Giá trị của khóc mướn

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Giá trị của khóc mướn

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 2 27/07/09 19:07

Thế gian này có hàng trăm nghề nhưng có lẽ không có nghề nào kỳ quặc bằng nghề bán... tiếng khóc, bán nước mắt của mình trong những đám ma. Họ là những thợ khóc chuyên nghiệp, kiếm tiền nuôi vợ con, tậu xe cộ... bằng tiếng khóc của mình.
Trước đây, khóc thuê là một nghề khá phổ biến, từ chốn thôn quê cho đến thị thành, khi có người thân mất, người ta chỉ cần bỏ ra một chút tiền là thuê ngay được một người khóc mướn.
Chẳng hiểu vì định kiến xã hội hay là do bị chính quyền ngăn cản mà nghề này ngày càng mai một, tưởng đã chuyển thành một thứ kỷ niệm “vang bóng một thời”.
Những phường khóc thuê với “quân số” được tổ chức chặt chẽ, mang tính chuyên nghiệp cao, chuyên đi hành nghề ở tứ xứ. Nếu có việc cần, chỉ một cú phone, một dòng địa chỉ là đội quân ấy quần áo, đàn nhị xênh xang tới liền. Thường thì việc khóc thuê diễn ra sau khi phường bát âm đã tấu dạo đầu vài bản nhạc sầu thảm.
Nghề khóc là một công việc rất kén chọn người, không phải ai muốn theo là có thể trở thành một “khóc công”. Người khóc thuê do đó ngoài việc phải có khiếu ra, cũng cần có một sức khỏe tốt, bởi công việc chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Không phải ai cũng có thể khóc được mà trước hết là phải cả tiếng, dài hơi, giọng thảm và đặc biệt lại phải có tài biến báo. Khi thuê về khóc hộ, gia chủ đưa ra một cái “sườn” nội dung muốn... khóc, người khóc mướn phải linh động ứng tác thành bài, thành bản khóc sao cho cho thật hay và thê thiết. Khóc mãi cũng thành quen, lâu dần thành bài, thành vở, chỉ cần người thuê nói qua một chút là khóc được ngay, mà khóc để đến nỗi người qua đường nếu nghe thấy cũng phải động lòng trắc ẩn, cũng phải rơi lệ. Tiếng khóc phải làm cho nhiều người nghe cũng bật khóc nức nở bởi giọng thảm thiết, bởi “cái tình” gửi vào trong đó sâu nặng lắm.
Người Việt Nam có quan niệm công bằng rằng, người chết cũng như người còn sống, đối xử tốt với họ thì sang thế giới bên kia họ sẽ phù hộ cho mình, cho những người còn sống. Vì vậy, có càng nhiều tiếng khóc, sẽ càng chứng tỏ được lòng tiếc thương của người còn sống. Cái sự tang ma bao giờ cũng nỉ non, than khóc, đám tang nào mà không nhiều nước mắt dễ bị cho là... bất hiếu. Một “công nghệ khóc” hình thành. Khóc cũng nhiều loại, khóc “khô”, khóc “ướt” với những “khóc sĩ” chạy sô khắp nơi...Khóc cũng “gia truyền” … Bí quyết độc đáo nhất của nghề chính là khóc “ướt”, nước mắt khi trào ra phải tự nhiên, chân thật và nhiều cảm xúc nhất, tuyệt đối không được rặn hay xoa dầu cho cay để nước mắt tuôn ra và mỗi khi tuôn lệ cũng phải khớp với các bài khóc đã được ấn định. Nghe thì đơn giản nhưng là cả một nghệ thuật, các “khóc sĩ” phải khổ luyện ít nhất năm năm ròng mới có khả năng thực hiện được... Nhưng đó là chuyện công việc làm ăn nghiêm túc… ngoài ra cũng có những “biến tướng” do các quầy băng đĩa tổ chức thu âm tiếng khóc mang đi bán cho những gia đình có tang, nhưng tiếng khóc trong băng không có hồn, không truyền cảm…Chính vì thế mà vẫn cần có những người khóc mướn.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Giá trị của khóc mướn

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 7 01/08/09 11:40

Bài này được lấy từ mạng. Có thể chỉ thay tiêu đề. Vd, x. bài:

Đời khóc mướn
http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Doi ... 42997/407/

Đề nghị các thành viên Diễn đàn tuân thủ “NỘI QUY CỦA DIỄN ĐÀN VĂN HOÁ HỌC”, trong đó điều I.2 ghi rõ: “2. Khi các tác giả trích hoặc dẫn bài / ảnh từ các website, diễn đàn khác, cần phải nêu rõ nguồn gốc của bài/ảnh đó.”
viewtopic.php?f=27&t=405

SV-HVCH đã học PPNCKH lại càng phải tuân thủ đạo đức khoa học.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: Giá trị của khóc mướn

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 7 01/08/09 17:54

Đúng như thầy Thêm đã nhận xét, bài này vốn trích một phần từ bài viết " đời khóc mướn " và đã chỉnh sửa lại sau khi mình đọc một số bài

khác nữa.

Mình post lên sau khi đã đổi tên đề tài và muốn mượn nó để cùng bàn luận thêm về phần Giá trị văn hóa và không văn hóa của một hiện

tượng nào đó.

Như những gì bài viết đã đề cập thì có thể coi khóc mướn cũng có giá trị nhưng vì nó không phải là một giá trị phổ quát được mọi người

trong cộng đồng công nhận, cũng không có tính lịch sử nên không phải là giá trị văn hóa[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Giá trị của khóc mướn

Gửi bàigửi bởi CuaKenh » Thứ 7 01/08/09 21:36

honomushi đã viết:Họ là những thợ khóc chuyên nghiệp, kiếm tiền nuôi vợ con, tậu xe cộ... bằng tiếng khóc của mình.
Trước đây, khóc thuê là một nghề khá phổ biến, từ chốn thôn quê cho đến thị thành, khi có người thân mất, người ta chỉ cần bỏ ra một chút tiền là thuê ngay được một người khóc mướn.

honomushi đã viết:Như những gì bài viết đã đề cập thì có thể coi khóc mướn cũng có giá trị nhưng vì nó không phải là một giá trị phổ quát được mọi người trong cộng đồng công nhận, cũng không có tính lịch sử nên không phải là giá trị văn hóa

Kết luận của bạn không ổn và mâu thuẫn.
Chắc không thể có hiện tượng nào được 100% thành viên cộng đồng chấp nhận, bởi bất kỳ giá trị nào cũng có mặt trái của nó. Do vậy, nếu có người ủng hộ, tất có người phản đối.
RANDOM_AVATAR
CuaKenh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 13:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Giá trị của khóc mướn

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 7 01/08/09 22:14

honomushi đã viết:bài này vốn trích một phần từ bài viết " đời khóc mướn " và đã chỉnh sửa lại sau khi mình đọc một số bài khác nữa.
Bạn có thể cho biết danh mục tài liệu tham khảo được không? Mình đang quan tâm đến đề tài "VH gia đình của người Việt", rất cần đọc những tài liệu tương tự.
Cám ơn bạn trước.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách