"CHẤT" PHƯƠNG ĐÔNG

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

"CHẤT" PHƯƠNG ĐÔNG

Gửi bàigửi bởi Tran Chau Nguyet » Thứ 6 22/05/09 20:45

"CHẤT " PHƯƠNG ĐÔNG
Phương Đông là cái nôi của nền nông nghiệp. Đó là gốc nông nghiệp lúa nước. Chính cái nôi này là nền tảng tạo ra “chất” phương Đông_nét đặc trưng và là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa phương Tây và phương Đông.
Theo tôi nghĩ “chất” phương Đông chính là lối sống tình cảm.Con người phương Đông luôn biết dung hòa, tinh tế và linh hoạt trong tất cả các mối quan hệ.
Con người phương Đông luôn ứng xử với môi trường tự nhiên một cách hài hòa, tôn trọng, biết tận dụng và đối phó với tự nhiên mềm dẻo, linh hoạt.
Mặc dù cuộc sống con người phải phụ thuộc vào tự nhiên:
“…Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặn mới yên tấm lòng.”
nhưng con người đã biết tận dụng tất cả những gì tốt đẹp mà thiên nhiên ưu đãi. Động vật, thực vật, mây, mưa, nắng, gió, đất trời,…tất cả đều phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người. Từ xưa ta đã biết tạo ra Lịch pháp nhờ quan sát sự biến động của Trời-Trăng, biết tận dụng tất cả những loại cây và loài vật có thể ăn được, biết tận dụng thành các dược liệu, bài thuốc, chế tạo ra công cụ lao động bằng vật liệu từ thiên nhiên, vật dụng trong gia đình…Hay lợi dụng nước, gió, nắng để sản xuất điện...
Không tìm cách chinh phục tự nhiên, người phương Đông luôn sống hài hòa, luôn linh hoạt đối phó với cái khắc nghiệt tàn bạo của tự nhiên, chế ngự tự nhiên bằng chính tự nhiên, như thuần dưỡng động vật hoang , thú rừng thành thú nuôi trong nhà, làm nhà sàn để tránh thú dữ, thời tiết, ta đã biết đắp đê ngăn lũ, trồng rừng chống sói mòn đất, ngăn lũ…
Đặc biệt trong ứng xử giữa người với người, con người phương Đông luôn mềm dẻo, trọng tình cảm, lấy nhu chế cương “một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”. Trong khi phương Tây coi trọng vai trò cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng, làm gì cũng đặt lợi ích tập thể lên đầu, mô hình hóa tính cộng đồng là tổ chức nông thôn. Điển hình là tổ chức nông thôn Việt Nam, mọi người sống với nhau bằng tình cảm, sống không mất lòng ai, gặp nhau cúi đầu chào, câu chào của người Việt cũng đã thể hiện rõ “Anh khỏe chứ?”,”anh đi đâu thế” hay câu chào khách viếng nhà “Qúy hóa quá, rồng đến nhà tôm”, “cơn gió nào thổi bác đến nhà em thế ạ”…Hay câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” là chi lối sống trọng tình, trọng nghĩa, sống hài hòa với tất cả mọi người, luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau “lá lành đùm lá rách”…Đối với người phương Tây, cách ứng xử rất nguyên tắc, cứng nhắc, ngay cả chính người trong gia đình mà họ có thể đưa nhau ra tòa chỉ vì đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhau; con cái đến 18 tuổi thì đã sống tự lập; khi về già họ bị đưa vào Viện dưỡng lão. Với người phương Đông, chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì, “một sự nhịn chín sự lành”; chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau; trong gia dình phải có tôn ti, “kính lão đắt thọ”, “kính già, già để tuổi cho”, con cháu phải đặt chữ hiếu làm đầu, trước tiết sương giá đã phải mua áo ấm để trong nhà, đến khi sương xuống mẹ già có áo mà dùng; khi mẹ già yếu đi lại khó khăn, con cái là người phải lo cho mẹ, lo từ bữa ăn, giấc ngủ, đến vệ sinh, tắm rửa…
Không chỉ trọng tình, mà người phương Đông còn rất linh hoạt trong ứng xử.Như Việt Nam, có thể du nhập mọi tôn giáo mà không hề xảy ra chiến tranh tôn giáo, đó là cách linh hoạt, dung hòa trong văn hóa Việt, trong chiến tranh xâm lược, người Việt rất hiếu hòa, linh hoạt, mềm dẻo, chủ động mở đường cho giặc rút lui trong danh dự. Trong đời sống bình thường, con người rất linh hoạt, có thể người phương Tây rất cứng nhắc, nguyên tắc, gặp đèn đỏ phải dừng lại, còn như ở Việt Nam, nếu đèn đỏ mà đường vắng người thì ta có thể linh hoạt đi tiếp nhưng hạn chế tốc độ.
Chính lối sống tình cảm đã kéo theo cách ứng xử trọng tình, linh hoạt, dung hòa và tinh tế. Đã làm nên “chất” phương Đông. Đó là suy nghĩ của mình còn các bạn thì sao? Hi vọng các bạn đóng góp ý kiến để mình có thể sửa chữa, bổ sung cho chuyên mục này tốt hơn.
RANDOM_AVATAR
Tran Chau Nguyet
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 13:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron