Tiếng lóng- một hiện tượng văn hoá

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Tiếng lóng- một hiện tượng văn hoá

Gửi bàigửi bởi alo_aiday_hh » Thứ 5 25/06/09 15:59

Nếu bạn đi qua một đám thanh niên đang tụ tập, bạn có thể nghe thấy những từ: ông bô/ bà bô tao (bố, mẹ), tao sắp làm giỗ (tổ chức sinh nhật) mời chúng mày…, mày dở hơi ăn cám lợn à (kì cục), con đấy nó tanh tưởi lắm (giỏi), lúc đấy tao vãi linh hồn (sợ)…Nếu là người thuộc thế hệ trước, đáng tuổi ông bà, bố mẹ ta thì nghe xong có thể “choáng” và thấy kì cục, khó hiểu. Nếu bạn cũng là thanh niên, tuổi “teen” thì thấy nhóm đó thật suồng sã, thoải mái. Nếu bạn là người nước ngoài có biết qua về Tiếng Việt thì về phải giở ngay từ điển Tiếng Việt.
Xã hội càng hiện đại thì càng có nhiều ngôn ngữ như thế- tiếng lóng.
Phải nói rằng đây là một hiện tượng có tính phổ biến trên toàn thế giới( không gian), lan tràn khá nhanh, đặc biệt tập trung ở lứa tuổi “teen”, thanh niên (chủ thể), Tiếng lóng thường xuất hiện trong những diễn biến của một câu chuyện đùa, tếu, xưng hô thân mật (thời gian).
Tuy ở vài thế kỉ trước đã có tiếng lóng song do ít được ghi chép lại và có phần “thất truyền” nên khi toàn xã hội bước vào kỉ nguyên hiện đại, văn minh cong nghiệp mới là giai đoạn cho tiếng lóng thực sự trở thành một trào lưu của giới trẻ. Thời gian có mặt chưa lâu nên có nhiều nhận định về tiếng lóng.
Theo từ điển bách khoa kiwipendia: Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện giữa những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người thống nhất mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng ( phương ngữ là hệ thống ngôn ngữ dùng cho một tập hợp người nhất định).
Theo từ điển mở Wiktionary: Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp, nhóm người cốt chỉ cho nội bộ hiểu với nhau.
Theo PGS.TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình: tiếng lóng là một ngôn ngữ thuộc một nhóm người dùng để giao tiếp, mục tiêu: hạn chế phạm vi trao đổi. Vì vậy ban đầu mang tính chất là ngôn ngữ bí mật. Từ lóng có thể xuất phát từ mong muốn mang lại sự vui vẻ, điểm xuyết cho cuộc nói chuyện vui. Tiếng lóng xưa nay được xem là gắn với đối tượng không đàng hoàng, mờ ám nhưng thực tế không vậy: tiếng lóng được sử dụng trong bộ đội , lực lượng điều tra, công an,…nhằm không lộ bí mật hoặc dùng trong một số nghành nghề nhất định mang tính đặc thù. Từ lóng càng bí mật càng giá trị. Khi từ lóng được xã hội hoá thì trở thành “từ lạ”. Từ lóng dễ bị đào thải. Chỉ có một số từ lóng tồn tại lâu dài và trở thành ngôn ngữ toàn dân đến nay.
Nguồn gốc và chức năng của Tiếng Việt lóng:Đa số các từ lóng có nguồn gốc và được sử dụng tại một địa phương nhất định, đặc biệt là giữa các miền bắc, trung, nam. Nhiều từ có từ rất lâu đời. Một só từ mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây, thậm chí chỉ vài năm.
Từ lóng trong Việt ngữ được sử dụng bởi nhiều thành phần xã hội. Nhiều từ mang nghĩa tục được dân chợ búa, nông thôn, xóm lao động nghèo dùng nhiều nhất. Những từ nhẹ nhàng thay thế cho các vấn đề tế nhị thì được dùng ở ngữ cảnh lịch sự hoặc trong cộng đồng trí thức. Những từ còn lại dùng trong ngữ cảnh: gia đình, giữa bạn bè, đồng nghiệp, ngoài quán…
Trong lịch sử phát triển của mình, tiếng lóng ngày nay cùng với nền kinh tế thị trường đã ngày càng phát triển, nở rộ hơn ở không gian mạng internet.
Nếu như tiếng lóng trước kia bị cho là ngôn ngữ của giới bình dân tầm thường, mang tính chợ búa thì nay tiếng lóng xâm nhập vào cả giới công viên chức, công sở, văn phòng, học đường…
Việc sử dụng tiếng lóng có hai mặt khi sử dụng đúng lúc đúng chỗ hay không. Xét về tính giá trị mà nó mang lại thì một số từ có giá trị cao về mặt văn hoá: VD: Kính đen- chỉ mật vụ
[center][/center] Cắt đuôi- chỉ việc dứt khỏi đối tượng bám theo
[center][/center] Lương khô- dự trữ nói chung
Những từ này tồn tại trong thời gian dài và trở thành thông thường.
Tiếng lóng giúp thể hiện cá tính, đặc điểm lứa tuổi. Tiếng lóng được coi như “ngôn ngữ vỉa hè” làm con người cảm thấy thoải mái, gần như một “ngôn ngữ chung” để thể hiện cá tính của mình. Đôi khi có những điều bạn nói ra không muốn người khác hiểu một cách bình thường và cách diễn tả này( tiếng lóng) làm cho câu chuyện, cách nói trở nên sinh động, thú vị, thoải mái và có tính biểu cảm, gợi hình, gợi thanh rất cao. Nó có thể vượt qua khuôn phép một chút nhưng nếu không mang ý nghĩa xấu, túc tĩu thì vẫn có thể chấp nhận được.
Điều này cũng là một trong những bước chuyển tất yếu của hầu hết các nước. VD: Tiếng Anh theo kiểu Nhật mà giờ đây được chính phủ Nhật công nhận, phải đưa vào từ điển, hay những cụm từ tiếng lóng mà bất cứ khi nào chat, giới trẻ Mỹ cũng dùng. Nếu phân định được lợi hại cũng như giới hạn của ngôn ngữ, không đánh mất nền tảng ngữ pháp chuẩn tiếng mẹ đẻ thì tiếng lóng vẫn có những giá trị riêng.
Tiếng lóng cũng làm giàu thêm vốn từ mới, để cho vui, bộc lộ cảm xúc dễ dàng hơn, mang tính thân mật, suồng sã, tự nhiên nếu phù hợp với nhóm người nghe đó, hoàn cảnh và nhóm văn hoá đó.VD: “không đâu mà”-> “hem đâu mừ”. Bạn có thấy cảm xúc nũng nịu qua câu tiếng lóng này không?
Tiếng lóng là một phần lịch sử, phản ánh thời kì xã hội. Nếu bỏ mặc một phần lịch sử chìm vào quên lãng thì quả là thiếu sót. Ở TháI Lan khi đọc tài liệu cũ thời vua Rama (cuối thế kỉ XIX, đầu XX), người ta không hiểu được một số từ bởi những chuyên gia thời đó “quên” thu thập và truyền lại cho hậu thế. Vì vậy, một góc nhỏ lịch sử đã bị mất đi. Ý thức được việc này, học viện hoàng gia Thái Lan đã bắt tay vào việc thu thập một số từ không chính thống và mới được giới trẻ “phát minh”. Họ tin rằng sự thu thập này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu ngôn ngữ tương lai.
Từ những giá trị này dẫn đến việc tận dụng hết công suất, khả năng của tiếng lóng như:
Dùng trong xưng hô: ông bô, ông già tao ( bố tao)…
Bộc lộ cảm xúc cho thoải mái, hình tượng, VD: sến: chỉ tình cảm ứơt át, não nề; “chuối” thế: chỉ hành động, công việc khác người, nhàm chán,không đâu vào đâu…; “cải lương”: tính chất nửa vời hoặc chỉ sự dài dòng; chân “chấm phảy”: chân tập tễnh; leng keng, chập cheng: thần kinh có vấn đề; mít ướt: dễ mủi lòng, hay khóc…
Tiếng lóng thường được sử dụng nhiều nhất ở tuổi “teen”,thanh niên trẻ trung nên nó được dùng nhiều như ngôn ngữ thể hiện đặc điểm, cá tính giới trẻ. Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ, chuyên gia Thái Lan phát hiện ra, đó không chỉ là sáng tạo đơn thuần mà phản ánh sự thay đổi trong lối sống của giới trẻ mà sự giao thoa của các nền văn hoá là một ví dụ mà trong đó ngôn ngữ là yếu tố dễ thấy nhất.
Tiếng lóng dùng trong giao tiếp của một nhóm người nên nó có tính chất “mật mã” đối với người thụôc nhóm văn hoá khác, làm kí hiệu riêng tự hiểu với nhau nên có thể nói vô tư với “đồng bọn” trước mặt người “phe khác”.
Mật mã này khác với mật mã nghiệp vụ của một nghành nghề nào đó. Mật mã tiếng lóng mang tính bộc lộ cảm xúc và không quá bí mật, không nhằm mục đích chính trị…
Tiếng lóng rất “đắt hàng” trong câu chuyện tếu
Tuy nhiên, tiếng lóng gây ra những hiểu lầm buồn cười, sự khó hiểu hay khó chịu cho một số người khác nên nó được xếp vào: ngôn ngữ không chính thống, cho nó là loạn ngôn, ngôn ngữ vỉa hè...Điều này gây ra tâm lí ức chế, cần đối phó: phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”; trong ca dao có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Những nghiên cứu về “Tiếng Việt chuẩn”, “Tiếng Việt giàu và đẹp”…
Sùng bái: Một số bộ phận thanh niên dùng tiếng lóng quá nhiều, quá lạm dụng
VD: trên mạng internet (chat, blog…) ngôn ngữ tiếng lóng thì vô cùng, có từ tiếng lóng mang tính chất địa phương: vd: hết rồi-> hết roài, thế nhé->ừ hén…cho đến viết tắt hay thay đổi cả ngôn ngữ: Hello= hey, G’day, hola, yo..;mạng internet ở TháI Lan:55555= hahahaha (cười sảng khoái)
Lưu luyến: trên thế giới có các nhà biên soạn từ điển và nghiên cứu tiếng lóng, ở Việt Nam cũng vậy: đó là các nhà ngôn ngữ học, hay học viện hoàng gia TháI Lan
Tôi thấy đây là một hiện tượng rất hay và nhiều bạn có thể chia sẻ những ý kiến đóng góp sinh động về vấn đề này. Hãy cùng bàn luận nhé
RANDOM_AVATAR
alo_aiday_hh
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

bổ xung Tiếng lóng- một hiện tượng văn hoá

Gửi bàigửi bởi tinhgv » Thứ 2 29/06/09 21:45

[justify]CHủ đề của bạn Alo_aiday_hh đang là vấn đề nóng trong xã hội ngày nay đặc biệt trong giới trẻ,thật ra đã có nhiều quan điểm tranh cãi xung quanh vấn đề tiếng lóng này,theo tôi thì có nhận xét là tiếng lóng có hai mặt. Nếu không biết sử dụng phù hợp thì nó sẽ làm vẩn đục ngôn ngữ sẵn có; nếu sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc sẽ gây khó chịu và trở ngại trong giao tiếp. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì từ lóng cũng đòi hỏi sự sáng tạo vì người sáng tạo ra nó phải tìm ra một nghĩa mới cho một từ sẵn có. Có những từ lóng thậm chí còn có giá trị cao về mặt văn hoá.để có cái nhìn khách quan về tiếng lóng tôi xin bổ xung một vài nhận thức về tiếng lóng để mọi người cùng bình luận:
theo tôi tiếng lóng ra đời và phát triển như một phương tiện giao tiếp có tính khu biệt, thường được sử dụng trong các nhóm xã hội có cùng mục đích hoạt động như tội phạm, dân chơi, buôn bán (chân chính/gian lận), lính tráng, sinh viên học sinh (nói chung/từng ngành). Dần dần, tùy từng trường hợp, những tiếng lóng có thể mất dần hoặc ngược lại, nó lại thâm nhập sâu rộng hơn vào ngôn ngữ chung của xã hội. Những từ như “cực kỳ”, “bóc lịch” (đi tù), “ổ quỷ” (nơi chứa chấp và hành nghề mại dâm), “sách ba xu” (sách có nội dung đơn giản, nghèo nàn, rẻ tiền), “thượng đế” (khách hàng), “thủy quái” (bọn trộm cướp trên sông nước), “trái cấm” (quan hệ tình dục)… xuất thân giang hồ nay đã vào ngồi trên báo đảng và các văn bản chính thức khác của nhà nước. Có những khi các từ ngữ trong ngôn ngữ chính thống lại trở thành tiếng lóng do những đặc thù về ngữ nghĩa có tính thời sự hay trớ trêu. Ví dụ: “trên bảo dưới không nghe” nay đã thành tiếng lóng hàm nghĩa “bất lực hoặc rối loạn cường dương không giao hợp được”, “về đích” bây giờ còn có nghĩa “thỏa mãn, đạt được cực khoái trong quan hệ tình dục”…

Tiếng lóng là một hiện tượng tự nhiên, vì vậy không thế lực nào có thể điều khiển hay áp đặt được pháp luật với nó. Mọi thứ quy luật hay quy định, quy chế trên đời đều thường được khảo cứu dưới dạng đi theo sau thực tiễn, để giúp cho con người ta có thể thích ứng được với thực tiễn. Tuyệt không có một quy chế nhân tạo nào có thể làm thay đổi hay đè nén mãi mãi được thực tiễn, không biết được điều đó là không được vậy.
Sau đây là một số tiếng lóng để mọi người tham khảo nhé
- Vi tính (computer) : làm như hay lắm, ra vẻ ta đây. VD : Thằng ấy vi tính lắm cơ , lúc nào cũng đệm tiếng Anh khi nói chuyện.
- Tinh vi : ra vẻ ta đây.
- trắng phớ : nói thẳng ra đi
- Không hề : không sợ, không bi.
- Bập: Bố mày mới bập ( lấy) của ông bà già một con dream ( còn gọi là dem)
- Ứ chịu : không chịu
- Hơi bị : diễn tả mức độ hơn trung bình và dưới múc quá cỡ 1 chút. VD : Cái này hơi bị khó hiểu à nghen
- Xiềng: khi muốn khẳng định một sự việc gì mà người nói tin là chắc chắn 100%. vd: - Mi có chắc là như vậy không?
- Xiềng.
- "Phơ" l= "phê"
- bà cố: có nghĩa là nhiều, quá, thí dụ như : con nhỏ đó đẹp bà cố luôn, thằng đó nói chuyện xạo bà cố
- Củ chuối : (tiếng bắc) có nghĩa là "đểu" ví dụ: thằng đó củ chuối chết mẹ (tức là thằng đó đểu)
Bèo: rẻ mạt, rẻ thí dụ như thằng đó mới mua được cái xe giá thiệt là bèo.
- Không có cửa: (thường chỉ áp dụng trong tình cảm only) có nghĩa của từ này là không thể nào, thí dụ như thằng đó muốn cua tao hả, không có cửa đâu mày.các bạn tiếp tục bổ xung nhé[/justify]
Hình đại diện của thành viên
tinhgv
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 4 31/12/08 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tiếng lóng- một hiện tượng văn hoá

Gửi bàigửi bởi hoangdzao » Thứ 3 30/06/09 20:55

Đọc topic của bạn alo_aiday_hh, tôi lại nhớ có lần mình đã từng đọc cuốn “Lịch sử tiếng Việt” (thời kỳ 1858-1945), tác giả Lê Quang Thiêm và “Ngữ pháp tiếng Việt” của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quỳnh thấy có viết về phần ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết cũng như phần phiên âm từ vựng, âm vựng… Sách có đề cập đến phần đặt thuật ngữ mới và mượn thuật ngữ nước ngoài như tiếng Pháp, Hán, tiếng Phạn, Nga, sau này là tiếng Anh. Ngoài ra chưa kể sự tiếp nhân tinh hoa trong ngôn ngữ của vùng Nam Á như tiếng Môn - Khơ Me, tiếng Viết - Mường, tiếng Tày - Thái ...

Mới đầu tiếng Việt được phát triển theo giải thích - dịch giản lược về một từ hay một cụm từ, trong quá trình dịch một số khó dịch, khó phiên âm hoặc dịch nghĩa dài, không sát ý nên đã sử dụng nguyên tiếng mượn để biến thành âm Việt, hoặc đọc trại âm thành ngữ âm mới của tiêng Việt.
*Ví dụ về âm mượn:
- Nhà ga (gare), cà phê (café), ki lô gam (kilogramme)… có âm mượn từ tiếng Pháp.
- Xô Viết (Co Bet), có âm mượn từ tiếng Nga.
- Ma ket ting (marketing), có âm mượn từ tiếng Anh.
….
*Một số từ âm vựng khó đọc thì được đọc theo kiểu trại âm (chệch âm, lệch âm)
Ví dụ:
- Cây mít (…1*..) đọc trại âm từ tiếng Phạn
*Một số âm vựng được Việt hóa nhưng vẫn mang âm hưởng của tiếng mượn như ngàn thu, hương hỏa, sở khanh ( âm hưởng của tiếng Hán).
Nhìn chung, theo từng giai đoạn phát triển tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ quốc gia, được dùng làm công cụ giao tiếp chính trong toàn lãnh thổ Việt Nam… Nhưng về các phát âm (âm vựng) của mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có những phương ngữ khác nhau tạo lên khẩu ngữ khác nhau mà một phần trong đó được ngày nay gọi là tiếng lóng.[b][/b]
Ví dụ: Người Miền Nam (Tây Nam bộ) khi nói là “về đi” nhưng do cách phát âm đặc trưng mang tính vùng miền mà ta nghe gần như là “ zề đi” hay “zzề đi”. Kiểu ngữ âm này dần được dân các vùng miền khác gọi trại âm thành “zzề đi”. Chưa kể đến sự lẫn dấu giữa huyền với sắc, hỏi với ngã, giữa L với N, giữa D với R…
Vì thế tiếng Việt có âm vựng thay đổi theo từng chặng thời gian, kết hợp với thời điểm, hoàn cảnh, lĩnh vực mà tạo thành những khẩu âm riêng (tiếng lóng). Người sáng tạo ra tiếng lóng đa phần là giới trẻ. Tiếng lóng đi vào cuộc sống trên mọi bình diện.
Ví dụ nói khi vui đùa làm rôm rả hoạt cảnh như:
- Thạc sĩ ( thiến sót), tiến sĩ (thiến sạch), giáo sư tiến sĩ (gà sống thiến sót).
*Nói ít từ mà nhiều nghĩa, người nghe tự hiểu theo nhiếu cách khác nhau:
Ví dụ: “ Trông ss…ra mặt” có thể được hiểu ss là xx nghĩa là trông sung sướng ra mặt, vui vẻ, trông xấu xa ra mặt, tồi tệ, xấu tính…
*Cũng có khi dùng nhiều từ chỉ để chỉ một nghĩa như:
Mẹ đĩ, chuột bạch, cơm, nhà tôi, con mái, mẹ bé, bà xã, bà nó…= vợ.
*Dùng trong buôn bán nhiều khi mang tính chất bí mật được dùng để nói thay tiền như: Kìn (nghìn), vé ( trăm USD)…
*Trong ngữ cảnh nào đấy tiếng lóng còn dùng để nói xấu, nói mỉa mai, đối đáp:
    “Mẹ cha có tội chi đâu
    Mà sao em chổng phao câu lên trời”
    “Bây giờ nông vụ có thì
    Em mà không chổng lấy gì anh xơi”
    Hay trong thơ Hồ Xuân Hương cũng có viết:
      “... Quân tử có thương thì đóng cọc..."
      “Khen ai khéo tạo nên đôi voi
      Có cả đử chân lẫn đủ vòi
      Thế còn cái ấy đi đâu mất
      Hay là Lý trưởng xơi mất rồi.”
      *Tiếng lóng trong điện thoại, internet ví dụ kiểu gọi trại âm như: Bit rui, bit roài (biết rồi); mượn âm như: Pro(đẳng cấp, hoặc con rồ…), sex (dùng cho vấn đề giới tính cả nam và nữ…), sexy (hấp dẫn, hở hang,đẹp…), why (tại sao,vì sao…)

      Thực ra tiếng lóng cũng chỉ là một trong nhiều cách ví von có thô tục, có thanh tao, có châm biếm… nó chỉ phù hợp trong những ngữ cảnh nhất định mà thôi. Vì thế cũng không bàn nên hay không nên vì nó là “gia vị” có thể gia giảm tùy ý, nó không thuộc văn phạm chính thống trong các văn bản hành chính.
      Nhưng trong sự phát triển của ngôn ngữ nó cũng góp một phần làm câu chuyện phong phú, hay góp phần để có những tác phẩm văn học, thơ ca hay… Có thể nói nó là một nét văn hóa đi liền với cuộc sống, nếu “gia vị” quá đậm sẽ không được con người chấp nhận. Ngược lại nó thỏa mãn nhu cầu của con người như vui vẻ, làm cho cách nghĩ, sự tưởng tượng của con người thêm linh hoạt thì nó sẽ mang tính nhân sinh được con người (đặc biệt giới trẻ) sùng bái và lưu luyến./
      --------
      1* Tôi quên mất phần phiên âm từ cây mít trong tiếng phạn, bạn nào nhớ bổ sung giúp nhé.
      RANDOM_AVATAR
      hoangdzao
       
      Bài viết: 27
      Ngày tham gia: Thứ 6 24/04/09 22:26
      Cảm ơn: 0 lần
      Được cám ơn: 0 lần

      Re: Tiếng lóng- một hiện tượng văn hoá

      Gửi bàigửi bởi lieuquan1977 » Thứ 6 03/07/09 8:51

      tôi đồng ý với các bạn tiếng lóng là một hiện tượng phổ biến trong xã hội và nó đem lại những giá trị nhất định.Song hiện nay những người sử dụng tiếng lóng đang sử dụng nó một cách bừa bãi,làm mất đi những ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó và đôi khi gây ra những hiểu lầm cho người khác.Có lẽ nhiều người đã biết câu chuyện ông bố từ quê lên thăm con.Đêm hôm đó ông tình cờ nghe được câu chuyện của vợ chồng con trai ông.
      con trai ông:-Tình hình em định với ông cụ thế nào?
      con dâu ông:-Anh cứ yên tâm,em đã chuẩn bị cho cụ một"băng đạn" rồi.
      Con trai ông:Thôi chẳng mấy khi cụ lên đây em cứ biếu cụ "ba băng" cho đã.
      Con dâu ông:Vâng.anh cứ yên tâm,trước lúc cụ về em sẽ" giải quyết"...
      Ông bố run lên cầm cập và cả đêm không sao chợp mắt được.Sáng sớm hôm sau ông đòi về sớm.Mặc sức cả hai vợ chồng người con giữ thế nào ông cũng không ở lại,vừa nói ông vừa khóc:Tôi ăn ở với anh chị có đến mức nào mà anh chị lại nỡ giết tôi...
      Vợ chồng người con không hiểu chuyện gì,gặng hỏi lại bố.Ông bố vừa khóc vừa thuật lại câu chuyện mà mình nghe dược đêm qua...và diễn biến tiếp theo của câu chuyện thế nào chắc các bạn cũng đã biết...
      RANDOM_AVATAR
      lieuquan1977
       
      Bài viết: 11
      Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 21:16
      Cảm ơn: 0 lần
      Được cám ơn: 0 lần

      Re: Tiếng lóng- một hiện tượng văn hoá

      Gửi bàigửi bởi alo_aiday_hh » Thứ 6 24/07/09 10:23

      cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn. Tiếng lóng xét ở góc độ văn học thì cũng có thể hiểu như nghệ thuật ẩn dụ, mang tính đa nghĩa ấy nhỉ, tạo nên những tiếng cười hài hước như bạn hoangdzao và lieuquan1977 đấ nhắc đến. Biến thể của ngôn ngữ ngày một đa dạng, mà khi nghiên cứu cũng rất hay. văn hoá phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển theo chứ...
      RANDOM_AVATAR
      alo_aiday_hh
       
      Bài viết: 9
      Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:43
      Cảm ơn: 0 lần
      Được cám ơn: 0 lần

      Re: Tiếng lóng- một hiện tượng văn hoá

      Gửi bàigửi bởi phamxuanny » Thứ 7 08/08/09 14:18

      Chủ đề của nick name Alo_aiday đang là vấn đề nóng, đặc biệt là đối với giới trẻ và tôi cũng đồng ý “ tiếng lóng ” là một hiện tượng phổ biến trong xã hội và nó cũng đem lại nhưng giá trị nhất định nếu sữ dụng nó theo hướng tích cực. nhưng hiện nay có một số người, đặc biệt là giới trẻ chưa ý thức được và cứ nghĩ đây là cách nói vui sữ dụng bừa bãi nên làm mất đi giá trị tốt đẹp. Đúng là “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’. Thiết nghĩ việc diễn đạt ngôn từ của mỗi người hãy để cho người đó tự quyết định. Quy luật của sự tồn tại sẽ đào thải những cái không phù hợp.Tôi cũng không qua lo lắng về cách dùng “tiếng lóng” của một bộ phận giới tre hiện nay có lẽ đó cũng là hiện tượng nhất thời .và tôi cũng không ủng hộ cách dùng từ một cách tùy tiện đôi lúc thái quá và không cần thiết của những người được xem là có trình độ.
      RANDOM_AVATAR
      phamxuanny
       
      Bài viết: 6
      Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
      Cảm ơn: 0 lần
      Được cám ơn: 0 lần


      Quay về Lý luận văn hóa học

      Ai đang trực tuyến?

      Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách