Thử bàn về văn hóa roi

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 4 20/05/09 23:09

[justify]Có lẽ trong cuộc đời mỗi chúng ta, không ai lại không có hình ảnh về chiếc roi trong trí nhớ. Tuy với mỗi người, hình ảnh của chiếc roi có thể đậm nhạt khác nhau, song nó đã cùng chúng ta trải qua thời niên thiếu và lớn lên.
Trong quan hệ xã hội truyền thống của người Việt Nam trước đây, chiếc roi là một trong những “công cụ”, “phương tiện” dùng để thi hành pháp luật đối với người dân và giáo dục thế hệ con cháu. Đã có nhiều thế hệ con người trưởng thành và lớn khôn lên nhờ chiếc roi. Ông cha ta đã có câu “Thương cho roi, cho vọt” cũng nhằm ý nghĩa trên.
Thế nhưng đối với xã hội hiện đại ngày nay, ý nghĩa của câu nói trên đã không còn hoàn toàn đúng. Trong thời gian gần đây, xã hội đã lên án rất nhiều “lối giáo dục kiểu roi vọt” ấy... Hiện tượng ông bà đánh cháu, cha mẹ đánh con, thầy cô đánh học trò bằng roi gậy đã bị xã hội lên án mạnh mẽ...
Vậy nếu xét về mặt văn hóa, chiếc roi có còn được chấp nhận và được xem như là một giá trị văn hóa hay không?
1. Giá trị phụ thuộc vào chủ thế (người đánh giá), không gian (nơi đánh giá) và thời gian (lúc đánh giá), các tiêu chí đánh giá... Dựa trên trục tọa độ này, hãy cùng xem xét “chiếc roi” dưới góc nhìn văn hóa.
• Chủ thể:
- Người sử dụng roi: là những người như quan tổng, thầy đồ, ông bà, cha mẹ…với mục đích “chấp pháp”, giáo dục…
- Người bị đánh: là những người “vi phạm”, “phạm pháp”… có thể nờ đó mà họ đã “nên người”.
• Không gian:
- Trong không gian của nền văn hóa phong kiến, hình ảnh chiếc roi cũng tượng trưng cho luật pháp.
- Trong không gian của gia đình truyền thống thời phong kiến, hình ảnh chiếc roi tượng trưng cho lễ giáo, “gia phong”?
• Thời gian:
- Hình phạt bằng roi đã có từ lâu đời nhưng vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
- Trong thời kỳ phong kiến, tớ chịu đòn thay chủ, bố mẹ phải chịu đòn thay cho con cái…

2. Xét “chiếc roi” qua các đặc trưng văn hóa:
• Tính nhân sinh:
- Roi là công cụ do con người làm ra, dùng để xử phạt những người bị cho là có lỗi, với mục đích mong muốn một “kết quả” tốt hơn.
- Roi là đạo cụ đặc trưng của nghệ thuật tuồng cổ, mang tính giá trị cao về nghệ thuật.
- Roi là công cụ dậy học đặc trưng của các thầy đồ xưa, có tính giáo dục.
• Tính lịch sử:
- Xuất hiện cách đây đã lâu và tồn tại cho đến ngày nay, nó có tính lịch sử riêng trong đối với một số dân tộc.
- Hình phạt bằng roi đã được áp dụng và thể hiện trong các bộ luật trước đây của một số nước ở Châu Á như Việt Nam (Luật Hồng Đức hay là Quốc triều hình luật thời Lê sơ. Đó là tội xuy trong “Ngũ hình” - năm bậc hình hình phạt đối với tội phạm được quy định trong pháp luật Việt Nam thời phong kiến, mô phỏng theo thể chế pháp luật Trung Quốc. NH được nói đến từ các triều đại Lý - Trần (thế kỉ 11 - 13), được mô tả chi tiết lần đầu trong Bộ Luật Hồng Đức (thế kỉ 15), có thay đổi và bổ sung một số chi tiết trong Bộ luật Gia Long (thế kỉ 19).
- Hình phạt đánh đòn hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi dành riêng cho đàn ông ở độ tuổi từ 16 đến 50 tại Singapore, Malaysia và Brunei - ba thành viên gần gũi của Khối thịnh vượng Anh ở Đông Nam Á.Nguồn gốc lịch sử của hình phạt này xuất phát từ luật phòng chống tội phạm xưa ở Anh và Ấn, được áp đặt lên các thuộc địa kể từ năm 1826.
- Dù bị bãi bỏ ở Anh vào năm 1948 và ở ấn Độ vào năm 1955, nhưng ở Hồng Công và Malaysia, nó đã từng là dạng hình phạt chính thức. Tại Singapore, sau khi giành được độc lập từ tay người Anh từ năm 1965, thể chế luật pháp đã nhiều lần sửa đổi; thế nhưng hình phạt đánh đòn không bị mất đi mà còn được tăng dần từ năm 1966 đến năm 1993.
• Tính giá trị:
- Việc áp dụng “lối giáo dục kiểu roi vọt” là phi giá trị khi đặt nó trong chủ thể những là những con người ở xã hội hiện đại, bản thân lối giáo dục này không phù hợp với cách giáo dục của nhiều dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, mong muốn có một xã hội, một thế hệ tương lai tốt đẹp hơn thì cũng là mong muốn chung của toàn nhân loại. Vì vậy, kết quả mà nó mang lại thì mang tính giá trị.
- Hình ảnh chiếc roi hiện nay vẫn còn mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng nó đã có giá trị lâu dài trong lịch sử của nhân loại và trở thành biểu tượng của luật pháp, của gia phong một số dân tộc.
• Tính hệ thống:
- Việc áp dụng “lối giáo dục kiểu roi vọt” có giá trị trong cộng đồng dân cư khép kín tại một số nước, nhất là những nước có ảnh hưởng của Nho giáo.
- Cho đên nay, biện pháp này vẫn còn được áp dụng (như đã trình bày ở phần Tính lich sử), tuy nhiên cũng chỉ áp dụng để “giáo dục pháp luật” là chính (Dùng cho công an, cảnh sát…)
Vậy với những phân tích như trên, “cây roi” cũng nên được xem như một giá trị văn hóa?
Để làm rõ hơn về vấn đề trên, rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của tất cả các anh chị.[/justify]
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Thứ 5 21/05/09 20:49

qua bài viết của bạn vinhnguyenbmt tôi thấy quả thật chủ topic đã có những nhận định và đánh giá tương đối đầy đủ về nhận định của mình.Tôi cũng đồng tình khi kết luận roi là một giá trị văn hoá ở các khía cạnh sau:
Tính lịch sử: phải nói rằng roi đã có một truyền thống rất lâu đời trong lòng mỗi người dân việt nam,hình ảnh những ông đồ già cầm roi dạy học đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta và phải công nhận một điều rằng không có những cái roi ấy thì chưa chắc chúng ta đã có ngày hôm nay và câu nói
"thương cho roi cho vọt vẫn đúng"
Tuy vậy tôi vẫn băn khoăn và mong vinhnguyenbmt cùng mọi người trao đổi thêm đó là: Chúng ta nên xét Roi trong một thời gian nhất định và không gian nhất định thì roi mới đúng là giá trị văn hoá.tôi xin dẫn chứng như sau:
Ngày xưa khi các ông đồ dạy học thì một lòng một dạ muốn cho học trò tiến bộ và đánh bằng roi một cách răn đe như đánh vào tay hay vào mông...nhưng ngày nay trong một xã hội phức tạp với nhiều những giáo viên mất phẩm chất chỉ muốn học trò phải cung phụng nghe lệnh nếu em nào không nghe sẽ bị ăn roi nhưng là roi bằng thước Lim bằng những cái tát nảy lửa,bằng những hành động tra tấn...thì lúc này hình ảnh roi không còn giá trị văn hoá>
Nếu xét về không gian thì theo tôi ở vùng nông thôn vùng quê xa khi mà cuộc sống thị trường chưa ảnh hưởng nhiều đến giáo dục thì hình ảnh roi vẫn mang nguyên cả một giá trị văn hoá còn ở những vùng thành thị khi mà giá cả thị trường đã len lỏi vào từng lớp học thì nhiều khi hình ảnh roi lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác.Vậy phải chăng cây roi với hình ảnh giáo dục hình ảnh văn hoá đã mai một và dần mất đi trong thời gian này???theo các bạn thì sao??
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi dreda » Thứ 5 21/05/09 21:36

Trong thời gian gần đây, xã hội đã lên án rất nhiều “lối giáo dục kiểu roi vọt” ấy... Hiện tượng ông bà đánh cháu, cha mẹ đánh con, thầy cô đánh học trò bằng roi gậy đã bị xã hội lên án mạnh mẽ...


Theo ý kiến của tôi, chiếc roi có mang tính giá trị, có là văn hóa hay không còn phụ thộc rất nhiều vào chủ thể sử dụng.
Trong trường hợp người đàn ông thông qua chiếc roi để thể hiện uy quyền của mình trong gia đình, vô cớ thực hỉện những hành vi bạo hành với vợ con, dĩ nhiên không thể nào chấp nhận được. Dù là trong xã hội nào những hành động kiểu ấy cũng thật đáng khinh. Có tài, có giỏi, sao không ra đời mà đấu đá với người, để ở rịt trong nhà mà hành hạ người thân...?

Trong trường hợp thầy đồ dùng roi để dạy học trò, ông bà cha mẹ dùng roi để "thương" con cháu, thiết nghĩ, hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên. Kiểu hành xử này sẽ tốt và hoàn toàn có giá trị nếu chỉ dừng lại ở mức độ răn đe, cho xấp nhỏ biết sợ mà không tái phạm lỗi, chứ tuyệt đối không nên áp dụng như một hình thức trừng phạt sai phạm.

Còn trong nền giáo dục Việt Nam hiện đại, cũng không nên vội vàng qui kết sử dụng roi là phản sư phạm, là tiêu cực. Như đã nêu trên, còn phải xem xét người sử dụng sử dụng ở chừng mực nào. Trật tự gia đình, dù là được duy trì với sự giúp đỡ (ở mức tối thiểu) của "cây roi" cũng còn hơn kiểu xã hội tự do, con cái sẵn sàng gọi cảnh sát hay kiện ông bà cha mẹ vì những lỗi không đâu...
RANDOM_AVATAR
dreda
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 10/11/08 16:55
Cảm ơn: 9 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Chủ nhật 24/05/09 15:33

Cảm ơn bạn dreda. Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn đã nêu.
Trong trường hợp thầy đồ dùng roi để dạy học trò, ông bà cha mẹ dùng roi để "thương" con cháu, thiết nghĩ, hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên. Kiểu hành xử này sẽ tốt và hoàn toàn có giá trị nếu chỉ dừng lại ở mức độ răn đe, cho xấp nhỏ biết sợ mà không tái phạm lỗi, chứ tuyệt đối không nên áp dụng như một hình thức trừng phạt sai phạm.

Còn trong nền giáo dục Việt Nam hiện đại, cũng không nên vội vàng qui kết sử dụng roi là phản sư phạm, là tiêu cực. Như đã nêu trên, còn phải xem xét người sử dụng sử dụng ở chừng mực nào. Trật tự gia đình, dù là được duy trì với sự giúp đỡ (ở mức tối thiểu) của "cây roi" cũng còn hơn kiểu xã hội tự do, con cái sẵn sàng gọi cảnh sát hay kiện ông bà cha mẹ vì những lỗi không đâu...

Theo ý kiến của tôi, chiếc roi có mang tính giá trị, có là văn hóa hay không còn phụ thộc rất nhiều vào chủ thể sử dụng.
Trong trường hợp người đàn ông thông qua chiếc roi để thể hiện uy quyền của mình trong gia đình, vô cớ thực hỉện những hành vi bạo hành với vợ con, dĩ nhiên không thể nào chấp nhận được. Dù là trong xã hội nào những hành động kiểu ấy cũng thật đáng khinh. Có tài, có giỏi, sao không ra đời mà đấu đá với người, để ở rịt trong nhà mà hành hạ người thân...?

Trong trường hợp thầy đồ dùng roi để dạy học trò, ông bà cha mẹ dùng roi để "thương" con cháu, thiết nghĩ, hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên. Kiểu hành xử này sẽ tốt và hoàn toàn có giá trị nếu chỉ dừng lại ở mức độ răn đe, cho xấp nhỏ biết sợ mà không tái phạm lỗi, chứ tuyệt đối không nên áp dụng như một hình thức trừng phạt sai phạm.

Còn trong nền giáo dục Việt Nam hiện đại, cũng không nên vội vàng qui kết sử dụng roi là phản sư phạm, là tiêu cực. Như đã nêu trên, còn phải xem xét người sử dụng sử dụng ở chừng mực nào. Trật tự gia đình, dù là được duy trì với sự giúp đỡ (ở mức tối thiểu) của "cây roi" cũng còn hơn kiểu xã hội tự do, con cái sẵn sàng gọi cảnh sát hay kiện ông bà cha mẹ vì những lỗi không đâu...

Nếu xét từng góc độ xã hội cũng như gia đình, ta đều thấy được 2 “hệ quả” mà chiếc roi mang lại, ứng với mỗi “hệ quả” ấy là những chủ thể trái ngược nhau:
- Hệ quả thứ 1: Dùng roi như một công cụ để trừng phạt, thể hiện uy quyền đối với người khác thì chính là hành động xúc phạm, bạo hành… kiểu này thường dẫn đến kết cục, chiều hướng xấu, hậu quả khó lường.
- Hệ quả thứ 2: Dùng roi như là biện pháp nhằm răn đe, giáo dục, với chừng mực đúng đắn thường sẽ mang lại kết quả tốt.
Gia đinh người VN ta thường dùng roi theo “hệ quả thứ 2” này.
Trật tự gia đình, dù là được duy trì với sự giúp đỡ (ở mức tối thiểu) của "cây roi" cũng còn hơn kiểu xã hội tự do, con cái sẵn sàng gọi cảnh sát hay kiện ông bà cha mẹ vì những lỗi không đâu...
và đây, tính giáo dục (theo nghĩa tích cực) của chiếc roi trong gia đình VN rõ ràng ăn đứt kiểu giáo dục của XH tự do Phương Tây?
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Thứ 3 26/05/09 1:02

theo quan điểm của tôi bản thân chiếc "roi" không có giá trị văn hoá. Cái có giá trị văn hoá đó là người dùng "roi":
Với người Việt và người á Đông chiếc "roi" vừa dùng với nghĩa chỉ bảo yêu thương và cũng có nghĩa ngược lại. Xưa kia khi con, cháu hư cha mẹ ông bà có thể dùng roi đe nẹt thậm trí đánh để khuyên bảo, để nhớ, nhưng cũng có khi đánh ở ngoài đình, ngoài làng để tỏ rõ cách giáo dục của gia đình, dòng họ với làng xóm...
Vì thế vấn đề này cũng tồn tại tính hai mặt của nó:
+ Đánh cho trí tử, trí mạng ...(Đánh bạo lực). Trường hợp này thường xảy ra khi bị đánh bởi sự thù hằn, chủ - tớ, hoặc đôi khi là tính bạo lực trong ông bà, bố mẹ trỗi dậy mà người ta goi tạm là nổi nóng,hoặc bực tức vì một vài lý do nào đó mà trút giận. Dưới góc độ văn hoá trường hợp này không mang tính nhân sinh và đáng bị lên án.
+ Đánh với dụng ý khuyên bảo... Trường hợp này tính nhân sinh được thể hiện rõ hơn
ví dụ như khi con hư, người làm bố mẹ nhác nhở khuyên bảo không có hiệu quả có thể tuỳ hoàn cảnh mà đánh một hoặc hai roi (roi chứ không phải là gậy) nhưng không nên lạm dụng, và mỗi đứa trẻ hư không nên đánh quá 3 roi. Sở dĩ tôi nói tuỳ hoàn cảnh cũng có lý do của nó.
Bạn thư nghĩ có thể đánh một đến ba roi và khuyên bảo hay mạt sát các cháu bằng những câu mắng mà tuổi các cháu cũng chẳng hiểu, hoặc khi đã hiểu những câu mắng ấy ám ảnh theo các cháu một cách dai dẳng...thậm trí dẫn tới những bước đường xa ngã...
Vậy đứa trẻ - người bị đánh có sùng bái và lưu luyến roi hay không???
Trong bai thơ của Giang Nam hình tượng "roi" tuy không được nói rõ là người mẹ đánh đứa con nhưng có thể hiện trước đó cậu bé có bị đánh (roi)
" Nhớ những chiều đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được chưa đánh roi nào tôi đá khóc"
Nếu chưa từng bị roi chắc hẳn cậu bé sẽ không khóc như vậy nhưng khi lớn cậu bé vẫn nhớ và lưu luyến nhớ về người mẹ của mình...
Vì thế roi vọt không tạo ra văn hoá mà người sử dụng nó như thế nào để có văn hoá trong xã hội xưa hay nay cũng là điều đáng bàn.
Và chúng ta cũng không thể vì "yêu cho roi cho vọt" một cách tuỳ tiện để tránh nhận lại những hậu quả khó lường nhất là với con trẻ/
RANDOM_AVATAR
hoangdzao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 3 26/05/09 13:52

Cám ơn bạn hoangdzao đã bổ sung thêm một số ý kiến rất thú vị . Tôi rất thích dẫn chứng mà bạn đưa ra:
Trong bai thơ của Giang Nam hình tượng "roi" tuy không được nói rõ là người mẹ đánh đứa con nhưng có thể hiện trước đó cậu bé có bị đánh (roi)
" Nhớ những chiều đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được chưa đánh roi nào tôi đá khóc"
Nếu chưa từng bị roi chắc hẳn cậu bé sẽ không khóc như vậy nhưng khi lớn cậu bé vẫn nhớ và lưu luyến nhớ về người mẹ của mình...

Đó là một dẫn chứng hay về "lưu luyến" roi... ở đây nhân vật nhớ về chiếc roi với những kỷ niệm đẹp.
Nếu sử dụng roi với mức độ thái quá sẽ dẫn đến "đối phó" roi", như đệm thêm vào mông chiếc gối, dấu hoặc bẻ đi chiếc roi mà bố dắt trên tường, trên vách... Mời các bạn đóng góp thêm nhé!
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Thứ 3 26/05/09 20:05

Qua bài "thử bàn về văn hóa roi" của vinhnguyenbmt, tôi thấy chủ topic và các bạn comment rất phong phú về chủ đề này. Riêng tôi, xin góp thêm một ý nhỏ về "chiếc roi" dưới góc nhìn khác. Nếu mọi người chỉ bàn về chiếc roi với tác dụng là công cụ dùng để thi hành việc "thương" hay thể hiện "quyền uy" thì chiếc roi trong võ cổ truyền Bình Định lại có ý nghĩa khác. Hẳn mọi người đều biết câu ca dao "Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định bỏ roi đi quyền". Đay là câu ca dao hay và nổi tiếng không chỉ của Bình Định mà còn là niềm tự hào của Việt Nam. Hình tượng và ý nghĩa chiếc roi ở đây không mang hai ý nghĩa như Topic mà nó là công cụ dùng để rèn luyện thân thể và tinh thần thượng võ của nhân dân ta. Nhưng ý nghĩa đặc biệt trong câu ca dao này đó chính là nhằm tôn vinh và nâng cao hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa, họ được xem là 'phái yếu" và thường không thể làm những việc mà nam giới thường làm. Họ chẳng những thao diễn chiếc roi một cách thuần thục mà còn đi quyền một cách rắn chắc. Vậy, nếu nhìn dưới góc độ văn hóa học, Giá trị của chiếc roi ở đây mang ý nghĩa khác với ý nghĩa của Topic.
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 6 29/05/09 22:37

Cảm ơn bạn minhdung1976 đã bổ sung một ý kiến rất hay, mà theo tôi thì có lẽ hình ảnh chiếc roi trong câu ca dao "Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền" cũng là một biểu hiện của sự "lưu luyến" roi?!!. Bởi lẽ ý của câu ca dao trên muốn giới thiệu với thiên hạ hình ảnh người phụ nữ với tinh thần thượng võ, hình ảnh chiếc roi đã làm tăng thêm giá trị của hình ảnh này...Vì vậy, nếu xét về mặt biểu hiện thì hình ảnh chiếc roi trong trường hợp này cũng nằm trong nội dung của chủ đề này mà thôi.
Các bạn có ý kiến nào khác không?
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi xxx_rhapsody » Thứ 6 26/06/09 16:31

up cho a Vinh nhé
cảm ơn hum trc dạy e nấu món canh mọi(haha, cơ mà đến h vẫn chưa thực hiện được vì e lại quên mất rùi, chắc hum nào pai lấy giấy bút ghi lại mới đc :D )
gửi bởi hoangdzao vào ngày 26 Tháng 5 2009 01:02

theo quan điểm của tôi bản thân chiếc "roi" không có giá trị văn hoá. Cái có giá trị văn hoá đó là người dùng "roi":

e không đồng ý với ý kiến cuả chị Đào lém, e nghĩ roi có giá trị văn hóa đấy chứ ???
Ví dụ như cây roi trong những gia đình Trung Hoa xưa (mà VN cũng có phần ảnh hưởng) gọi là "gia pháp" làm bằng gỗ quý, được bày trang trọng trong một gian phòng riêng biệt, chỉ khi có dịp "đặc biệt" mới đem ra dùng (mà đã dùng thì... ... thik pải bít nhỉ :lol: )
hehe..theo các a chị, như vậy có pải là mang giá trị văn hóa ko ạ???
"The Winner don't do different things - They do things differently"
Hình đại diện của thành viên
xxx_rhapsody
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 20/05/09 20:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Thử bàn về văn hóa roi

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 6 26/06/09 22:50

Bạn hoangdzao viết:
theo quan điểm của tôi bản thân chiếc "roi" không có giá trị văn hoá. Cái có giá trị văn hoá đó là người dùng "roi"

Tôi có phần đồng tình và có phần không đồng tình với bạn hoangdzao. Bởi vì, theo tôi thì tất cả mọi sự vật & hiện tượng đều chỉ có (hay không) có tính văn hóa khi và chỉ khi được con người nhìn nhận. Một tảng đá tự nhiên có hình người mẹ bồng con (Nàng Tô Thị), một hang động... chỉ trở thành "di sản" văn hóa khi được con người nhìn nhận. Chiếc roi ở đây cũng vậy, chỉ có điểm khác vì nó là sản phẩm do con người làm ra và sử dụng. Cho nên trong trường hợp này thì nó có tính văn hóa (có giá trị văn hóa), trong trường hợp khác thì lại không có tính văn hóa (không có giá trị văn hóa)... Các bạn thấy thế nào?
Và theo các bạn thì trường hợp chiếc roi sắt (và roi tre)của Thánh Gióng có phải là biểu hiện của "sùng bái" roi hay không?
[center]Hình ảnh
Hình ảnh
Mẫu tượng Thánh Gióng của tác giả Kim Xuân[/center]
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách