Tục “Cạy cửa ngủ thăm” có hay không giá trị văn hóa?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Tục “Cạy cửa ngủ thăm” có hay không giá trị văn hóa?

Gửi bàigửi bởi nguyen thi sau » Chủ nhật 12/07/09 16:40

[justify]Trên đất nước Việt Nam của chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Bạn đã từng nghe nói đến lễ bỏ mả (ở Tây Nguyên), Chợ tình (ở Khâu Vai - Hà Giang)… Và đây, tôi muốn giới thiệu với các bạn một phong tục rất đặc trưng của người Dao Tiền ở Bản Cỏi vùng núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: Tục “cạy cửa ngủ thăm”. Tục "cạy cửa ngủ thăm" là tục lệ đã có ngàn năm tuổi và cho đến nay vẫn tồn tại. Phong tục này cũng tồn tại ở một số nơi khác như bản Mọc (Đồng Nghê) đểm tận cùng của Hòa Bình, và bản Lát ở xã Tam Trung (Mường Lát) Thanh Hóa.[/justify]

[justify]Bản Cỏi thuộc xã Xuân Sơn - huyện vùng cao Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, một bên giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), phía bên kia giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Nằm tựa lưng vào núi, bản Cỏi được bao quanh bởi suối và núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân tộc Dao, Mường… sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu.[/justify]

[justify]Theo sự giải thích của người dân nơi đây, "ngủ thăm" có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể "cạy cửa ngủ thăm" nhà nhau. Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm các công việc đồng áng, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai trẻ để ý cô gái mà mình thích từ trước, ém sẵn ở bên nhà để tìm cơ hội vào ngủ thăm. Nếu thấy đèn trong buồng cô gái còn sáng, tức là chưa có ai đến “tranh phần”, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà, vào được nhà rồi, chàng trai có thể nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định cho chàng trai đó "ngủ thật" hay không. Nhưng trước khi đi đến "ngủ thật", cả hai đều phải thưa với bố mẹ để bố mẹ xem có hợp tuổi không. Nếu hợp tuổi, hai bên gia đình sẽ cho phép đôi bạn trẻ ngủ thật với nhau.[/justify]

[justify]Khi thời gian ngủ thật bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", đó cũng là một cách từ chối… Ngược lại, nếu người con trai thấy được, người con gái thấy ưng thì họ nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ làm đám cưới, rước cô gái về làm vợ.[/justify]

[justify]Nếu bạn là người Kinh, bạn vẫn có thể "ngủ thăm" ở bất kỳ nhà một cô gái nào bạn thích, miễn là cô gái ấy hiện chưa có ai đến ngủ thật, và phải nhớ là bạn không được làm một điều gì "thiếu trong sạch" khi muốn thử cái phong tục diễm tình nguyên sơ rất độc đáo này. Cũng có khi có những trường hợp cô gái để cho hai người con trai đến ngủ thăm nằm ở hai bên mình. Phong tục của họ cho phép như thế! Trong trường hợp này, cả hai chàng trai cùng tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn thì người đó thắng.[/justify]

[justify]Ngủ thăm, xin đừng hiểu theo cách thô tục mà nó mang màu sắc tâm linh tinh thần của người Dao Tiền ở đây. Chính do màu sắc tâm linh tinh thần này chi phối mà bao đời nay các thế hệ người Dao Tiền ở Xuân Sơn đến với nhau, thành vợ, thành chồng và gắn kết họ đến cuối đời, thủy chung, vụng dại đến khó lý giải.[/justify]

[justify]Theo quan niệm của người xưa, tình cảm yêu đương không chỉ là chuyện riêng tư của các chàng trai, cô gái, mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần, tổ tiên và gia đình. Vì thế, việc con trai từ 15 tuổi trở lên cạy cửa vào tận giường tâm tình cùng ngươi con gái mình yêu thương, cốt yếu để giải quyết cái thông lệ này, nó được diễn ra trước sự chứng kiến và được ba bề, bốn bên tán đồng (nếu không có cha, mẹ, anh chị cô gái ở nhà, chàng trai sẽ không được “cạy cửa ngủ thăm” nhà cô gái mình muốn tìm hiểu). Hơn nữa, qua hành động cạy cửa, người con gái có thể thử tài khéo léo, giỏi giang của chàng trai. Việc “vào tận nhà, xà tận giường” đối tượng cũng đồng thời là dịp để chàng trai tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà anh ta muốn lấy làm vợ.[/justify]

[justify]Truyền thuyết về tục “cạy cử ngủ thăm”: Thủa xưa, khi trái đất còn hoang vắng, heo hút, ông Trời đã đưa xuống trái đất hai người một Nam và một Nữ, nhưng ở cách xa nhau, vì ông Trời bắt họ phải tự tìm đến với nhau. Vượt qua bao thử thách của trần gian, họ mải miết đi tìm nhau. Tìm mãi, tìm mãi đến khi gối mỏi, lưng còng, mái tóc xanh đã nhuốm sương gió bụi trần họ mới gặp được nhau. Do thời gian dài chờ đợi cùng những khát khao, đam mê, nên ngay từ lần gặp đầu tiên ấy, họ đã nhanh chóng thành vợ thành chồng. Vì say sưa mà họ đã quên đi ý của Trời là buộc họ phải tìm hiểu, quen hơi nhau trước khi nên vợ nên chồng. Vì vậy, họ đã phải chịu bất hạnh là sống cảnh vợ chồng gần mặt nhưng xa lòng. Từ sự bất hạnh mà tổ tiên phải gánh chịu đó mà người Dao Tiền từ thủa sơ khai ấy đã buộc con cháu khắc phục lại lỗi thiếu sót của họ với lời quyền là: Cháu con người Dao Tiền trước khi lấy nhau, muốn hạnh phúc, muốn gắn kết với nhau đều phải trải qua tập tục “ngủ thăm”.


Tục “Cạy cửa ngủ thăm” xét trong hệ tọa độ văn hóa[center][/center]
[justify]Về thời gian: Có từ ngàn năm trước và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Về không gian: Tồn tại ở các dân tộc thiểu số như Bản Cỏi, xã Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ; bản Mọc (Đồng Nghê), Hòa Bình; và bản Lát, Tam Trung, Thanh Hóa.
Chủ thể: Những chàng trai, cô gái đến tuổi trưởng thành “cạy cửa ngủ thăm” nhà nhau để tìm hiểu người mình định lấy làm vợ/chồng.[/justify]

Nhận diện “Cạy cửa ngủ thăm” qua các đặc trưng văn hóa[center][/center]
[justify]Tính nhân sinh: Là tập tục do hoạt động của con người tạo ra trên cơ sở tạo điều kiện cho các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau, đến với nhau, thành vợ thành chồng.
Tính lịch sử: Xuất hiện cách đây hàng ngàn năm và tồn tại cho đến ngày nay.
Tính giá trị: Theo quan niệm của người Dao Tiền xưa, tình cảm yêu đương không chỉ là chuyện riêng tư của trai gái mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần, tổ tiên và gia đình. Vì thế việc con trai từ 15 tuổi trở lên cạy cửa vào tận giường tâm tình cùng ngươi con gái mình yêu thương, được diễn ra trước sự chứng kiến và được ba bề, bốn bên tán đồng. Đồng thời, tránh được bất hạnh “gần mặt cách lòng” cho các cặp vợ chồng. Hơn nữa, qua hành động cạy cửa, người con gái có thể thử tài khéo léo, giỏi giang cùa chàng trai. Việc “vào tận nhà, xà tận giường” đối tượng cũng đồng thời là dịp để chàng trai tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà anh ta muốn lấy làm vợ. Cô gái nào có nhiều chàng trai đến “ngủ thăm” là điều hãnh diện.
Tính hệ thống: Chỉ phổ biến riêng trong các bản ở vùng đó, không có tầm ảnh hưởng rộng trên toàn quốc, thế giới.[/justify]
* Vậy, với những phân tích như trên, tục “Cậy cửa ngủ thăm” cũng nên được xem như một giá trị văn hóa?
Để làm rõ hơn vấn đề trên, rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của tất cả các anh/chị.
RANDOM_AVATAR
nguyen thi sau
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 4 20/05/09 15:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tục “Cạy cửa ngủ thăm” có hay không giá trị văn hóa?

Gửi bàigửi bởi duongminhhoang » Thứ 2 15/03/10 11:01

Chào bạn,

Có vẻ đề tài của bạn không được pà kon hưởng ứng vì theo mình nghĩ pà kon đa số là người Nam Bộ nên ít quan tâm tới các đặc điểm văn hóa Bắc Bộ.
Mình có xem một bộ phim nói về những phong tục tập quán của người Dao đỏ ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Trong phim đó tác giả đề cập đến các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng và lối sống của người Dao đỏ. Trong số các nét văn hóa, phong tục của họ có ba vấn đề chính đó là lễ "cấp sắc", tục bỏ con và tục "ngủ thăm".
Người Dao đỏ ở Phú thọ rất chú trọng tới việc sinh con đẻ cái, vậy nên trước khi cuới thì trai gái ngủ với nhau trước để biết xem là cô gái có thể sinh con được không. Nếu cô gái có chửa thì cả nhà rất lấy làm vui mừng vì họ có thể tìm chồng cho con gái của mình và người con rể pahir đến ở rể, làm công cho nhà vọ một năm.
Trong phim đó, các nhà làm phim đã viện dẫn tới khoa học, đó là một nhân vật tiến sỹ văn hóa nghiên cứu các phong tục truyền thống của người Dao đỏ, ông đã khẳng định đây là một hủ tục, không có giá trị văn hóa.

Theo mình vấn đề có hay không có giá trị văn hóa của một phong tục, tập quán thì phải xem xét nó đứng trên quan điểm của ai. Chúng ta những người ngoại tộc cho nó là không có giá trị, nhưng biết đâu với những người Dao đỏ họ có cho là không có giá trị văn hóa hay không?

Rất mong bạn có những tìm hiểu cụ thể để lý giải cho mọi người về tập quán này.

Chúc bạn thành công!
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu
RANDOM_AVATAR
duongminhhoang
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 08/03/10 10:34
Đến từ: Ho Chi Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Tục “Cạy cửa ngủ thăm” có hay không giá trị văn hóa?

Gửi bàigửi bởi LE TAN NAM » Thứ 2 20/12/10 15:19

CHÀO BẠN :)
mình rất vui vì ban đã cung cấp một thông tin rất thú vị về phong tục tập quán có bề dày lịch sử ngàn năm(nếu có thể bạn dẫn nguồn về mục này sẽ giúp cho người khác tin hơn). phong tục tập quán của mỗi dân tộc có những nét khu biệt riêng chính vì vậy tạo nên sự đa dạng trong văn hoá. Nếu như duongminhoang dẫn từ phim để xem xét nét phong tục đó xem ra rất khập khiển.
mình thấy rằng, nét phong tục ấy của đồng bào dân tộc Dao được xem là bản sắc riêng của người Dao Tiền. hãy cố lên bạn nhé
RANDOM_AVATAR
LE TAN NAM
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 2 25/10/10 15:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách