Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

Gửi bàigửi bởi Luucongminh » Chủ nhật 14/06/09 17:30

Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

1. Kỹ nữ trong tọa độ văn hóa
Không gian:
Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto. Geisha trong các khu phố này được gọi là geiko. Các "khu phố hoa" Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka tại Tokyo cũng nổi tiếng.
Thời gian:
Trung Hoa có lịch sử kỹ nữ, Nhật có lịch sử Geisha, vì vậy nó có tính lịch sử.
Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải trí. Trong khi các kỹ năng nghệ thuật của gái điếm hạng sang suy giảm, thì kỹ năng của của các geisha, cả nam lẫn nữ, trở nên được yêu cầu cao hơn.
Geisha nam (đôi khi được gọi là hōkan) đã dần dần suy giảm, và cho đến năm 1800, sô lượng các geisha nữ (ban đầu được gọi là onna geisha với nghĩa là "geisha nữ") đã gấp ba lần số geisha nam, và tên gọi geisha bắt đầu được hiểu với nghĩa như ngày nay là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao.
Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức.
Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.
Theo truyền thống, geisha không được liên quan đến các hoạt động tình dục.
Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi ("hoa nhai" - khu phố hoa), đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyūkai ("hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu).
Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc), và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan sát các geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà geisha, những người học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống phức tạp xung quanh việc lựa chọn và mặc kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng.
Sự suy tàn của truyền thống geisha có nguyên nhân từ nền kinh tế trì trệ, sự suy giảm của mối quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, bản chất khó nhìn thấu được của thế giới hoa liễu, và chi phí cao cho việc được geisha giải trí.
Chủ thể:
Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha và maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn geisha, nhưng ngày nay chỉ còn dưới 1000 người. Tuy nhiên, các du khách đến khu Gion ở Kyoto rất dễ nhìn thấy một maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn.
Geisha thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp, theo truyền thống là tại các quán trà (chaya) hoặc tại các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryōtei). Thời gian làm việc của họ được đo theo thời gian một cây hương cháy hết, và được gọi là senkōdai (tuyến hương đại) hoặc gyokudai (ngọc đại - "giá ngọc"). Một từ khác để miêu tả chi phí là "ohana", hay phí hoa. Khách hàng thỏa thuận sắp xếp qua văn phòng hiệp hội geisha (kenban), nơi quản lý lịch làm việc của từng geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của cô trong cả việc huấn luyện lẫn tiếp khách.
2. Các đặc trưng văn hóa của kỹ nữ:
Tính nhân sinh:
Văn hóa là sản phẩm của con người, đáp ứng nhu cầu của con người.
Tính giá trị:
Tùy từng dân tộc, quốc gia mà có quan niệm, cách ứng xử với nghề kỹ nữ…Có nơi công nhận cũng có chỗ chê bai.
Vẫn có một số nhầm lẫn, đặc biệt ở bên ngoài Nhật Bản, về bản chất của nghề geisha. Vấn đề này đã bị làm cho thêm phần rắc rối bởi gái mại dâm Nhật, đặc biệt tại các bể tắm onsen, những người muốn bám vào hình ảnh ưu thế của geisha bằng cách tự quảng cáo với các khách du lịch (cả người Nhật và người nước ngoài) rằng mình là "geisha". Các miêu tả không chính xác về geisha trong văn hóa đại chúng phương Tây, chẳng hạn trong tiểu thuyết và bộ phim Hồi ức của một geisha (Memoirs of a Geisha), cũng góp phần gây ra các hiểu nhầm về geisha.
Theo truyền thống, geisha không được kết hôn (hoặc khi kết hôn thì phải kết thúc sự nghiệp), tuy việc họ có con không phải là chuyện đặc biệt. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi (tuy được mã hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó. Tuy nhiên, một số geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà bảo trợ hoặc khách quen (patron) của mình bên ngoài thời gian làm việc với vai trò geisha. Và vì những mối quan hệ đó có liên quan đến việc một khách hàng có khả năng trả tiền để được hưởng các phục vụ truyền thống của một geisha, người ta có thể lập luận rằng đây chẳng qua chỉ là một hình thức mại dâm bị bóp méo.
Cũng theo truyền thống, một geisha đã được công nhận có thể có một danna, hay người bảo trợ. Một danna thường là một người đàn ông giầu có, đôi khi đã có gia đình, người có điều kiện tài trợ những khoản chi tiêu rất lớn cho việc huấn luyện truyền thống và các chi phí đáng kể khác. Ngày nay, việc này đôi khi cũng xảy ra.
Mặc dù một geisha và người bảo trợ của mình có thể yêu nhau, nhưng theo tục lệ, mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của người bảo trợ cho geisha. Các truyền thống và giá trị bên trong quan hệ này rất phức tạp và khó hiểu, ngay cả đối với nhiều người Nhật.
Tính lịch sử
Tính hệ thống:
Hệ thống là tập hợp các giá trị.
3. Các thành tố văn hóa
Văn hóa nhận thức
Geisha (Nghệ giả, nghĩa đen là "con người của nghệ thuật") là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí tuyền thống của Nhật Bản.
Thời thế kỷ 18 và 19 đã có rất nhiều geisha. Ngày nay các geisha vẫn còn hoạt động, tuy số lượng ngày càng giảm.
Từ "nghệ giả" được hình thành từ hai chữ gei (nghệ) và sha (giả) xuất phát từ phương ngữ Tokyo, được các ngôn ngữ phương Tây tiếp nhận dưới dạng geisha. Tiếng Nhật chuẩn gọi là "nghệ kĩ", Geigi ("nữ nghệ sĩ"), và họ được gọi theo phương ngữ Kansai (Quan Tây) là "nghệ tử", Geiko. Geisha trong thời gian học việc được gọi là "bán ngọc", Han'gyoku (tại Tōkyō) hay "vũ tử", Maiko, hoặc "vũ kĩ", Maigi, (tại Kyoto).
Những người muốn trở thành geisha phải bắt đầu từ khi còn rất nhỏ. Maiko là bước thứ ba trong quá trình rèn luyện và thông thường kéo dài 5 năm trước khi trở thành geisha thực thụ.
Geisha, phát âm /geɪ ʃa/ (gei- phát âm như gây), là thuật ngữ quen thuộc nhất đối với người nói tiếng Anh và cũng thường được sử dụng ở Nhật Bản.
Phát âm tiếng Anh /gi ʃa/ (gei- phát âm như ghi), như trong nhóm từ geisha girl, mang nghĩa rộng là gái mại dâm. Điều này liên quan đến thời kỳ Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau Đệ nhị thế chiến, khi những phụ nữ trẻ cần tiền đã tự gọi mình là geisha và bán dâm cho lính Mỹ.
Ở Việt Nam, có người dịch geisha là "kỹ nữ Nhật". Tuy nhiên, cách dịch này dễ gây hiểu nhầm, vì trong tiếng Việt, từ "kỹ nữ" có ý chỉ phụ nữ hoạt động mại dâm. Có từ điển dịch geisha là "vũ nữ Nhật". Tuy nhiên, cách dịch này không chính xác vì múa chỉ là một trong các loại hình nghệ thuật truyền thống mà geisha biểu diễn. Ngoài ra, có ít người sử dụng cách dịch này.
Văn hóa tận dụng
Ngoại hình
Ngoại hình của một geisha thay đổi theo nghề nghiệp, từ kiểu trang điểm trẻ trung, đậm của một maiko, cho đến diện mạo được trang điểm trầm hơn của một geisha lớn tuổi và đã có tiếng.
Trang điểm
Ngày nay, việc trang điểm truyền thống của một geisha tập sự là một trong những nét đặc trưng có thể nhận ra họ, tuy nhiên, chỉ trong các buổi trình diễn đặc biệt, các geisha từng trải nói chung vẫn được trang điểm với bộ mặt dày lớp phấn trắng mà tạo nên tính cách của maiko.
Trang điểm truyền thống của một geisha tập sự bao gồm một lớp phấn nền dày, màu trắng với thỏi son màu đỏ và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày.
Việc trang điểm này khó có thể đạt đến sự hoàn hảo và là một quá trình bị chi phối bởi thời gian. Trang điểm được thực hiện trước khi mặc trang phục để tránh làm bẩn bộ kimono. Đầu tiên, một ít sáp ong hoặc dầu, được gọi là bintsuke-abura, được bôi lên da. Tiếp theo, phấn trắng được trộn với một ít nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và được bôi lên mặt với một cây cọ được làm từ tre. Lớp phấn trắng này sẽ bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn tay, và để lại hai hoặc ba vùng tối (vùng có dạng hình chữ "W" hoặc "V") bên trái gáy, để làm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống, và có chừa lại một đường viền không đánh xung quanh chân tóc, đường này tạo nên cảm giác "mặt nạ" của khuôn mặt sau khi trang điểm.
Sau khi đã phủ xong lớp phấn nền, một miếng bọt biển sẽ được sử dụng để dặm cho phấn đều khắp mặt, cổ, ngực và gáy để làm mất độ ẩm dư thừa và lớp phấn được mịn. Tiếp theo, phần mắt và lông mày được vẽ lại. Bút chì than truyền thống được sử dụng để vẽ mắt, nhưng ngày nay, người ta sử dụng các dụng cụ trang điểm hiện đại. Lông mày và các viền mắt được tô màu đen; một maiko thường tô một màu đỏ quanh mắt.
Người ta sử dụng một cây cọ nhỏ để tô đôi môi. Màu đỏ để tô lấy từ một ống nhỏ, màu có thể tan trong nước. Đường kết tinh sau đó được cho thêm vào để đôi môi được bóng hơn.
Trong ba năm đầu tiên, một maiko luôn phải trang điểm dày như thế này. Trong giai đoạn khởi đầu của mình, maiko sẽ được một "người chị" giúp đỡ phần trang điểm (một geisha kinh nghiệm sẽ cố vấn cho cô) hoặc "mẹ" (okami) của ngôi nhà mà geisha đang ở và tập sự. Dần dần, maiko sẽ tự trang điểm lấy cho bản thân.
Sau khi geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm sang phong cách dịu hơn. Lý do cho việc làm này là cô đã trở thành một geisha thuần thục, và kiểu trang điểm đơn giản sẽ cho thấy nét đẹp tự nhiên của cô. Trong một vài buổi tiệc trang trọng các geisha thuần thục sẽ vẫn trang điểm kiểu lớp phấn trắng dày. Đối với các geisha trên ba mươi tuổi, việc trang điểm dày chỉ được thực hiện khi biểu diễn múa đặc biệt vì tính chất buổi diễn đòi hỏi như vậy.
Trang phục
Geisha thường xuyên mặc kimono. Geisha tập sự mặc bộ kimono có nhiều màu sắc với nơ lưng (obi) rất to. Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục với kiểu dáng và hoa văn dịu nhẹ hơn.
Màu sắc, hoa văn và kiểu kimono cũng phụ thuộc vào mùa trong năm và sự kiện mà geisha tham dự. Vào mùa đông, bên ngoài áo kimono, geisha có thể khoác một chiếc áo choàng có chiều dài khoảng bằng 3/4 so với kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay. Áo kimono có trần thêm vải lót sẽ được mặc khi thời tiết lạnh hơn, còn áo không trần được mặc vào mùa hè. Để may một chiếc kimono có thể cần đến 2 hoặc 3 năm do phải thêu và vẽ lên vải.
Khi ra ngoài, geisha đi dép có đế phẳng zori, còn khi ở nhà chỉ đi tabi (tất chân có sẻ ngón màu trắng). Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, geisha sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là geta. Maiko thường đi đôi guốc gỗ được sơn màu đen, gọi là okobo
Kiểu tóc
Kiểu tóc của geisha đã thay đổi nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ, có thời kỳ phụ nữ thường để xoã tóc, có thời kỳ họ lại vấn tóc lên. Trong thế kỷ 17, những người phụ nữ lại bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong thời gian này đã phát triển kiểu tóc truyền thống shimada - một dạng của kiểu tóc chignon mà đa số geisha thực thụ sử dụng.
Có 4 loại kiểu tóc shimada chính: kiểu taka shimada, kiểu này thường có búi tóc cao, được những cô gái trẻ, chưa chồng sử dụng; kiểu tsubushi shimada, có búi tóc thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử dụng; kiểu uiwata, kiểu tóc có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu; và kiểu tóc mà được chia múi tương tự như quả đào, chỉ được các maiko sử dụng.
Các kiểu tóc được trang điểm cầu kỳ với lược và trâm. Vào thế kỷ 17 và thời kỳ sau cải cách Minh Trị, những chiếc lược khá to và dễ thấy, nói chung là với phụ nữ thuộc tầng lớp càng cao thì kiểu dáng lược càng lộng lẫy hơn. Sau thời kỳ cải cách Minh Trị và đến giai đoạn hiện đại, những chiếc lược nhỏ hơn và ít lộ liễu hơn đã trở nên thông dụng hơn.
Trước đây, các geisha đã được huấn luyện việc ngủ không dùng gối mà chỉ kê gáy lên một cái kệ nhỏ (takamakura), để họ có thể giữ cho kiểu tóc của mình được hoàn hảo sau giấc ngủ. Để rèn luyện thói quen này, những người hướng dẫn của họ rắc gạo quanh cái kê gáy. Nếu trong khi ngủ, đầu của geisha lăn khỏi kệ, những hạt gạo sẽ dính vào tóc và mặt họ.
Nhiều geisha hiện đại sử dụng tóc giả trong cuộc sống chuyên nghiệp của họ. Các bộ tóc giả đó phải được bảo dưỡng định kỳ bởi các nghệ nhân có kỹ năng cao. Làm tóc theo kiểu truyền thống là một nghệ thuật đang lụi tàn dần.
Văn hóa lưu luyến
Đọc Truyện Kiều có đoạn cho biết khi vào lầu xanh, Kiều phải học nhiều thứ như một nghệ thuật trước khi hành nghề gái điếm: “Vòng ngoài 7 chữ, vành trong 8 nghề”. “Lầu xanh” nơi gái điếm hành nghề có từ âm “Thanh Lâu” trong tiếng Hán mà ra. Và được nói tới từ thời cổ đại Trung Hoa trong lịch sử Kỹ Nữ (Gái Chọi). Người Việt Nam vì ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa thời kỳ bị đô hộ, nên cũng sử dụng nhóm từ “gái lầu xanh” để chỉ các cô gái làm tiền bằng thân xác mình.
Hồi ức của một Geisha (tiếng Anh: Memoirs of a Geisha) là một bộ phim giành được giải Academy Award và Giải Grammy dựa trên một tiểu thuyết cùng tên của Arthur Golden được xuất bản năm 1997.
Sự quan tâm ngày càng cao đối với geisha và ngoại hình đặc biệt của họ đã khơi lên nhiều hiện tượng văn hóa đại chúng ở cả Nhật Bản và phương Tây. Gần đây nhất là phong cách trang điểm "kiểu geisha" đã được đề xướng sau thành công và sự nổi tiếng của tiểu thuyết "Hồi ức của một geisha" (Memoirs of a Geisha) và bộ phim cùng tên.
Năm 1999, ca sĩ Mỹ Madonna đã xuất hiện trong video âm nhạc Nothing Really Matters trong trang phục kiểu geisha với bộ áo giống một chiếc kimono và trang điểm rất đậm với phấn nền màu trắng.
RANDOM_AVATAR
Luucongminh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 07/03/09 0:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 7 01/08/09 18:54

Chủ đề này hay .

Nhưng dùng từ "kỹ nữ " ko ổn vì bài viết đề cập đến GEISHA (nhật). Danh từ "kỹ nữ " nghe có vẻ ý xấu nhiều hơn ...

Nghe như 1 cách gọi khác của "gái lầu xanh" . Geisha chưa hắn là "gái lầu xanh"

Có thể so sánh rộng : Geisha (Nhật Bản) với Ả đào (trong hát ca trù ) của Việt Nam để thấy rõ nét văn hóa riêng


Bài này bạn thiếu nguồn trích dẩn.[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

Gửi bàigửi bởi Luucongminh » Thứ 6 23/07/10 22:22

Cám ơn bạn đã góp ý cho mình, bài này mình tham khảo ở các sách như Lịch sử kỹ nữ của Từ Quân và Dương Hải, Nhật Bản - đất nước và con người của Eiichi Aoki... và một số trang web:
http://www.fiditour.com
http://tokyo.vn
...
Còn về từ geisha dịch là kỹ nữ hay vũ nữ, ca kỹ gì đó thì vẫn chưa được thống nhất trong các sách, các trang web.
Đúng là thiếu sót của mình khi chưa đề cập đến hát ả đào (ca trù) của Việt Nam. Geisha hay ả đào (ca nương, đào nương) đều là những cô gái có nhan sắc, tài hoa, khổ luyện trong nghệ thuật, chỉ có khác là geisha được dạy ca múa, trang điểm, kỹ năng giao tiếp... còn đào nương chỉ được học đàn hát mà thôi.
Hình ảnh
Có gì mong các bạn chỉ giáo thêm!"
RANDOM_AVATAR
Luucongminh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 07/03/09 0:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

Gửi bàigửi bởi nhuthanh1987 » Thứ 7 07/05/11 8:58

bài viêt hay
có chất lượng
mong được giao lưu cùng bạn nhiều hơn
RANDOM_AVATAR
nhuthanh1987
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 6 06/05/11 14:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

Gửi bàigửi bởi phuongnll » Thứ 4 17/08/11 10:31

Kỹ nữ theo mình biết là những cô gái phục vụ văn nghệ như đàn, ca v.v..
Nhưng lâu ngày người ta đánh đồng với những cô gái trong lầu xanh.
RANDOM_AVATAR
phuongnll
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 4 17/08/11 9:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kỹ nữ dưới góc nhìn văn hóa học

Gửi bàigửi bởi nhatdominh » Thứ 2 13/02/12 0:17

Nếu Geisha chưa có một cách dịch sát nghĩa trong tiếng Việt thì bạn có thể để nguyên tiếng Nhật này vào và sẽ có phần nói về khái niệm Geisha trong bài.Tên đề tài bạn đặt ra có có chủ thể và cách tiếp cận mà không có không gian văn hóa. Theo tôi bạn nên đặt là " Geisha Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa học".
Phần tần dụng bạn nghiên về miêu tả hơn. Khi nói về tận dụng chúng ta nói đến những giá trị văn hóa theo hướng tốt mà Geisha đem lại, chẳng hạn như qua Geisha người Nhật bảo tồn được những loại hình nghệ thuật cổ truyền dân tộc; đem lại lợi ích về kinh tế cho hoạt động giải trí ở Nhật Bản...
Mong góp ý được cho bạn phần nào.
RANDOM_AVATAR
nhatdominh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 20:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến34 khách