mạng về vấn đề này. Và có lẽ cũng nhiều người biết nhưng như bạn nói biết mà vẫn làm ngơ. Sự thực xe Bus đã "tham gia" không ít vào hệ thống tai nạn liên tiếp đó.
Tham gia giao thông không nhất thiết phải có "Văn hóa" cao - xét trên góc độ trình độ văn hóa. Cái chính là ở ý thức, nhận thức của mỗi người.
Nhiều người lấy bằng A, B, C... nhưng là "bằng mua", thử hỏi học về an toàn giao thông mà không tôn trọng giao thông thì văn hóa ở đâu.
Hãy để giao thông là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa trong mỗi người, điều đó không khó xong để thực hiện được, giảm thiểu tai nạn hữu hiệu rất cần sự nâng cao nhận thức, ý thức của con người "Văn hóa"
RANDOM_AVATAR
duhuynguyen
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/09 11:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình...

Gửi bàigửi bởi duhuynguyen » Thứ 4 20/05/09 16:54

Trước tình hình trật tự ATGT diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, nếu mọi người dân đều ý thức chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ thì việc giảm số lượng người chết do tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông là điều không quá khó. Báo Lao Động mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc về các giải pháp nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông.
RANDOM_AVATAR
duhuynguyen
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/09 11:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình...

Gửi bàigửi bởi gicoko » Thứ 4 20/05/09 17:00

Văn hoá giao thông “thịt ba chỉ”



Không chỉ có khách bộ hành, cả người điều khiển xe máy, ô tô ở TP.HCM và Hà Nội hiện nay không ít người đang hành xử với những con đường đô thị bằng văn hoá nông thôn. Họ có thể dừng xe “bất đắc kỳ tử” ở bất cứ nơi nào họ muốn trên con đường; đang di chuyển thẳng bất ngờ rẽ trái; hoặc đang xin đường rẽ trái lại ngoặt về bên phải.




"Văn hoá GT đường làng" trên đường phố!. Ảnh: Phạm Hải
Còn người đi bộ lao ra đường như những người liều chết, từ vỉa hè này băng băng qua vỉa hè kia giữa dòng xe tấp nập và mặc cho đường ưu tiên dành riêng cho khách bộ hành, với các vạch sơn trắng, to đùng nằm sờ sờ cách đó chưa đầy vài bước chân.



Nhưng người đi bộ có bước vào đường ưu tiên hay băng qua đường ở bất cứ nơi nào thấy tiện thì cũng như nhau. Bởi, người đi bộ có đi đúng lối dành cho mình, thì cũng chẳng được các phương tiện khác nhường bước.



Thậm chí, ngay cả khi đèn điều khiển giao thông bật sáng màu đỏ chót, các phương tiện cơ giới lẫn thô sơ vẫn cứ chồm lên như muốn “ăn tươi, nuốt sống” người đi bộ đang thả bước trên đường ưu tiên để sang đường. Nhiều khi, người đi bộ, vì ô tô và xe máy đã chắn mất lối, không còn cách nào khác là phải “cảm tử”, lao xuống tranh từng khoảng trống giữa các xe để len qua phía bên kia.



Tất cả lối hành xử đó đã quen thuộc với người dân và trở thành “văn hoá thịt ba chỉ” khi tham gia giao thông tại hai đô thị lớn này.



Chỉ khổ những ông Tây, khi đến hai thành phố văn minh bậc nhất của Việt Nam lại không quen với “văn hoá giao thông ba chỉ” đó, cứ ngượng ngùng rồi đến hãi hùng mỗi khi phải sang đường. Khi đã có thâm niên sống tại Việt Nam, họ đúc kết ra kinh nghiệm “xương máu” mỗi khi sang đường ở TP.HCM và Hà Nội, cứ nhắm mắt mà băng, sẽ nhanh hơn là cứ đứng trên lề nhìn lên ngó xuống và chờ đợi được các phương tiện khác nhường đường. Điều hoàn toàn xa lạ và trái ngược với một đất nước văn minh thực sự, dân trí cao!
RANDOM_AVATAR
gicoko
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 4 20/05/09 16:56
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình...

Gửi bàigửi bởi tran dinh binh » Thứ 5 21/05/09 16:38

Thời gian gần đây, xe buýt bị người dân lên tiếng vì tài xế, tiếp viên có thái độ không đúng mực, xe không dừng hẳn khi đón trả khách, ra vào trạm không an toàn, chạy ẩu… Tuy nhiên, nhiều tài xế khi được hỏi ý kiến về việc người dân gọi họ là những “hung thần” xe buýt đã nói “xin đừng đổ lỗi tất cả cho tài xế xe buýt, vì một con sâu làm rầu nồi canh…”

Khổ vì xe… gắn máy
Không ít tài xế xe buýt bức xúc vì cho rằng xe gắn máy chạy ẩu, lạng lách gây… thót tim cho chính họ.

Anh L.Đ.K, tài xế chạy tuyến 19, Bến Thành - Suối Tiên kể lại cách đây không lâu anh chở khách ngang qua Bến xe Miền Đông, đang đi thì hai xe máy va chạm với nhau và té xuống đường. Cũng may lúc đó anh thắng kịp ngay trước mặt chiếc xe bị nạn nhưng cũng muốn bắn tim ra ngoài.

“Xe buýt thường xuyên phải ra vào trạm đón trả khách, không ít lần tôi xi nhan mà xe gắn máy, xe đạp vẫn… làm ngơ không nhường đường. Xe buýt được ưu tiên đi cả đường xe máy, đường xe ô tô nhưng thường bị xe gắn máy vượt, băng ngang qua đầu xe khiến tôi phải thắng gấp để đảm bảo an toàn, nhưng lúc đó hành khách lại phàn nàn… chạy ẩu!” - anh K. giải thích.


Read more: "Xế buýt kể khổ, tai nạn đâu chỉ lỗi của "hung thần"
RANDOM_AVATAR
tran dinh binh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 5 21/05/09 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa giao thông còn đó những nỗi lo nhân tình...

Gửi bàigửi bởi tran dinh binh » Thứ 5 21/05/09 16:41

Còn anh Lê Văn Hùng, tài xế số 4, An Sương - Bến Thành nhận xét rằng giao thông ở TP.HCM không tốt nên người tham gia giao thông khổ, kể cả xe buýt.
"Tôi lái xe buýt 8 năm nay và thấy một điều, hễ xe lớn đụng xe nhỏ là xe lớn phải đền. Nhiều lúc xe gắn máy lấn tuyến, lạng lách hay đi sai luật nhưng tai nạn xảy ra, xe buýt vẫn lãnh đủ. Mới đây, bạn tôi chạy xe buýt đến đường Hậu Giang, Q.6, xe máy chạy ẩu đâm chính diện vào xe buýt khiến người lái xe bị thương. Dù công an xác định lỗi thuộc về xe gắn máy nhưng vẫn giam bằng lái chờ hai bên thương lượng... Rốt cuộc, bạn tôi không sai nhưng vẫn phải đền tiền".
Thậm chí, nhiều bác tài cho rằng mình phải nhịn hành khách như… cơm sống. Mỗi ngày, xe buýt ra vào trạm đón, trả cả trăm ngàn lượt khách, tiếp xúc với nhiều người nhưng không phải ai cũng cư xử đúng mực.
“Nếu khách chỉ lên xe, bán vé, thu tiền thì làm gì có chuyện cãi nhau, bức xúc gì” - chị Trần Minh Tâm, tiếp viên xe buýt tuyến 10, 56, 53 kể. “Hôm đó tôi làm tiếp viên tuyến 56, trên xe còn đúng một chỗ ưu tiên anh thanh niên ngồi. Một phụ nữ đang có bầu, có em bé đi theo bước lên xe. Tôi liền xin anh thanh niên nhường ghế, lập tức bị anh ta nhìn một cái dài và quát: “Đứng lên để chết à?” Tôi nói ngay: “Nếu anh đứng lên mà chết thì người ta mang bầu, có con nhỏ đứng có chết không?” Bị phản ứng từ những vị khách khác, anh thanh niên mới chịu nhường ghế.
Sau mấy năm làm tiếp viên xe buýt, chị Tâm rút ra kinh nghiệm “hiền quá cũng không được, dễ bị khách bắt nạt. Chỉ cần làm đúng trách nhiệm và đừng quá đáng với khách là được.”
Trễ một phút trừ 20.000 đồng
Áp lực về giờ giấc luôn là nỗi ám ảnh của cả tài xế và tiếp viên xe buýt. Mỗi sáng, xe buýt thường bắt đầu lúc 4h30 và kết thúc khoảng 22h về đến bến, nghĩa là một ngày tài xế, tiếp viên xe buýt làm việc từ 12h-14h đồng hồ.
Anh N.Đ.T, chạy xe buýt số 53, ĐHQG TP.HCM - Lê Hồng Phong cho biết, công việc của anh bắt đầu lúc 5h sáng, 11h đêm mới về đến nhà. Nhiều hôm mệt, sáng chạy xong muốn xin nghỉ buổi chiều nhưng điều đó đồng nghĩa anh sẽ bị phạt 200.000 đồng vì hủy chuyến, không được tiền công ngày hôm đó.

Read more: "Xế buýt kể khổ, tai nạn đâu chỉ lỗi của "hung thần" | X&7871; buyt k&7875; kh&7893;, tai n&7841;n &273;au ch&7881; l&7895;i c&7911;a hung th&7847;n - Trang mục chính" - http://yeutre.vn/forum/showthread.php?t ... G8Jevq3s&A
RANDOM_AVATAR
tran dinh binh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 5 21/05/09 16:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách