Gương dưới góc nhìn văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Gương dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi alo_aiday_hh » Thứ 5 25/06/09 15:49

[justify]Để có được một cuộc sống dễ chịu, con người đã tạo ra những giá trị cho mình thông qua việc sáng tạo các vật thể mới. Từ việc tò mò muốn biết mình như thế nào loài người đã làm ra chiếc gương.
Từ bé hẳn chúng ta đều đã biết đến bà phù thủy độc ác trong truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” cũng nào cũng lo lắng có người đẹp hơn mình:
[center][/center] “Gương kia ngự ở trên tường
[center][/center]Thế gian ai đẹp được dường như ta”
Bản thân lời nói này của bà phù thuỷ cũng đã thể hiện được phần nào những đặc trưng văn hoá của gương. Vậy giá trị văn hoá của gương như thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
Nhận thức về gương: Gương là một mặt phẳng có thể phản chiếu ánh sáng và các vật khác. Một tấm kính thuỷ tinh chưa thể gọi là gương. Gương có khả năng phản chiếu được hình ảnh và ánh sáng là nhờ vào lớp bạc mỏng , còn tấm kính chỉ có tác dụng bảo vệ cho khỉ xước hoặc bị hỏng mà thôi.
Chiếc gương ra đời từ bao giờ?
Nếu nhìn xuống mặt hồ thấy cây cối, bầu trời- bạn đang soi gương đấy. Như vậy, lúc này gương do con người làm ra chưa hề có nhưng hành động soi gương đã hình thành. Cũng là nguồn động lực để con người tạo ra chiếc gương.
Chẳng ai biết ai là người đầu tiên làm ra gương. Có lẽ do soi bóng mặt hồ- chiếc gương của tự nhiên một cách vô tình theo bản năng của con người. Chính mặt hồ trong và phẳng đã mách bảo về một tấm kim loại đánh bóng cũng sẽ phản chiếu được hình ảnh. Gương ra đời.
Từ thời Hi-La, Ai Cập cổ đại, gương kim loại đã là vật dụng bất li thân, đặc biệt là đối với phụ nữ. Thời La Mã cổ đại tuy thuỷ tinh tráng gương chưa được phát minh nhưng người La Mã đã dùng kim loại đánh bóng để thay thế. Tấm gương bạc để đánh bóng được gắn vào một tay cầm chế tạo riêng biệt có hình quả chuỳ. Những người cổ xưa đã rất ngạc nhiên không hiểu vì sao khi nhìn vào một miếng kim loại nhỏ lại có thể thấy khuôn mặt mình. Họ không chỉ ngạc nhiên mà còn kinh sợ nữa. Chính vì vậy, họ luôn cho rằng gương là một vật dụng vô cùng thần bí. Hình ảnh của chính mình trong gương, họ bảo là linh hồn của họ. Mỗi lần gương vỡ lại tin rằng trong tương lai gần có chuyện không may xảy ra với chủ nhân của nó.
Những người dân thành Venesia là những người đầu tiên nghĩ ra cách làm gương bằng tráng kính với thuỷ ngân và thiếc. Năm 1300, những chiếc gương sản xuất theo công nghệ mới đã ra đời thay thế cho những miếng kim loại đánh bóng và đến nay vẫn tiếp tục áp dụng công nghệ này làm gương.
Chiếc gương mang lại những giá trị mà bản thân nó đã chứa những đặc tính được thể hiện ra bên ngoài: phản chiếu, giúp con người nhận diện được bề ngoài của mình, của thiên nhiên, sự vật một cách trung thực nhất, chiếc gương không biết nói dối. Vì vậy với tính chất phản ánh trung thực của gương đã được loài người nhân cách hoá đưa vào trong ngôn ngữ: tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn…với mục đích phản ánh hiện thực. Có nhà văn Pháp đã nói rằng: “Văn chương là tấm gương đi chơi trên đường cái khi muốn nói về tuyên ngôn nghệ thuật của mình: văn học hiện thực.
Muốn nhìn thấy mình thì soi gương, tức là nhìn vào, trông vào, dõi vào cáI gương, tấm gương. Hành động này của con người cũng được chính xã hội loài người đẩy lên từ hành động bình thường thành nêu lên mục đích giáo dục, thể hiện tinh thần có tính chất kiểu mẫu (tấm gương) cho người khác học tập, nhìn vào đó mà làm theo.
VD: mẹ mắng con: mày nhìn gương thằng X mà học.
Cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn dân “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
“gương người tốt, việc tốt” (khẩu hiệu)
Ngoài ra soi gương còn phản ánh tình hình sức khỏe của con người. VD: soi gương thấy mắt bị thâm quầng-> tình trạng thiếu ngủ, thiếu sắt…
Ngày nay xã họi hiện đại luôn đòi hỏi tính thảm mĩ, yêu cầu về cái đẹp cao hơn nên việc soi gương làm đẹp diễn ra phổ bíến ở mọi gới và mọi lứa tuổi. Hành động này diễn ra bất kì lúc nào trừ lúc ngủ: chải đầu, mặc quần áo, đeo trang sức…Chiếc gương cũng được treo từ ở nhà đến cơ quan, trường học, phòng hội đồng giáo viên bao giờ cũng treo một cái gương để trước khi lên lớp giáo viên nhìn lại mình xem thế nào.
Chiếc gương mang nhiều lợi ích vậy thì việc tận dụng nó có thêm những điều thú vị: ngoài soi gương đoán sức khỏe, còn để trừ tà ma theo tâm linh một số cộng đồng người: treo gương trước cửa ra vào để đêm tối ma mãnh, quỷ thần nhìn thấy mình trong gương mà sợ bỏ đi, không vào được nhà. Gương được dùng khá phổ biến trong thuyết phong thuỷ của người phương Đông và trong kiến trúc nhà cửa của người phương Tây. Một tấm gương to treo trong phòng khách giúp căn phòng như rộng hơn, sáng hơn. Gương làm vật dụng trang trí trong nội ngoại thất rất phổ biến trong thiết kế ngày nay. Và gương được dung làm đồ lưu niệm khi được làm mĩ nghệ…
Cùng với sự xuất hiện của các phương tiện đi lại hiện đại, gương không chỉ nằm im trong nhà mà còn được đồng hành cùng các chuyến đi: gương ôtô, xe máy, tàu thuyền…Không chỉ có gương phẳng mà còn có gương cầu, gương lồi trong giao thông được đặt ở các khúc cua trên đèo, sườn núi…Gương được sử dụng trong công nghệ giảI trí như nhà gương.
Ở một số nơi trên thế giới hoặc do tâm linh cá nhân, gương được thờ. Người ta coi gương như hình ảnh một ai đó đã mất hay một quyền lực tối cao mà người ta kính trọng. Bùa gương cũng được tạo ra vỗ về tâm lí người đeo nó: được thần linh che chở, bảo vệ. Có những người ưa chải chuốt, ngắm vuốt nên phần lớn thời gian trong ngày dùng để soi gương, đi đến đâu nhìn thấy mặt phẳng có tính chất phản xa như: lòng đĩa CD, cửa kính, màn hình ĐTDĐ…đều tranh thủ soi. Có ngôi nhà tường và trần nhà không được làm bằng gạch, xi mà bằng gương được gọi là nhà gương. Điều này thể hiện sự sùng bái gương.

Để đối phó với sự đơn điệu của gương người ta trang trí trên bề mặt hay xung quanh gương. Vì gương dễ vỡ nên khi di chuyển thì được bọc cẩn thận. Hành động đập vỡ gương khi người ta bị quá căng thẳng với chính hình ảnh của mình vì lí do nào đó. Gương dễ vỡ và được coi là “thiêng” nên gương soi được treo trên tường cẩn thận, không đặt dưới đất trừ mục đích thương mại (“gương kia ngự ở trên tường”) hoặc được đặt vào giá gọi là giá gương hay khung gương. Gương để trong nhà tắm hay lúc thời tiết ẩm thường bị lớp sương mù bám trên mặt gương thì được lau khô. Nếu đi xa lâu ngày thì phủ vải cho gương khỏi bụi. Nhà có trẻ con mới sinh mà có tủ gương hay cái gương đối diện với giường thì người lớn lấy vải, báo che gương đi hoặc dịch chuyển tấm gương ra chỗ khác. Nhiều người tin rằng gương có khả năng tích tụ chất độc trên bề mặt nên những người bị ốm, bệnh truyền nhiễm nếu đứng trước gương thì không tốt và làm hơi độc phát tán ra xung quanh, vì thế họ có tâm lí sợ gương.
Tuy nhiên tấm gương luôn gắn với sự làm đẹp của phụ nữ nên người đàn ông nhứ về vợ thì nhớ cả lúc vợ soi gương: “Enxa trước gương soi” ( A-ra-gông). Trong bài thơ này thì tình yêu dành cho vợ gắn với tình yêu đất nước. Thơ “soi gương” của Vũ Tấn Cường…Bài hát “mirro, mirro” của nhóm nhạc M2M. Ở Việt Nam ta thì để nhắc nhở về tình đồng bào cần yêu thương nhau có câu tục ngữ:
[center][/center]“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
[center][/center] Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Trong ngôn ngữ văn học, để chỉ khuôn mặt phụ nữ đẹp, Nam Cao dùng từ “gương mặt” khi miêu tả chị Dậu…
Với những giá trị to lớn như vậy, gương mang tính nhân sinh.
Có một lời tỏ tình rất thú vị và bất ngờ, tôi xin được kể lại để kết thúc chủ đề này: đó là chuyện tình của Cac Mac và Jenny. Một lần, Mác cùng Jenny đi dạo trong công viên. Bất ngờ anh hỏi cô có muốn nhìn thấy ảnh bạn gái của anh không. Jenny hơi lo lắng nhưng cô tò mò và gật đầu. Anh đưa cho cô một cái hộp và bảo mở nó ra. Cô mở nắp hộp và ngẩng đầu nhìn Mac. Sau này họ là đôi vợ chồng hạnh phúc và nổi tiếng. Họ luôn đấu tranh cho phong trào công nhân. Bạn có biết trong chiếc hộp chứa vật gì không?
Một chiếc gương đấy!
Chủ đề này còn nhiều đất cho các bạn khai thác cùng mình. Trả lời bài cho mình nhé. Cảm ơn mọi người!

Hình ảnh[/justify]
RANDOM_AVATAR
alo_aiday_hh
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron