GIAO THÔNG- MỘT GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

GIAO THÔNG- MỘT GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi thuyanh » Thứ 4 29/07/09 10:37

[justify][center]GIAO THÔNG- MỘT GÓC NHÌN VĂN HÓA[/center]
Giao thông- từ chỉ các phương tiện dùng để thông tin hoặc đi lại từ nơi này qua nơi khác nói chung (Từ điển Tiếng Việt). Tham gia giao thông trở thành thói quen, nếp sống và là nét đẹp văn hóa của mỗi người .
Phương tiện giao thông rất đa dạng và phong phú: thuyền, đò, ghe, xuồng, phà, tàu, xe máy, xe đạp, ôtô…Sự có mặt của các phương tiện giao thông và chủ các phương tiện giao thông đã tạo nên cầu nối gắn kết giữa con người với con người. Trong quá trình tham gia giao thông do những tình huống xử lý, thói quen và sự thích nghi với môi trường, con người đã tạo nên một Văn hóa giao thông, trong đó: văn hóa sử dụng giao thông, ứng xử giao thông…cần có những tâm hồn đồng điệu…
1. Văn hóa tận dụng giao thông
Khi thoát khỏi cuốc sống mông muội, con người biết đi bằng hai chân, dáng đứng thẳng và có đôi tay khéo léo rồi đến khoảng 5000 đến 6000 năm trước con người đã sáng chế ra các bè tre, nứa để đi lại trên sông nước, bắt cá, săn chim…và hơn hết là dùng chính đôi chân của mình để di chuyển từ nơi này qua nơi khác trên những con đường mòn- giao thông xuất hiện. Sự di cư của con người thời tiền sử dần được thích nghi với môi trường tiến hóa theo thời gian mang theo những phương tiện mới phục vụ cho cuộc sống văn minh. Bắt đầu từ những con đường nhỏ rồi đến các đại lộ, xuất hiện những cỗ xe thồ, những con ngựa, con bò chở hàng, những chiếc xe đạp đầu tiên rồi cuộc sống văn minh đem đến những phát minh mới với những chiếc xe môtô, xe hơi…con người chính là chủ nhân sở hữu các phương tiện tham gia giao thông. Văn hóa giao thông xuất hiện kèm theo những phương thức tham gia giao thông mới.
Có nhiều cách để tham gia giao thông: giao thông đường bộ, đường thủy, đường không( nói vui đường chim bay ngựa chạy)…Hệ thống giao thông trở nên phức tạp chính do nhu cầu đòi hỏi của con người từ đó họ có thể tận dụng giao thông dưới nhiều cách khác nhau. Ở sa mạc có lạc đà thồ hàng, ở miền xuôi có xe đạp, xe máy, côngnông, ôtô chở người và các phương tiện phục vụ lao động sản xuất, thông thương buôn bán. Miền núi có ngựa, có voi...Tùy theo từng đơn vị khu trú và thói quen sinh hoạt của con người mà người ta có thể tận dụng giao thông và tham gia giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau.
Để đi lại, từ ngàn xưa sông nước và biển cả đã được tận dụng làm phương tiện đi lại chủ yếu của Việt Nam và Đông Nam Á. Giao thông vận tải trên sông nước với ghe thuyền…những cảng biển, bến phà lại chính là nơi thông thương buôn bán, phát triển kinh tế xã hội. Người ta dùng những cây cầu bắc qua sông để đi lại thuận tiện, đắp đê ngăn lũ song cũng chính là để tận dụng đường đê hóng mát, thả diều chăn trâu…Có thể tận dụng giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau và đem lại cho cuộc sống sự thi vị khi tham gia giao thông.
2. Văn hóa đối phó với giao thông
Những tín hiệu giao thông đã từ lâu được mọi người biết đến, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị dừng… Bài học vỡ lòng ấy tưởng ai cũng biết ấy vậy người ta vẫn lơ đi. Ngó trước ngó sau không có công an giao thông là đèn đỏ cũng vượt, một xe máy vọt đi, hai xe máy vọt qua rồi lần lượt ồ ạt phóng ào ào để lại nỗi buồn cho những cây đèn điện tử vô tri.
Quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thế nhưng không ít người chẳng đội mũ mà cũng không thấy bị lạc lõng giữa phố xá đông đúc người lại qua. Chưa kể đến những cô cậu choai choai mượn được xe của ai đó lạng lách, đánh võng đâm nháo nhào vào người khác còn trừng mắt chửi đổng.
Điện thoại nữa, vừa đi xe vừa nghe thoại, còi xe inh ỏi ghép nhạc “vô biên”…trăm nẻo đường trăm kiểu văn hóa khi tham gia giao thông.
Rồi xe buýt có đường ưu tiên riêng, có phần đường đường dành cho xe đạp, xe máy, xe ôtô và người đi bộ rõ ràng nhưng đường đông thì cứ chỗ nào trống ta đi, kiêng kị gì miễn là công an giao thông không nhìn thấy bắt phạt là được; kết quả đã tắc càng tắc thêm. Đường sá thì ổ gà ổ trâu, vá chỗ nọ víu chỗ kia, Hà Nội trở thành “Hà Lội” sau những trận mưa rào sối xả mùa hè.
Tham gia giao thông không chỉ có các phượng tiện xe cơ giới, xe thô sơ mà còn có người đi bộ, nhưng bị bắt phạt giao thông chủ yếu là ôtô, xe máy còn người đi bộ sang đường, vượt cả bùng binh, vượt các phương tiện, không đi đúng phần đường ưu tiên đâu có bị phạt, vì rằng có gì để giữ họ. Xe máy, xe đạp, ôtô bị tuýt còi dừng lại khi vi phạm giao thông để kiểm tra giấy tờ…rốt cục cứ tuýt còi là bị phạt rồi đằng sau những giấy thông hành ấy là những “lời lẽ thì thầm, ghé tai nói nhỏ…” lại được “thoát hiểm” và tham gia giao thông bình thường dù đã vi phạm vượt đèn hay đi ngược chiều.
Lái ôtô có cái căng thẳng của người lái để tham gia an toàn giao thông, vì thế khi gặp chướng ngại vật người lái xe phải xử lý rất linh hoạt, phải bình tĩnh tỉnh táo và thật sự phải rất tình người. Tuy nhiên, gần đây trên các tuyến đường Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành trên cả nước ta nói chung, xe buýt hoạt động mạnh mẽ rất thuận tiện cho người già, giới học sinh, sinh viên, viên chức lao động…nhưng xe buýt chở quá tải không phải là chuyện hiếm. Người đứng, kẻ ngồi chen lấn xô đẩy, không kể người già em nhỏ chẳng ai chịu nhường dẫn đến hiện tượng mất cắp di động, bị móc tiền trên xe buýt. Chỉ khổ người tham gia giao thông.
Lại nữa, vì rằng xe buýt có đường ưu tiên nên “mũi xe tử thần” cứ phóng nhanh, phanh gấp, lán đường làm cho người tham gia giao thông nhiều phen hút chết.
Đối phó với giao thông là cách mà con người xử lý các phương tiện khi tham gia giao thông phong phú, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi tình trạng mạnh ai nấy đi hoặc thực hiện luật giao thông miễn cưỡng, khinh nhờn sự an toàn cho chính mình khi tham gia giao thông.
Trước thực trạng đó, gần đây trên các tuyến đường giao thông tại Thành phố Hà Nội, Thanh tra giao thông đã phân luồng giao thông lại tại các điểm nút ngã ba, ngã tư, các lối rẽ, điểm quay xe; tình trạng tắc đường tại các khu vực giao thông trọng điểm và tại nạn giao thông đã giảm đáng kể.
3. Văn hóa sùng bái giao thông
Như trên đã nói: giao thông- từ chỉ các phương tiện dùng để thông tin hoặc đi lại từ nơi này qua nơi khác, chính vì vậy sự sùng bái giao thông diễn ra thường ngày mà chính họ không ngỡ là mình đang sùng bái giao thông. Thị trường ôtô, xe gắn máy, môtô ngày càng sôi động, người ta đổi xe, lên đời chóng mặt. Người ta khoe nhau đủ loại xe hơi. Dân chơi sành điệu thay xe như thay áo mới, các cô cậu choai choai giờ không chỉ súng sính trong những trang phục lộng lẫy mà còn “cưỡi” xe đẹp khắp phố phường.
Sự sùng bái giao thông hay đúng hơn là sùng bái phương tiện giao thông trở thành một thứ “mốt” mà mọi tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi đều cuốn theo. Đó cũng chính là sản phẩm tư duy của con người thời văn minh công nghiệp.
Thời gian là vàng ngọc, bây giờ người ta không cho phép mình đi bộ hàng chục km giống trước kia đến sở làm, hoặc cũng ít ai chọn xe đạp trong khi nhà có xe máy đủ loại. Đi bộ mỏi chân, đi xe đạp tốn thời gian công sức, xe máy thì vù cái, vê ga, vào số phóng vi vu khắp phố phường. Sự sùng bái giao thông và phương tiện là lẽ tất yếu của xã hội thời mở cửa. Chỉ những ông già bà cả thư thả thời gian tản bộ, đi bộ thể dục; dân lao động nghèo, học sinh sinh viên mới đi xe đạp cà tàng còn viên chức nhà nước và những nhà doanh nghiệp thử hỏi ai còn đi xe đạp đến công sở? Sử dụng phương tiện giao thông còn thể hiện “thương hiệu”,
”bản lĩnh” và vị thế của con người trong xã hội.
4. Văn hóa lưu luyến giao thông
Chân nhớ đường chân bước đi
Đường yêu chân in dấu lại
Đường và chân là đôi bạn thân…
Đã từ lâu người ta vẫn quen với bài hát trẻ thơ, sự lưu luyến của con người ngay trên con đường mình đi hàng ngày, đường và chân là đôi bạn thân.
Từ khi sinh ra, lớn lên cho tới lúc trưởng thành con người ai cũng từng quen thuộc với đường làng ngõ xóm.
Những câu hát ru “Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Chân trời thảm lúa mênh mông
Cò bay thẳng cánh sao không thấy bờ…”
Chính chân trời mênh mông là dấu hiệu đầu tiên của giao thông cổ, không gian phi điểu, tẩu mã với những ước lệ của phương tiện giao thông từng quen thuộc với con người nay dần được thay thế bởi các hãng hàng không, những phát minh khoa học với các phương tiện hiện đại đem theo diện mạo mới của giao thông.
Nhiều khi người ta sợ giao thông vì những bất trắc có thể sảy ra, nhưng ai cũng phải tham gia giao thông và để rồi an toàn là bạn, tai nạn là thù. Giao thông chính là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa thời văn minh công nghiệp. Mỗi người đều có ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông để giao thông thực sự là một văn hóa.[/justify]
RANDOM_AVATAR
thuyanh
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIAO THÔNG- MỘT GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi toandang85 » Thứ 5 30/07/09 16:06

[justify]Cảm ơn bạn thuyanh đã đưa ra một vấn đề rất nóng hổi đối với một quốc gia đang trên đà phát triển như nước ta hiện nay. Đặc biệt, nó tác động tới tất cả những ai đang sống, học tập và làm việc ở các thành phố lớn.

Ngày ngày, mỗi người dù ít dù nhiều đều tham gia giao thông bằng các phương tiện khác nhau. Nhưng hỡi ôi, dù là đường bộ, đường thuỷ hay đường không thì vẫn còn quá nhiều điều cần bàn. Và khi vấn đề VĂN HÓA GIAO THÔNG được đặt ra thì nó là câu hỏi khó trả lời cho cả người tham gia giao thông lẫn các nhà hoạch định, xây dựng, quản lý giao thông, rồi thì dính đến cả vài chục thứ ngành mà các đường dây cáp, các cống ngầm,...của nó cũng đã góp phần to lớn vào bộ mặt giao thông ở các đô thị lớn của nước ta. Vậy thì VĂN HÓA GIAO THÔNG ở đây là gì? Liệu có nên chỉ chăm chăm đổ lỗi cho những người tham gia giao thông, trong khi chính họ cũng đang là nạn nhân của thứ "GIAO THÔNG CHẲNG ĐÂU CÓ" như ở Hà Nội, rồi thành phố Hồ Chí Minh nhà ta.

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

Theo tôi, những vấn đề về VĂN HÓA GIAO THÔNG mà chúng ta đang đề cập đến có liên quan mật thiết tới những "bản sắc" thuộc diện "thâm căn cố đế" trong con người Việt Nam. Thử kể ra đây nhé.
+ Dân tộc ta trong những năm kháng chiến "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã có một Đường mòn Hồ Chí Minh được hình thành. Thực ra, đâu có con đường mòn nào, chẳng qua là do các chiến sĩ nhà ta đi nhiều mà thành đường đó thôi. Và truyền thống "đi nhiều thành đường" đó đã được lớp con cháu ngày nay vận dụng rất linh hoạt. Những vạt cỏ xanh mướt, không sao, "đi nhiều thành đường", những rào chắn, những dải phân cách, cứ phá ra, "đi nhiều thành đường",...
+ Bản tính thích sáng tạo, thế mới có chuyện quy hoạch kiểu ô bàn cờ theo kiểu Pháp hàng bao nhiêu năm chẳng sao, cứ động người nhà ta sáng tạo, đổi mới ở đâu là y rằng ở đó lụt lội, hỏng hóc ở đó.
+ Bản tính độc lập hóa thành "mạnh ai nấy chạy", thế nên đoạn đường đẹp đẽ vừa được làm ít hôm lại bị ban này đào lên, chẳng biết để làm gì, mấy hôm lại lấp qua loa, rồi đến ngành nọ cũng không chịu thua, lại đào lên, rồi lại lấp, rồi lại đào, lại lấp,...
Vì thế mới có một câu chuyện cổ tích thời hiện đại với tựa đề Triệu lẻ một đêm: Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ, có một ông vua bị vợ "cắm sừng". Trong cơn thịnh nộ, ông ta dùng gươm chém hoàng hậu một nhát chết ngay tức khắc. Và từ đó, ông không tin bất cứ người đàn bà nào. Và để tiếp tục trả thù, ông ta sai lính mỗi đêm bắt đến một cô gái trẻ đẹp còn trinh để hầu hạ, đến sáng hôm sau thì giết. Dân chúng rất hoảng sợ, van xin, ông liền ra một điều kiện, nếu cô gái nào có thể kể câu chuyện dài một triệu lẻ một đêm cho ông nghe thì ông sẽ tha chết và không bắt các cô khác nữa. Nhưng hết cô này đến cô khác, cô nào kể dài nhất cũng chỉ đến nghìn lẻ một đêm là hết chuyện. Một hôm, có một cô gái xin được vào kể chuyện cho đức vua, nghe nói cô này mới đến từ Việt Nam. Mấy người hầu cận của nhà vua tỏ vẻ cảm thương cho cô gái trẻ đẹp, họ nghĩ rằng cô cũng chẳng còn được sống bao lâu nữa. Nhưng rồi một nghìn đêm, đến hai, ba, bốn nghìn đêm, cô gái vẫn chưa kể hết chuyện. Nhà vua nghe chán quá đành thả cô về và thực hiện lời hứa của mình. Sau này, dân chúng mới biết cô gái đến từ Việt Nam ấy kể cho nhà vua nghe câu chuyện về GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM, từ được cô gái nhắc đến nhiều nhất trong câu chuyện đó là ĐÀO - LẤP - ĐÀO - LẤP - ĐÀO,....

[center]Hình ảnh[/center]
+ Tiếp đến là tư duy cơi nới, cục bộ, "đi tắt đón đầu", sai đâu sửa đấy, hở đâu bịt đấy - lo gì,...

Và còn nhiều lắm, nhiều lắm những bản tính mà ta đều thấy ở mình, ở mỗi người. Vậy thì VĂN HÓA GIAO THÔNG ở đây là vấn đề không chỉ của riêng ai.

Bài viết của bạn được trình bày dưới dạng một bài mang tính Lý luận văn hóa học. Tuy nhiên, rất mong bạn cho tôi và nhiều bạn đọc khác được biết thêm về VĂN HÓA GIAO THÔNG khi nhìn vào mạng lưới giao thông, các đối tượng tham gia giao thông, các cơ quan quản lý giao thông, các ban ngành liên quan, chắc hẳn sẽ còn rất nhiều điều thú vị.

Cảm ơn bạn nhiều.[/justify]
Life's too short not to laugh with someone who is laughing at you
Hình đại diện của thành viên
toandang85
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 13:02
Đến từ: Hanoi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách