Văn hoá giao tiếp qua điện thoại

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hoá giao tiếp qua điện thoại

Gửi bàigửi bởi cothom » Thứ 3 23/06/09 10:20

Ứng xử giáo tiếp là hành vi theo suốt con người trong quá trình từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi. Hành vi ứng xử đó thuộc về là văn hoá giao tiếp. Văn hoá giao tiếp cơ bản là tiếng mẹ đẻ và chữ viết cùng với cử chỉ, vật chất (công cụ giao tiếp) được thể hiện bằng hành vi thái độ đối với mọi người, thiên nhiên….
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như hiện nay, điện thoại là công cụ hổ trợ cho quá trình kết nối liên lạc giữa người với người rất nhiều.Điện thoại là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu, nhanh chóng và tiện lợi không gì thay thế được, giúp ta tiếp cận với khách hang, cũng như giúp khách hàng tiếp cận với chúng ta bất kể khoảng cách, thời gian, thời tiết. .
Ứng xử giao tiếp qua điện thoại là một nét văn hoá không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày cũng như định hình nhân cách của chúng ta.Ông bà ta thường nói, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc "Người nghe là người gặt hái/ Người nói là người gieo trồng". Điều đó khẳng định giao tiếp có văn hoá qua điện thoại là rất quan trọng và cần lưu ý trong quá trình giao tiếp của chúng ta.

Giao tiếp qua điện thoại là việc giao tiếp gián tiếp qua công cụ hổ trợ, hai cá thể không trực tiếp thấy mặt, nhận diện sắc thái của nhau qua nét mặt, qua cử chỉ. Tiếng nói, giọng điệu ở đây có vai trò hết sức quan trọng. Tuy vậy cũng đùng quên rằng nụ cười cũng được chuyển qua diện thoại. Giọng nói có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp qua điện thoại.Khi nói chuyện qua điện thoại, nếu bạn luôn mỉm cười, đối tác tiếp chuyện bên kia đầu dây có thể cảm nhận được đấy.
Khi chuông reo, thay vì giật giọng hỏi: "Ai đấy? Hỏi gì đấy? Ở đâu đấy?"..., bạn nên nhẹ nhàng đơn giản là: "Alô, tôi xin nghe", bạn sẽ chiếm được thiện cảm của đối tác ngay từ giây phút đầu của cuộc đàm thoại.Khi chủ động cuộc gọi, tốt nhất nên xưng danh họ và tên và đề nghị được gặp ai. Xưng danh họ và tên rất quan trọng vì làm cho người nhận thông tin xác định được ngay bạn là ai. "Tôi là Nguyễn Văn A, xin phép được gặp bà Phạm Thị B...", bên kia đầu dây sẽ có thiện cảm với bạn và sẽ thoả mãn yêu cầu nhã nhặn của bạn.
Các cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp... càng nên ghi nhận câu tục ngữ: "Người nghe là người gặt hái/ Người nói là người gieo trồng", tạo được nguồn cung cấp thông tin của xã hội đến đơn vị của mình một cách thoải mái, tôn trọng lẫn nhau, chắc rằng không mất mát gì, mà chỉ có thu hoạch gặt hái được mà thôi. Thông tin không có gì cấp bách, nên tránh chủ động trao đổi qua điện thoại trước 9h sáng và sau 9h tối, cũng như từ 12h trưa đến 2h chiều, trao đổi xong, có lời chào tạm biệt và nên để cho đối tác cúp máy trước.
Trong thời gian qua, vấn đề cũng được đề cập đến nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số cá nhân, đặc biệt là những cá nhân trong các cơ quan công quyền vẫn còn chưa ý thức nâng cao văn hoá trong giao tiếp qua điện thoại, gây mất thiện cảm của người dân với các cơ quan công quyền.
Giao tiếp qua địện thoại là là hành động mỗi ngày của mỗi chúng ta, nó không chỉ thể hiện mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với với tổ chức, đại diện giữa tổ chức với tổ chức, do đó cần hết sức lưu ý để việc giao tiếp qua điện thoại ngày càng thể hiện tính văn hoá, góp phần vào việc làm nên thành công của mỗi cá nhân, tổ chức, đơn vị.
RANDOM_AVATAR
cothom
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 6 28/12/07 18:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá giao tiếp qua điện thoại

Gửi bàigửi bởi girl_namdinh » Thứ 5 25/06/09 14:33

Đúng là giao tiếp qua lại qua điện thoại là rất cần thiết đối với cuộc sông hiện nay.Hãy tưởng tượng rằng không có điện thoại con người sẽ trở lên như thế nào.Chắc chắn rằng xã hội sẽ chậm phát triển.Có thể là qua giao tiếp qua điện thoại ta có thể đánh giá được người đó như thế nào.Nhưng bên cạnh đó cpos một số người vẫn sử dụng no qua giao tiếp để chọc phá người khác.Điều đó thât khó có thể chấp nhận được.Lại còn có những trường hợp dùng điện thoại để cãi nhau trên đó.Thử hỏi đây có còn là văn hoá nữa không?Nhhowf có điện thoại chúng ta có thể giao tiếp với nhau từ khắp mọi nơi trong nước cũng như quốc tế.Điều đó thật tuyệt.Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là giao tiếp tốt trên điện thoai sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích lớn nó có thể giupos chúng ta thành công trong công việc.
Hãy cười lên bạn của tôi nhé! Tôi sẽ lun bên bạn.
RANDOM_AVATAR
girl_namdinh
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Thứ 6 15/05/09 19:35
Đến từ: Thành Nam quê tui!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron