Chè - Một nét văn hóa Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Chè - Một nét văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi hadieuthu82 » Thứ 5 16/07/09 17:58

[justify]Việt Nam là một trong những quê hương của cây chè trên thế giới. Ở Hà Giang, trên những vùng núi cao vẫn còn những cây chè cổ thụ mà người ta gọi là "thuỷ tổ" của loài chè. Người Việt Nam vẫn luôn tự hào về cách tẩm ướp, pha chè và thưởng thức chè.[/justify]

[center]Hình ảnh[/center]


- Tính lịch sử:
[justify]Trung Quốc vốn là xứ sở sản xuất chè và là một trong những quốc gia trên thế giới đã phát hiện ra cây chè. Cách đây hơn 4000 năm, người Trung Quốc đã biết hái lá chè rừng, đem nấu lên thành nước uống để trị bệnh và chè đang từ "dược liệu" đã trở thành "ẩm liệu".
Xưa kia chè của Trung Quốc được chuyên chở và bán cho nhiều quốc gia. Đầu tiên là bán khắp các vùng trên lãnh thổ Trung Quốc. Vào giữa thế kỷ 15 SCN, những lái buôn Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt chân tới Mông Cổ để buôn bán chè. Vào khoảng thế kỷ 6, 7 SCN, chè đã xuất hiện ở Triều Tiên. Sử sách Châu Âu cũng ghi rằng tục lệ uống chè xuất phát từ Trung Quốc và tới thế kỷ 17 thì chè từ Trung Quốc được chuyên chở sang những nước Âu Mĩ...
Sau khi được du nhập vào bất cứ quốc gia nào thì chè đều được mọi người ưa thích và đã được toàn cầu coi như một thứ đồ uống đặc biệt.
Chè là loại cây do con người trồng. Ngày nay, khoa học kĩ thuật - công nghệ tiến bộ nên cách thức pha chế và uống chè cũng có nhiều thay đổi. Song chè là thứ đồ uống không thể thiếu được đối với con người xưa và nay. Ngoài những loại chè được biết và bày bán trên thị trường, ở các vùng quê Việt Nam, người ta sử dụng lá cây chè làm nhiều loại nước giải khát: chè vối, chè thanh nhiệt...
Một số vùng nhờ có điều kiện tự nhiên phù hợp mà xuất hiện những loại chè tạo nên những thương hiệu nổi tiếng như tỉnh Thái Nguyên.[/justify]
- Tính giá trị
[justify]Uống chè là một nhu cầu trong sinh hoạt tồn tại từ lâu đời trong người dân Việt Nam. Uống chè buổi sớm dậy, uống chè trong lúc nghỉ ngơi, uống chè sau bữa ăn... Uống chè dần dần đã trở thành một tập quán bền vững. Cách uống chè cũng ngày một tinh tế. Uống chè đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc và một nghi thức trong giao tiếp tín ngưỡng. Chè được dùng trong những buổi tế lễ, trong ngày giỗ tổ tiên và hầu như bắt buộc trong mỗi lần giao tiếp khách.
Chè là thức uống rất có lợi cho sức khoẻ. Chè tươi (chè xanh) đứng đầu trong các loại nước uống tốt nhất cho sức khỏe.
Chè làm hưng phấn tinh thần, tăng cường trí nhớ, xua tan mệt mỏi, tốt cho tiêu hóa...
Chè có tác dụng quan trọng trong phòng bệnh sâu răng và khử mùi hôi miệng.
Uống chè thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tăng cường sức khỏe, tuổi thọ, chống lão hóa.
Một số loại chè có tác dụng giảm mập khiến thân hình thon thả, da dẻ mịn màng.
Chè còn được các bà, các cô dùng như những mẹo nhỏ trong công việc nội trợ.
Chè Việt Nam đang ngày càng xuất khẩu nhiều và thương hiệu chè Việt Nam cũng đã có tín nhiệm trên thị trường thế giới về chất lượng và hương vị độc đáo.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]

- Tính hệ thống
[justify]Chè cũng có nhiều loại. Chè hương - loại chè ướp hương của các loại hoa, đặc biệt là hoa sen, hoa nhài. Chè ướp hoa sen được sử dụng phổ biến từ lâu ở Việt Nam. Có một thứ chè khác: chè mạn. Không ướp hương nhưng loại chè này lại đặc trưng về sự tinh tế trong cách thưởng thức với những tiêu chuẩn phức tạp về chè, nước pha, cách pha...
Chè tươi (chè xanh) là thức uống có từ xa xưa và phổ biến của người Việt. Dùng lá chè tươi rửa sạch, vò nhẹ, cho vào nấu hoặc hãm với nước thật sôi sẽ có thứ nước trong xanh, vị ngọt chát rất có lợi cho sức khoẻ. Ngày nay, chè tươi có mặt ở khắp nơi từ nông thôn, thành thị đến cả công sở hay một góc vỉa hè...
Chè Việt truyền thống giờ đã được biến tấu thành chè túi, chè nhúng... với đủ hương vị.
Uống chè cũng là cả một hệ thống những kinh nghiệm tinh tế. Tính hệ thống của việc uống chè được thể hiện trong quá trình chọn chè, ướp chè, bảo quản chè, pha chè và uống chè... Cũng như các nước trồng chè có trà đạo của họ, Việt Nam có truyền thống uống chè của mình. Đó là những cách thức lựa chọn và sử dụng công cụ như bếp, ấm chén để đun nước và pha chè, đặc biệt là lựa chọn những thứ chè được yêu thích. Không những thế mà còn phải có cách đun nước pha chè, rót chè ra chén và thưởng thức mùi hương của chè. Thế mới thấy những cách thức uống chè của người Việt Nam cũng lắm công phu và tinh tế.
Uống chè là một nhu cầu quan trọng hàng ngày, đồng thời là một nét văn hóa ngày một nâng cao.
Cách uống chè của người Việt có vẻ gì đó giản dị, gần gũi nhưng cũng rất tinh tế như tâm hồn người Việt; nó không tỉ mẩn như trà đạo Nhật Bản, không quá cầu kỳ như trà nghệ Trung Hoa, không quá thực dụng như trà phương Tây...
Chè Việt mang tính chất gần gũi với thiên nhiên, nó dạy cho người thưởng thức chè tính cộng đồng gần gũi.
Nghệ thuật uống chè phản ánh phong cách văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Uống chè không phải đơn thuần là để giải khát, người Việt Nam mời nhau uống chè là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, đàm luận văn chương, sử sách, để cảm thấy trong chén chè có cả hương vị của đất trời, cỏ cây...
Cách thức uống chè của người Việt Nam đã được nhiều nhà văn nhắc tới trong các tác phẩm của mình như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân v.v...
Ngành công nghiệp chè đang trở thành một trong những mũi nhọn của nền kinh tế. Những vùng nguyên liệu chè khổng lồ với hàng trăm ha vườn, đồi hình thành ở nhiều tỉnh, thành suốt dọc chiều dài đất nước.
Có nhiều lễ hội văn hóa chè đã được tổ chức ở trong và ngoài nước nhằm giới thiệu về chè Việt Nam.
"Ngày chè Việt" với lễ hội "Ẩm thuỷ trà" là cơ hội để mọi người khám phá về nét văn hóa đậm chất Việt Nam. Có thể khẳng định rằng nghệ thuật pha chè, mời chè, uống chè là nét văn hóa rất riêng, rất đặc sắc của dân tộc Việt.
Chè Việt - mang sự tinh tế của người Việt Nam, thú hưởng thụ cuộc sống giản dị, mộc mạc nhưng chứa đựng biết bao tâm tình.[/justify]
“Đội ơn Đất Trời/ cả vạn năm về trước/ đã cho nước Việt cây chè xanh tốt/ đội ơn Tổ Tiên/ cả ngàn năm qua/ đã dậy con dân Việt truyền nối nghề chè/ nhờ có chè mà có cơm có áo, có cửa có nhà/ chè đâu chỉ là thức uống thông thường/ chè còn là thứ thuốc dưỡng sinh/ là một nguồn của cải làm giầu/ chè phủ xanh cả vùng đồi núi/ cho môi trường trong sạch bền lâu. Theo sử sách/ thời Lý Thái Tổ chè đã trở thành đồ uống trong dân dã và cả trong cung đình/ nghi thức uống chè đã hình thành và dần hoàn thiện suốt cả ngàn năm. Chè Việt xưa được sào bằng tay/ mỗi lần vài rổ/ nay đã làm bằng máy mỗi mẻ cả ngàn cân/ xưa có chút chè để uống, để dâng cống/ nay đã có chè đem bán khắp cả địa cầu, thu về bạc tỷ/ Thăng Long - Hà Nội qua ngàn năm vẫn dành đất trồng chè/ vẫn là nơi tụ hội các thương gia mưu lược thống lĩnh/ là nơi truyền bá văn hoá ẩm thuỷ chè/ là nơi mời khách ngoại quốc thưởng thức nước chè”.
RANDOM_AVATAR
hadieuthu82
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 23:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chè - Một nét văn hóa Việt Nam

Gửi bàigửi bởi quachngocan » Thứ 6 17/07/09 10:41

Cắt nửa vầng trăng,
Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ
Chặt đôi câu thơ,
Bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chéo lướt sóng
Đưa tôi về, đưa tôi về với người tôi yêu
Để cùng hát khúc dân ca quê mình
Để tôi sống giữa bao nhiêu ân tình
Bao ân tình mộc mạc làng quê
Trưa nắng hè, gọi nhau râm ran chè xanh...

Ở quê tôi và một số vùng nông thôn khác ở Bắc Bộ, ngày hè, nhất là ngày mùa, các gia đình thường chia ra mỗi nhà nấu chè lá còn xanh, thường nấu một nồi rất lớn và gọi nhau tập trung nhau lại vào từng nhà, cùng nhau uống chè xanh bằng những cái bát ăn cơm và trò chuyện rất tình cảm những câu chuyện thường ngày...
tôi nghĩ đây là một truyền thống mang tính chất văn hóa rất hay và đã được nhạc sĩ An Thuyên đưa vào bài hát Ca dao em và tôi...
RANDOM_AVATAR
quachngocan
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 0:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách