TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi nguyenthuminh » Thứ 3 14/07/09 12:58

[justify]Nếu bạn là một Người Hà Nội, hoặc bạn đã sống ở mảnh đất này một thời gian đủ dài để hiểu Hà Nội, thì bạn có biết một hình ảnh rất thân thuộc, hiện diện trên khắp phố phường, từ những khu phố tấp nập với những trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền…cho tới tận hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội không?

Nếu bạn từng lang thang trên những con phố Hà Nội, bạn từng trải qua quãng đời sinh viên trên mảnh đất Thăng Long-Hà Nội ngàn năm tuổi này thì “Nó” không hề xa lạ, thậm chí là rất quen thuộc nhưng lại không dễ để nhận ra. Bởi “Nó” quá bình dị, thôn dã, một nét văn hoá làng quê Việt còn sót lại và đang sống mạnh mẽ trong lòng Thành phố.
Nó” mà tôi muốn nói đến ở đây chính là “quán cóc vỉa hè”, hay thường được gọi là “Trà đá vỉa hè”, thậm chí một số nhà nghiên cứu văn hoá của Hà Nội còn đặt cho nó là “ Văn hoá trà đá - Văn hoá vỉa hè”.[/justify]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Một quán trà đá quen thuộc[/center]

* Lịch sử của "Trà đá"
Cũng chẳng rõ trà đá ra đời từ năm nào, nhưng nó có xuất xứ từ Sài Gòn.

* Không gian của “Trà đá”
-[justify]Ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố đã thấy xốn xang trà đá. Khắp các con phố hay vào sâu các ngỏ nhỏ đâu đâu cũng bắt gặp trà đá. Chỉ cần phích nước, một bình trà, một vài chiếc ghế, nụ cười tươi tắn của chủ quán cùng dăm ba câu chuyện, bất kỳ nơi đâu có trà đá đi qua, nơi đó cuộc sống như vui vẻ và thi vị hơn. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn đến không ngờ.

- Trà đá vỉa hè xuất hiện từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Buổi sáng, bên đĩa bánh cuốn Thanh Trì còn nghi ngút khói, ly trà đá trong xanh cho một ngày làm việc tỉnh táo. Trưa đến, sau bữa cơm, dân văn phòng không kể trai gái, già trẻ bao giờ cũng phải rủ nhau ngồi tếu táo cùng ly trà đá, kẹo lạc. Rồi sau giờ tan tầm hay tối đến, trong những cuộc hẹn gặp bạn bè, ly trà đá mộc mạc với đĩa hạt tí tách cho tình cảm thêm gần gũi hơn.

- Góc… vỉa hè và khoảng trời
Vỉa hè phải rộng, thoáng, “view” đẹp, nằm ở vị trí đắc đạo, gần trung tâm, thuận tiện cho việc ngắm đường, ngắm người, xe cộ đi lại. Không cần biển hiệu, cũng chẳng cần bàn, trà đá Nhà hát Lớn, Nhà thờ, Trần Nguyên Hãn, My way… cứ thế đi vào lòng giới trẻ Hà thành một cách rất tự nhiên.
“Tiện nghi” chỉ là những miếng xốp được cắt ra làm ghế hoặc bàn, sang là sự xuất hiện của những chiếc ghế nhựa. Thế nhưng, thực khách của họ thì lại chẳng thiếu những người đi xe xịn, đời cao, từ xe số đến xe ga, thậm chí cả ô tô.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Trà đá và Wifi[/center]

* Nét văn hóa bình dân
- [justify]Không phải là thức uống cao sang, không nằm trong “danh mục” nghệ thuật trà của Việt Nam, tuy vậy trà đá lại có mặt khắp nơi từ nông thôn ra thành thị. Với người Hà Nội, trà đá vỉa hè như một phần không thể thiếu, nó trở thành thói quen thường trực làm nên nét văn hóa bình dân độc đáo.

- Đương nhiên, ngồi trà đá, rẻ là một ưu thế. Nhưng quan trọng là phải “buôn” được to. Họ thể nói chuyện với volume thoải mái, không sợ ai phàn nàn như vào các quán cà phê sang trọng. Và đây là điểm mà các bạn trẻ tâm đắc nhất với các quán trà đá kiểu này.

- Những quán trà vỉa hè đã trở thành một điểm đến không cần hẹn trước của bất kỳ một lứa tuổi nào. Không cứ gì vỉa hè, hàng rong, trà đá còn len chân có mặt tại rất nhiều quán ăn, thậm chí nhà hàng sang trọng. Người Hà Nội vẫn cầu kỳ trong cách ăn uống, nếp sống, vậy mà không hiểu sao trà đá vẫn được ưa chuộng đến thế? Người ta tìm đến trà đá như một thói quen, nhấm nháp cái chan chát, rồi ngọt dần trong miệng mát xuống tận ruột, hòa mình trong những chuyện “không đầu-không cuối”….[/justify]

[center]Hình ảnh[/center]

- Mùa hè, trong cái oi bức, nóng nực của phố xá, đang đi trên đường, tạt vào một quán trà đá ven đường, uống ly trà đá mà mát lòng mát dạ. Sau ngụm nước đầu tiên, vị đắng của trà qua đi, còn lại vị ngọt tê tê nơi đầu lưỡi. Chỉ ngồi lại dăm ba phút, đủ để ngắm phố phường, cũng đủ để nghe một vài câu chuyện vui đùa xung quanh. Cuộc sống cứ gấp gáp trôi đi mà trà đá vỉa hè Hà Nội bao năm vẫn thế.

- Chẳng có ai rủ nhau ra quán trà đá một mình, trà tam nhưng trà đá thì chỉ cần 2 người trở lên, chẳng cần nguyên tắc nào cả, bàn công việc, tranh cãi về vấn đề gì đó, ngồi ngắm đường phố, ngắm hồ, và phần nhiều là ngồi tán phét, hóng chuyện. Người ta có thể nghe ở hàng trà đá những chuyện “ly kỳ ngoài chính sử” chẳng đáng tin nhưng tính giải trí có khi còn hơn cả gala cười! Từ chuyện vùng vịnh, chuyện giá dầu, chuyện khủng bố, tới chuyện mũ bảo hiểm, chuyện cúm gà, tiêu chảy. Từ chuyện của cách anh tiến sỹ, những cậu sinh viên, chuyện đề án, chuyện đề tài tới chuyện của mấy bác xích lô, mấy ả cave…..

- Người ta thích trà đá còn vì nó tiện, vì trà đá không câu nệ, không khách sáo, quán café còn chọn khách, café cho sinh viên, cà phê ôm cho mấy bác lao động ngoại tỉnh, cafe chứng khoán cho những nhà đầu tư, café sang trọng cho cách quý tộc lắm tiền. Còn trà đá thì không, chẳng có quán trà đá chứng khoán, không trà đá sinh viên, chẳng ai ôm nhau ở hàng trà đá…Có thể mặc bộ veston vài triệu, cũng có thể quần đùi áo phông bạc màu, dép lê rách. Có thể tấp ôtô sang trọng vào ngồi nếu chỗ rộng, cũng chỉ là xe đạp thồ hay đi bộ trên đôi dép tổ ong ngả vàng vì vôi vữa. Chẳng ai bắt khách trà đá phải nói khẽ cười duyên, có thể nói với nhau, những câu có thể là tục, có thể cười hô hố, có khi bò lăn bò càng ra để cưòi vì câu chuyện vừa nói với nhau.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Người bạn quen thuộc của giới sinh viên
[/center]

- Mùa hè trà đá lên ngôi, cũng ấm trà rẻ tiền pha đặc quánh đấy, thêm chút nước lọc, rót trà cho loãng dần ra vừa miệng từng khách vài viên đá cây, chặt nhỏ, bây giờ thì còn có đá sạch, đá pha lê nhưng hiếm lắm trà đá vỉa hè mới dùng loại đá này. Tôi không phải là người hiểu biết về y học phương đông, về thảo mộc, nhưng một ngụm trà đá thực sự làm tan ngay cái nhiệt độ oi ả mùa hè trong cổ họng.

- Mùa đông thì cái thi vị của thưởng trà vỉa hè lại lên ngôi, không vì trời rét mướt, gió hồ thổi lồng lộng, co ro, chẳng sao, ấp một chén trà nóng ran vào đôi tay tím tái vì lạnh, thưởng cái hơi nóng lan qua bàn tay, thưởng vị trà qua từng ngụm nhỏ cạnh môi, và khi nào trà nguội đi thì u cũng sẵn sàng rót thêm vào đó chút ít trà nóng mà chẳng tính thêm tiền. Vị thơm, vị đắng dân dã, vị ngọt đọng đầu lưỡi như đê mê trong cái run rẩy đông Hà Nội.

[center]Hình ảnh[/center]

- Không riêng gì người Hà Nội, du khách phương xa khi đặt chân đến chốn Kinh kỳ đều thích thú với nét văn hóa bình dân độc đáo này. Người Sài Gòn yêu cái giản đơn mà nồng ấm của trà đá vỉa hè. Du khách nước ngoài thì ngạc nhiên pha lẫn thích thú khi bắt gặp những công chức comple cavat, giầy tây đủ bộ vẫn ngồi tán chuyện say sưa bên cốc trà đá nơi phố phường tấp nập.

- Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]... và các bạn người nước ngoài[/center]
RANDOM_AVATAR
nguyenthuminh
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 6 10/07/09 23:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi hoanggiang_2109 » Chủ nhật 09/08/09 17:45

Tôi đồng ý với nhận định của bạn Minh khi cho rằng trà đá cũng là 1 nét văn hoá. Tuy nhiên trong lập luận của bạn còn thiếu sót rất nhiều. Điều đầu tiên có lẽ là bạn chưa định nghĩa hay giải thích thế nào là trà đá vỉa hè.
RANDOM_AVATAR
hoanggiang_2109
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi Ngo Thanh An » Thứ 2 22/02/10 22:13

Tôi nghĩ là không nên dùng từ trà đá bởi vì trà đá không phải là văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Những chén trà nóng được rót ra từ cái ấm sành ủ trong giỏ vào những ngày đông lạnh mới là nét đặc biệt của Hà Nội.
Hình đại diện của thành viên
Ngo Thanh An
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 3 15/04/08 14:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 4 24/02/10 12:01

Tôi đồng ý với Thanh An.
Tôi vào chuyên mục này vì ngạc nhiên, vì tò mò không biết tại sao trà đá lại là nét văn hóa của người Hà Nội. Tôi không phải là người yêu Hà Nội, cũng không bao giờ dám tự nhận mình là người hiểu Hà Nội. Có lẽ vì thế mà tôi chưa hiểu đúng về trà đá Hà thành chăng.
Nhưng đọc bài của bạn,
nguyenthuminh đã viết:phích nước, một bình trà, một vài chiếc ghế

Đó đâu phải là những thứ cần và đủ cho li trà đá - vì chỉ mới có trà chứ chưa có đá

nguyenthuminh đã viết:Mùa hè trà đá lên ngôi

Theo tôi biết, ở Hà Nội, vào trưa hè oi ả, giữa cái nắng gay gắt, người ta thường khao khát một cốc sấu đá. Tối mùa hạ oi nồng, thanh niên rủ nhau đi tìm những cốc sen dừa. Dù trà đá lên ngôi, như bạn nói, nhưng tôi thấy nó vẫn chưa chiếm được ngôi vị đầu bảng trong lòng người Hà Nội.

nguyenthuminh đã viết:Mùa đông thì cái thi vị của thưởng trà vỉa hè lại lên ngôi, không vì trời rét mướt, gió hồ thổi lồng lộng, co ro, chẳng sao, ấp một chén trà nóng ran vào đôi tay tím tái vì lạnh, thưởng cái hơi nóng lan qua bàn tay, thưởng vị trà qua từng ngụm nhỏ cạnh môi, và khi nào trà nguội đi thì u cũng sẵn sàng rót thêm vào đó chút ít trà nóng mà chẳng tính thêm tiền

Bạn viết những dòng này rất hay. Có lẽ bạn là một người rất yêu và tự hào về Hà Nội. Chỉ qua những dòng viết về tách trà nóng, tôi mới nhận ra được tình cảm của bạn dành cho vùng đất kinh kì này.

Vậy phải chăng, không phải là trà đá, tách trà nóng mới là nét đặc trưng văn hóa của thủ đô?
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi Co mot khong hai » Thứ 4 03/03/10 10:09

Hà Nội làm khỉ gì có cái gọi là "Văn hóa trà đá". Mới xuất hiện sau này thôi. Hà Nội những năm 1990 còn mát lành. Cả Hà Nội chỉ có 01 quán Cà phê duy nhất và chỉ ở đó mới có 'cà phê lâu đá' (lâu = nâu = cà phê sữa). Chè chén hiện diện khắp nơi. Có chăng ở những quán cóc người Hà Nội thưởng thức những cốc bia ướp lạnh nhâm nhi xôi ruốt. Nếu dân Sài Gòn vào quán ăn Hà Nội gọi ly trà đá thì đảm bảo phải ngồi chờ hơi bị lâu vì chủ quán còn phải chạy đi rất xa để mua đá về và ly trà đá đặc trưng Hà Nội lúc đó là 'nguội ngắt' vì đá được cho vào trà nóng mà :?: :o
RANDOM_AVATAR
Co mot khong hai
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 03/12/09 14:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi Dieu Hien » Thứ 6 12/03/10 15:58

Có thể nói, trà đá là nét văn hóa khá là đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Thức uống mà mọi người vẫn thường gọi với cái tên rất ngộ nghĩnh là "bia không bọt". Trà đá có ở khắp mọi nơi, từ những quán vỉa hè đến những quán ăn, nhà hàng. Trà đá có phải là một nét văn hóa của đất Hà thành không? Thiết nghĩ, đây là vấn đề cần phải xem xét lại khi gắn nó thành một nét văn hóa của người Hà Nội.
RANDOM_AVATAR
Dieu Hien
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 15:04
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi cuncon2410 » Thứ 4 05/05/10 23:46

mình cũng đồng ý với Thanh An. Trà đá là trong Nam còn ngoài Bắc thì dùng chè, chứ ko dùng trà. Từ dùng đúng theo mình là của bạn Có một ko hai, chè chén. Nét văn hóa này vừa rồi trên Tuổi trẻ cũng đăng bài về người Việt xa xứ cũng bán chè chén ở các chợ của Nga. Uống chè, ăn kẹo dồi. Mà là chè nóng cơ. Ngoài chè ra, người Hà nội còn rất nhiều thứ uống theo mùa khác (sấu, me dầm, nước vối...) vì thế nếu muốn nói đến chè chén thì phải nêu ra được đặc trưng và tại sao nó lại phổ biến hơn các loại thức uống khác.
RANDOM_AVATAR
cuncon2410
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 16:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi quangduy999999 » Thứ 3 11/05/10 7:27

đây là một bài về lý luận văn hóa học mà tôi thấy bạn Minh đề cập quá ích về phần định nghĩa. còn nói đây là trà đá vỉa hè là văn hóa thì theo các bạn thì nó có phải là văn hóa hay không khi mà nó làm mất mỹ quan đô thị.
RANDOM_AVATAR
quangduy999999
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 7 17/10/09 10:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TRÀ ĐÁ VỈA HÈ – NÉT VĂN HÓA BÌNH DÂN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 5 13/05/10 22:08

Tôi thật ngạc nhiên khi nghe chủ đề "trà đá" đi đôi với "Hà Nội" vì lần đầu tiên ra Hà Nội dạy học, tôi nghe người Hà Nội mời "chè" tôi tưởng được đãi ăn chè nhưng chỉ thấy có mấy cốc nước trà nhỏ xíu, uống đắng ơi là đắng (Xin lỗi vì không biết thưởng thức trà). Vậy là Hà Nội gọi trà là chè, giống như gọi bắp là ngô, bột ngọt là mì chín, ..v....v...Ngày nay có thể trà đá rất phổ biến ở Hà Nội cho nên người viết mới tưởng lầm trà đá là nét văn hóa bình dân của người Hà Nội, chứ nếu thật sự là của Hà Nội thì sẽ đổi tên là "chè có đá" hay "chè đá".
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến35 khách