Vài nét về "cưới" dưới góc nhìn LLVH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Vài nét về "cưới" dưới góc nhìn LLVH

Gửi bàigửi bởi thanhdung » Thứ 4 15/07/09 16:13

*)Nhận thức về cưới :
- Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt t ình c ảm x ã h ội và/hoặc t ôn gi áo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.
Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở của tình yêu là hôn nhân không có đạo đức.
Lễ cưới là sự công bố trước dư luận xã hội sau quá trình hoàn thành thủ tục đǎng ký kết hôn. Sự ra đời của một gia đình mới có một ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội.
Lễ cưới còn là sự họp mặt của hai họ và bạn bè thân thích để mừng cho hạnh phúc lứa đôi. Đến với đám cưới, con người có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen với nhau, tǎng cường giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Đến với đám cưới là đến với một sinh hoạt vǎn hoá lành mạnh không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người và cả cộng đồng
- Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người đàn bà được gọi là vợ (h ôn nh ân kh ác gi ới). Hôn nhân theo chế độ đa thê là một kiểu hôn nhân trong đó một người đàn ông có nhiều vợ. Ở một số nước, hôn nhân đồng giới được công nhận. Ở một số nước khác, việc đấu tranh hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đang diễn ra. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
I) Nh ận đ ịnh c ư ới l à v ăn ho á :
1.Ch ủ th ể :

Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa này, lễ này còn gọi là lễ thành hôn.
2. Kh ông gian:
Trong gia đ ình, h ọ t ộc, nh ững n ơi trang tr ọng ( hay t ại nh à h àng, kh ách s ạn, c ông vi ên…)
3.Th ời gian :
L ễ c ư ới th ư ờng đ ư ợc di ễn ra sau khi gia đ ình 2 b ên b àn b ạc k ĩ c àng, ch ọn ng ày t ốt ,gi ờ t ốt đ ể c ử h ành h ôn l ễ.
4. T ính l ịch s ử :
Trước đây, người Việt gọi lễ c ư ới là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ). Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sự quan tâm lớn của xã hội vào buổi lễ này đôi khi gây sức ép lên những người tổ chức: họ phải đảm bảo để có thể làm hài lòng nhiều người tham dự.
Lễ cưới của người Việt có nhiều thủ tục gồm:
• Lễ xin dâu
• Lễ rước dâu
• Tiệc cưới
• Lại mặt
Cũng đã có những nỗ lực nhằm sáng tạo một biểu trưng cưới hỏi ở Việt Nam như đôi chim bồ câu, quả cau lá trầu, song biểu trưng thường gặp, cô đúc nhất về ngữ nghĩa trong lễ cưới ở Việt Nam xưa nay vẫn là chữ song hỷ. Đây là biểu trưng xuất xứ từ phong tục cưới hỏi Trung Quốc, với ý nghĩa trước kia thể hiện hai niềm vui lớn: đại đăng khoa (thi đỗ làm quan) và tiểu đăng khoa (cưới vợ), nay song hỉ biểu thị niềm vui chung của hai họ. Nhiều người Việt không hiểu chữ Hán nhìn vào chữ này cũng biết những nơi dán biểu trưng này đang có đám cưới.
Trong lễ cưới Việt Nam, những người tham dự thường đem tặng các đồ mừng đám cưới. Quà cưới thường trang trọng, được bọc giấy điều. Trong đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng. Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc cưới thông thường, có ý không yêu cầu người tham dự mang quà mừng.
5.T ính gi á tr ị :
K ết h ôn - c ư ới l à s ự h ình th ành th êm 1gia đ ình nh ỏ trong c ộng đ ồng x ã h ội .
Gia đ ình l à t ế b ào c ủa x ã h ội, l à c ái n ôi nu ôi d ư ỡng con ng ư ời, l à m ôi tr ư ờng quan tr ọng h ình th ành v à gi áo d ục nh ân c ách,g óp ph ần v ào s ự nghi ệp x ây d ựng v à b ảo v ệ t ổ qu ốc.Gia đ ình t ốt th ì x ã h ội m ới t ốt, x ã h ội t ốt th ì gia đ ình c àng t ốt
k ết h ôn l àm cho m ỗi ng ư ời s ống c ó tr ách nhi ệm h ơn v ới gia đ ình, v ới ng ư ời bạn đ ời c ủa m ình, v ới con c ái v à v ới ch ính b ản th ân h ọ.
K ết h ôn n âng cao vai tr ò c ủa gia đ ình trong đ ời s ống x ã h ội, gi ữ g ìn v à ph át huy truy ền th ống nh ững phong t ục, t ập qu án t ốt đ ẹp c ủa d ân t ộc Vi ệt Nam
Xưa kia , vua chúa thường gả con gái mình sang nước bạn để lấy tình bằng hữu , thong thương giữa 2 nước , hạn chế chiến tranh …

6.Tính hệ thống :
Theo xưa thì có 6 lễ, phân ra như sau :
1. Vấn danh ( hay là cầu thân )
2. Sơ vấn ( hay là lễ sỉ lời )
3. Ðại đăng khoa ( lễ đám hỏi )
4. Sỉ lời ( tức là lễ hỏi thăm nhà gái đòi hỏi những lễ vật, tiền nong thế nào )
5. Lễ nạp tài và thăm con dâu Lễ tiểu đăng khoa ( tức là lễ cưới )
Theo như 6 lễ cưới hỏi, muốn nói cho có văn vẻ thì có 6 lễ như sau :
1.- Lễ Nạp Thái
4.- Lễ Nạp Chưng hay là Nạp Lệ

2.- Lễ Vấn Danh
5.- Lễ Thỉnh Kỳ

3.- Lễ Nạp Cát
6.- Lễ Thân Nghinh


1.- Lễ Nạp Thái
Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn. (Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).
2.- Lễ Vấn Danh
Là hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa.
3.- Lễ Nạp Cát
Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.
4.- Lễ Nạp Chưng
Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu.
5.- Lễ Thỉnh Kỳ
Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.
6.- Lễ Thân Nghinh
Là đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định của bên trai. Bên trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về.
Ðây là hoàn toàn sáu lễ theo tục lệ xưa mà ngày nay đã gia giảm bớt rất nhiều.


II) Cưới dưới góc nhìn văn hoá :
1. Văn hoá tận dụng cưới :
- Xua kia vua các nước lân cận thường gả con cho nhau để giữ mối giao hữu tốt giữa 2 nước.
- Ngày nay kết hôn giúp người ta trưởng thành, có trách nhiệm hơn với gia đình và xã hội.
2.Văn hoá đối phó với cưới :
- Nhiều gia đình không đồng ý cho con mình kết hôn với người mà chúng yêu, nhưng lại ép cưới người chúng không yêu , dã làm cho rất nhiều bi kịch xảy ra.
- "Cưới bôn tang, tức là cưới chạy tang".
Khi đó người chết nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại, chưa nhập quan, hoặc gia đình có thể tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng chưa làm lễ thành phục. Theo nghi lễ, nếu chưa thành phục thì trong nhà chưa ai được khóc. Hàng xóm tuy có biết nhưng gia đình chưa phát tang thì chưa đến viếng, trừ thân nhân ruột thịt và những người lân cận tối lửa tắt đèn có nhau, coi như người nhà.
Trong khi đó, cả hai gia đình chuẩn bị gấp đám cưới cũng làm đủ lễ đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng... nhưng lễ vật rất đơn sơ, thành phần giản lược, bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài thân nhân. Khách, bạn đã mời cũng miễn, sẽ thông cảm sau.
Công việc cưới, gả xong xuôi mới bắt đầu phát tang. Cô dâu chú rể mới, trở thành thành viên của gia đình, chịu tang chế như mọi con cháu khác.
Nếu hai gia đình thông cảm cho nhau, có thể trong một ngày, từ sáng đến trưa cưới dâu, chiều tối phát tang cũng xong.
Cũng có trường hợp là đám cưới được chuẩn bị xong đúng vào thời giangia đình có nggười sắp qua đời, người ta cũng tiến hành cưới chạy tang .
3.Văn hoá sung bái cưới :
-Tảo hôn :
Các cặp kết hôn ở tuổi “non thanh niên, già thiếu niên” ở vùng nông thôn hiện nay thường chịu nhiều bi kịch hơn là hạnh phúc. Hậu quả thường dẫn đến nhất là sự tan vỡ. Nhiều khi “tổ” chưa được “ấm” hơi hạnh phúc thì đã tan.
-Cưới chạy bầu :
đám cưới để cứu “cái sự đã rồi”. Đó là đám cưới của cô thôn nữ Th. Mẹ cô bỏ rơi bố con cô vào lúc cô tròn 16 tuổi, đang cần có sự dạy bảo của người mẹ trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Th. buồn chán nên khi gặp Hoàng, một cậu học sinh vừa tốt nghiệp PTTH chưa có việc làm, hai người đem lòng yêu nhau, cùng rong chơi tối ngày. Có hôm bố Th. hoảng hốt nhờ hàng xóm tìm giúp vì cô “đi qua đêm không về”. Đến lúc bà hàng xóm bảo rằng: “Ông giục thằng Hoàng làm đám cưới đi, con Th. nó đã có bầu được hơn 4 tháng rồi”, thì ông mới biết mình đã ở cái thế của sự đã rồi. Đám cưới của Th. và Hoàng tiến hành sau đó một tuần.
- Lấy chồng ngoại quốc để mong đổi đời ởíât nhiều cô gái nông thôn , ít học đã mong được đổi đời sau khi được “tuyển “ qua lấy chồng ngoại quốc, nhưng tương lai của họ lại khác xa hoàn toàn với những gì họ đã tưởng tượng .
Thùy Anh khoe có mẹ và em ruột định cư tại Canada, chuyên thực hiện dịch vụ môi giới cho các cô gái Việt muốn kết hôn với người nước ngoài.
Công an Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhận nhiều đơn tố cáo về những phi vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một "nữ quái" ngoài 30 tuổi, xưng danh là Thùy Anh - Giám đốc Công ty Máy tính Long Thủy ở TP HCM, đang lập thủ tục mở chi nhánh tại Nha Trang.
Theo kết quả xác minh, "giám đốc" Thùy Anh khơi chuyện làm quen với một số phụ nữ, tự khoe hiện có mẹ và em ruột định cư tại Canada, chuyên thực hiện dịch vụ môi giới cho các cô gái Việt muốn tìm "cuộc sống thiên đường" ở trời Tây bằng con đường kết hôn với người nước ngoài.
Hồ sơ kết hôn, lo thủ tục hộ chiếu, visa xuất nhập cảnh… sẽ được tính vào giá dịch vụ trọn gói. Thùy Anh còn lừa họ nghe điện thoại với nội dung: "Tôi là mẹ của Thùy Anh vừa từ Canada về tới TP HCM chiều nay. Anh chị có thể yên tâm tạm ứng tiền để cháu Thùy Anh làm thủ tục hành chính cho dịch vụ môi giới kết hôn người nước ngoài. Hai hôm nữa trong chuyến du lịch xuyên Việt, tôi sẽ đến Nha Trang".
Có trường hợp Thùy Anh giả vờ huy động vốn đầu tư hoạt động kinh doanh, để họ chấp nhận cho vay nóng với lãi suất cao.
Cơ quan điều tra đã xác định "giám đốc" Thùy Anh tên thật Nguyễn Thị Thu Thủy (35 tuổi). Thủy khai đầu tháng 6, tại thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Thuỷ đã lừa đảo chiếm đoạt 9 triệu đồng của 2 cô gái khi hứa sẽ làm thủ tục xuất cảnh thông qua dịch vụ môi giới kết hôn với người nước ngoài cho họ.
Cuối tháng 7, Thủy lại chiếm đoạt 8,5 triệu đồng của một cô gái khác. Hiện, cơ quan điều tra đã bắt "nữ quái" Thủy để điều tra về hàng loạt hành vi lừa đảo cô ta đã gây ra.
4.Văn hoá lưu luyến cưới :
- Rất nhiều những bộ phim, vở kịch đươc xây dựng dựa trên các vấn đề của hôn nhân , gia đình …
- trong văn học cũng có nhiều những tiểu thuyết, nhũng câu chuyện , chuyện cười về đề tài này .
-Kết hôn còn là chủ đề sang tác của các nhạc sĩ , hoạ sĩ…


Bài viết của tôi còn sơ sài, mong anh chị em bổ sung thêm cho hoàn chỉnh hơn ! Cảm ơn . :mrgreen:
Hình đại diện của thành viên
thanhdung
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 21:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về "cưới" dưới góc nhìn LLVH

Gửi bàigửi bởi Ngoc Minh » Chủ nhật 26/07/09 20:48

Xin đóng góp thêm cho bài của bạn về tính hệ thống :
Ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến tới hôn nhân thì hai bên gia đình phải trải qua các lễ sau: Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Và sau cùng là
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Tuy nhiên hiện nay đa số gia đình người Việt không còn theo những lễ này nữa mà đã co hẹp lại để đỡ tốn thời gian và tiền bạc. Theo mình được biết thì hiện nay, đám cưới hiện đại chỉ còn một số lễ như sau:

Lễ dạm ngõ

Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu, cau, rượu, chè. Phải có trầu cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là đầu câu chuyện, không có trầu là không theo lễ.

Lễ Ăn hỏi
Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.
Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.

Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.
Tục chăng dây: ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái.
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.

Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.

Lễ tơ hồng: khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau
.
Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận...

Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.

Tiệc cưới: dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc.
Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng.
Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình.
RANDOM_AVATAR
Ngoc Minh
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 5 14/05/09 20:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về "cưới" dưới góc nhìn LLVH

Gửi bàigửi bởi honomushi » Chủ nhật 26/07/09 21:09

So sánh 1 chút về lễ cưới ngày nay và ngày xưa :

1) Xét theo trục thời gian : ngày xưa phức tạp, cầu kỳ hơn ngày nay

2) Xét theo trục không gian : ngày xưa không gian thưởng rộng hơn do tổ chức

thường đãi cả họ hàng , bà con cô bác...ngày nayđám cưới có thể chỉ tổ chức tại

nhà (kể cả nông thôn lẫn ở đô thị )

3) Chủ thễ :tâm trạng thoải mái , tự do ko bị "cha mẹ đặt đâu con ngồi nấy "

như xưa
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Vài nét về "cưới" dưới góc nhìn LLVH

Gửi bàigửi bởi thanhdung » Thứ 3 28/07/09 21:35

Cám ơn comment của C.Minh và honomushi
Hình đại diện của thành viên
thanhdung
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 21:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về "cưới" dưới góc nhìn LLVH

Gửi bàigửi bởi toandang85 » Thứ 5 30/07/09 19:06

[justify]Có thể nói, hôn nhân, cưới hỏi là một việc trọng đại trong đời mỗi con người. Nó đánh dấu một bước ngoặt, một trang mới trong cuộc đời. Chính vì vậy, lễ cưới luôn được coi trọng ở hầu hết các quốc gia, các dân tộc khác nhau trên thế giới. Nếu như đôi uyên ương nào vì lý do này hay lý do khác không có được một đám cưới tốt đẹp thì đó sẽ là điều khiến họ phải trăn trở, khiến cha mẹ, họ hàng đều không vui. Và một đám cưới dưới góc nhìn văn hóa chứa đựng nhiều điều lý thú, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Bạn thanhdung đã chia sẻ những khía cạnh văn hóa của lễ cưới.

Trong bài bạn có viết "hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu là hôn nhân không có đạo đức". Theo tôi không hẳn là như vậy, nếu như một người con gái kết hôn để cứu gia đình, để trả nợ cho cha mẹ thì chẳng phải là hiếu thuận lắm sao?

Tôi cũng xin bổ sung thêm về văn hóa sùng bái cưới: Để thể hiện giá trị gắn kết của lễ cưới - điểm mốc đánh dấu cuộc sống hôn nhân gia đình, người ta có rất nhiều cách như:
+ Những cặp vợ chồng ngày nay có xu thế muốn được tổ chức đám cưới bạc, đám cưới vàng, thậm chí đám cưới kim cương, tuỳ thuộc vào số năm chung sống của hai người đã có được. Họ cho rằng, những lần cưới lại như thế là một lần nữa sự gắn kết của họ lại được tăng thêm, và một cuộc sống hôn nhân với tình yêu, nghĩa vụ, trách nhiệm mới lại bắt đầu. Hay như những cặp vợ chồng trước kia khi cưới không có điều kiện để mặc váy cưới thì giờ cũng muốn chụp cho được mấy tấm ảnh với váy áo cưới để làm kỷ niệm.

[center]Hình ảnh

Hình ảnh[/center]
+ Còn có những người lại thể hiện sự gắn kết, thể hiện tình cảm của mình với các con vật hay những người đã khuất bằng việc có những đám cưới người với lợn, với chó,...hay giữa người sống với người chết.

[center]Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh[/center]

+ Hay có người còn nghĩ rằng con vật cũng có cuộc sống hôn nhân như con người, và chúng cũng cần có một đám cưới, hay vì họ quá yêu quí, cưng chiều chúng. Thế là người ta tổ chức đám cưới cho những con chó, con lợn,...

[center]Hình ảnh

Hình ảnh[/center]

Qua đây, tôi cũng rất mong bạn thanhdung có thể cho bạn đọc biết thêm về phong tục cưới hỏi ở các dân tộc, các vùng miền khác nhau, hay những trình tự nghi lễ cụ thể trong một đám cưới của một dân tộc, vùng miền nào đó. Chắc chắn nó sẽ đưa chúng ta đến những sự khám phá thú vị, mang nhiều giá trị văn hóa.

[center]Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh[/center]

Cảm ơn bạn nhiều.[/justify]
Life's too short not to laugh with someone who is laughing at you
Hình đại diện của thành viên
toandang85
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 13:02
Đến từ: Hanoi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Vài nét về "cưới" dưới góc nhìn LLVH

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 7 01/08/09 16:46

Có thể thêm một phần nhỏ trong bài là sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa văn hóa

Trung Hoa và Việt Nam thễ hiện qua lễ cưới .Các phong tục trong lễ cưới đều bắt

nguồn từ Trung Hoa nhưng qua Việt Nam đã bị "khúc xạ " có nhiều thay đổi cho phù

hợp với văn hóa Vnam.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách