Văn hóa phụ nữ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hóa phụ nữ

Gửi bàigửi bởi nhuuy79 » Thứ 2 05/11/07 15:38

Theo tôi nghĩ văn hóa có ở khắp mọi lĩnh vực trong đời sồng xã hội như: văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếp, văn hóa xã hội.... chúng ta có nên đưa riêng lĩnh vực văn hóa phụ nữ để thảo luận chăng:
Đây là một số vấn đề chúng ta có thể cùng thảo luận:
1. phụ nữ ngày này có một cách sống hoàn toàn mới đó có phải là cách sống văn hóa chưa?
2. Ảnh hưởng nền văn hóa ngoại lai đặc biệt theo kiểu phương tây nó làm mất nền văn hóa của mình không?
3. cách sống của giới trẻ nữ chúng ta ngày nay ở Tp HCM có phải là cách sống hiện đại không? những hậu quả của nó như thế nào?

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn.
RANDOM_AVATAR
nhuuy79
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 12/10/07 19:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa phụ nữ

Gửi bàigửi bởi the_endless_love » Thứ 6 09/11/07 17:41

Vai trò của người phụ nữ Việt
Trần Diệu Chân


Người phụ nữ Việt Nam thường được mô tả là Nữ Hoàng của gia đình, cai quản quốc vương nhỏ bé của bà với nhiều quyền hành, định đoạt mọi chuyện hằng ngày cũng như hoàn toàn quản trị ngân qũy của gia đình. Họ thường được các ông chồng âu yếm, trân qúy gọi là Nội Tướng, một danh từ đã trở thành chính thức trong ngôn ngữ Việt Nam. Người đàn ông được vinh thăng làm Chủ Gia Đình, nhưng thường vẫn phải xin Nội Tướng tiền để chi tiêu. Đàn ông chung quyết những chuyện trọng đại trong gia đình nhưng thực tế là chỉ hợp thức hóa các quyết định của Nội Tướng. Trong thời bình cũng như thời chiến, người đàn ông Việt Nam đã nhờ bàn tay vợ để chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người và nhiều khi chính các bà mẹ phải bương chải đem tiền về nuôi sống gia đình. Hình ảnh tiêu biểu của người đàn bà Việt Nam đã được mô tả rõ nét qua bốn câu thơ của ông Tú Xương tặng vợ:

Quanh năm buôn bán ở nom sông,
nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
eo xèo mặt nước buổi đò đông.


Mô tả hình ảnh đầy quyền uy của phụ nữ không có nghĩa là coi nhẹ vai trò của người đàn ông trong xã hội Việt Nam, mà chỉ để nói lên một truyền thống đã bắt nguồn tự nghìn xưa, biết nhận chân những giá trị của nữ giới và cho họ toàn quyền chọn lựa trong mục tiêu phục vụ gia đình và xã hội.

Lịch sử đất nước ta từ thời lập quốc đã có những gương sáng của người phụ nữ Việt trong vai trò cầm cân nẩy mực của đất nước. Trong cuộc chiến chống ngoại xâm, Hai Bà Trưng và cũng là hai bậc anh thư, anh hùng đầu tiên của dân tộc đã cầm quân cứu nước và lên ngôi vua vào thời kỳ năm thứ 39 tây lịch. Vị nữ anh hùng kế đến là Bà Triệu, Bà Bùi Thị Xuân, Cô Nguyễn Thị Giang, nhân tài như bà Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm và còn biết bao nhiêu nhân tài, nữ anh hùng vô danh khác...Thời kỳ nhà Ngô năm 939 tây lịch, việc phong vương phải được phép của mẫu hoàng. Thời nhà Trần từ 1225 đến 1400, các công chúa điều khiển binh tướng, thu thuế và gánh vác việc nước. Dấu tích của truyền thống bình đẳng nam nữ còn được thấy bàng bạc trong bộ luật Hồng Đức (13th Century) với những quan niệm tân tiến tương đương với xã hội Tây Phương ngày hôm nay. Đặc biệt, phụ nữ Việt Nam khi lập gia đình không đổi tên theo họ nhà chồng.

Quan niệm phóng khoáng này cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt so với các xã hội Á Đông khác về phương diện bình đẳng giới tính. Nó cũng nói lên giá trị cởi mở của xã hội ta thời xưa đã vượt trội cả xã hội Tây Phương cùng thời. Nhưng qua gần một ngàn năm bị Tầu đô hộ, quan niệm trọng nam khinh nữ của họ đã phần nào biến cải nền văn hóa bình đẳng của dân tộc, giới hạn môi trường đóng góp của nữ giới trong phạm vi gia đình và hạ cấp vị trí của họ trong xã hội.

Người phụ nữ Việt nam, tuy nhiên, vẫn vượt được qua các thành kiến phân biệt để đóng góp vào mọi phương diện của xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều lãnh vực. Họ thường phải thay thế những người đàn ông vắng nhà vì phải tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương; các bà thay chồng gánh vác việc nhà, nuôi dậy con trẻ, chăm sóc cha mẹ già, bương chải kiếm sống và gánh vác cả đất nước mà không hề có một danh xưng hay quyền lực nào tương xứng trong xã hội.

Theo Ngân Hàng Thế Giới, phụ nữ hiện đang là sức mạnh chính yếu về kinh tế tại VN, giữ vai trò rường cột trong lãnh vực giáo dục, các hoạt động xã hội, từ thiện và y tế. Tại hải ngoại họ đã thành công xuất sắc trong nhiều lãnh vực nghệ thuật, thể thao, thương mại, học vấn mọi cấp, mọi ngành và đặc biệt cả trong lãnh vực quân sự.

Nguyên nhân khiến phụ nữ Việt Nam có thể thành công ra ngoài khuôn khổ hạn hẹp của gia đình do ảnh hưởng kỳ thị của Trung Hoa gồm có ba yếu tố: a) truyền thống bình đẳng của dân tộc; b) Hoàn cảnh sống của đất nước: người đàn ông luôn phải ra chiến trường để chống ngoại xâm, phụ nữ ở lại phải bương chải trong mọi lãnh vực, trở nên đa năng, đa hiệu; c) bản chất mạnh mẽ của phụ nữ VN; lòng can đảm, thương người và gương hy sinh của phụ nữ Việt đã được đề cao hết mực trong văn học, thi ca Việt Nam, tiêu biểu qua bốn câu thơ của thi sĩ Hồ Zếnh:

Cô gái Việt Nam ơi,
nếu chữ hy sinh có ở đời.
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực,
để lòng cô gái Việt Nam vui.


Điều này không có nghĩa là thành kiến và quan niệm thiên lệch giới tính không có ở Việt Nam mặc dù đã được cải tiến nhiều trong các gia đình Việt Nam tại hải ngoại. Các thành kiến này đã giới hạn cả nam lẫn nữ phái trong những đóng góp ý nghĩa cho xã hội cũng như những phát triển tiềm năng và ý thích cá nhân. Bức tung những ràng buộc của thành kiến là điều quan trọng để có thể phát triển tiềm năng, thăng tiến xã hội, phá bỏ các trở ngại và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người, mọi giới.

Đặc biệt, chúng ta cần phải:
1. Có những thay đổi trong nếp suy nghĩ của cả nam lẫn nữ giới. Ý tưởng phân biệt, cho là giới này hay hơn, quan trọng hơn giới kia cần được loại bỏ. Trong thực tế, chúng ta đều có những khả năng chuyên biệt để đóng góp cho xã hội. Chúng ta có những khả năng giống nhau, có khi khác nhau nhưng hỗ tương mật thiết cho nhau. Nam nữ hay già trẻ, chúng ta đều cần dựa vào nhau mà sống và giúp cho đời nhau thêm phong phú.

2. Nếp suy nghĩ đàn bà thuộc phạm vi gia đình, đàn ông mới ra ngoài xã hội là lối suy nghĩ lỗi thời. Trong thời kỳ của kỹ thuật và trí tuệ, yếu tố quan trọng để phát triển không còn là sức mạnh của bắp thịt mà là khả năng tinh thần, một khả năng mà nữ giới không hề thua kém nam giới. Thường thì nữ giới không có thể lực bằng đàn ông nhưng lại có khả năng nội tâm phong phú, tạo thông cảm và đương đầu với những thách đố về tâm lý giỏi hơn nam giới. Xã hội cần những bộ óc suy tính cụ thể, quyết định dứt khoát của đàn ông, nhưng cũng không thể thiếu những tình cảm trìu mến, thiết tha của đàn bà.

3. Có những chính sách khích lệ sự tham gia của nữ giới trong các lãnh vực còn thiếu sự hiện diện của họ để tạo sự quân bình trong phát triển, những lãnh vực mà từ trước đến giờ vẫn được quan niệm sai lầm là thuộc nam giới như chính trị, kinh tế, khoa học, cao học, lãnh đạo và quản trị. Trong những lãnh vực có ảnh hưởng sâu rộng lên toàn xã hội như chính trị và giáo dục, phụ nữ cần phải có tỉ lệ đại diện ở mức lãnh đạo tương đương với tỉ lệ trong dân số. Có thế thì các chính sách đề ra mới phục vụ được cho quảng đại quần chúng.

Phụ nữ Việt Nam cũng như các phụ nữ bạn trên thế giới, khi có được cơ hội phát triển đều có thể đóng góp ngang bằng với nam giới trong nhiều lãnh vực. Ở tỉ lệ 51% họ sẽ là một lực lượng cốt yếu trong việc tái thiết quốc gia và xây dựng cộng đồng hải ngoại.

Những thay đổi về quan điểm giới tính như đã nêu không những cần thiết để khai dụng tiềm năng kiến quốc mà còn là điều kiện tối cần để chấm dứt những tệ đoan trong xã hội như nạn bạo hành trong gia đình, xách nhiễu tình dục, nạn mãi dâm, đa thê, gia đình đổ vỡ, con cái thiếu cha v.v... Những thay đổi này cũng nói lên tinh thần nhân bản và quay về với truyền thống bình đẳng của dân tộc.

nguồn từ http://www.viettan.org/article.php3?id_article=263
Hình đại diện của thành viên
the_endless_love
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 12:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa phụ nữ

Gửi bàigửi bởi angmaydothanh » Thứ 6 09/11/07 18:01

VẪN LÀ NHỮNG “NỘI TƯỚNG” TRONG GIA ĐÌNH

Xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng có nhiều thay đổi và sự bất bình đẳng giới đang dần giảm đi. Những năm gần đây, người ta quen với việc phụ nữ làm lãnh đạo, phụ nữ nghiên cứu khoa học… Vừa đảm nhiệm việc gia đình lại gánh vác công việc xã hội, nhiều người lo ngại rằng phụ nữ sẽ không làm tốt được thiên chức làm mẹ, nuôi dạy con cái như ngày xưa.

Tuy nhiên, thời nào cũng vậy, vai trò của người phụ nữ vẫn không thay đổi. Họ vẫn là những “nội tướng” trong gia đình, là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau..., PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hà, Chủ tịch hội đồng khoa học, Trung tâm nghiên cứu phụ nữ (ĐH quốc gia HN) kiêm Chủ nhiệm khoa Việt Nam học (ĐH Sư phạm HN) khẳng định.

Phụ nữ thời nay vất vả hơn

Theo nhận định của PGS.TS Bích Hà, quan niệm của mọi người về gia đình, hạnh phúc gia đình đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước kia “tam tòng, tứ đức” là chuẩn mực không thể thiếu để đánh giá phẩm hạnh một người phụ nữ thì hiện nay khái niệm “tam tòng” dường như không còn tồn tại trong xã hội. “Tứ đức” thì thời nào cũng cần nhưng rõ ràng là nội hàm của nó cũng có sự biến đổi để phù hợp với thời đại. Trước kia, phụ nữ coi gia đình là tất cả, suốt ngày họ chỉ quanh quẩn trong nhà nên chữ “công” với họ chủ yếu là chăm lo công việc gia đình, nuôi dạy con cái cho tốt, làm đẹp mặt chồng trong làng ngoài xã. Phụ nữ ngày nay ngoài việc lo cho gia đình còn tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, nếu áp chữ “công” xưa để soi xét thì phụ nữ nay phải làm gấp đôi công việc so với trước, bởi họ không chỉ phải hoàn thành trách nhiệm với gia đình mà còn phải hoàn thành công việc ngoài xã hội. Gánh trên vai hai công việc, nhiệm vụ người phụ nữ thời hiện đại nặng hơn, vất vả hơn nhưng bù lại họ được xã hội thừa nhận vai trò, đóng góp của mình và điều quan trọng hơn cả là họ tìm được giá trị và sự tự tin của mình trước mọi người.

Trong một nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu phụ nữ, khi được hỏi, nếu điều kiện kinh tế đã đầy đủ, các chị có đi làm không? 100% chị em đều khẳng định họ vẫn muốn được đi làm. Với họ, đi làm đôi khi không phải để kiếm tiền mà chủ yếu để họ được hoà nhập với mọi người, được cập nhật những thay đổi của thời cuộc, từ đó dễ thích nghi hơn với những thay đổi của các thành viên trong gia đình. Cũng theo PGS. TS Bích Hà thì thời nay, không chỉ nội hàm của chữ “công” biến đổi, ngay cả chữ “dung, ngôn, hạnh” cũng thay đổi. Chuẩn mực về vẻ đẹp của phụ nữ hiện nay không thể giống như ngày xưa. Năng động, hiểu biết và hợp thời trang mới được cho là vẻ đẹp của phụ nữ hiện đại.

Duy trì hạnh phúc gia đình, thời nào cũng cần có nghệ thuật sống!

Ngày nay, gia đình truyền thống với đặc điểm chung là nhiều thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà được thay thế bằng những gia đình hạt nhân. Theo PGS.TS Bích Hà, ý thức và chức năng của gia đình hiện nay so với trước kia không thay đổi nhiều lắm so với thành tố gia đình.

Sống trong gia đình chỉ có bố mẹ và con cái, vai trò của người phụ vừa giống vừa khác so với trước. Thời trước, người phụ nữ chỉ có mối quan tâm duy nhất là gia đình. Họ dồn toàn tâm toàn sức để chăm sóc các thành viên trong gia đình, còn mọi người sau giờ làm việc, học hành đều nhanh chóng trở về nhà đoàn tụ với nhau, thưởng thức bữa ăn do người phụ nữ nấu. Thời mở cửa, công việc bận rộn hơn, các loại dịch vụ tiện lợi hơn, nhu cầu cá nhân cũng cao hơn… nên nếu một người phụ nữ nào đó vẫn muốn duy trì cuộc sống gia đình như trước kia sẽ là lạc điệu, thậm chí không hợp quy luật. PGS.TS Bích Hà cho biết, hiện nay sau giờ làm việc, học tập, vợ, chồng, con cái đều có nhu cầu thư giãn. Họ dành thời gian cho bạn bè, tập thể dục thẩm mỹ, chăm sóc sức khoẻ và vẻ đẹp.

Vì vậy, phụ nữ thời nay cũng phải biết chấp nhận và hoà nhập với những thay đổi này. Tuy nhiên, do quan niệm của các thành viên trong gia đình thoáng hơn, lại không có những ràng buộc, cấu kết chặt chẽ với nhau sẽ dễ dẫn đến mối lo về sự tan vỡ. Do vậy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mở cửa hiện nay, người phụ nữ phải biết dung hoà giữa nhu cầu cá nhân của các thành viên và lợi ích chung của gia đình. Đàn ông thường được coi là trụ cột gia đình, còn phụ nữ là sợi dây bền chắc, mềm dẻo để ràng giữ cho gia đình là một tổ ấm. Người phụ nữ trong gia đình hiện đại cần chấp nhận khoảng trời riêng của mỗi thành viên nhưng với những người có kỹ năng sống tốt thì họ sẽ biết kéo các thành viên về với gia đình đúng lúc.

Nói như vậy để thấy rằng giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời hiện đại khó hơn nhiều so với thời trước. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ chấp nhận sự thay đổi này và hướng các thành viên có cùng quan điểm về hạnh phúc gia đình, có tình cảm và ý thức gìn giữ hạnh phúc gia đình thì đó sẽ là cái nôi nuôi dưỡng để các thành viên trong gia đình cùng phát triển. Lúc này, người phụ nữ sẽ là nhân vật trung tâm, là hạt nhân để kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau. Để làm được điều này người phụ nữ bao giờ cũng cần sự vị tha, sự cảm thông, chia sẻ và có nghệ thuật lôi kéo để các thành viên tự nguyện, vui vẻ trở về với gia đình sau những giờ phút riêng tư.
BTK-Giáo dục và Thời đại
RANDOM_AVATAR
angmaydothanh
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 12:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa phụ nữ

Gửi bàigửi bởi yeudaikho » Thứ 6 09/11/07 18:10

Phụ nữ trong mắt nhà khoa học
Nếu có quyển sách mà trong đó, nhan sắc của phụ nữ không hề được ca tụng lấy một câu thì đó là những quyển Kinh Phật. Kinh Phật cho rằng thuộc tính của phụ nữ "quán bất tịnh" (thường bị dơ dáy) và thân thể đàn bà là một cái túi da hôi hám. Quan điểm này rất gần với những phân tích lý hóa tính của giới khoa học.
Được cái nhìn của giới khoa học, thân thể phụ nữ cũng là một cái túi đa bên trong chứa đến 80% nước lõng bõng, còn lõng bõng hơn một bát canh cua. Với một bà nặng 50 kg thì ôxy dưới dạng hợp chất chiếm khoảng 30 kg, tương đương lượng ôxy mà lũ cây xanh ở công viên Luxembourg tại Pháp thải ra trong mùa hè. Khí hydro trong cơ thể phụ nữ nếu được phóng thích đủ bơm đầy hàng trăm ngàn quả bong bóng thả bay rợp trời. Chất clor đủ sát trùng 5 hồ bơi công cộng. Ở một phụ nữ có 3 vòng lý tưởng, chất béo đủ sản xuất 5 kg xà bông giặt, carbon chiếm khoảng 10 kg. Cơ thể phụ nữ cũng chứa nhiều chất độc hại. Photpho có thể sản xuất 400 bao diêm.

Lưu huỳnh đủ để diệt 3 thế hệ bọ chét trên mình một con chó xù. Clycerine đủ làm nổ tung một ngôi nhà kiên cố. Sắt đủ rèn một con đao yếm. Muối (NaCl) được hơn nửa lạng. Đường glucose hơn 2 lạng. Số lượng muối và đường này hòa tan trong cơ thể không làm cho phụ nữ có vị ngọt hay mặn gì cả, nghĩa là nhạt như nước ốc.

Đàn bà có mùi gì không? Có đấy, nhưng than ôi, không phải là mùi thơm. Những thứ gọi là hương tóc, hương môi, hương da thịt hay hương thầm... đều là do các hương liệu mà quý bà, quý cô ướp vào người. Nếu để 3 ngày không tắm, người đẹp nào cũng bốc mùi khó chịu. Đó là mùi do các hạt mỡ theo tuyến mồ hôi ra ngoài rồi bị ôxy hóa thành mỡ thối. Phụ nữ nhiều mùi hơn đàn ông nên nhu cầu về nước hoa của họ nhiều hơn đàn ông cả ngàn lần. Thân nhiệt của phụ nữ (khoảng 36,2- 36,80 C) thấp hơn đàn ông (37 - 37,0 C) nên da thịt của họ được tiếng là tươi mát. Đàn bà hô hấp theo cơ chế thở bằng ngực, gắn với các cơ giang sườn trong khi đàn ông và trẻ em thở bằng bụng, gắn với cơ hoành là chính. Vì vậy, phụ nữ có vẻ phập phồng, hồi hộp hơn đàn ông.

Đàn bà con gái có tính ăn vặt, không thể chối cãi. Lý do là trong thời kỳ có kinh hay mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến động, mất mát nhiều thứ nên tuy ăn ít nhưng cứ phải ăn xàm xạp suốt ngày để bổ sung năng lượng. Đấy cũng là lý do mà ngôi chợ nào cũng dành một khu ẩm thực, rất phong phú để phục vụ nhu cầu ăn hàng của quý bà quý cô.

Phụ nữ ẩm ướt hơn đàn ông nên điện trở của thân thể thấp. Đòng điện qua cơ thể phụ nữ có cường độ cao hơn cùng dòng điện ấy qua cơ thể nam giới vì vậy khi bị điện giật, phụ nữ bị nặng hơn.

Thông thường tỷ lệ dân số nam giới và nữ giới không chênh lệch nhau. Nhưng những cuộc chiến tranh liên miên trong lịch sử làm đàn ông bị chết hàng loạt, dần dần xảy ra tình trạng nam thiếu nữ thừa. Nói thừa là trên bình diện vĩ mô. Chứ đối với riêng từng quý ông thì xưa nay có ai cảm thấy đàn bà là “thừa” đâu?

Hoàng Phủ Ngọc Phan
Pechvogel (Theo thanhnien)
Hình đại diện của thành viên
yeudaikho
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/06/07 21:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa phụ nữ

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 6 09/11/07 18:23

Vài dòng về vai trò của phụ nữ:


Nền văn minh của nhân loại và nhất là vai trò của những người phụ nữ đã trải qua rất nhiều thay đổi kể từ thời xưa đến giai đoạn đầu thế kỷ thứ 21 hiện nay.
Thời sơ khai, vai trò của phụ nữ thuần túy chỉ là lo việc nội trợ và là thứ yếu của các gia đình theo phụ hệ. Sau đó, do đổi thay của nhu cầu gia đình, và cũng do hậu quả của những cuộc chiến tranh, điển hình nhất là hai trận thế chiến, phụ nữ bắt buộc phải ra ngoài xã hội làm việc trong công xưởng để thay thế phái nam phải thi hành nghĩa vụ quân sự....
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron