Biển và Văn hoá biển

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Biển và Văn hoá biển

Gửi bàigửi bởi Ha Thi Huong » Thứ 4 17/06/09 15:42

Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel là một hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương hay biển Hồ ở Campuchia. Thuật ngữ này được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung.
Diện tích biển của Việt Nam hiện đang lớn gấp ba lần diện tích đất liền, đồng nghĩa với việc chúng ta đang có tới ba nước VN thu nhỏ, chưa kể khả năng tiếp cận không gian đại dương là vô tận", TS. Trần Đình Thiên nói. Theo ông, đây chính là thời điểm để xây dựng một chiến lược về biển.
"VN là một trong những nước có diện tích bờ biển dài nhất thế giới".
Về hệ toạ độ C-T-K
Chủ thể: Biển với con người
Thời gian: Mọi lúc, khi con người có nhu cầu
Không gian: Trên biển, trong lòng biển, bãi biển và bầu trời trên biển
Giá trị của biển:
Biển trước hết vẫn chỉ là đối tượng để sinh tồn và khai thác thủ công.
Biển, từ lâu đã đi vào tâm thức của người Việt như là máu thịt của dân tộc. Biển đã nuôi sống dân tộc ta không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu, mà tạo ra một môi trường sống hết sức quan trọng, trong đó có khí hậu, sinh thái, cảnh quan, đồng thời là nguồn tài nguyên hết sức to lớn với những khoáng sản trong lòng biển, và là cơ sở để xây dựng một nền kinh tế biển đa dạng, tiềm năng, như du lịch, vận tải đường biển...
Nếu không có lương thực và năng lượng từ biển, một nửa dân số trên thế giới sẽ đói nghèo. Đối với người Việt Nam, với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, có đến hơn 20 triệu người có cuộc sống gắn liền với biển.
Tính lịch sử:
Câu chuyện giết chết ngư tinh cho thấy một Lạc Long Quân giỏi nghề biển khi đóng được chiếc thuyền lớn để làm phương tiện đi giết loài thủy quái. Cuộc chiến đấu với ngư tinh hết sức ác liệt. Ngư tinh bị chém làm ba khúc, liền hóa thành con chó biển. Chó biển lại bị Lạc Long Quân giết chết, vứt đầu lên một hòn núi, mà nay chính là ngọ núi Cẩu Đầu Sơn; khúc mình của ngư tinh trôi ra Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Đầu Thủy; khúc đuôi của ngư tinh bị Lạc Long Quân lột da đem phủ lên một hòn đảo giữa biển. Hòn đảo ấy nay là Bạch Long Vĩ.
Cuộc hôn nhân Lạc Long Quân – Âu Cơ kỳ vĩ như sự hình thành Tổ quốc của chúng ta, có nhiều dân tộc anh em. Âu Cơ vốn giống Tiên, nên sau khi sinh 100 trứng nở ra 100 con, Lạc Long Quân cho rằng giống Tiên – Rồng khó ở với nhau lâu dài, nên hai người thỏa thuận: Âu Cơ đưa 50 người lên núi, Lạc Long Quân đưa 50 người con xuống ven biển để sinh sống, nếu gặp nguy thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau.
Qua truyền thuyết này chúng ta thấy tâm thức biển với người Việt đã được hình thành từ đức tổ Lạc Long Quân – Âu Cơ. Tục xăm mình của dân tộc Kinh có từ thời cổ đại đến đời nhà Trần cũng thể hiện được tinh thần của tâm thức biển. Biển với người Việt Nam và các dân tộc anh em trên lãnh thổ hình chữ S này tồn tại vĩnh cửu và thiêng liêng.
Từ thời nhà Ngô hoặc lâu hơn nữa, thủy quân Việt đã có những bước phát triển mạnh mẽ, điển hình là chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng. Đến đời nhà Trần, thủy quân đã phát triển vượt bậc, đã góp phần rất lớn trong ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Cho đến thời Tây Sơn, thủy quân Việt đã quá mạnh, làm chủ hoàn toàn biển đảo trên biển Đông. Hãy nhớ trận đánh tan tác 2 vạn quân Xiêm của Nguyễn Huệ ở Rạch Gầm – Xoài Mút, thủy quân của Nguyễn Huệ không cần ghé Cần Giờ, mà đi thẳng xuống Mỹ Tho và bố trí một trận địa thủy chiến hết sức táo bạo, quét sạch quân Xiêm ra khỏi đất nước như trở bàn tay.
Trong tiến trình lập nước và dựng nước, dân tộc ta cũng theo hướng Nam, cứ ven biển mà tiến, cho đến “tận cùng của biển”, mở ra một tương lai xán lạn cho cả dân tộc.
Tính nhân sinh:
Thực chất của quá trình dựng nước đầu tiên ở nước ta là một quá trình lấn biển theo hai hướng: từ núi xuống (lấn biển) và ngược lại, từ hướng biển lên (biển lấn). Có những nhóm người thời biển tiến toàn tân là cư dân ven biển nhưng sang đến thời kỳ cách đây 4.000 - 5.000 năm, theo đà biến thoái, họ đã nghiễm nhiên trở thành cư dân nội địa, cư dân của vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu. Đó là một trong những nét độc đáo thể hiện tính chất bản địa của những nhóm cư dân thời dựng nước, trong đó có cư dân của nước Văn Lang.
Tính biểu trưng:
Biển là khát vọng của thi ca, để so sánh, an ủi, ví von...

Chúng ta xét biển trên bình diện văn hoá
Văn hoá tận dụng
Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong tương lai. Kết quả thăm dò, khảo sát đến nay cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, có trên l00 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó, một số nơi có khả năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn (kể cả cấp trung chuyển quốc tế); có nhiều đảo có giá trị kinh tế cao; có nhiều bãi biển lớn và nhỏ, cảnh quan đẹp, trong đó, có những bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển. Ngoài ra, ven bờ biển có nhiều khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5 - 6 vạn ha ruộng muối biển.
Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25 triệu người, bằng gần 31% dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005). Dự báo đến năm 20l0, dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó lao động gần 18 triệu người; năm 2020, dân số khoảng trên 30 triệu người, trong đó, lao động khoảng gần l9 triệu người.
Văn hoá đối phó:
Tại Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định, Việt Nam sẽ là một trong những nước sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Theo tính toán, đến năm 2100, nếu thế giới không tích cực có giải pháp hạn chế hiệu ứng nhà kính và nhiệt độ Trái đất nóng thêm 2 độ C thì chắc chắn ở Việt Nam nước biển sẽ dâng lên chừng một mét. Trong trường hợp này, 3/4 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long - hai vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ bị ngập, sản lượng lương thực của chúng ta bị mất ít nhất 10% và khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ mất công ăn việc làm
Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Ðể đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu như Nghị định thư Ky-ô-tô, cơ chế phát triển sạch.... Việt Nam đang nghiên cứu và từng bước thực hiện những dự án để tiến tới một dự án tổng thể về thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam đã khẳng định, việc phòng, chống, kiểm soát và giảm thiểu hậu quả của thiên tai là một trong những mục tiêu ưu tiên. Thực tế trong công tác phòng, chống thiên tai, nếu như trước đây chúng ta chỉ chú trọng phòng và khắc phục hậu quả, thì gần đây đã có sự chuyển hướng trong việc thích ứng và tìm biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Cụ thể là chương trình sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và mới đây Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp thích ứng với lũ ở miền trung...
Văn hoá sùng bái và lưu luyến:
Biển không những cho ta nguồn lợi dồi dào mà còn cho chúng ta chiêm ngưỡng cảnh đẹp của biển cả bao la. Có những bãi biển thu hút một lượng khách lớn đổ về.




Hình ảnh

trên bãi biển Sầm Sơn
RANDOM_AVATAR
Ha Thi Huong
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 21:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Biển và Văn hoá biển

Gửi bàigửi bởi alo_aiday_hh » Thứ 5 18/06/09 21:34

chị Hương làm về biển chắc có phần lưu luyến qua chuyến đi Sầm Sơn của lớp vừa rồi.Em xin bổ sung một số vấn đề sau:
đối phó với biển có thêm hành động đắp đê quai trấn biển, hành động lấn biển của con người.Trồng cây phi lao...chắn gió biển vào đất liền...
Lưu luyến biển: thơ ca hò vè...vê biển rất nhiều, các câu chuyện sự tích về biển, các loài vật sông trong biển...,chuyện về các trận đánh trên biển, con đường Trường Sơn trên biển, tranh vẽ
về biển...
Tận dụng biển: hình thành giao thông đường thuỷ, GT trên biển, các nguồn tài nguyên thiên nhiên không chỉ ở ven biển mà có cả ở trong lòng đại dương, thềm lục địa: dầu mỏ...Biển còn là mốc về độ cao trong địa lí như: núi...cao...mét so với mực nước biển. Du lịch tren biển, ven biển và có cả trong lòng biển...
Sùng bái biển: dân ven biển, làng chài thờ ngư ông( cá voi)...
Ngày nay khoa hoc hiện đại phát minh ra cả tàu ngầm đi biển để đối phó với việc đi lại trong lòng biển. Biển quá to lớn và còn nhiều kì bí với con người nên việc gì quá to lớn, quá sức, khó làm thường được ví von với biển: to bằng trời bằng biển, mò kim đáy biển, thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn...
RANDOM_AVATAR
alo_aiday_hh
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Biển và Văn hoá biển

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Thứ 7 20/06/09 9:08

đọc chủ đề về biển của bạn làm cho tôi thấy nhớ biển và nhớ lớp quá.qua đợt thực tế vừa rồi tôi đã rút ra được rất nhiều điều về biển,tôi xin bổ xung về văn hóa lưu luyến biển qua một số bài thơ hay viết về biển để các bạn cùng tham khảo nhé.
1.Cổ Tích Biển Và Em

Có một lần biển và sóng yêu nhau
Người ta nói biển là mối tình đầu của sóng
Sóng dạt dào ôm bờ cát trưa nóng bỏng
Biển vỗ về hát mãi khúc tình ca.
Rồi một ngày sóng nông nổi đi xa
Bao kẻ đến và tỏ tình với biển
Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn
Nên đành lòng hò hẹn với vầng trăng.
Sóng trở về và biển thấy ăn năn
Biển ngoại tình biển xanh mang tội lỗi
Sóng thét gào không thể tha thứ tội

Đã có lần anh nói em nghe
Chuyện tình yêu chúng mình không đơn giản
Anh quá phiêu lưu còn em thì lãng mạn
Trong tình yêu hò hẹn quá mong manh...

Sóng bạc đầu kể từ đó phải không Anh ?
Có ngàn năm biển vẫn xanh huyền bí
Không phải đâu em biển chẳng hề chung thủy
Dẫu bạc đầu mà sóng vẫn thủy chung

Anh dắt em giữa biển nghìn trùng
Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng
Dẫu không phải tình đầu em trong trắng
Chi mong anh một lòng với cổ tích biển ngày xưa !

**********************************************
2.Bài Ca Của Biển

Biển giận thuyền hôm nay không ra khơi
Làm con sóng buồn tênh không muốn vỗ
Và hạt muối cũng không thèm mặn nữa
Biển nhớ thuyền, da diết, biết không?

Thuyền có biết đêm nào biển cũng hát
Bằng tiếng sóng nhè nhẹ vỗ bờ
Hát ru bờ cát, hát ru hạt muối
Hãy yên lòng, thuyền luôn nhớ biển xanh!

Mấy hôm nay trời không mây không nắng
Không có gió và cũng chẳng có thuyền
Biển buồn phiền nhớ thương thuyền ấy
Không còn hát bài ca ru ngày xưa

Biển dịu dàng thì thầm cùng cát trắng
Về tình yêu biển dành trọn cho thuyền
Và biển mong một ngày kia đầy gió
Biển lại cùng thuyền sánh bước ra khơi.
*****************************************

4.Biển Và Em

Tình anh là tình biển
Bởi anh mãi lênh đênh
Bờ nào có tình thương
Bến nào có chờ đợi
Tàu vẫn quay trở lại
Tìm chút nắng ban mai
Tìm chút tình thơ dại
Tình người vẫn khoan dung
Lòng người vẫn độ lượng
Biển khơi vẫn thiết tha
Anh đi giữa đường thương
Có con chim Hải Âu
Có chòm sao Bắc Đẩu
Bên em và bên biển
Ngọn Hải Đăng rực sáng
Trong tình em khát khao
Trời mây nước xôn xao
Huyền ảo giấc chiêm bao
Thực hoà chung với mộng
Cuối xuống hôn loài người
Ngước lên hôn vũ trụ
Anh cùng biển phiêu du
Đưa em vào giấc ngủ
Anh yêu em như anh yêu biển
Biển trong hồn và em ở trong tim
Anh thương em như anh thương biển
Suốt cuộc đời chỉ có biển và em.
Tập tin đính kèm
anh 2.JPG
ảnh biển
anh 2.JPG (74.13 KiB) Đã xem 12547 lần
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Biển và Văn hoá biển

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Chủ nhật 21/06/09 7:31

Bạn Ha Thi Huong thân Mến! Topic của bạn khá thú vị đấy! Tuy nhiên cần bổ sung thêm phần Văn hoá sùng bái và lưu luyến. Theo tôi, Văn hoá sùng bái và lưu luyến trong biển và văn hoá biển rất phú và đa dạng. Chẳng hạn như: Văn hoá sùng bái, chúng ta có thể thấy cư dân vùng biển đã đưa hệ tư tưởng sùng bái văn hoá biển lên tới mức độ tín ngưỡng trong: Lễ hội cầu ngư ở hầu hết các làng ngư dân ven biển với hệ thống lễ cầu ngư và hát tuồng bá trạo, hệ thống thờ lăng ông Nam Hải (cá voi)...Thời tiết nóng bức, người dân đổ xô ra bờ biển để hóng mát và tắm biển...Ở Văn hoá lưu luyến, chúng ta có thể thấy hàng loạt các đề tài nghệ thuật như: Hội hoạ, Âm nhạc, nhiếp ảnh...Bạn cần khai thác thêm hai phần này để phong phú cho Topic của mình. Chúc vui!
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Biển và Văn hoá biển

Gửi bàigửi bởi xxx_rhapsody » Thứ 4 24/06/09 0:49

Chị Hương thân iu, em có câu hỏi:
" Bài viết của chị về văn hóa biển là BIỂN NÀO??? biển Việt Nam hay biển trên khắp thế giới?
-Nếu là biển Thế giới thì liệu phần lịch sử chị nói thế đã đủ chưa? Theo em, lịch sử yêu cầu tính chính xác.
-Nếu là biển Việt Nam theo chị bài viết có cần bổ sung gì không? đặc biệt là ở phần mở đầu??? Giới thiệu về biển Việt Nam như thế có là sơ sài quá không"
Chúc chị vui vẻ và sớm phúc đáp!
"The Winner don't do different things - They do things differently"
Hình đại diện của thành viên
xxx_rhapsody
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 20/05/09 20:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Biển và Văn hoá biển

Gửi bàigửi bởi Ha Thi Huong » Thứ 4 24/06/09 11:08

Cám ơn sự góp ý của các bạn, về câu hỏi của xxx_rhapsody, mình viết về biển Việt Nam. Ngoài phần định nghĩa ra, còn tất cả các phần khác mình đều nói về biển Việt Nam. Vì vậy, mình rất mong sự đóng góp và bổ sung của mọi người. Cảm ơn nhiều
RANDOM_AVATAR
Ha Thi Huong
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 21:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách

cron