NGỒI XỔM – MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

NGỒI XỔM – MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi taquangdongk15 » Chủ nhật 09/08/09 12:46

NGỒI XỔM – MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Định nghĩa: ngồi xổm là ngồi gập hai chân lại, mông không chấm chỗ.

Con người sinh ra là nằm, sau đó học lẫy, học bò rồi mới học ngồi. Ngồi vững rồi mới học đứng, học đi. Đi vững rồi lại quay về học ngồi cho đẹp, cho ý tứ, cho đúng thuần phong mỹ tục…Bởi vì ngồi chiếm một phần lớn thời gian trong cuộc đời của mỗi con người, nên người ta đã sáng tạo ra rất nhiều loại ghế khác nhau để phù hơp với từng hoàn cảnh cụ thể sao cho nó thoải mái, dễ chịu trong lúc làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Mặc dù rất nhiều loại ghế đã được sinh ra, nhưng ngồi xổm vẫn là tư thế quen thuộc đối với mọi người: Ngồi xổm khi không có ghế - tư thế thường găp ở những người bán hàng rong ở các chợ tạm vỉa hè, tư thế chờ đợi ở các bến tầu, bến xe, bệnh viện…; ngồi xổm là thói quen, là phong tục ở một số vùng quê người Việt và ở một số vùng dân tộc thiểu số. Cũng nhờ tư thế ngồi xổm mà giới y học đã phát hiện ra ích lợi của nó đối với sức khỏe và dáng vóc con người. Ở bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới các nội dung sau đây: Giá trị văn hóa ngồi xổm của người Hà nhì đen, giá trị của ngồi xổm đối với sức khỏe con người, giá trị của ngồi xổm đối với dáng vóc của người phụ nữ.

1.Giá trị văn hóa của ngồi xổm đối với người Hà nhì đen.
Trong một chuyến đi công tác ở xã Nậm Pung, huyện Bát Sát, tỉnh Lao Cai, tôi tình cờ bắt gặp một hiện tượng văn hóa mà ít thấy có ở những nơi khác. Đó là Phong tục ngồi xổm của người con dâu dân tộc Hà nhì đen. Trong khi mọi người đang nói chuyện, tôi chợt nhận thấy cô chủ nhà không ngồi ghế. Như một phản xạ tự nhiên, tôi lấy ghế của mình để nhường cho phụ nữ ngồi nhưng chủ nhà bảo không được và nói: con dâu không được ngồi ghế để cho bố chồng, bác chồng, chú chồng nhìn thấy.
Tại sao lại như vậy?
Chủ nhà chỉ giải thích: đó là phong tục mà!
Không được ngồi ghế, có nghĩa là các nàng dâu thường xuyên phải ngồi xổm.
Phong tục éo le này cứ khiến tôi suy ngẫm và nhận ra rằng: ngồi xổm có mối liên quan tới việc đối sử với phụ nữ (đặc biệt là các nàng dâu). Khi quan sát đời sống lao động của người Hà nhì thì tôi nhận thấy rằng: Đàn ông thường làm các công việc như đan lát, trồng trọt, chăn nuôi lợn gà …nói chung là những công việc nhẹ nhàng; còn phụ nữ thường đảm nhiệm những công việc vất vả như kiếm củi, đi nương, đi rừng, khi về nhà thì lo cơm nước, giặt rũ… Có thời kỳ, khi nhà nước làm công trình thủy lợi ở trên núi cao, cần có nhiều nhân công để vận chuyển nguyên vật liệu thì chúng tôi chỉ thấy có phụ nữ Hà nhì đen làm công việc nặng nhọc này. Mỗi người trung bình phải gùi bằng trán một trọng lượng khoảng 50kg (một bao xi măng hoặc một bao cát) đi 12km đường rừng núi mỗi ngày (cả đi về là 24 km). Trong khi đó những người đàn ông ở nhà coi việc đó là hiển nhiên và họ vẫn có thể uống rượu một cách vui vẻ với những đồng tiền của vợ làm ra. Họ quan niệm rằng lấy vợ (con dâu) về là để gánh vác công việc lao động sản xuất của gia đình!

Từ việc phân công lao động trên, chúng ta có thể liên hệ với hai kiểu ngồi: ngồi ghế là tư thế thoải mái, nghỉ ngơi và thường sinh ra ngại việc; ngồi xổm là tư thế dễ mỏi chân, tê chân và thường không ngồi được lâu: điều này nhắc nhở các cô dâu phải tìm một việc gì đó để làm.
Qua phong tục của người Hà nhì chúng ta có thể thấy ngồi xổm có những giá trị mang tính biểu tượng sau:
Ngồi xổm là biểu tượng của sự chăm chỉ, chịu khó, chịu khổ của người phụ nữ dân tộc Hà nhì.

Ngồi xổm là biểu hiện cho vị thế thấp kém của người con dâu trong gia đình nhà chồng.

Ngồi xổm là biểu tượng để nhận biết giữa con dâu và con gái - khi các chàng trai đi tán gái không bị tán nhầm vào những người đã có chồng - tán mất công :D

2. Giá trị của ngồi xổm đối với sức khỏe con người.
Kết luận của Viện Trung Y Nam Kinh (Trung Quốc) cho thấy tư thế ngồi xổm đem lại sự lưu thông máu tốt hơn cho cơ thể, phòng chống được các bệnh về tim mạch, về cột sống. Khi ngồi xổm, các cơ bắp ở vùng bụng, đùi và mông đều bị ép chặt, huyết dịch ở cẳng chân nhanh chóng dồn về tim, thúc đẩy lưu thông máu của tim và phổi, lượng khí vào phổi tăng nên rất hiệu quả với việc tập luyện sức khỏe. Bác sĩ Mã cũng cho biết, tư thế ngồi xổm cũng giống như tư thế của bào thai trong bụng mẹ, tư thế bản năng của con người khi tìm tư thế dễ chịu hay sự che chở.

3. Giá trị của ngồi xổm đối với dáng vóc của người phụ nữ.
Bác sĩ Mã cũng cho rằng, ngồi xổm khá tốt cho “công cuộc làm đẹp” của chị em phụ nữ. Khi ngồi, toàn bộ đùi đè ép lên vùng bụng, làm giảm khả năng sinh ra mỡ thừa, rất hiệu quả trong việc giảm béo.

Ngoài ra, so với chạy nhảy, bầu ngực luôn bị rung động nên dễ bị chảy xệ, ngồi khiến hai đùi sẽ ép chặt hai bầu ngực, từ ngoài vào và hướng lên trên, giúp bầu ngực trở nên rắn chắc hơn.


Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy ngồi xổm cũng mang làm những lợi ích cho sức khỏe và dáng vóc của con người. Vì vậy, chúng ta nên thực hành nó khi có điều kiện như nấu cơm nước, giặt rũ, xem ti vi, đọc sách, ngồi chơi…nếu chúng ta coi đây là một phương pháp luyện tập thì những lúc phải chờ tầu, chờ xe, chờ khám bệnh…dù không có ghế ngồi chúng ta cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, và thời gian trôi qua mau hơn. Nhưng nhiều người lại quan niệm, ngồi xổm là kiểu dáng mất lịch sự (đặc biệt đối với phụ nữ) nên chúng ta cũng cần phải ý tứ với kiểu ngồi này.

Ngồi xổm có những ích lợi đối với sức khỏe của con người, nhưng những đóng góp của nó lại chỉ dành vào việc gánh vác các công việc nặng nhọc của gia đình nhà chồng thì đó lại là điều đáng buồn! : :(

Ở bài viết này chúng tôi chưa có điều kiện để bàn đến tính nhân sinh, tính lịch sử và tính hệ thống của văn hóa ngồi xổm cũng như chưa xem sét ngồi xổm dưới các góc độ văn hóa tận dụng, văn hóa đối phó, văn hóa sùng bái, văn hóa lưu luyến, mong các bạn tiếp tục viết bổ xung thêm để cho đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn các bạn.

Tài liệu tham khảo:
http://www.tin247.com/ngoi_xom_dung_cac ... en-10-2134
RANDOM_AVATAR
taquangdongk15
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 11/07/09 17:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI XỔM – MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi hoanggiang_2109 » Thứ 2 10/08/09 18:46

Tôi đồng ý rằng Ngồi xổm cũng là 1 giá trị văn hoá. Tuy nhiên, để chứng minh vấn đề này thì trong lập luận của tác giả còn thiếu rất nhiều. Cụ thể là thiếu phần nhận định Văn hoá ngồi xổm. Ví dụ như sau:
nHẬN ĐỊNH NGỒI XỔM LÀ 1 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ:
1. Tính nhân sinh: Ngồi xổm là 1 hành vi của cơ thể con người, do cấu tạo khung xương mà con người có thể ngồi xổm
2 TÍnh lịch sử: Có lẽ là từ khi loài người được sinh ra. Bởi lẽ ngồi xổm liên quan đến rất nhiều hoạt động của con người, cả trong sinh hoạt sản xuất lẫn trong đời sống hằng ngày....
3. Tính giá trị (Xét trong hệ toạ độ C-K-T):

Vì không có điều kiện đi sâu tìm hiểu về vấn đề mà bạn nêu. Trên đây chỉ là 1 vài ví dụ mà tôi nghĩ bận nên tham khảo để lam bài viết của mình thêm rõ ràng mà thôi.
RANDOM_AVATAR
hoanggiang_2109
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 9:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI XỔM – MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi taquangdongk15 » Thứ 2 10/08/09 23:45

Xin cảm ơn bạn hoànggiang_2109 đã bổ xung ý kiến cho bài viết. Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn là khi nhận diện một hiện tượng văn hóa thì phải xem sét chúng trên bình diện yếu tố, bình diện quan hệ và đặt chúng trong hệ tọa độ C-T-K như tôi đã nêu ở cuối bài viết: "tôi chưa có điều kiện để nói về tính nhân sinh, tính lịch sử và tính hệ thống…của chủ đề này". Trong một đợt đi công tác tại các bản của người Hà nhì đen ở tỉnh Lao Cai, tôi đã được chứng kiến phong tục ngồi xổm của người con dâu trong gia đình. Đây là một hiện tượng khá độc đáo, tôi chưa được thấy ở những tộc người khác. Tôi rất có ấn tượng với phong tục này và qua suy nghĩ tôi thấy ngồi xổm cũng là một hiện tượng văn hóa nên tôi đưa chủ đề này lên diễn đàn để tôi và các bạn cùng trao đổi.
RANDOM_AVATAR
taquangdongk15
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 11/07/09 17:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI XỔM – MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi taquangdongk15 » Chủ nhật 16/08/09 10:35

Dưới đây tôi xin bổ xung một số hình ảnh minh họa về thói quen ngồi xổm
ở vùng quê Việt Nam.

[center]Hình ảnh[/center]

[center]httpvietgallery.vietnhim.comdisplayimage.phpalbum=50&pos=37[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Thiếu nữ Hà nhì với trò chơi dân gian[/center]
[center]Người chụp ảnh: Tạ Quang Động[/center]
RANDOM_AVATAR
taquangdongk15
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 11/07/09 17:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI XỔM – MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi thieu k52 » Thứ 3 18/08/09 23:04

Cảm ơn tác giả đã đưa ra một vấn đề rất hay, chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề này ở nhiều góc độ với không gian và thời gian khác nhau nhé.
Con người đẹp nhất là danh dự và kiêu hãnh, vì thế trái nghịch với nó là tính cách và các thói quen tự ti, nô bộc. Hiển nhiên, cái thói quen trông hèn yếu nhất của con người, như triết gia Mauss bàn về các “kỹ năng của cơ thể” mà chúng ta đã bàn là “ngồi xổm”, tức không có ghế, cũng chẳng có bàn. Không có ghế là chưa xác định cho mình một chỗ ngồi. Không có bàn thì chưa có chỗ viết – cũng khó mà có trí tuệ. Về điểm này, người Anh gọi các ngài chủ tịch, người phụ trách diễn đàn, người ở ngôi cao là Chairman (che – men). Nó được ghép từ hai chữ “chair” – là ghế ngồi, và “man” là người. Người Việt theo lối Hán tự cũng gọi những người đó là “Chủ toạ”. Nghĩa “chủ” – là ngôi vị trên – làm chủ, “toạ” – là ngồi.

Một cách rất căn bản, triết gia Hegel đã bàn, và gọi thẳng ra: cách ngồi không có ghế ngồi của bất kỳ ai – là của loại nô lệ. Ông phân tích:

- Chỗ ngồi, như ghế lớn, ngai vàng là chỗ cho vua chúa, các ông chủ ngự trị. Người càng quyền cao chức trọng thì càng phải có chỗ ngồi đường bệ, đàng hoàng. Và người ngồi trong ghế nhà mình bao giờ cũng tự tin hơn ngồi ghế nhà người khác, vì lúc đó ta là chủ nhà ta.

- Vậy thì, trái lại, hạng ngồi xổm, có thói quen ngồi xổm, nhấp nhổm nửa đứng nửa ngồi, là hạng nô lệ, tranh thủ bán ngồi – bán đứng, còn lo chân chạy cho chủ. Và vì mình chỉ là hạng tôi tớ làm công cho chủ nên không thể dám ngự trên ghế.

Ngồi bệt, dù không có ghế, vẫn còn hơn ngồi xổm, vì người ta vẫn dám đặt đít tìm cho mình một chỗ ngồi trên mặt đất. Và khi ngồi bệt người ta nghỉ ngơi thực sự hơn, tự tin hơn. Người phương Tây, khi không có ghế, họ thường ngồi bệt, hay ngồi xổm chân cao – chân thấp, chứ không ngồi đều kiểu “hai chân ếch”. Và khi nhìn thấy ai ngồi xổm, họ rất sợ. Việc này, thậm chí có nhiều đoàn của ta ra công tác làm việc ở nước ngoài, các vị đại sứ ở nước ngoài mở đầu còn phải dặn mọi người rằng, đi đâu, tối kỵ ngồi xổm trước mặt người nước ngoài. Đặc biệt là ở những nơi công cộng. Một lần tôi được chứng kiến, một anh bạn người Việt thấy một người phương Tây, liền ra góp chuyện cho vui. Trong khi mọi người đang ngồi trên những chiếc ghế nhựa ở ngoài sân, tiện thấy có một bờ gạch xây để đặt cây cảnh, anh ta trèo ngay lên ngồi xổm – dạng háng trước mặt mọi người. Người nước ngoài là một chuyên gia rất dễ tính, hay gần gũi với mọi người từ thủ trưởng cơ quan đến cô đầu bếp, vậy mà anh ta tỏ vẻ khó chịu ra mặt. Tại sao vậy? Có lẽ vì anh ta nghĩ, mình có thể hoà đồng với người da mầu, với cô đầu bếp, hoặc ai đi nữa, dù sao mọi người cũng là người. Còn một anh thanh niên ngồi dạng háng ngay trước mặt mọi người, cận cảnh kia, không ra hầu bàn, không ra người ở, chẳng rõ thuộc đẳng cấp nào? Chắc là thuộc đẳng cấp văn hoá thấp, nhưng nếu người ngồi xổm đó lại có bằng đại học rồi thì sao? Dù thế nào, cũng không thể cùng đẳng cấp đối thoại về văn hoá được. Thế là vị chuyên gia đành lấy cớ thoái lui.

Dù rằng, nước nhà thuộc nền văn minh lúa nước, nhiều nơi sình lầy ẩm ướt, nên dễ sinh thói quen ngồi xổm, nhưng người Việt cũng rất lên án, chê bai kiểu ngồi này. ở một số vùng người ta gọi là kiểu “dạng tè he”, hay lịch sự hơn là ngồi “giãi thể”. Còn có hẳn một câu chuyện chê bai kiểu ngồi xổm đại loại rằng:

Bà kia ngồi trên bậc thềm tam cấp, xổm, dạng tè he băm bèo thái rau gì đó. Chợt có một sư cụ đến chơi, bà vẫn cứ ngồi hồn nhiên như thể “trời sinh mông thì ngồi xổm”. Thế là một con vịt đi dưới sân thấy chướng quá bèn kêu “khẹp”, “khẹp”, “khẹp”… Ngồi vô ý, vô tứ, bản năng đến độ, gia cầm là những thứ sống nửa hoang dã bản năng – nửa được rèn theo điều kiện, thấy chướng quá đành khuyên “hãy ngồi khẹp chân vào”.

Ngồi xổm thế còn chưa đủ. Ngay tại các thành phố lớn, trung tâm của kinh tế và văn hoá, có cả các quí bà còn ngồi xổm chỗm chệ trên mặt bàn để bán hàng. Eo ơi, còn chỗ nào để bình luận thêm.

Còn chưa hết, ở một số vùng không chỉ quý bà đã già, mệt rồi không giữ lễ nghi gì nữa, mà các quý cô còn rất trẻ chèo thuyền bằng hai chân, dạng tè he hết cỡ, phía dưới lòng thuyền có rất nhiều quý khách là đàn ông. Còn quý cô vẫn thản nhiên cười nói, thưa hỏi, chuyện trò như không.
Dưới đây là những bức ảnh mà chúng ta cùng suy nghẫm
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh :roll: :roll:
RANDOM_AVATAR
thieu k52
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 06/08/09 21:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến32 khách

cron