"Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Thứ 3 30/06/09 7:11

Cảm ơn bagia đã đưa ra một topic khá thú vị cho diễn đàn! Tôi chỉ xin góp ý thêm một tí trong phần văn hóa lưu luyến cười. Cười không chỉ đi vào trong nghệ thuật mà nó còn được nghiên cứu các yếu tố đi kèm như: nét mặt, điệu bộ...trong lúc cười cho hình tượng các nhân vật trong : nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương...Thông qua tiếng cười xuất phát từ trong thực tế cuộc sống, tiếng cười trong nghệ thuật sân khấu là cả một quá trình mài dũa, tìm tòi và tập luyện của diễn viên khi thể hiện hình tượng nhân vật trong các vai diễn. Ngoài nội dung kịch bản mà người diễn viên phải thể hiện, tiếng cười của họ còn là "thước đo" cho tài năng diễn xuất thể hiện vai diễn. Chúng ta chắc hẳn cũng đã một lần xem và thưởng thức được tiếng cười của các diễn viên trên sân khấu tuồng. Đặc biệt trong "nói lối" của nghệ thuật tuồng, tiếng cười còn phải đi liền với động tác diễn xuất, điệu bộ, nét mặt...nó là một phần không thể thiếu làm nên thành công cho nội dung của vở tuồng. Cười bi, cười hài...đã giúp cho nội dung của kịch bản lột tả được cái thật của cuộc sống đời thường. Vậy, xét về mặt giá trị, tiếng cười không chỉ tồn tại trong không gian đời thường mà nó còn tồn tại trong không gian của nghệ thuật mà ở đó nó đòi hỏi con người phải tìm tòi và sáng tạo để tạo nên chất xúc tác, là gia vị làm cho không gian thưởng thức nghệ thuật của con người thêm thi vị và ý nghĩa. Thông qua tiếng cười, Giá trị văn hóa hoặc phi văn hóa đã được lột tả một cách rõ ràng. Vậy, cười trong không gian của nghệ thuật chính là một giá trị được vận dụng từ tiếng cười của đời thướng!
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 3 30/06/09 9:57

Cảm ơn bạn hoangdzao đã bổ sung thêm phần tính nhân sinh trong văn hoá cười cho bài viết của bagia. Đúng như bạn viết “Tiếng cười biểu lộ cảm xúc, nhưng cũng mang tính biểu trưng cho tính cách con người”, “ nụ cười trong cuộc sống truyền tải rất nhiều ý nghĩa” . Tôi xin có thêm vài ý nhỏ: Đoán tính cách qua điệu cười (vui vui…) để các bạn tham khảo.
Tiếng cười phản ảnh rõ nét tâm tính, nhân cách con người trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta nhận thấy có biết bao nhiêu cách cười thì có bấy nhiêu cá tính. Mỗi cách cười, mỗi nụ cười phát ra nói lên con người thật bên trong của chủ nhân nó. Vì nụ cười khởi động từ tâm, tâm vui tâm hoà mới khởi tạo được nụ cười tươi âm thanh hoà nhã, nếu tâm u uất, trầm trệ sẽ tạo nên nụ cười héo hắt, sát phạt. Sau đây là một số nụ cười, tiếng cười điển hình mà chúng ta thường gặp:
- Cười tươi: Cười cả ở khoé mắt, ánh mắt, mũi và các phần còn lại trên mặt. Đặc biệt nhất là ở đôi mắt, âm thanh và làn môi tươi thắm gây cho người đối diện một cảm quan lâng lâng vui thích. Đây chính là nụ cười của người đoan chính hiền lương, họ cười vì thấy cảm khoái chứ không có ý gì khác.
- Cười đau khổ: Còn gọi là nụ cười héo hắt. Là nụ cười mang tính chất và hình dáng ngược lại với nụ cười tươi. Tuy gọi là cười nhưng miệng chỉ méo xệch , đầu ngoẹo về một bên. Các bộ vị trên khuôn mặt vẫn vô tình chẳng tham dự đến để cứu vớt cho cái miệng đau khổ. Trong tiếng cười lại phản phất có khốc âm nghĩa là như có tiếng khóc. Đây là nụ cười của con người có một nội tâm u buồn đau khổ, từ đó cuộc đời của họ cũng chẳng thể sung sướng hạnh phúc mà toàn bi ai sầu muộn chẳng làm sao khác được.
- Cười mím chặt: Là nụ cười không hở miệng, hai môi chỉ kéo dài ra và dính khít rịt vào nhau như người ta mím chi, là nụ cười của con người đanh ác hiểm hóc thường kín đáo, không chan hòa với mọi người và cuộc sống chung quanh, đặc biệt nếu khi cười thì mặt và mắt cứ lạnh như băng, tâm địa lại càng khắc nghiệt.
- Cười nhạt (cười lạt): Khi cười dáng bộ và âm thanh nghe thấy bạc bẽo là nụ cười của con người vô tình bạc nghĩa, thú đội lốt người, lúc nào cũng mang nặng ghen tuông đố kỵ.
- Cười rũ rượi: Cười đến chảy nước mắt nước mũi, cười đến rũ cả người, tóc tai bù rối. Đây là lối cười của người dễ tính quá mức đến vô duyên. Phụ nữ tối kỵ lối cười này vì rất phản thẩm mỹ. Con người có nụ cười rũ rượi khó có thể sống chung với người có nụ cười nhạt cố hữu.
- Nụ cười thường xuyên: Là nụ cười luôn nở trên môi. Loại người có nụ cười "trường tồn vĩnh cửu" thì lúc nào trên nét mặt cũng phản phất nụ cười. Dường như chẳng bao giờ con người này gặp phải nghịch cảnh, đau buồn, bất bình trên cõi đời. Thì đó hoặc là nụ cười của một người khờ khạo, dại dột, đần độn không ý thức được nụ cười của mình. Hoặc đó có thể là nụ cười của một người có nhiều cá tính kiêu ngạo, và tin rằng mình có đủ sức chịu đựng dẻo dai để có thể mỉm cười trước tất cả những vấn đề nan giải, gian ác, tàn hại và đau khổ nhất. Tuy nhiên, dù thuộc dạng nào, nụ cười luôn nở trên môi với khuôn mặt rạng rỡ cũng phản ánh được một tâm hồn cởi mở, do đó có một sức thu hút được cảm tình của người khác ở điểm họ là người can đảm và không có gì có thể làm lay chuyển được họ Nụ cười này, nếu có thêm ánh mắt sinh động thì đúng là nụ cười của một người can đảm, tự tin.
- Cười châm biếm: Nụ cười có dáng dấp và mang âm hưởng có tính chất chê bai, giễu cợt lẫn khinh khi. Đây là nụ cười cố hữu của loại người có đầu óc tự kiêu, coi đời bằng nửa con mắt, thích châm biếm, chê bai kẻ khác và tự đề cao mình. Thường những người mang nụ cười này, họ rất ít có bạn thân và cũng ít ai muốn đến gần họ
- Cười lả lơi: Nụ cười có vẻ tình tứ lả lơi, miệng cười kèm theo ánh mắt đưa đẩy như mời chào, lơi lả. Đây là loại cười "thiện nghệ" của các kỷ nữ ở chốn lầu xanh tặng các "chàng khách". Là nụ cười của hạng người lẳng lơ trái nết, các bạn gái nên tránh nụ cười này.
- Cười nham nhở: Nụ cười có vẻ trơ trẽn, nịnh bợ làm cho người đối diện đem lòng khinh khi và khó chịu. Một người có giáo dục, lễ độ và tư cách không thể có nụ cười nham nhở.
- Cười xúc động: Nụ cười này có một giá trị tinh thần rất cao. Vì đây là nụ cười cổ hữu của một người đàn bà đẹp đang cần làm bạn với "một người" để tìm sự che chở. Nụ cười vừa có vẻ ân cần, vừa có vẻ lo ngại và thường thì rất chân thành mời mọc. Các đấng mày râu thật khó mà không bị khuất phục bởi nụ cười đầy xúc động này. Đây là nụ cười của người đàn bà nền nếp, nhu mì, chân thật.
- Cười gượng: Là nụ cười có vẻ miễn cưỡng giả tạo, vì trong lòng không vui, không cảm thấy đáng cười mà vẫn cố cười để vừa lòng người đối diên.(xã giao).Hoặc nụ cười có vẻ sượng sùng, vì trong lòng cảm thấy có điều xấu hổ vì tội lỗi của mình nhưng phải cười theo mọi người. Đây là nụ cười của một người mang tâm trạng tội lỗi, tự ti trước người khác.
- Cười rú, cười ré: Cười rú hoặc ré lên từng hồi một cách thiếu văn hoá. Tối kỵ đối với bạn gái.
- Cười sặc sụa: Cười thành nhiều tiếng ngắn trong cổ họng như bị nất nghẹn, bị sặc. Là lối cười của nhừng em bé bị thọc lét. Người lớn mà cười sằng sặc, sặc sụa thì là loại người không có tư cách và thiếu văn hoá.
- Cười nhoẻn: Cười mở miệng (hai môi) một cách hồn nhiên, dể mến. Nói lên con người hiền hoà, người đôn hậu, dể hòa mình với mọi người chung quanh.
- Cười nịnh bợ: Nụ cười của loại người bợ đỡ người trên, hậm hực với kẻ dưới. Nụ cười thường kèm theo cử chỉ xoa má, gãi tai. Người này thuộc hạng tiểu nhân bần tiện không đáng cho đời tôn trọng.
- Cười khì: Cười một cách hồn nhiên, không có vẻ nghĩ ngợi vì hoặc cười để xí xóa, đánh lãng một lỗi lầm nhỏ vừa phạm phải.
- Cười khanh khách: Cười thành tiếng to và giòn giã từng hồi. Một cách thoải mái vô tư lự, có khi còn chứng tỏ mình là người bậc trên, tự mãn. Đây là nụ cười của người vô tư hoặc tự tin.
- Nụ cười rộng rãi: Là nụ cười thoải mái, không gò bó. Các bắp thịt trên mặt, mắt, mũi đều hợp nhau tạo nên nụ cười khoáng đạt vô cùng thanh thoát. Người này rất độ lượng, tử tế và thành thật một cách đáng mến, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, thân thuộc và tất cả những người chung quanh.
- Cười lăn cười bò: Vui quá đến nỗi cười không dứt, cười quá nhiều phải bò lăn trên gường hoặc trên đất. Nữ giới cần tránh lối cười này vì làm mất quá nhiều nữ tính.
- v.v…
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 6 03/07/09 8:12

Bagia cám ơn bạn minhdung1976 đã bổ sung thêm cho bài viết những chi tiết về “ Cười” trong nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương...Bạn đã viết: “…xét về mặt giá trị, tiếng cười không chỉ tồn tại trong không gian đời thường mà nó còn tồn tại trong không gian của nghệ thuật mà ở đó nó đòi hỏi con người phải tìm tòi và sáng tạo để tạo nên chất xúc tác, là gia vị làm cho không gian thưởng thức nghệ thuật của con người thêm thi vị và ý nghĩa”. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về ý này. Tuy nhiên thực tế hiện nay, có thể vì lợi nhuận, vì khả năng diễn xuất, vì ý đồ của đạo diễn muốn chọc cười cho khán giả “cười chỉ để mà cười”… mà nhiều vở diễn đã tạo cho khán giả những tiếng cười khiên cưỡng, vô tâm. Chẳng hạn như trên sân khấu kịch hiện nay:

Nét hài duyên dáng tạo nên những tiếng cười trong veo không khiên cưỡng trong các vở kịch luôn là một làn gió nhẹ thổi vào lòng người, xoa dịu những cảm giác xót xa khi sự thật được phơi bày, những cảm xúc nội tâm của nhân vật được bộc lộ. Nhiều vở kịch đã mang đến tiếng cười thoải mái cho khán giả bằng những tình huống, lời thoại nghịch ngợm, hài hước. Qua các lớp diễn mảng chìm nội tâm và ý nghĩa sâu sắc của vở sẽ dần bộc lộ, khiến cho tính cách và cuộc đời của nhân vật khắc sâu hơn vào tâm trí người xem. Tạo cho nhân vật những lớp diễn hài hước cũng chính là tạo cho khán giả một sự thoải mái, nhẹ nhàng hơn trước khi tìm thấy phần chìm nội tâm và những dấu lặng trong cuộc sống của nhân vật. Lời thoại giản dị, tự nhiên, không cố gắng chọc cười khán giả nhưng vẫn tạo nên tiếng cười thật sự bởi tính dung dị của ngôn ngữ, tình huống gần gũi và những phát hiện dí dỏm của nhân vật về cuộc sống. Cách xây dựng các nhân vật mang nhiều tiếng cười để giấu tiếng khóc cũng chính là một cách tạo nên một sức sống cho vở diễn.
Nhưng không phải vở kịch nào trên các sàn diễn cũng tạo nên được tiếng cười như vậy: Hiện trên các sân khấu tấu hài còn có nhiều tiểu phẩm hài không mang đến tiếng cười nhẹ nhàng, sâu sắc cho khán giả, mà chỉ mang lại tiếng cười dễ dãi, ngôn ngữ tùy tiện và những lời nói, cách so sánh hết sức dung tục. Có những lời thoại, tình huống hài hước xen lẫn chỉ là để tạo ra một tiếng cười gượng ép, lạc lõng với mạch kịch làm giảm đi giá trị tính cách của nhân vật cùng những khoảng lặng của vở diễn. Các diễn viên tấu hài thường lấy cách ăn mặc kỳ dị hoặc khơi những khuyết điểm của các nhân vật là người đồng tính, khuyết tật... để chọc cười khán giả- một kiểu chọc cười vô tâm đến tàn nhẫn. Chẳng hạn: Tiếng cười trở nên kệch cỡm và vô tâm khi những bác sĩ cười cợt trên nỗi đau của một bệnh nhân muốn chuyển đổi giới tính; khi một người con gái lấy chuyện trinh tiết ra làm trò đùa; hay những lời tư vấn của bác sĩ lại là những lời lẽ hết sức vô tâm...
Sân khấu mang đến tiếng cười cho khán giả là điều cần thiết. Nhưng phải để người xem nhận ra đằng sau tiếng cười ấy là những cung bậc gì của cảm xúc, những giá trị gì của cuộc sống, chứ không phải là những tiếng cười dễ dãi, dễ quên.
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi bagia » Chủ nhật 05/07/09 11:56

[justify]BỔ SUNG VĂN HOÁ TẬN DỤNG CƯỜI
Nụ cười còn được tận dụng để kiếm sống.
Chẳng hạn như một người đàn ông tên là Trịnh Vũ năm nay 30 tuổi ở thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc đã cố gắng kiếm sống từ những nụ cười của mình. Ông đã bán nụ cười của mình trên một con phố địa phương.

[center]Hình ảnh[/center]

Tự coi mình là "chuyên gia bán nụ cười số một thế giới", Trịnh Vũ có 12 kiểu cười thể hiện mọi cảm xúc khác nhau để đem bán cho thiên hạ. Với một nhân dân tệ (14 cent Mỹ), một khách hàng có thể yêu cầu anh cười mỉm, hoặc cười chế nhạo, cười tự mãn, cười toe toét, cười nhếch mép.... Nếu trả 10 nhân dân tệ, khách hàng có thể thấy đủ 12 điệu cười của Trịnh Vũ. Người đàn ông này thậm chí còn có kiểu tóc là một gương mặt đang mỉm cười sau đầu. "Chúng ta nên cười nhiều hơn, cười làm chúng ta khỏe hơn", Trịnh nói với những người xem đứng xung quanh anh.

[center]Hình ảnh[/justify][/center]
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 2 06/07/09 14:54

[justify]Đọc topic cười của bagia, tôi nhận thấy một điều khá thú vị đó là nụ cười rất quan trọng với đời sống của con người, nhưng do nó quá gần gũi mà chúng ta ít nói và ít để ý đến nó. Thế nhưng rõ ràng cười đã được con người sử dụng khá phổ biến, có thể nói cười cũng là “một phần tất yếu của cuộc sống” của con người.
Xin được bổ xung một số thông tin về “cười”:
Nghiên cứu về cười (A Study on Laughing - Nguồn: http://dongtac.net/spip.php?article2119)
Người đầu tiên nghiên cứu về cười là hai triết gia Hy Lạp Plato và Aristotle. Trong sách “Cười và mối quan hệ giữa cười với vô thức” của Freud cũng có phân tích vấn đề này; nhưng đó là cuốn sách bị chê nhiều nhất của Freud, vì ông lấy tiền đề nghiên cứu là quan điểm: cười phụ thuộc vào cảm giác hài hước.

Giáo sư Robert Ploven, nhà tâm lý học và sinh vật học thần kinh trường đại học Maryland (Mỹ) phát hiện không phải như vậy. Ông bỏ ra 10 năm nghiên cứu về cười và công bố kết quả nghiên cứu trong sách “Khoa học về sự cười”.

Đầu tiên Ploven quan sát những chuyện ngẫu nhiên, đồng thời đếm số lần cười khi người ta nói chuyện. Kết quả quan sát khiến ông phát hiện một vấn đề mới. “Tôi ghi chép tất cả những câu chuyện ấy và tôi thật sự không tin vào những gì mình nghe được: người nói chuyện thì cười nhiều hơn người nghe” – ông nói.

Quả vậy, khả năng cười của người nói thì nhiều hơn 46% so với người nghe. Không những thế, trong số các câu gây cười chỉ có 15% câu có ý nghĩa hài hước truyền thống. Ngoài ra cười không có quan hệ gì với hài hước cả. Cười là một loại công cụ phụ trợ nhấn mạnh mối quan hệ xã hội.

Ploven còn phát hiện phụ nữ cười nhiều hơn nam giới, dù là khi họ nói hoặc nghe cũng vậy. Một số bà bất mãn với kết quả nghiên cứu ấy, cho rằng dường như nó bào chữa cho những người “đàn bà đần độn” suốt ngày chỉ cười. Một số bà khác thì cười bảo kết quả nghiên cứu ấy che đậy một sự thật là đàn ông hay cười hơn đàn bà.

Phụ nữ bao giờ cũng cười nhiều hơn nam giới, dù khi chỉ có phụ nữ với nhau hoặc khi có cả nam giới. Ngược lại, đàn ông cười một cách có lựa chọn, thông thường họ muốn để cho người cùng giới cười.

Lũ trẻ con cũng có hành vi như vậy. Khi có mặt bạn trai, các em gái càng hay cười nhiều hơn. Khi một em trai chuyện trò với các em gái, câu chuỵện của em trai đó bao giờ cũng gây cười hơn chuyện giữa các em gái với nhau. Ploven cho rằng “đặc trưng giới tính” ấy của cười có thể giải thích tại sao phần lớn các nhà soạn hài kịch đều là nam giới. Nữ giới khó làm người khác cười, còn nam giới thì từ bé đã bắt đầu trau dồi cảm giác hài cho mình.

Bạn hãy xem trong lớp mình, ai là người được ưa thích nhất ? Rất có thể đó là một bạn trai. Cho dù bạn là nữ đi nữa, bạn cũng nhận xét như thế. Có lẽ chính vì thế mà cười trở thành một trong các thứ vũ khí hấp dẫn có hiệu quả nhất – thử hỏi có phụ nữ nào không thích người đàn ông biết cách làm cho phụ nữ cười ?

Sau khi phát hiện chuyện hài không phải là nguyên nhân duy nhất làm cho người ta cười, Ploven quyết định nghiên cứu về cười. Ông chọn một khu vực ở cảng Baltimore, dùng camera ghi hình ảnh quan sát được. Ông yêu cầu những người gặp ông đều phải cười. Nói chung họ đều đáp lại bằng câu nói đại loại như: “Tôi không thể cười theo yêu cầu của ông đâu!”

Để tránh mất thì giờ vì bị Ploven yêu cầu kỳ quặc như thế, những người bị ông gặp và yêu cầu cười đều nhanh chóng kể lại chuyện đó cho người đi cùng họ biết, thế là cả bọn họ cười váng lên. Ai cũng đều thế, dù đối tượng phỏng vấn là một nhóm học sinh, một đôi vợ chồng hoặc vài đồng nghiệp cùng công ty.

Có một hiện tượng nữa rất phổ biến: một người lạ lần đầu tiên gặp và chuyện trò với ta, hầu như bao giờ người đó cũng chấm dứt cuộc gặp ấy bằng tiếng cười; và khi trò chuyện, người ấy đều nói những chuyện vu vơ chẳng có gì hệ trọng cả. Đây là cách làm quen đơn giản nhất đàn ông thường sử dụng khi lần đầu gặp người lạ.

Qua nghiên cứu kỹ các ghi chép của camera, Ploven phát hiện: trong một môi trường xã hội, hầu như không thể nào yêu cầu người ta cười hoặc không cười. Nếu quan sát một người có dị tật trên mặt, ta sẽ phát hiện sự khác biệt rất rõ giữa trường hợp khi người đó cười một cách không tự giác với trường hợp khi người đó chủ động cười. Thí dụ người bị liệt cơ mặt thì không thể tùy ý chuyển động phần giữa mặt sang trái hoặc phải. Khi bị yêu cầu phải cười thì người đó sẽ cười nhạt một cách kỳ lạ: một góc miệng nhếch lên phía trên, phần còn lại không động đậy. Song nếu bạn kể một câu chuyện hài cho họ nghe, hoặc cù nách họ thì trên mặt họ sẽ xuất hiện một nụ cười đẹp hoặc tiếng cười lớn.

Quá trình tác dụng tâm lý của cười phát sinh trong trung khu diên tủy của não, đây là vùng nguyên sơ nhất trong hệ thần kinh trung ương của con người. Cấu tạo của diên tủy (medulla oblongata, phần não nối với tủy sống – chú thích của người dịch) rất đơn giản, nó còn được gọi là “Vùng não của động vật bò sát” do loài người kế thừa từ tổ tiên xa xôi chung là động vật bò sát. Diên tủy điều khiển các bản năng nguyên sơ nhất của chúng ta, như thở hít, tim đập và tiêu hóa.

Nhưng tại sao chúng ta lại có cái thị hiếu vô ý thức như cười vậy ? Tại sao nó lại tồn tại ở vùng nguyên sơ nhất trong não người ? và nó mang lại lợi ích nào cho sự tiến hóa ? Trong thực tế, chúng ta đều chỉ cười khi có người khác bên cạnh, cho nên có thể suy ra cười là bản năng giúp con người hòa vào xã hội. Câu tục ngữ: “Khi ông chủ cười thì mọi người đều cười” nói rõ tốt nhất điều đó.

Trên trái đất này, cười không phải là đặc quyền của loài người, không chỉ người mới thích cười. Hắc tinh tinh cũng rất “thích” cười, nhưng tiếng cười của chúng nghe như tiếng thở sâu nặng nề, vì cơ quan phát âm của chúng khác với loài người.

[center]Hình ảnh; Hình ảnh[/center]
Một nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu hắc tinh tinh là ông Rogue Fouth giải thích: “Trên thực tế, hắc tinh tinh khi thở hít đều cười. Đây là điểm khác nho nhỏ với người, ngoài ra, cái cười của chúng rất gần cái cười của người.”

Hắc tinh tinh còn có một thị hiếu khác liên quan tới cười: chúng thích cù nhau. Lũ hắc tinh tinh trẻ thường hay cù nhau loạn xị ngậu và phát ra những tiếng thở (cười) nghe rất có vẻ cuồng loạn (hysteria).

[center]Hình ảnh; Hình ảnh[/center]Cù cũng là một trò đùa loài người rất thích, thường là cha mẹ cù con nhỏ cho con cười, đây cũng là cách hữu hiệu nhất để gây ra tiếng cười sằng sặc. Rogue từng huấn luyện ngôn ngữ bằng tay cho con hắc tinh tinh nổi tiếng nhất thế giới là con Washoe. Ông nói: “Loài động vật này coi cù là việc rất quan trọng, thậm chí suốt đời chúng cù nhau. Washoe đã 37 tuổi thế mà nó vẫn cù các con hắc tinh tinh khác và nó cũng bị các con hơn tuổi trong gia tộc nó cù.”

Cù cũng như cười đều xây dựng trên một cơ sở “sợ hãi’ đặc biệt, cho nên cảm giác khi bị người khác cù mình và khi mình cù người khác là hoàn toàn khác nhau; đó là do nó bị hệ thống thần kinh vận động và hệ thống thần kinh cảm giác cùng điều khiển.

Nếu hệ thống đó ra lệnh cho tay (trái hoặc phải) của mình sờ vào bụng mình, thì khi đầu cuối của dây thần kinh phần bụng cảm nhận được sự sờ mó ấy, nó sẽ không thể ghi nhận bất cứ nỗi sợ nào; nghĩa là không thể tự cù mình cười được. Tiếng cười sinh ra do bị cù thể hiện phản ứng của não khi bị người khác sờ mó.

[center]Hình ảnh; Hình ảnh[/center]

Giáo sư Rogue nói: “Cù hoặc cười đều có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì mối liên hệ tình cảm trong một gia đình hoặc xã hội. Điểm này hắc tinh tinh cũng giống như con người.”

Cù nhau đã phát huy tác dụng quan trọng trong di truyền và tiến hóa của loài người. Cảm giác khi cười giống như ôn lại niềm vui sướng của thủa thơ ấu. Rogue nói: “Khi có nhiều người tụ họp, người ta càng dễ cười; mỗi người trong chúng ta đều như trở lại thời trẻ thơ của mình.”

[center]Hình ảnh[/center][/justify]
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 4 08/07/09 0:06

Bagia cám ơn bạn vinhnguyenbmt đã cung cấp thêm một số thông tin để chủ đề “cười dưới góc nhìn văn hóa” của chúng ta thêm phong phú. Nhân đây tôi cũng muốn trao đổi với vinhnguyenbmt và tất cả các bạn về chi tiết “cù để cười” mà bạn vinhnguyenbmt đã đề cập đến.
Theo từ điển tiếng Việt Động từ “cù” có thể có nhiều nghĩa trong đó có 2 nghĩa khác nhau liên quan tới việc làm cho cười:
- Thứ nhất là làm cho buồn cuời và cười bằng cách chọc và ngoáy nhẹ ngón tay vào chỗ da dễ bị kích thích như nách, cạnh sườn.
VD:
+ Cù vào nách .
+ Bị cù, nó cười nắc nẻ.
- Thứ hai là làm cho cười vui bằng lời nói cử chỉ.
VD:
+ Đem chuyện tiếu lâm cù mọi người.
+ Cù khán giả.
Với hai nghĩa này thì rõ ràng yếu tố gây cười “cù” là khác nhau. Và như vậy thì tiếng cười được tạo ra bởi hai yếu tố này về hình thức có thể giống nhau nhưng về bản chất thì khác nhau. Tôi nghĩ như vậy không biết có đúng không? Xin ý kiến bổ sung, trao đổi của các bạn!
(Những bức ảnh mà vinhnguyenbmt đưa lên thật đáng yêu, nhất là hình lũ Hắc tinh tinh đang cười...Cám ơn bạn nhiều nhiều nhé!)
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 5 09/07/09 16:46

Bổ sung văn hóa tận dụng “cười”
Bán nụ cười để lấy tiền chữa bệnh:

Một người đàn ông trung niên mặc chiếc áo phông in hình trái tim lớn màu đỏ đã thu hút sự chú ý của mọi người trên đường phố Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh, Trung Quốc) vào một ngày cuối tháng 8: ông ta mỉm cười với tất cả những người khách qua đường. Nếu ai đó dừng lại, ông chỉ cho họ xem những giấy tờ để nói rằng con trai ông ốm nặng và ông cần giúp đỡ.
Người đàn ông mỉm cười ấy là Lưu Tân Hồng, nông dân đến từ thành phố Kinh Châu (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).

Hình ảnh

Con trai duy nhất của ông năm nay 21 tuổi bị mắc bệnh bạch cầu tháng 7 năm ngoái và hai bố con ông đến Bắc Kinh để điều trị bệnh cho cậu. Lưu Tân Hồng đã tiêu hết khoản tiền tiết kiệm 100.000 nhân dân tệ (NDT - tương đương 13.212 USD) để chữa bệnh cho con trai trước khi đến Bắc Kinh vào tháng 3 vừa rồi. Ông đã tiêu tiếp 100.000NDT nữa vay được từ người thân và bạn bè.
Lưu Tân Hồng kể với phóng viên Thời báo Kinh Hoa là con trai ông cần được ghép tủy xương nhưng phẫu thuật này cực kỳ tốn kém. Chính vì vậy mà ông nghĩ ra ý tưởng bán nụ cười cho khách qua đường để lấy tiền chữa bệnh cho con.

(Hình trên là Lưu Tân Hồng mỉm cười với khách qua đường trên đường phố Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh vào ngày 23-8. (Ảnh: gb.cri.cn))
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi hadieuthu82 » Thứ 7 18/07/09 11:57

[justify]Có tiếng cười chỉ gây cười nhưng không mang ý nghĩa mĩ học, ngược lại có tiếng cười ngoài việc tạo được hành động cười mang tính cơ học còn có ý nghĩa xã hội nhất định, nó là yếu tố chủ quan của cái hài, còn được gọi là "cái cười". "Cái cười" được thể hiện nhiều nhất trong văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Cái cười trong ca dao mang nhiều cung bậc, sắc thái tình cảm khác nhau:"Cái cười đả kích", "Cái cười châm biếm", "Cái cười giễu cợt", "Cái cười Vui". Nếu "Cái cười đả kích", "Cái cuời châm biếm" là sự phản kháng, tố cáo đối với giai cấp thống trị và những lực lượng thù địch đang ngăn chặn sự phát triển của cuộc sống, con người và xã hội, nó có cường độ phê phán mạnh mẽ nhằm phủ định triệt để đối tượng; "Cái cười giễu cợt" là sự phê phán mang tính giáo dục trong nhân dân với mục đích nhằm sửa chửa, cải tạo ngay bản thân đối tượng gây cười, nhiều lúc còn mang tính cảm thông và khuyên nhủ trước các hiện tượng hài đời thường một cách kín đáo, tế nhị thì "Cái cười Vui" chính là sự thư giãn, nó không chỉ có tác dụng giải trí, khích lệ mà còn có tác dụng ngợi ca.
Thu có rất nhiều bài về ca dao cười. Nhưng không hiểu file đấy biến đâu mất. Lúc nào tìm thấy sẽ post lên cho mọi người cùng đọc sau nhé! :([/justify]
RANDOM_AVATAR
hadieuthu82
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 23:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Nhung » Thứ 6 24/07/09 15:35

Mình xin bổ sung về một số kiểu loại cười cua bagia:
- Cười trừ: Người Việt Nam mình rất hay có kiểu gọi là cười trừ. Nghĩa là khi làm việc gì sai, không đúng (ở mức độ nhẹ), thay vì xin lỗi thì lại cười trừ, thường là người đối diện hiểu được ý nghĩa của nụ cười này.
- Cười không có mục đích: Người ta thường hay nói, người vừa nói vừa cười là người vô duyên. Đúng vậy, trên thực tế có nhiều người do thiếu kỹ năng nói, nên nhiều khi do vô ý trong lúc nói hay cười, mà nụ cười này không có mục đích gì cả (for nothing).
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Nhung
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 10:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cười" dưới góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 3 28/07/09 9:02

Cám ơn bạn Nguyen Thi Nhung đã bổ sung thêm một số kiểu cười cho bài viết. Bạn Nguyen Thi Nhung đã nhắc tới kiểu cười trừ của người Việt Nam. Nhân đây bagia cũng có thêm vài ý nhỏ về Tiếng cười và sự lạc quan của người Việt Nam ta.
- Vào đầu thế kỷ XX, một bài khảo luận của ông Nguyển Văn Vĩnh liên quan đến tiếng cười của người Việt chúng ta đã được đăng trên tờ Đông Dương Tạp chí. Bài báo có tựa đề “Gì cũng cười”. Ông viết “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng cười một tiếng mọi việc hết nghiêm trang.” Ông là một nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng, học rộng, biết nhiều, nên điều nhận xét trên hẳn phải có căn cứ. Dù có ý chê trách nhưng ông cũng đã xác nhận dân ta rõ là có tính lạc quan, hay cười. Có lẽ chính nhờ tính cách lạc quan nên nhân dân ta mới có đủ nghị lực và niềm tin vượt qua nhiều gian khó và thăng trầm của lịch sử, không những giữ được nước mà còn mở rộng bờ cõi cho đến hôm nay.

[center]Hình ảnh[/center]

- Theo những nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tính lạc quan thường đi chung với hoà hợp và dễ tha thứ. Thực tế này là do cơ chế đối lập 2 mặt giữa 2 bán cầu não trái và phải. Những cảm xúc lạc quan, thoải mái, hoà hợp, dễ tha thứ đều bị chi phối bởi cùng một bán cầu não trái. Người nào có bán cầu não trái hoạt động nhiều hơn sẽ dễ có những cảm xúc tích cực, dễ lạc quan tha thứ. Ngược lại nếu có bán cầu não bên phải chiếm ưu thế hơn sẽ dễ bị tác động bởi những cảm xúc tiêu cực như sợ hải, thù hận hoặc lo lắng căng thẳng.
- Hiếm có một dân tộc nào mà có sự hoà hợp và không phân biệt giữa hàng mấy chục sắc tộc anh em như dân tộc chúng ta. Cũng hiếm có dân tộc nào sẵn sàng mở rộng vòng tay và nụ cười để chào đón thân thiện kẻ thù sau chiến tranh như chúng ta. Phải chăng đa số người Việt khi sinh ra đã may mắn có được sự thiên thắng của bán cầu não trái so với bán cầu não phải?

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

- Nói người Việt lạc quan không chỉ là ta khen dân ta theo kiểu “mẹ hát con khen hay”. Theo đánh giá của Hiệp hội kinh tế mới tại Anh đã công bố chỉ số Happy Planet Index (HPI) hôm 4-7-2009 thì Việt Nam được đánh giá là một trong những nơi hạnh phúc nhất trên thế giới, do có tuổi thọ cao, con người hài lòng với cuộc sống và gây ít tác động tới môi trường. Hiệp hội này xếp hạng 143 quốc gia trên thế giới về tuổi thọ, mức độ hạnh phúc của người dân và tác động của mỗi nước đối với môi trường. Trong đó, Costa Rica là quốc gia xanh nhất và hạnh phúc nhất trên thế giới. Các nước Nam Mỹ chiếm 9 vị trí trong Top 10 và Việt Nam là nước châu Á còn lại duy nhất đứng ở thứ 5. Như vậy người Việt lạc quan, hay cười không phải là một nhận định cảm tính. Tiếng cười và sự lạc quan có ích cho sức khoẻ, hạnh phúc và dễ mang lại một không khí hoà hợp trong cộng đồng.

[center]Hình ảnh[/center]
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến44 khách

cron