Văn hoá quảng cáo

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hoá quảng cáo

Gửi bàigửi bởi manhhaido » Thứ 2 27/07/09 9:17

Phần I: Nhận định quảng cáo là văn hoá
Trước hết, quảng cáo ra đời là yếu tố khách quan, khi xã hội hình thành nên những cuộc trao đổi công thương tại các đô thị tập trung mà cụ thể là các sản phẩm. Muốn người tiêu dùng thấy được lợi ích của sản phẩm thì phải có thông tin về sản phẩm và đó chính là cơ sở ra đời cho quảng cáo. Chúng ta sẽ bàn về tính nhân sinh, tính lịch sử, tính giá trị và tính hệ thống của quảng cáo.
1. Tính nhân sinh:
Quảng cáo do con người làm ra, nó gắn liền với xã hội có sự phân chia lao động.
2. Tính lịch sử:
Quảng cáo xuất hiện rất lâu đời. Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ. Ông ta đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. -Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố. -Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triển nhanh sau sự ra đời của phương pháp in (bức áp phích đầu tiên do Caxton, người Anh, in từ năm 1477), thì họa sĩ Pháp J.Chéret (1835-1932) lại là người phát minh ra hình thức quảng cáo hiện đại. Đó là tờ quảng cáo một buổi biểu diễn năm 1867, gồm một câu ngắn và một hình ảnh màu mè gây ấn tượng mạnh. -Tuy nhiên, chính họa sĩ Italy L.Cappiello (1875-1942) mới là người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phích quảng cáo với tấm biển quảng cáo kẹo chocolate "Klaus" của ông năm 1903
3. Tính giá trị (trong hệ toạ độ C - K - T)
- Chủ thể: quảng cáo là một yếu tố không thể thiếu khi nhà sản xuất muốn cho người tiêu dùng thấy được lợi ích của sản phẩm.
- Không gian: Quảng cáo có ở khắp mọi nơi, trên đường phố, mọi ngõ ngách, trong sách báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng (radio, tivi..)
- Thời gian: Quảng cáo được con người sử dụng rất lâu đời, tuỳ theo mức độ, thông tin, nhu cầu của sản phẩm mà quảng cáo xuất hiện trong những phạm vi nhất định.
4. Tính hệ thống:
Trải qua thời gian khá dài nên tuỳ theo giai đoạn lịch sử của xã hội với các hình thái kinh tế khác nhau trong lịch sử mà quảng cáo xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau gắn với nhu cầu và lợi ích của sản phẩm nên có những phương tiện quảng cáo khác nhau (trên vô tuyến, in ấn..)
Phần II: Văn hoá quảng cáo
1. Văn hóa tận dụng:
Quảng cáo được sử dụng rất nhiều, ví dụ như trong mỹ thuật. Trước kia, quảng cáo chỉ là những thông tin đơn giản như các dòng chữ giới thiệu về các sản phẩm thì ngày nay, với óc thẩm mỹ thì con người đã tạo ra vô số các hình thức quảng cáo rất phong phú thông qua mầu sắc, đường nét của hội hoạ..làm cho sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn, bắt mắt hơn.
1.1. Quảng cáo trong kinh doanh, sản xuất:
Trong các sản phẩm, ngoài nội dung của sản phẩm ra người ta còn quan tâm tới hình thức. Hình thức ở đây như tem, nhãn mác được in ấn quảng cáo trực tiếp trên các sản phẩm như rượu, bia, bánh, kẹo...vv.. góp phần không nhỏ tới sự thành công của việc trao đổi buôn bán hàng Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
1.2. Quảng cáo trong giải trí:
Trong các hình thức vui chơi, giải trí thì quảng cáo được tận dụng trên các phông nền của chương trình hay trên các micro của các M.C
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

1.3. Quảng cáo trong thể thao:
Quảng cáo được in ấn trên quần áo các cầu thủ, trên các cây vợt tennit, trong các hàng rào chắn của sân vận động hay trong nhà thi đấu.\
Hình ảnh
Hình ảnh
2. Văn hoá đối phó
Quảng cáo là một phần rất tích cực khi nhìn nhận ở góc độ khách quan, nhưng thực tế có những hình thức quảng cáo không mang tính thẩm mỹ và mất đi vẻ đẹp mỹ quan đường phố như khoan cắt bê tông hay bán báo rong...
[img]http://image.tin247.com/dantri/090624163010-719-183.jpg[img][/img][/img]
Hình ảnh
- Đối phó với địa hình - địa lý:
Ở Việt Nam, Chợ nổi trên sông nước ở đồng bằng sông cửu long là một nét văn hóa đặc sắc. Do hình sông nước nên người dân ở đây đã sáng tạo ra một phương thức quảng cáo thông tin sản phẩm rất thú vị đó là treo sản phẩm lên trên các cây sào bằng tre.
Hình ảnh
http://images.thethaovanhoa.vn/Images/U ... age001.jpg
Hình ảnh
- Đối phó với cường độ âm thanh:
Ngày xưa, việc thông tin về sản phẩm là một việc làm khó do không có các phương tiện hiện đại hỗ trợ như: Điện thoại, Tivi, Radio, loa phát thanh... Chính vì thế, con người đã sáng tạo ra một số loại hình quảng cáo rất đặc sắc như sau:
Quảng cáo bằng Loa miệng, Quảng cáo bằng chuông....
3. Văn hoá sùng bái:
Quảng cáo không chỉ là phương tiện để giới thiệu các sản phẩm mà quảng cáo còn là phương tiện truyền tải thông tin tới bạn bè quốc tế về hình ảnh và con người của một quốc gia. Điển hình như trong các Đại hội thể thao khu vực và quốc tế, mỗi Quốc gia tổ chức đều chọn cho mình một linh vật biểu trưng cho nền Văn hóa của dân tộc đó. Seagame 23 tổ chức tại Việt Nam đã chọn "con Trâu" làm biểu tượng cho Văn hóa Việt Nam
Hình ảnh
Hình ảnh
4. Văn hoá lưu luyến:
Quảng cáo nhìn nhận ở góc độ nào đó xét cho cùng cũng là biểu hiện của nghệ thuật tạo hình, ngoài chức năng quảng cáo ra thì nó còn biểu hiện giá trị thẩm mỹ
5. Văn hoá quảng cáo nhìn nhận từ góc độ kinh tế, văn hoá, du lịch:
Quảng cáo gắn liền với yếu tố thẩm mỹ, muốn giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết đến những địa danh phong phú và độc đáo của một quốc gia thì không chỉ giới thiệu thông tin qua văn hoá nghe, đọc mà còn giới thiệu thông tin qua những khẩu hiệu, lôgô hay những bức tranh khổng lồ. Như Vịnh Hạ Long, muốn cho khách du lịch thấy được hết vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của nơi này thì không chỉ thông qua hình ảnh và còn thông qua những ngôn ngữ của những hướng dẫn viên du lịch, đó cũng là một hình thức quảng cáo.
[img]http://mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/HaLong%209.6.jpg[img][/img][/img]
Hình ảnh
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
manhhaido
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 3 26/05/09 20:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá quảng cáo

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Thứ 2 27/07/09 9:33

Cảm ơn bạn manhhaido đã đưa ra một topic rất hấp dẫn! Tôi mong bạn post thêm hình ảnh vào bài để tăng thêm tính hấp dẫn cho bài. Bởi vì có nhiều phương thức quảng cáo khác nhau nhưng phương thức chủ yếu nhất là bằng mắt (thị giác).
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá quảng cáo

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 2 27/07/09 17:05

Văn hóa quảng cáo là một phần của văn hóa kinh doanh. Mà kinh doanh thì hình thức tuyên truyển bằng slogan -khẩu hiệu hay bảng hiệu đóng 1 vai trò khá quan trọng.

Nhưng nếu có nhiều slogan quá liệu có lảm mất đi "bộ mặt" đô thị ko ? hơn nữa 1 số công ty quảng cáo rất "giựt gân bằng các hình

ảnh "nóng" của các cô gái quảng cáo cho sản phẩm cũa họ thì có thể coi đó là "văn hóa quảng cáo " ?
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hoá quảng cáo

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 4 29/07/09 0:10

[justify]Bạn honomushi nói:
Văn hóa quảng cáo là một phần của văn hóa kinh doanh. Mà kinh doanh thì hình thức tuyên truyển bằng slogan -khẩu hiệu hay bảng hiệu đóng 1 vai trò khá quan trọng. Nhưng nếu có nhiều slogan quá liệu có lảm mất đi "bộ mặt" đô thị ko ? hơn nữa 1 số công ty quảng cáo rất "giựt gân bằng các hình ảnh "nóng" của các cô gái quảng cáo cho sản phẩm của họ thì có thể coi đó là "văn hóa quảng cáo " ?

Tôi đồng ý với bạn rằng văn hóa quảng cáo là một phần của văn hóa kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm nay tại VN chúng ta đã và đang bùng nổ về quảng cáo, nhưng liệu đã đặt ra cái "văn hóa quảng cáo" chưa?
Theo tôi thì các nhà làm dịch vụ quảng cáo và các nhà kinh doanh đang tận dụng "quảng cáo" quá mức. Xét cho cùng thì hiệu quả của việc kinh doanh được đẩy lên hàng đầu. Ta có thể dễ thấy bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào cũng đều có "quảng cáo"...
Dự thảo về Luật QC đã ban hành vào tháng 2/2009 và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2010. Chắc chắn trong tương lai gần thì QC sẽ phải được thực hiện theo luật, có điều đáng quan tâm đó là liệu "văn hóa quảng cáo" có được đặt ra? Báo chí và người dân cũng đã lên tiếng nhiều về QC: nhiều QC phản cảm, không có tính GD, không chú trọng đến VH dân tộc... thậm chí có tờ báo còn đặt ra vấn đề "Xâm hại VH" bằng QC (http://suckhoedoisong.vn/3564p0c30/xam-hai-van-hoa-bang-quang-cao!.htm).
Chắc chắn những QC kiểu như trên là không phạm luật, thế nhưng xét về VH trong QC thì còn nhiều vấn đề đáng bàn.
Mời các bạn xem một vài hình ảnh QC độc chiêu:http://ueh.vn/for@um/showthread.php?p=6280
[center]Hình ảnh; Hình ảnh[/center]
và đây:
[center]Hình ảnh; Hình ảnh[/center][/justify]
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá quảng cáo

Gửi bàigửi bởi manhhaido » Thứ 4 29/07/09 17:35

rất vui vì nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của anh chị và các bạn, để bài viết được hoàn thiện và thêm phần phong phú, rất mong nhận được nhiều sự góp ý hơn nữa. xin cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
manhhaido
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 3 26/05/09 20:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá quảng cáo

Gửi bàigửi bởi toandang85 » Thứ 5 30/07/09 11:57

[justify]Cám ơn bạn manhhaido đã đưa ra một chủ đề khá thú vị. Theo tôi, "Văn hóa quảng cáo" cũng đang là một trong những vấn đề gây bức xúc cho các nhà quản lý văn hóa. Trong bài viết của bạn đã đề cập đến khá nhiều những khía cạnh khác nhau trong "Văn hóa quảng cáo". Tuy nhiên, tôi xin được bổ sung một số ý như sau:
- Thứ nhất: Bạn có viết: "Nhận định quảng cáo là văn hóa", nhưng trong phần Văn hóa đối phó với quảng cáo bạn viết: "Quảng cáo là một phần rất tích cực khi nhìn nhận ở góc độ khách quan, nhưng thực tế có những hình thức quảng cáo không mang tính thẩm mỹ và mất đi vẻ đẹp mỹ quan đường phố như khoan cắt bê tông hay bán báo rong..." như vậy hơi mâu thuẫn. Theo tôi, quảng cáo dưới các hình thức nhất định có mang giá trị văn hóa, nhưng không phải "quảng cáo là văn hóa". Vì như trong phần Văn hóa đối phó với quảng cáo mà bạn đã viết thì không phải hình thức quảng cáo nào cũng được đại đa số quần chúng chấp nhận, vì thế những trường hợp đó không thể coi là có giá trị văn hóa được.
- Thứ hai: bạn có viết "Quảng cáo nhìn nhận ở góc độ nào đó xét cho cùng cũng là biểu hiện của nghệ thuật tạo hình". Theo tôi, quảng cáo được thực hiện thông qua rất nhiều các hình thức khác nhau như: bằng các tấm băng-rôn, áp-phích, trên các phương tiện truyền thông,...tức là nó có thể biểu hiện bằng mầu sắc, hình ảnh, đường nét, hình khối,...và cả bằng âm thanh, tín hiệu nữa.
- Thứ ba: tôi rất muốn bạn giải thích rõ hơn: quảng cáo là gì?, các hình thức của quảng cáo?, những giá trị mang lại nhờ quảng cáo?, những tai họa có thể xảy ra do quảng cáo? (quảng cáo sai sự thật,...),...
[center]Cảm ơn bạn rất nhiều[/center][/justify]
Life's too short not to laugh with someone who is laughing at you
Hình đại diện của thành viên
toandang85
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 13:02
Đến từ: Hanoi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá quảng cáo

Gửi bàigửi bởi hoanggiang_2109 » Chủ nhật 09/08/09 17:51

Chủ đề về văn hoá quảng cáo thực sự rất hay, nó hiển hiện ngay trong cuộc sống mà đôi khi tôi không để ý. Tuy nhiên bạn quên mất không định nghĩa thế nào là quảng cáo. Mong rằng bạn sớm bổ sung để bài viết của mình hoàn chỉnh hơn.
RANDOM_AVATAR
hoanggiang_2109
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách

cron