Giá trị của văn hóa đọc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Giá trị của văn hóa đọc

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 2 27/07/09 19:12

Vào thời đại chúng ta đang sống lúc này, văn hóa đọc bị văn hóa nghe - nhìn lấn át. Văn hóa đọc vốn tồn tại rất lâu đời cùng với các bộ chữ viết và gửi trong các tác phẩm mang giá trị để đời, cho tới khi xuất hiện các phương tiện nghe - nhìn. Giá trị của nó ở chỗ :
1. Người đọc dùng mắt đọc thầm theo những dòng chữ của văn bản viết. Việc đọc đó chủ yếu là đọc sách, đọc các tác phẩm có giá trị nhân văn cao.
2. Khi đọc thầm, người đọc huy động trí tưởng tượng của mình để hình dung ra toàn bộ bối cảnh được mô tả trong sách, tiểu thuyết hoặc toàn bộ lập luận logic làm thành cột sống của quyển sách ấy.
3. Việc đọc sách như trên hoàn toàn nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của cá nhân người đọc. Chỉ khi nào người đọc có động cơ rất cao thì mới bỏ thời giờ vàng ngọc ra tiêu phí vào những chồng sách lưu giữ tình cảm và trí tuệ đời người. Sự giao lưu giữa người đọc với những người vắng mặt của nhân loại được thực hiện trong những vũ trụ nhỏ bé, đó là tâm hồn người đọc.
Vào thời xưa, chỉ những ai biết chữ thì mới tự mình đọc sách. Song vẫn còn một cách bổ sung cho một số ít người ham đọc nhưng không biết chữ, đó là "đọc" theo lối truyền khẩu. Khi "đọc" truyền khẩu và thuộc lòng, người "đọc" cũng phải huy động trí tưởng tượng và cũng thỏa mãn thú vui đọc sách mang tính suy ngẫm của cá nhân.
Sang thời hiện đại, cuộc sống tiêu dùng đã tạo ra một cách "đọc" khác khiến con người đôi lúc lại lười biếng đi: đó là cách "đọc" nhờ các phương tiện nghe - nhìn mà mục đích thường xuyên là buộc người "đọc" tiếp thu các quảng cáo. Việc đọc theo phương thức nghe - nhìn có ba đặc điểm sau:
1. Văn bản để đọc chủ yếu là hình ảnh. Chữ viết chỉ để chú thích: toàn bộ cuốn tiểu thuyết có thể được chuyển thành phim, toàn bộ tác phẩm kinh điển có thể chuyển thành truyện tranh...
2. Người đọc không cần huy động trí tưởng tượng của cá nhân, các nội dung đã được phương tiện nghe - nhìn xào xáo sẵn để cứ thế mà hưởng thụ. Việc đọc đã mang tính giải trí thay cho tính suy ngẫm.
3. Lâu ngày, thú vui đọc sách mang tính cá nhân mất dần đi, thay vào đó là thú vui hưởng thụ việc "đọc" theo kiểu tập thể và dễ dãi hơn.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng học sinh kém Văn và không thích học Văn là sự xâm nhập của văn hóa nghe - nhìn quá nhiều vào nhà trường. Gia đình hiện đại dư dả tiền bạc và nuông chiều con cái, lại mơ hồ về văn hóa đọc đã sẵn lòng bỏ tiền phục vụ con cái chỉ bằng văn hóa nghe - nhìn. Chừng nào nhà trường và gia đình chưa thấy rõ sự hấp dẫn nằm trong văn hóa đọc, chừng đó đừng nói tới việc nâng cao tâm hồn con người nhờ việc "đọc". Một tỷ lệ hợp lý văn hóa nghe-nhìn đan xen vào văn hóa đọc, cộng với việc làm sao cho nội dung nghe - nhìn có chiều sâu.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Giá trị của văn hóa đọc

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 7 01/08/09 11:14

Bài này được lấy từ mạng. Có thể chỉ thay tiêu đề. Vd, x. bài:

Làm sao để học sinh thích đọc sách ?
http://lib.hcmussh.edu.vn/?wca=newmng&w ... 1195174880

Đề nghị các thành viên Diễn đàn tuân thủ “NỘI QUY CỦA DIỄN ĐÀN VĂN HOÁ HỌC”, trong đó điều I.2 ghi rõ: “2. Khi các tác giả trích hoặc dẫn bài / ảnh từ các website, diễn đàn khác, cần phải nêu rõ nguồn gốc của bài/ảnh đó.”
viewtopic.php?f=27&t=405

SV-HVCH đã học PPNCKH lại càng phải tuân thủ đạo đức khoa học.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: Giá trị của văn hóa đọc

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 7 01/08/09 18:22

Đúng như thầy Thêm nhận xét.Mình sơ suất ko trích nguồn.

Mình post bài này như 1 ví dụ thêm về bài học giá trị và vô giá trị.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Giá trị của văn hóa đọc

Gửi bàigửi bởi CuaKenh » Thứ 7 01/08/09 22:03

Hóa ra bạn honomushi là chuyên gia đạo văn à? Thảo nào mấy cái kết luận của bạn chả ra đâu vào đâu cả. Mất công mình thảo luận ở hai chủ đề khác của bạn.
Xin lỗi làm mất công mọi người đọc, nhưng mình thấy bạn này quá thiếu nghiêm túc khi tham gia diễn đàn.

honomushi đã viết:Mình post bài này như 1 ví dụ thêm về bài học giá trị và vô giá trị.
Bạn chỉ bỏ công ra để copy và paste, chứ có chút suy nghĩ, ý kiến nào đâu mà đao to búa lớn vậy. Bạn hãy thử phân tích xem văn hóa đọc vô giá trị chỗ nào?
RANDOM_AVATAR
CuaKenh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 13:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách