VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi maily » Thứ 5 04/06/09 13:38

Tên đề tài: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, yên ấm thì xã hội mới yên ổn và phát triển được. Ở mỗi thời kì, mục tiêu phát triển gia đình tuy có khác nhau nhưng nó không thể tách khỏi mối quan hệ với dòng họ, với quê hương, với đất nước, lịch sử, dân tộc.
Một xã hội không thể coi là giàu mạnh nếu như trong lòng xã hội đó vẫn còn cảnh thiếu ăn, thiếu nhà ở…Vì vậy, trong thời gian qua đi liền với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đảng và Nhà nước ta đã ra chủ trương xây dựng gia đình ít con, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Một gia đình không văn hóa, không hạnh phúc sẽ dễ dàng bị các tệ nạn xã hội theo đó mà thâm nhập vào. Hiện nay đang phổ biến những tệ nạn xã hội như: Bạo lực gia đình, bóc lột sức lao động của trẻ em, đánh đập phụ nữ, buôn bán người trái phép…Về bạo lực gia đình, đối tượng tổn thương chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Người phụ nữ và trẻ em có thể bị bạo lực về thể chất, như đánh đập, ngược đãi, hành hạ; cũng có thể bị bạo lực về tinh thần, như hành hạ tâm lý, sỉ nhục, đe dọa, bị thờ ơ, vô trách nhiệm. Hoặc bị lạm dụng tình dục, cấm đoán, hạn chế các hoạt động trong các mối quan hệ cộng đồng, xã hội. Hiện nay, các tệ nạn xã hội ngày một nhiều hơn, điều này làm cho nền kinh tế đất nước chậm phát triển và vấn đề xóa đói, giảm nghèo cũng được đặt ra bức thiết. Nhận thâý được tầm quan trọng cuả gia đình nên kể từ năm 2001 Đảng và nhà nước ta đã chọn ngày 28/6/2001 làm ngày Gia đình Việt Nam để từ đó tuyên truyền, vận động và giáo dục mọi người dân xây dựng nên gia đình văn hóa.

Trong thời kì hội nhập và kinh tế phát triển như hiện nay thì tình trạng ly hôn, ly thân, bạo lực gia đình, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân…ngày một tăng lên. Điều đó làm cho một số giá trị truyền thống của một gia đình hạnh phúc như: sự thủy chung, kính trên nhường dưới xuống cấp trầm trọng. Truyền thống văn hóa gia đình xuống cấp làm cho truyền thống văn hóa dân tộc cũng dần bị mai mọt. Vì thế, để giữ được truyền thống văn hóa dân tộc thì trước hết phải giữ gìn truyền thông văn hóa gia đình.
Gia đình là sản phẩm của xã hội, của lịch sử. Trình độ phát triển kinh tế xã hội quyết định đến quy mô, cách thức tổ chức gia đình. Song xã hội phát triển như thế nào cũng một phần là do gia đình quyết định.
Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, là sự hài hòa cho đời sống của mỗi thành viên trong gia đình, mỗi các nhân trong xã hội. Gia đình yên ấm, hạnh phúc sẽ là hành trang, là nền tảng để mỗi cá nhân yên tâm phát huy hết năng lực của mình, góp phần ổn định, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước.
Vấn đề gia đình đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, là vấn đề đang được quan tâm và được đặt lên hàng đầu.Bởi “Gia đình là nền tảng phát huy giá trị văn hóa truyền thống”
2.Mục đích.
Nghiên cứu văn hóa gia đình ở Việt Nam nhằm làm rõ hơn các khái niệm, định nghĩa về gia đình và văn hóa gia đình. Từ đó nêu bậc lên giá trị văn hóa gia đình ở Việt Nam để giúp hiểu biết nhiều hơn về văn hóa gia đình, phát huy được văn hóa trong mỗi gia đình, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
Gia đình là tế bào của xã hội, văn hóa gia đình góp phần tô đậm thêm văn hóa dân tộc. Gia đình hạnh phúc, phát triển sẽ làm xã hội tiến bộ, phát triển. Vì vậy, tìm hiểu văn hóa gia đình nhằm mục đích làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
BỐ CỤC:

A. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích
3. Lịch sử vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
7. Bố cục
B. Phần nội dung:
Lời mở đầu
Chương I: Một số vấn đề về văn hóa gia đình và gia đình Việt Nam hiện nay
I.1 Một số quan niêm chung về văn hóa gia đình
I.2 Xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam
I.3 Vai trò của văn hóa gia đình ở Việt Nam
Chương II: Gia đình văn hóa xét theo trục tọa độ
II.1 Không gian văn hóa
II.2 Thời gian văn hóa
II.3 Chủ thể văn hóa
Chương III: Gía trị văn hóa gia đình ở Việt Nam
III.1 Với cá nhân
III.2 Với gia đình
III.3 Với xã hội
Kết luận
RANDOM_AVATAR
maily
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 27/03/08 17:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi nguyen thi thu huong » Thứ 3 12/07/11 15:59

đề tài này của bạn rất hay! rất mong duoc thao luan voi ban.
RANDOM_AVATAR
nguyen thi thu huong
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 3 12/07/11 15:09
Đến từ: Ha Noi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 4 13/07/11 5:34

Chương 2 của bạn là "gia đình văn hóa" xét theo hệ tọa độ Không gian, thời gian và chủ thể, mình thấy hay. Tuy nhiên, mình hơi phân vân một tí:tên đề tài là "văn hóa gia đình" và triển khai ý "gia đình văn hóa" không biết có hợp lý không. Mình vốn dỡ môn lý luận văn hóa và nói theo GSVS. TSKH.Trần NgọcThêm, trong một buổi mình ngồi nghe bảo vệ luận văn thạc sĩ của một chị lớp K8 thì thầy nhận xét rằng: "con gái thường tư duy phân tích yếu" và thầy cười nhìn sang cô Dung ngồi bên cạnh "trừ vài người giỏi như cô Dung". Hy vọng bạn ở vế 2 chứ tôi thì ở vế 1. Đề tài của bạn tôi yêu thích lắm vì dường như xã hội đang đứng trước những khó khăn cho gia đình tồn tại và hạnh phúc. Những buổi cơm trưa văn phòng cùng đồng nghiệp, những buổi đi hát karaoke cùng bạn bè vui vẻ, liên hoan sinh nhật, tăng lương, ăn uống luôn cuốn hút chúng ta dành nhiều thời gian mà lẽ ra cho gia đình.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 5 14/07/11 11:13

Rất vui vì có thêm bạn đồng hành trên con đường tìm hiểu về "văn hoá gia đình Việt Nam", chỉ khác là đề tài luận văn của mình chỉ giới hạn ở khu vực Tây nam bộ. Mình đang rất thiếu tài liệu nếu bạn có thì share cho mình với nhé. Email của mình: btlhuong@krugervn.com, Đt: 0907.916.597.
Hy vọng chúng ta sẽ tìm ra những điều thú vị để chia sẻ với mọi người về gia đình và văn hoá gia đình, maily nhe!
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 3 19/07/11 15:36

Mình post lên đây đề cương luận văn của mình đang trong giai đoạn "khởi đầu", rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn.

Đề tài: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ

Ngoài phần mở đầu (gồm 7 mục như chúng ta đã học), phần chính văn gồm 3 chương

CHƯƠNG I: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Khái niệm gia đình và văn hóa gia đình
1.1.1.Gia đình
1.1.2.Văn hóa gia đình
1.2.Tổng quan về đất nước, con người và về gia đình người Việt miền Tây Nam bộ
1.2.1.Điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế-xã hội
1.2.2.Cư dân và gia đình người Việt

CHƯƠNG II: NHẬN DIỆN VĂN HÓA GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI
2.1.Cơ sở hình thành văn hoa gia đình người Việt miền Tây Nam bộ
2.1.1.Cội nguồn bản địa trong văn hóa gia đình người Việt miền Tây Nam bộ
2.1.1.1.Tính cộng đồng trong gia đình Việt truyền thống
2.1.1.2.Tính trọng tình, trọng văn, trọng phụ nữ
2.1.2.Tàn dư Nho giáo trong văn hóa gia đình người Việt miền Tây Nam bộ
2.1.2.1.Tư tưởng trong nam khinh nữ của Nho giáo
2.1.2.2.Xây dựng kiểu gia đình Nho giáo ở miền Tây Nam bộ
2.1.3.Văn hóa gia đình người Việt miền Tây Nam bộ trong sự giao tiếp với văn hóa gia đình phương Tây
2.1.3.1.Văn hóa gia đình phương Tây
2.1.3.2.Ảnh hưởng của văn hóa gia đình phương Tây đến văn hóa gia đình người Việt miền Tây Nam bộ
2.1.4.Văn hóa gia đình người Việt trong sự giao tiếp với các văn hóa gia đình bản địa khác
2.1.4.1.Với văn hóa gia đình người Chăm
2.1.4.2.Với văn hóa gia đình người Hoa
2.1.4.3.Với văn hóa gia đình người Khmer
2.2.Những biểu hiện của sự biến đổi trong văn hóa gia đình người Việt miền Tây Nam bộ
2.2.1.Sự biến đổi trong văn hóa tổ chức đời sống gia đình
2.2.1.1.Sự biến đổi về cấu trúc của gia đình
2.2.1.2.Sự biến đổi trong các mối quan hệ trong gia đình
2.2.1.3.Sự biến đổi về chức năng của gia đình
2.2.2.Sự biến đổi về văn hóa giao tiếp-ứng xử trong gia đình
2.2.3.Sự biến đổi về văn hóa tâm linh gia đình trong nhận thức của mỗi cá nhân

CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.Nguyên nhân của sự biến đổi
3.1.1.Nguyên nhân khách quan
3.1.1.1.Nguyên nhân chính trị (mở rộng bờ cõi; phát tán văn hóa bản địa, tiếp biến các nền văn hóa bản địa khác)
3.1.1.2.Nguyên nhân kinh tế (Ảnh hưởng từ quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa, sự tự chủ về kinh tế của các thành viên)
3.1.1.3.Nguyên nhân văn hóa-xã hội (chủ nghĩa thực dụng phương Tây, sự thùa nhận và bảo vệ của pháp luật về quyền tự do trong hôn nhân)
3.1.2.Nguyên nhân chủ quan
3.1.2.1.Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo
3.1.2.2.Sự chủ quan, phóng khoáng trong việc giáo dục con cái
3.1.2.3.Sự phản ứng của dư luận,cộng đồng về văn hóa của mỗi gia đình
3.2.Xu hướng phát triển của văn hóa gia đình người Việt miền Tây Nam bộ trong thời gian tới
3.2.1.Hướng con cái tham gia các hoạt động sống của gia đình
3.2.2. Nâng cao vai trò của văn hóa gia đình đối với các thành viên
3.2.2.1.Vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình và chăm sóc, giáo dục con cái
3.2.2.2.Vai trò của con cái trong việc hiếu – lễ với cha mẹ, người cao tuổi, người tàn tật
3.2.3.Chú trọng việc phát triển kinh tế gia đình
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mong nhận được sự góp ý của các bạn để mình có thể hoàn chỉnh luận văn trong năm nay nhé.
Thanks so much
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi nguyenbinh » Thứ 5 04/08/11 8:02

Đề tài của bạn hay, gắn với cuộc sống và thiết thực, bởi trong thời hiện đại , khi con người lao vào vòng quay của xã hội, thì những giá trị đạo đức, giá trị về gia đình có phần vơi bớt so với trước kia. Tôi chỉ góp ý bạn thu xếp sao cho đừng rải đến 4 cấp độ,ví dụ 1.1.1.1. vì như vậy, người đọc khó theo dõi. Tôi đã từng chia như thế và được các thầy cô góp ý, nên xin chia sẻ cùng bạn.
RANDOM_AVATAR
nguyenbinh
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 01/01/08 23:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 6 05/08/11 11:39

Em cảm ơn góp ý của bác nguyenbinh rất nhiều.
Thực tế là những mục ở cấp độ 4 trong luận văn chỉ là những note đáng chú ý mà em sẽ giải thích, trình bày. Ở đây em liệt kê ra cho dễ hình dung cấu trúc của đề cương thôi.
Bác nào có tài liệu liên quan đến đề tài gia đình (hoặc biết ở đâu có) thì share cho mình biết với nhé.
Trân thành cảm ơn trước.
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi quyen jos » Chủ nhật 06/11/11 12:40

vấn đề văn hóa gia đình là một vấn đề đáng quan tâm, không những của văn hóa mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nữa. mình thấy bạn gái đầu tiên nói về vấn đề VHGĐ chuyên về XH hơn là về văn hóa. nhưng dù sao nội dung bài viết của bạn cũng có những điều hay mà mình cần ghi nhận. chúc bạn thành công trong bài làm của mình. :)
RANDOM_AVATAR
quyen jos
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Chủ nhật 06/11/11 12:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi viet_huong47 » Chủ nhật 05/02/12 17:42

chào bạn!
Mình xin đóng góp suy nghĩ của mình về bố cục phân chia chương. Tại chương một, bạn có phần biến đối trong văn hóa gia đình người Việt. Đến chương 3 mới dẫn ra những nguyên nhân của sự biến đổi như vậy hai chương nội dung cùng bỗ sung cho vấn đề biến đổi trong văn hóa gia đình Việt Nam. Như thế sẽ rời rạc giữa các phần của hai chương đó bạn.
RANDOM_AVATAR
viet_huong47
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 7 25/09/10 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách