LỬA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CON NGƯỜI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

LỬA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CON NGƯỜI

Gửi bàigửi bởi nguyenthoavb » Chủ nhật 16/08/09 22:41

Lửa đã được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây nhiều nghìn năm. Sự phát hiện ra lửa, và sử dụng chúng cho mục đích của cuộc sống, được coi là một bước tiến quan trọng trong văn minh của loài người.
Hình ảnh

Ngay từ thời cổ đại - từ khi con người tìm ra lửa, cho đến ngày nay, lửa luôn được coi là thế lực, là sức mạnh, là sáng tạo và cũng là sức mạnh hủy diệt lớn nhất mà đến nay cũng không ai có thể ngăn chặn nổi.
Tầm quan trọng của Lửa đã biến nó trở thành thứ không thể thiếu trong sự sống của con người. Nhờ có Lửa, con người ngày càng trở nên hoàn thiện và phát minh ra nhiều sáng kiến để phục vụ cho chính mình và cũng là để đối phó với lửa – một vị thần có sức mạnh hủy diệt.
Lửa là hiện thân của sự sống, do vậy lửa có mặt trong mọi hoạt động trong cuộc sống của con người. Sự thay đổi trong tiến trình văn hóa của con người đã làm thay đổi vị trí và vai trò của Lửa, khiến giá trị của nó không còn đơn thuần như thuở khai sinh ra chính nó nữa. Nhận thức vai trò của Lửa trong đời sống văn hóa của con người, dưới cái nhìn văn hóa, Lửa tồn tại như một thực thể, được con người xem xét dưới nhiều góc độ. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập tới nó như một tiểu văn hóa quan trọng trên cả bốn bình diện văn hóa, gồm: văn hóa tận dụng, văn hóa đối phó, văn hóa sùng bái và văn hóa lưu luyến.

I. VĂN HÓA TẬN DỤNG
1. “Lấy lửa” bằng cách nào?
Lửa đã được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây nhiều nghìn năm. Nhờ có lửa, con người ăn các thức ăn được nấu chín, sưởi ấm khi tiết trời giá lạnh, xua côn trùng, thú dữ…. Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóng kim loại để rèn, đúc các dụng cụ bằng kim loại, tăng năng suất lao động, phục vụ cho cuộc sống.
Theo truyền thuyết Trung Quốc thì Toại Nhân là người có công phát minh ra lửa (Toại: khoan vào gỗ để lấy lửa. Nhân: người; Toại Nhân là người có công phát minh ra lửa, bằng cách dùng cái dùi khoan vào gỗ, tạo ra sức nóng, làm lửa phát ra). Hình ảnh
Hình ảnh

Thổ dân mài lấy lửa
Tổ tiên của chúng ta đã biết cách tạo ra lửa từ gần tám trăm nghìn năm trước. Và chính người tiền sử đã thực sự tạo ra lửa chứ không phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên như sấm sét, núi lửa; việc tạo ra và duy trì lửa đã được tiến hành qua nhiều nền văn minh, mà không hề chờ đợi sự ban tặng của thiên nhiên. Khi con người đã làm chủ ngọn lửa, họ đã có thể xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và thắp sáng vào mọi thời điểm. Điều đó giúp họ tự tin hơn khi tiến về những vùng đất mới …
Ngày nay, việc tạo ra lửa thật dễ dàng, chỉ cần một hộp diêm không thấm nước, một quẹt gas nhỏ gọn … là ta đã có thể tạo ra lửa… Trong vật lý, người ta có thể dùng thấu kính hội tụ để hấp thụ ánh sáng hay nối hai đầu dây điện vào hai cực âm dương rồi đánh vào nhau cho phát lửa, dùng mồi bằng bùi nhùi để dễ bắt lửa. Tuy nhiên, những cách lấy lửa này không thông dụng và rất nguy hiểm.
2. Những tác dụng của lửa
Trong đời sống con người, lửa là thứ không thể thiếu để duy trì sự sống. Ngay từ thời Cổ đại, khi người tiền sử tìm ra lửa, thì lửa đã gắn bó không tách rời đối với đời sống của họ. Lửa được dùng để nấu chín thức ăn, đun sôi nước, hong khô vật dụng bị ẩm ướt, lửa xua tà ma, quỷ dữ, côn trùng và cả thú dữ… Lửa làm cho cuộc sống của họ trở nên ấm cúng, an toàn hơn. Vì thế, lửa được coi như một vật linh thiêng trong đời sống.
Lửa gắn bó với con người từ khi sinh ra đến khi mất đi. Do đó, lửa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lửa là nhân tố sống còn, là biểu hiện của sự sống. Có thể nói rằng, lửa giúp chúng ta khả năng sinh tồn, xua đi bóng tối, sự cô đơn, lạnh lẽo.
3. Lửa – tín hiệu của sự sống
Ở thôn quê Việt Nam, trước đây người ta hay dùng bùi nhùi dài bằng rơm để lửa hoặc đổ mớ trấu bên cạnh bếp, trên đè bằng một hòn đất để lửa cháy âm ỉ, nhờ đó mà bếp luôn luôn ấm, nóng, và đó là một biểu hiện của sự sống … Trái lại, khi không thấy khói bếp bốc lên và tro bếp nguội tanh, lạnh ngắt, điều đó chứng tỏ nhà đó vắng người, bỏ hoang và không còn sự sống ở đó nữa. Do vậy, đối với người Việt Nam, bếp lửa rất quan trọng, kể cả thời hiện đại, dù không còn bếp lửa đun bằng củi, tấm, rơm bốc khói nghi ngút nữa, sự thay thế của khí gas cũng vẫn mang ý nghĩa quan trọng như vậy.
Trong một số câu chuyện kể (thần thoại, cổ tích) thì lửa thường được một con chim hay con vật đánh cắp mang về cho con người hoặc chỉ đàn bà ở nhà mới biết làm ra lửa … Kinh nghiệm cọ xát làm ra lửa cũng gắn liền với kinh nghiệm tình ái do đó lửa là biểu hiện của khái niệm sinh sản. Ở La Mã thời thượng cổ giường cưới được kê sát cạnh bếp. Sản phụ mới đẻ, ở cữ nằm trên giường dưới có lửa (ở Việt Nam, một số dân tộc thiểu số cũng có tập tục như vậy).
Lửa bếp không những sinh ra sự sống, còn gìn giữ sự sống – Đó là biểu hiện của sự sống! Vai trò này của lửa cũng đã được thần linh hóa: Ở Ấn Độ, đó là thần Agui luôn luôn ở cạnh gia đình không bao giờ vắng mặt vì là "chủ nhà" để canh giữ gia đình. Ở Việt Nam thần giữ lửa là ông Táo hay Thần Bếp …
4. Dùng lửa để thử vàng
Để có thể nung chảy được kim loại, người ta đã dùng lửa để tôi luyện, từ đó có thể tinh chế ra các sản phẩm cực kỳ tinh xảo như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là trang sức.
[left]Hình ảnh[/left]
[right]Hình ảnh[/right]
5. Lửa là biểu tượng sức mạnh của thể thao
Ngọn lửa còn là sự biểu hiện của sức mạnh, của tinh thần thể thao được thắp sáng trong thời khắc khai mạc và nó vẫn rực cháy trong suốt thời gian của Thế vận hội hoặc Seagame…. Hình ảnh
6. Lửa thắp sáng tương lai
Ánh sáng của lửa trở thành biểu tượng cho sự cố gắng vươn lên vượt qua mọi khó khăn của các em học sinh sinh viên nghèo hiếu học, đạt kết quả học tập tốt, đồng thời khuyến khích các em học tập tốt hơn. Chương trình “Thắp sáng tương lai” như một món quà tặng cho những người học trò, thầy cô giáo giàu nghị lực, hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. [right]Hình ảnh[/right]
II. VĂN HÓA ĐỐI PHÓ VỚI LỬA
Từ bao đời nay, đối với tự nhiên, lửa vẫn luôn đẹp như thế, vẫn lung linh như thế khi tạo ra một thứ ánh sáng huyền ảo nhưng lửa cũng dữ dội như thế khi nó “cuốn phăng” đi tất cả những thứ mà nó đi qua trong những trận “cuồng hoả” …
7. “Lưỡi tầm sét” - Ngọn lửa Trời …
Hình ảnhSét đánh là một hiện tượng cuả tự nhiên. Song hậu quả của nó để lại vô cùng lớn không chỉ đối với thiên nhiên mà cả với con người. Thực tế đã chứng minh, ngọn lửa trời có thể viếng thăm mọi vật và con người bất kỳ vào lúc nào, đặc biệt là khi trời nổi giông bão. Khi sét đã giáng xuống, không ai có thể tìm cách để đối phó được nó.
8. Lửa “nổi loạn” từ những “dòng điện ma quỷ”
Hình ảnhMặc dù con người đã biết cách chế ngự năng lượng điện từ lâu nhưng đôi khi mọi việc lại không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của con người. Ngày 14 tháng 02 năm 1990, trong một ngôi làng nhỏ ở vùng Gottardo (Ý), các dụng cụ điện dùng trong gia đình bắt đầu "nổi loạn". Một người dân nhìn thấy tấm bảng gắn các cầu chì bùng cháy ngay trước nhà, sau đó người này đã thay dây chì mới nhưng chúng vẫn tiếp tục cháy. Và tiếp theo là một loạt các sự kiện kỳ lạ xảy ra làm điên đầu dân làng: Đèn báo cùng động cơ xe hơi đều đồng loạt tự hoạt động; những ngọn đèn pha xe hơi tự bốc cháy, chảy thành nước và nổ hàng loạt; mọi vật đều tự phát cháy. Và hậu quả của những hiện tượng kỳ lạ này là toàn thể dân làng bị đau đầu và mắc chứng viêm da. Đêm đêm, những người trong gia đình phải thay phiên nhau thức canh chừng không để ngọn lửa xuất hiện làm phá rối giấc ngủ của những người khác.
Ban đầu, một số người nghi là có những người láng giềng có hành động phá hoại, một số khác lại tin rằng đó là do ma quỷ trêu chọc…Nhưng khi những đội cấp cứu địa phương được mời đến thì học cũng đều tỏ ra bất lực và cả ngôi làng bé nhỏ ở sát chân núi bị tràn ngập bởi những nhân viên điều tra và các nhà khoa học. Nhưng cũng giống như những toán người đến trước, họ không thu được một kết quả nào và sự cố đầy bí ẩn này mãi mãi vẫn không giải thích nổi.
9. Những đốm lửa kì lạ
Hình ảnh Ở thời kỳ Trung Cổ, người ta tin rằng những quả cầu lửa (đốm lửa) bay trên bầu trời đều xuất phát từ những con quái vật bay lượn trong không trung. Những con vật huyền thoại này đến từ một dải lửa nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng và mỗi khi chúng thoát ra được, chúng đều gây ra những vụ tàn phá. Truyền thuyết vẫn được lưu truyền cho tới thế kỷ XVI, sau đó, cư dân ở Nuremberg (Đức), ở Bâle (Thuỵ Sĩ) đều nhìn thấy những ngọn lửa trời và việc này tạo thành tiếng vang lớn trong dư luận thời đó.
Năm 1561, cư dân thành phố Nuremberg đã được chứng kiến một cảnh tượng bất ngờ trên bầu trời, ngay trên đầu họ: "Vừa mới rạng sáng, mọi người đã nhìn thấy những quả cầu lửa có một màu đỏ chói lọi, những chữ thập dính đầy máu và hai khối hình trụ di chuyển rất nhanh trên bầu trời thành phố. Rồi bất thình lình các vật thể kỳ lạ đó lao vào nhau như trong một cuộc chiến. Những người đứng xem có cảm giác như cả bầu trời đều bốc lửa..."
Năm năm sau, cư dân thành phố Bâle cũng được chiêm ngưỡng một cảnh tượng tương tự như vậy: "Chúng quay lông lốc rồi lao vào nhau như trong một cuộc ẩu đả. Trong số đó có một hay hai vật thể bổng có màu đỏ như máu và bốc cháy”.
Tờ The World of Wonders (Thế giới của những điều kỳ diệu) in năm 1983 giải thích tại sao vào năm 1885, hai thầy thuốc ở Fonvielle (Pháp) cùng nhìn thấy một sự việc nhưng họ lại có hai cách giải thích hoàn toàn khác nhau. Người này tin rằng ông ta nhìn thấy sao băng còn người kia thì khẳng định không thể nào có điều đó. "Ông bác sĩ Gardino đã nhìn thấy vô số những quả cầu lửa bay lượn khắp nơi, cách mặt đất khoảng vài chục mét trước khi nổ tung và gây rất nhiều thiệt hại này, còn ông bác sĩ Sestier, người cũng thấy hiện tượng, nhưng lại gọi những quả cầu lửa là các vì sao băng. Ông nhấn mạnh rằng chúng giết chết một người đang nằm ngủ, đánh vào các súc vật, lật đổ cây cối và làm hư hại nhà cửa" …
10. Một dạng khác của Lửa - “Ma trơi”
Ngày xưa người ta tin rằng những loại ma trơi - ánh sáng bí hiểm không có nguồn năng lượng là các mụ phù thuỷ. Người ta tin rằng ma trơi thường dẫn dụ khách bộ hành đến những đầm lầy hay ao hồ để nhấn chìm họ.
Ngày nay, người ta không còn tin vào những điều nhảm nhí đó nữa nhưng những nhà nghiên cứu người NaUy, chứng tỏ rằng các loại ma trơi đều có thể bị điều khiển bởi một dạng năng lực nào đó.
Hình ảnh

11. Lửa … tự bốc cháy!
Hình ảnhKhi cơ thể con người bổng nhiên bùng cháy và nổ mà không có một nguyên nhân nào, người ta gọi đó là hiện tượng tự bốc cháy. Có lẽ đây là hiện tượng thần bí nhất và kinh khủng nhất do lửa gây ra. Hình như, nguồn năng lượng sinh ra ngọn lửa không phải từ bên ngoài mà xuất phát từ bên trong cơ thể họ. Ngọn lửa thiêu cháy hầu như toàn bộ cơ thể thành tro bụi trong một thời gian cực kỳ ngắn ngủi đến nỗi các đồ vật xung quanh còn chưa kịp bắt lửa. Hiện tượng kỳ bí này, chi đến nay vẫn chưa có ai có lời giải thích một cách thỏa đáng và vẫn là dấu hỏi lớn trong kho tàng bí ẩn của loài người.
Hiện tượng người và vật tự bốc cháy đã từng diễn ra ở Việt Nam.
12. Lửa – sức mạnh hủy diệt của loài người
Thủ phạm của những vụ cháy nhà, cháy rừng… đều do lửa gây ra. Thiệt hại của những trận “cuồng hỏa” đều rất lớn, không thể ước tính. Hình ảnh
Khói bụi mù mịt gây ô nhiễm môi trường
Hình ảnh [right]Hình ảnh[/right] Ở nước Úc, trận cháy rừng ngày 9/2/2009 được coi là một trong những trận cháy rừng dữ dội nhất trong lịch sử. Nó đã thiêu cháy người, xe cũng như tàn phá dữ dội những nơi ngọn lửa đi qua.
Hình ảnh

13. Lửa – niềm tin tôn giáo
Năm 1963, Bồ Tát Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Người là hiện thân của sự sáng suốt và minh bạch. Ngọn lửa đã thiêu người con của Phật, nhưng đó là ngọn lửa thắp sáng lên, đã rọi hào quang giữa bầu trời đen tối vây phủ trên mảnh đất miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ dưới sự cai trị của tập đoàn nhà Ngô thao túng trên nỗi đau của dân tộc.
III. VĂN HÓA SÙNG BÁI
Trong thần thoại Hy Lạp, lửa là một vị thần – Agni. Là một vị thần có sức mạnh tối cao – thần hủy diệt nhưng cũng đầy lòng nhân từ.
14. Tục thờ thần lửa
Lửa là một trong những nhân tố cấu thành vũ trụ và cố một vai trò quan trọng đối với con người. Thời Cổ đại, hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có tục thờ thần lửa. Ngày nay, phần lớn các dân tộc ở Việt Nam vẫn còn giữ tục lệ đó nhưng cách thức thể hiện và mức độ có khác nhau. Cũng có những dân tộc thờ lửa quanh năm nhưng không có lễ cúng dành riêng cho thần lửa vào dịp tết, trong khi một số dân tộc khác thì lễ tết luôn gắn liền với nghi thức thờ thần lửa.
Hình ảnh

Dân tộc Dao ở Hà Giang mở đầu cho ngày tết âm lịch của mình bằng nghi lễ cúng thần lửa.
Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang cũng có tục nhảy lửa vào tháng Giêng.
Các dân tộc ở Tây Nguyên rất coi trọng vai trò của thần lửa, trước đây đã từng có vùng Hỏa Xá do vua lửa cai trị. Người Ca Dong thờ bếp thiêng ở trong buồng kín, bảo vệ cẩn mật, xem thần lửa như người chăm lo cho sự sống gia đình. Người Ê Đê và Mnông xem lửa là vị thần may mắn luôn bảo vệ con người. Bởi vậy, lửa đóng một vai trò quan trọng trong ngày lễ hội của dân tộc.
Dân tộc Kinh cũng thờ thần lửa. Người Kinh gọi thần lửa là ông Táo.
Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta thờ thần lửa nói chung chứ không riêng gì vua bếp. Ở phương Tây, hình tượng của lửa gắn liền với truyền thuyết Promethee ăn cắp lửa thiêng của thần thánh đem về cho con người để rồi chàng phải chịu một hình phạt đau đớn. Hình tượng đó để lại dấu ấn đậm nét trong văn hóa nghệ thuật phương Tây. Còn ở Việt Nam, hình tượng ông Táo cũng in dấu ấn đậm nét trong văn hóa nghệ thuật. Cứ mỗi dịp Tết đến, hàng loạt dịch vụ văn hóa “ăn theo” ông Táo: làm đồ mã, vẽ tranh, dựng kịch, sáng tác thơ văn… Phải nói, vua lửa có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Hình ảnh

15. Khả năng chịu lửa của con người
Con người có khả năng chịu lửa kỳ diệu. Với bàn chân trần, thậm chí cả cơ thể để trần, họ thản nhiên, chậm rãi bước đi hoặc lăn mình trên con đường lửa. Con đường này dài khoảng 10m hoặc hơn được đốt lên, nhiệt độ cao tới hơn 600oC mà họ không hề bị bỏng hay cảm thấy đau đớn, chỉ nhận thấy trên nét mặt họ sự phấn khích tột độ....
Những màn trình diễn ngoạn mục:
Các màn trình diễn trên than lửa như vậy không phải là trò ảo thuật kiếm tiền trên đường phố mà là một giáo lễ nghiêm túc của không ít dân tộc trên thế giới. Màn trình diễn đầy màu sắc thần bí này đã xuất hiện trong nhiều nghi lễ tôn giáo từ hàng nghìn năm trước. Sớm nhất tại Ấn Độ, người ta đã tìm thấy bằng cớ về màn trình diễn này cách đây khoảng 1.200 năm trước Công nguyên. Hình ảnh
[right]Hình ảnh[/right] Đi trên than hồng
Ngày nay, lễ tế thần Khatalaza của đạo Hindu ở Sri Lanka vẫn còn diễn ra nghi lễ đi trên lửa cực kỳ ngoạn mục. Họ không chỉ đi trên lửa hay những thanh sắt được nung đỏ mà còn có thể nuốt và thổi được lửa. Khả năng đi trên lửa của họ chứng tỏ họ là những người tốt hay những bậc thánh nhân. Tương tự như vậy, người dân làng Landagas (Hy Lạp) trong những ngày thánh lễ Elena và Constain cũng có tục lệ ôm tượng thánh quay cuồng nhảy múa trên đống than hồng đỏ rực mà không hề bị bỏng. Người dân tộc Lô lô ở Trung Quốc cũng rất thích để chân trần lê trên đống da thú đỏ lửa trong ngày hội lễ...
Khả năng chế ngự ngọn lửa
Không chỉ có thể “đùa chơi” với thần lửa, một số người còn có khả năng chế ngự ngọn lửa. Cuốn biên niên sử ghi được trường hợp của đức thánh Polikar Smirxki. Năm 155 trước Công nguyên, Smirxki bị kết tội đưa lên giàn hỏa thiêu nhưng lạ thay, lửa đã sợ và không hề bén vào đức thánh. Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra với lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Klari tại Pháp vào thế kỷ 18. Nhiều người tận mắt chứng kiến cuộc hành quyết kể lại cả thân hình và thậm chí quần áo của Klari còn nguyên vẹn cho tới cuối cùng khi ngọn lửa lụi tắt.
Sức mạnh chịu lửa có được từ đâu?
Các chuyên gia cho rằng, khi nhảy múa trong lễ hội, các tín đồ rơi vào không gian ảo của niềm tin tôn giáo và nghi lễ khiến người ta không cảm thấy là chân mình bị lửa đốt. Còn đối với người ngoài, nếu không nhập vào không gian náo động huyền bí của ngày hội mà đặt chân vào đống lửa ắt sẽ bị bỏng nặng.

IV. VĂN HÓA LƯU LUYẾN LỬA
16. Vũ điệu của lửa
Thông qua chùm ảnh sau:
[left]Hình ảnh[/left][right]Hình ảnh[/right]
[left]
Hình ảnh
[/left]
[left]
Hình ảnh
[/left][left]
Hình ảnh
[/left]
[right]Hình ảnh[/right]
17. Mở trường học đào tạo đi trên lửa
Nhờ có những giải thích khoa học mà từ những năm 80 thế kỷ trước, ở Mỹ và một số nước nảy sinh dịch vụ làm ăn mới đó là mở các trường đào tạo đi trên lửa. Trường Nghiên cứu và Đào tạo đi trên lửa (Fire) đầu tiên do Tolly Burkan, một chuyên gia về ảo thuật người Mỹ sáng lập. Chính Burkan đã phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới để đi trên than lửa và tập hợp lại thành một giáo trình để hướng dẫn mọi người. Sau 30 năm hoạt động, trường Fire của Tolly đã thu hút khoảng 3 triệu người tham gia và đã cấp chứng chỉ cho 2.000 học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Học viên của ông đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già (trừ trẻ em không được thực hành). Tolly cho rằng, đi trên than nóng là một môn rèn luyện tinh thần rất tốt. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực (bằng cách tập đi bộ, tập các môn hỗ trợ khác), nó giúp người thực hành vượt qua sự sợ hãi của chính bản thân. Theo ông, chế ngự sự sợ hãi sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc sống, điều đó đồng nghĩa với sự thành đạt.
RANDOM_AVATAR
nguyenthoavb
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 4 12/08/09 22:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LỬA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CON NGƯỜI

Gửi bàigửi bởi havanduc » Thứ 2 17/08/09 8:12

Tôi rất tâm đắc với bài viết của bạn nguyenthoavb. Lửa rất cần cho đời sống của con người. Ở Việt nam, mỗi dân tộc có cách dùng lửa và giữ lửa. Ví dụ, Người Thái quan niệm phụ nữ là chủ gia đình, là biểu tượng của sự sinh sôi và sự bình yên, hạnh phúc; thì lửa là biểu tượng cho sự sống và sự ấm cúng. Vì vậy, người Thái đặt bếp ở trong nhà sàn, khi lên sàn trước, bước chân vào cửa ta sẽ thấy ngay bếp lửa đặt ở phía bên phải, lửa cháy suốt ngày đêm. Lửa không những để nấu chín thức ăn, sưởi ấm mà còn tạo ra sự khô ráo trong nhà, lửa còn dùng để hong khô của để dành như thịt, ngô, lúa bằng cách người ta bắc giàn trên bếp và để những vật ấy trên đó, chúng được hong khô bằng hơi nóng của lửa và khói lửa.
Lửa còn là biểu tượng của sự gắn bó các thành viên trong gia đình và gắn bó cộng đồng. Bếp lửa trong nhà để cả nhà sưởi ấm khi lạnh và chuyện trò công việc và cuộc sống hàng ngày; Những ngày hội vui hoặc giá rét, người ta đốt lửa ở sân để mọi thành viên trong cộng đồng cùng sưởi, múa xung quanh đống lửa, tạo cho con người hiểu nhau và gắn bó nhau hơn…Có thể thấy lửa còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội mà chúng ta cần khai thác, trân trọng.
Cám ơn bạn.
RANDOM_AVATAR
havanduc
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LỬA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CON NGƯỜI

Gửi bàigửi bởi havanduc » Thứ 2 17/08/09 10:51

Tôi cũng xin đưa thêm ý khiến để ban nguyenthoavb tham khảo thêm:
Lửa rất cần cho con người, song lửa cũng gây ra những tai hoạ khủng khiếp cho con người. Chính vì vậy, đối phó với những tác hại của lửa không chỉ là việc của mỗi cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia dân tộc, mà là mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia – theo tôi, đó là điều cần phải đề cập đến. Để đối phó với những tác hại của lửa - hoả hoạn - các quốc gia đều đề ra luật phòng cháy và chữa cháy, mỗi cơ quan đơn vị đều có những quy định rất cụ thể về phòng cháy và chữa cháy; con người đã nghiên cứu và làm ra các phương tiện phòng cháy và chữa cháy hiệu quả để khắc chế lửa, giảm thiểu những tác hại của lửa đến đời sống con người. Luật pháp cũng đề ra các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật phòng cháy và chữa cháy gây hại đến đời sống xã hội và sự phát triển.
RANDOM_AVATAR
havanduc
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron