" Âm nhạc Thị trường " từ góc nhìn văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

" Âm nhạc Thị trường " từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi phamxuanny » Thứ 5 16/07/09 13:35

ÂM NHẠC THỊ TRƯỜNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA


“ Nhạc Thị trường ” cụm từ này để chỉ một dòng nhạc chỉ để chiều theo thị hiếu dễ dãi của công chúng, nhạc không có chất lượng, nhạc đẳng cấp thấp..nghĩa là hàng thử phẩm để so sánh với cái mà ta cho là hàng xịn, hàng chất lượng cao.
Nhạc Thị trường là loại nhạc ít mang tính nghệ thuật, được sinh ra chỉ đơn thuần là để đáp ứng thị hiếu của người nghe nhạc một thời điểm nào đó và sau đó bị lãng quên, như chưa từng xuất hiện. Nhạc Thị trường không đòi hỏi cao ở người nghe, ai cũng có thể nghe được và thuộc được, ca từ chỉ đảo quanh nội dung yêu đương nhàm chán( giận hờn, nhớ tiếc tình cũ….). Đồng thời dòng nhạc này lại không kén người hát, những ca khúc thuộc hàng thị trường tương đối dễ hát, thậm chí người này được gọi là ca sỹ cũng chả cần có kiến thức tương đối đầy đủ về âm nhạc. Nguời sáng tác những ca khúc Thị trường không cần đợi ý tưởng mà chỉ cần sáng tác vội theo thị hiếu…
Kỳ thực, khái niệm “ nhạc thị trường ” cũng kỳ lạ như chính nền âm nhạc của chúng ta hiện nay có tất cả, nhưng không gì cả, để khi chúng ta vô tình hay hữu ý bị chất vấn, ta lại chẳng biết trả lời sao.
Ai giám bảo nhạc cổ điển không phải là nhạc thị trường, khi các đêm nhạc cổ điển vẫn bán vé, các đĩa nhạc cổ điển vẫn có mặt trên thị trường băng đĩa, rồi âm nhạc của Dương Thụ, Phú Quang…không thị trường, khi ca sỹ vẫn trả phí tác quyền để được hát. Những tác phẩm âm nhạc khi xuất hiện trên thị trường dạng này hay dạng khác đều nhạc thị trường. Cho nên, khi chúng ta chưa có một tiêu chí phân loại rõ ràng, chính xác hơn, hãy cứ chấp nhận tất cả đều là nhạc thị trường dù đó là nhạc của những tượng đài âm nhạc hay của một tác giả mới nào.
Từ điển cho biết, Thị trường là trạng thái kinh tế mà ở đó cung và cầu tương tác nhau thông qua các hoạt động của người bán và người mua. Giáo trình kinh tế chính trị học khẳng định: Kinh tế thị trường là nền kinh tế chịu sự điều tiết của chính thị trường, của luật cạnh tranh, luật cung cầu...
Có lẽ xét góc độ này thì các tác phẩm âm nhạc ( ca khúc , tác phẩm khí nhạc, giọng hát của ca sỹ, album…) trở thành sản phẩm giao dịch giữa người bán ( tác giả, ca sỹ, hãng băng đĩa…), với người mua ( công chúng hưởng thụ âm nhạc..) theo đúng qui luật cung cầu.
Văn hóa là sản phẩm của con người, và con người với tư cách là chủ thể
Xét theo thời gian : Con người có thể nghe nhạc bất kể thời gian nào, kể cả ngày lẫn đêm, miễn là có nhu cầu thì đều được đáp ứng, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái cho người nghe nhạc.
Không gian: Có thể ở quán cà phê, ở sân khấu lớn, có thể là trên đường phố,…
Âm nhạc đã có từ rất lâu (có lẽ từ khi loài người có mặt trên trái đất), sau đó nó dần dần hình thành và phát triển.

Trong thời kì Hy Lạp - La Mã, âm nhạc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Và sau đó có một người đàn ông đã hoàn thiện kỹ thuật ghi nhạc bằng 7 nốt với 5 dòng kẻ. Từ khi có kỹ thuật này, âm nhạc có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.
Song, sau đó, đến thời kỳ phong kiến, âm nhạc bị chèn ép và đã suy thoái rất nhiều.
Mốc quan trọng nhất để đánh dấu sự ra đời của âm nhạc Classic có lẽ là vào thế kỷ 14- 16: đây là lúc bắt đầu thời kỳ Phục Hưng trong nghệ thuật (Phục Hưng tức là khôi phục lại sự hưng thịnh của nghệ thuật Hy Lạp - La Mã ) - trong đó có âm nhạc.
Phải nói qua về “Classic”: Nghĩa đúng nhất của từ này là “Kinh điển”, nhưng chúng ta thường gọi là cổ điển. Tuy vậy, khi nói về nhạc Classic thì cũng đồng nghĩa với việc nói đến tất cả những gì được coi là thành tựu kinh điển của Âm nhạc phương Tây, trong đó chia ra làm nhiều thời kỳ, nhiều phong cách: Phục Hưng, Baroc, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng, Biểu hiện, ... rất rất nhiều undefined
Trong thời bấy giờ người ta xây dựng được nhiều trường phái nhạc kịch (opera). Đầu tiên là ở Ý, sau đó là Pháp. Tiếp theo nhạc kịch là các trường phái Clavecin (Đàn clavơxanh), violin, organ (là loại đàn dùng trong nhà thờ, ko phải organ điện tử như bây giờ) …
Thế kỷ 17 là thời kỳ âm nhạc Baroc (Ở Việt Nam hay gọi là Tiền cổ điển - trước thời kỳ cổ điển) với những cái tên nhạc sỹ tiêu biểu là John Sebastian Bach (ông vua của loại nhạc phức điệu, chuyên viết cho đàn organ và clavecin), G.F.Handel (viết thanh xướng kịch Samson & Delilah), C.W.Gluck (nhạc kịch Oócphay - Oócphay là anh chàng xuống âm phủ cứu vợ nhưng ko thành vì giữa đường đi dám trái lời dặn, quay lại nhìn mặt vợ) ... Ngoài ra trong thời này còn có Vivaldi viết bản concerto "Bốn mùa" nổi tiếng (vẫn thường được dùng trong mục Dự báo thời tiết trước đây).

Thế kỷ 18 là thời kỳ Cổ điển: Sở dĩ gọi là cổ điển vì trong thời kỳ này người ta đã xác lập được nhiều mẫu mực kinh điển nhất của nhạc Classic.
Thế kỷ 20 : Nhiều người tưởng nhầm rằng nhạc Classic là loại nhạc của quá khứ, nhưng thực tế nó đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục phát triển ngày càng mạnh. Người ta vẫn sáng tác rất nhiều, không ngừng, vẫn biểu diễn, vẫn có rất nhiều khán giả, vẫn giảng dạy, và đặc biệt nhất là luôn luôn có hệ thống lý luận, phương pháp rất chặt chẽ và khoa học.
Từ năm 1900 và trong suốt thể kỷ 20 cuộc sống con người có rất nhiều bước ngoặt, hai đại chiến thế giới, cách mạng khoa học kỹ thuật...Thế kỷ 20 là một thế kỷ có tốc độ phát triển vũ bão, chóng mặt nhất từ xưa tới nay, thế nên nhờ đó nghệ thuật cũng được “ăn theo”, cũng thay đổi chóng mặt. Bên hội họa thì nào là trừu tượng, siêu thực, lập thể,... nhiều khi khiến cho người ta rất khó hiểu. Bên âm nhạc cũng tương tự. Âm nhạc Classic của thế kỷ này cũng vô cùng thú vị!
1890-1917:
Đây là thời kì chuyển tiếp từ hậu kì chủ nghĩa lãng mạn đến hiện đại. Các tác giả tên tuổi:Raven, Ma-le, Pushini...
Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa Mođéc ra đời. Đặc điểm của chủ nghĩa này là xa rời hiện thực, biểu hiện sự khủng hoảng và bế tắc của các nghệ sĩ thuộc Xã hội tư bản.
Hai trào lưu nghệ thuật mới nảy sinh quan trọng nhất trong giai đoạn này là:
I) Chủ nghĩa tự nhiên:
Âm nhạc của chủ nghĩa này biểu hiện những dáng vẻ đầy mâu thuẫn:
Một mặt, họ quan tâm đến đời sống của những con người bình thường. Mặt khác, họ chú ý đến những chi tiết mô tả bằng âm thanh và hướng dần đến hát nói, chia vụn cấu trúc âm nhạc. Điều đó được thể hiện qua các tác phẩm của Pushini,Valê...
II) Chủ nghĩa ấn tượng:
Âm nhạc của chủ nghĩa này thể hiện những ấn tượng của họ đối với thế giới bên ngoài. Chính điều đó đã khiến cho họ xa vào mộng mị, điều kì dị hoặc cảnh trí thiên nhiên mà không quan tâm đến những xung đột sâu sắc trong đời sống con người và tâm hồn con người thời đại để lẩn tránh những đòi hỏi của cuộc sống và nhân dân.
* Sự khủng hoảng lớn nhất trong nghệ thuật Môđéc là phá hủy tư duy giai điệu vốn có truyền thống trong âm nhạc cổ điển và lãng mạn, làm nảy sinh những ấn tượng mới như: đa điệu tính, vô điệu tính, thậm chí có những chồng âm gồm cả 1 gam cromatic...Tất cả những hiện tượng này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến một số nghệ sĩ tài năng trong âm nhạc thời kì hiện đại.
1917-1945:
I) Chủ nghĩa biểu hiện:
Đã nở rộ ở nhiều nước Tây Âu, phản ánh sự kinh hoàng và dao động trước những hiện tượng mới:chiến tranh đế quốc, khủng hoảng kinh tế... Biểu hiện một cách phóng đại cực đoan tâm trạng, cảm xúc của con người thông qua chủ quan của người nghệ sĩ, dẫn đến những cảm xúc có phần bệnh hoạn.
II) Chủ nghĩa cấu trúc:
Là chủ nghĩa đối lập với chủ nghĩa biểu hiện, biến ngôn ngữ âm nhạc thành vật liệu để mô tả những đối tượng có tính chất cơ giới, lắp ghép những khối âm thanh xa lạ trong kết cấu tác phẩm.
Một số tác giả tiêu biểu: Mayô, Ôneghe...
III) Chủ nghĩa cổ điển mới:
Điển hình nhất là nhạc Jazz.
Nhạc Jazz xuất hiện ở Mĩ, là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc hiện đại, là loại nhạc gồm những yếu tố của âm nhạc dân gian da đen, nhịp điệu nhạc múa trong sinh hoạt.
Bên cạnh nhạc Jazz ở Mĩ, ta còn chú ý đến nền âm nhạc Xô viết. Âm nhạc Xô viết thời kì này đã thể hiện tính ưu việt của xã hội mới.
Nhiều nhà soạn nhạc tiêu biểu đã xuất hiện như: Soxstacovich, Xeđôi...
Âm nhạc từ 1945 tới nay:
Tại một số nước châu Âu đã xuất hiện một loại nhạc gọi là : Đô đê ca fôn, phương pháp sáng tác này là kết hợp một cách có dụng ý 12 âm của âm Cromatic còn gọi là nhạc Xeri. Tiêu biểu cho loại nhạc này là A.Sonbe (kế nghiệp ông là A.Becgơ, Jimacơ, A.Vebecnơ hợp thành truờng phái Viên mới)
Chủ nghĩa hình thức còn dẫn đến loại nhạc "tiền phong chủ nghĩa" đã sáng chế ra hệ thống sáng tác mới gọi là "âm nhạc cụ thể" và "âm nhạc điện tử":
- Âm nhạc cụ thể thì lắp ráp và pha trộn những âm thanh được ghi trên băng nhựa với nhau.
- Âm nhạc điện tử là tạo ra những âm thanh theo lối đô thị nhờ máy móc điện tử.và chính dòng chảy của cuộc sống đã hình thành nên âm nhạc Thị trường…


Nhịp điệu đời sống tinh thần, nhịp điệu tâm hồn qua sự hưởng ứng nồng nhiệt, mỗi từ ngữ, gần như là thuật ngữ để chỉ loại âm nhạc mang tính thị trường, và nhu cầu hưởng thụ đó chỉ xuất hiện trên cơ sở một phương thức sinh và sống đã bắt đầu mang nhịp độ công nghiệp hiện đại, nhưng chưa rõ ràng, không còn là nhịp độ nông nghiệp. Nhu cầu hưởng thụ tinh thần, văn hóa nghệ thuật, đáp ứng được cái nhu cầu về mặt “ hối hả hơn ” “ dồn dập hơn qua tiết tấu” vui , buồn, lo lắng …chợt đến chợt đi, tràn ùa rồi cạn kiệt…qua cách biểu hiện tình cảm được phân định rất rạch ròi và cứng điệu ( sắc độ, sắc thái )
Đã là thị hiếu thẩm mỹ thì tha hồ riêng tư bởi lẽ, cái thiện thì cần bằng chứng còn cái đẹp thì không. Nhưng chính vì nó không cần “bằng chứng” theo kiểu cân đong đo đếm, cho nên biết thưởng thức cái đẹp không dễ, mà sáng tạo nên cái đẹp càng khó gấp bội. Sáng tạo cái đẹp trong âm nhạc lại càng khó hơn nữa bởi vì dường như âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung của loài người, không phân biệt ranh giới quốc gia, màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, ý thức hệ v.v...

Người ta thường có thói quen nghĩ “ nhạc thị trường ”là loại nhạc phục vụ nhu cầu giải trí, phục vụ cho những thị hiếu nhất thời của những “ thượng đế ” sớm nắng chiều mưa, miễn là moi được túi tiền của họ, và trên thực tế , tất cả những album, ca khúc hiện nay khán giả nghe hầu hết đều là nhạc thị trường. Các sản phẩm âm nhạc hôm nay đã được xem như một sản phẩm có thể kinh doanh, hái ra tiền cho nên nó phải “nhuốm màu thị trường ” để tồn tại. Vì vậy có nhạc thị trường. Nhưng cũng vì sở thích của khán giả thay đổi xoành xoạch, và gương mặt mới cũng như những ca khúc mới luôn được đòi hỏi trong đời sống âm nhạc nên “ tuổi thọ ” của một số ca khúc hiện nay khá ngắn ngủi. Đó là điều dễ hiểu, tuy vậy, dù là nhạc gì đi chăng nửa thì một số ca khúc ít nhất cũng phải đảm bảo được giá trị tối thiểu của nó.

Dẫn ra hai trường hợp về âm nhạc có tính “sự kiện”, chỉ để nói lên đôi điều về cá tính của người nghệ sĩ và sự độc đáo của những tác phẩm nghệ thuật dài lâu. Để có cái đó, nhà văn hóa Phạm Văn Đồng đã chỉ ra, người nghệ sĩ “phải lắng nghe cái gì sâu xa nhất trong con người của mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh vững vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản phẩm hàng loạt như sản xuất công nghiệp”.

Những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ được tạo dựng và định hình từ những cái riêng ấy. Và người nghệ sĩ đích thực sẽ không câu nệ về đề tài, về thị hiếu mà phải xuất phát từ tiếng gọi chân thực của con tim mình đang cùng nhịp đập với thời đại, tiếng gọi thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả và rung động thẩm mỹ mạnh mẽ.

Xin dừng lại bài viết bằng việc trở lại với nhạc Trịnh. Nhà thơ Nguyễn Duy có kể lại chuyện nghe nhạc Trịnh giữa rừng Trường Sơn lúc ngớt tiếng bom Mỹ: “...Quỷ thật! Giai điệu ấy và lời ca ấy cứ tự nhiên “ghim” lại trong tâm tưởng tôi ngay từ phút bất chợt ấy. Rồi “như cánh vạc bay”... Quái thật... Cảm nhận bất chợt, những bài hát rất mượt mà, đắm đuối ấy... ừ thì có buồn đấy, đau đấy, quặn thắt nữa đấy... nhưng còn là cái gì lành mạnh nảy nở trong đó.

Hình như là cái đẹp. Cái đẹp trong câu nhạc. Cái đẹp trong ca từ, cả xác chữ lẫn hồn thơ. Bảng lảng, lờ mờ, khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng rõ ràng là đẹp, đẹp làm sao... và để lại cái ám ảnh thẩm mỹ”.
. Thế nhưng, trước sức ép của nhu cầu thị trường, những sản phẩm âm nhạc sinh sảm
“ vô tính” đời ngày càng nhiều làm cho tác phẩm âm nhạc vốn nhàn nhạt đã trở nên “vô hồn ”, khiến người yêu nhạc dần dà cũng dễ trở nên “ vô cảm ” khi nghe những tác phẩm sáng tác kiểu đó. Phải chăng chính cái nhí nhố, a dua, chính lối sáng tác dễ dãi của một vài tác giả trẻ sốt ruột được gọi là “ nhạc sỹ ” đã làm cho cụm từ nhạc thị trường mang ý nghĩa xấu đi? Và thực thế nó đang xấu đi trong mắt công chúng.
Làm sao có kiểu ca khúc thế này: “người đàn ông tham lam chính là anh…” “ Em không biết đau..vì quá đau..” …Đó chỉ là hiện tượng đầu tiên mà ai cũng có thể thấy trong đời sống âm nhạc. Nó không mới và không lạ nhưng nó đang có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lâu dài của âm nhạc.


Dẫu muốn hay không, thì dòng nhạc thị trường hiện tại đang là một bộ phận không thể tách rời của xu thế âm nhạc chung. Cần nhắc đến thời điểm những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Sự bùng phát của nhạc trẻ đã làm đới sống âm nhạc Việt Nam vươn lên một tầm mới.
RANDOM_AVATAR
phamxuanny
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: " Âm nhạc Thị trường " từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi alo_aiday_hh » Thứ 6 17/07/09 11:08

nhạc thị trường đúng là có tuổi thọ ngắn, chỉ là biểu hiện của một phần thị hiếu âm nhạc của một lứa tuổi (chủ yếu là thanh niên), tuy nhiên nhạc thị trường lẽ ngẫu nhiên phải có tính giá trị của riêng chúng nên mới sinh ra và tồn tại dù không lâu. Vì khó có thể có một ranh giới cụ thể cho nhạc thị trường hay nhạc chính thống kinh điển nên mặc dù có những chương trình âm nhạc mang tính nghiêm túc trên truyền hình quốc gia thì đôi khi vẫn xuất hiện những ca khúc thị trường. Một biểu hiện dẽ thấy nhất của âm nhac thị trường mà theo tôi là hình ảnh chưa đẹp của nhà truyền thông: xen giữa các chương trinh truyền hình như phim ảnh, trò chơi...là các đoạn quảng cáo nhạc chuông mà hầu hết là nhạc thị trường, đôi khi nghe rất chói tai, vô duyên...Vì chúng chỉ phù hợp với một phần nhỏ đốii tượng người nghe dễ dãi mà bắt tất cả khán giả phải nghe,...
RANDOM_AVATAR
alo_aiday_hh
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: " Âm nhạc Thị trường " từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi ngo thanh huong » Thứ 7 18/07/09 12:34

Theo tôi "Âm nhạc thị trường" hay còn gọi là "mì ăn liền" :D ăn nhiều thì sẽ chán và lại muốn đổi món ăn khác, tuy nhiên nhạc thị trường ngày nay cũng nên phân loại theo kiểu "đẳng cấp" vì cũng có những ca sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Cao Thái Sơn...lựa chọn nhạc thị trường nhưng rất trau chuốt từ lời ca cho đến phần nhạc trong bài hát, mà không hề "rẻ tiền" như một số ca sĩ trẻ khác đặc biệt là thế hệ 9X ngày nay ( tôi không nói là tất cả nên các bạn trẻ 9X đừng hiểu lầm :mrgreen: ), họ có thể hát những bài mà khi nghe xong tôi vẫn không hiểu đó là bài hát hay...ví dụ như bài " Chuyện ba người đàn ông" hay " Ngã tư đường tình"," Liên khúc dấu chấm hết" ( các bạn tự dowload và nghe thử nhé), nhưng cũng không thể phủ nhận một điều rằng chính nhờ âm nhạc thị trường đã làm cho cuộc sống của giởi trẻ ngày nay thêm sống động và bớt nhàm chán hơn.
RANDOM_AVATAR
ngo thanh huong
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: " Âm nhạc Thị trường " từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi havanduc » Thứ 4 22/07/09 9:28

Trước hết, tôi xin cám ơn bạn phamxuanny đã có bài viết đề cập đến vấn đề âm nhạc thị trường, một vấn đề làm cho chúng ta cần suy ngẫm để nhìn nhận đúng về nó. Qua bài viết của bạn, tôi xin được bổ sung một số ý kiến để bạn tham khảo như sau:
1/ Theo tôi, bài viết của bạn hơi nặng về sự trình bày, diễn giải về các trào lưu âm nhạc trong lịch sử. Vấn đề này, nếu bạn muốn trình bày về tính hệ thống của âm nhạc thì chỉ cần khái quát: âm nhạc ra đời từ thời nguyên thuỷ và có sự phát triển liên tục qua các thời kỳ Cổ đại, Trung cổ, Phục hưng, Cổ điển, Lãng mạn, Cận đại và Hiện đại.
2/ Bạn đã tiếp cận được âm nhạc trong hệ toạ độ C-T-K. Nếu có thời gian, bạn có thể bổ sung bài viết theo cách tiếp cận hệ thống: tính lịch sử, tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống thì bài viết của bạn sẽ chặt chẽ hơn và rõ ràng hơn.
3/ Về khái niệm “Âm nhạc thị trường” và nội hàm của nó, theo tôi, nó rất rộng lớn, bởi cũng như các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật âm nhạc ra đời cũng chính là để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của con người. Từ vấn đề đó, bạn cần tìm hiểu thêm về khái niệm và nội hàm của nó thông qua sự tìm hiểu về bản chất của nghệ thuật, trong đó có đề cập đến tính thẩm mỹ, tính lịch sử và tính thời đại…
Bạn là người hoạt động trong ngành âm nhạc, bạn có thể tìm hiểu lịch sử ra đời của một số tác phẩm “bất hủ” của các nhạc sĩ tiền bối, và nhìn nhận nó xem có yếu tố “thị trường” trong đó không. Ví dụ: hoàn cảnh ra đời của 6 công-xéc-tô “Brandenburg” của J.S.Bach, hoặc công cuộc cải cách Nhạc kịch của W.Gluck với những tác phẩm bất hủ như “Ocphei”... Vì vậy, theo tôi, một tác phẩm âm nhạc ra đời hầu hết đều mang hai mục đích là vì cộng đồng và vì chính cá nhân nhạc sĩ; vấn đề là ở chỗ nó nặng về bên nào hơn sẽ liên quan đến chất lượng và nội dung của tác phẩm.
Vậy, thế nào là “Âm nhạc thị trường”, theo tôi, là một vấn đề khó định nghĩa và khó xác định. Bạn cần có thêm thời gian để tiếp tục tìm hiểu về nó.
Cám ơn bạn và chúc bạn thành công.
RANDOM_AVATAR
havanduc
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: " Âm nhạc Thị trường " từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Ngoc Minh » Thứ 6 24/07/09 13:51

Tôi rất đồng tình với những ý kiến của bạn Hà Văn Đức đã nêu về bài viết này.Tôi xin bổ sung thêm về định nghĩa nhạc thị trường qua nhận định của nhạc sỹ Thanh Tùng trong một bài phỏng vấn trực tuyến của ông như sau : " Theo tôi thì không có âm nhạc nào gọi là thị trường và không thị trường. Từ này để ám chỉ một cái gì đó dễ mua, dễ kiếm còn âm nhạc không dùng chữ thị trường thì hình như được tôn vinh hơn, như là những thứ được "triển lãm". Tôi không biết tôi nghĩ như vậy có chính xác không, nhưng một số người dùng chữ thị trường để ám chỉ âm nhạc hơi dở, hoặc nghe ít cảm xúc, ít có những vấn đề văn hóa, âm nhạc đơn giản, dễ dãi trong suy nghĩ. Nếu gọi đó là nhạc thị trường thì oan cho hai chữ thị trường quá, nên có thể tạm thời dùng chữ "rẻ tiền". Còn âm nhạc nào rồi cũng phải tuân theo quy luật thị trường".
RANDOM_AVATAR
Ngoc Minh
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 5 14/05/09 20:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: " Âm nhạc Thị trường " từ góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi phamxuanny » Thứ 7 08/08/09 13:37

Cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn.
RANDOM_AVATAR
phamxuanny
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách