Xăm hình - Từ một góc nhìn

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Xăm hình - Từ một góc nhìn

Gửi bàigửi bởi thuclinh43 » Chủ nhật 30/08/09 14:37

[justify]XĂM HÌNH - TỪ MỘT GÓC NHÌN
Hiện nay, nghệ thuật xăm hình đang phát triển như một lối chơi thời thượng, sành điệu của giới trẻ. Nó phát triển ở hầu hết các nước cả về mặt nghệ thuật hình xăm đến công nghệ xăm.
Xăm mình còn gọi là Tattoo. Từ ngày bắt nguồn từ từ “ta” của người Polynesian (có nghĩa là ấn tượng) và từ “Tatau” của người Tahitian (có nghĩa là dấu ấn).
Tục xăm mình có lẽ bắt nguồn từ tục vẽ người của các bộ lạc xưa. Vẽ người là phương pháp trang trí bôi màu lên cơ thể. Nhưng kiều này bị hạn chế về thời gian bám dính và dễ bị rửa trôi. Và người ta đã phát hiện ra cách giữ hình vẽ lâu dài bằng cách dùng kim châm để cấy màu vào tế bào da, còn gọi là xăm mình.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Một tộc trưởng của bộ lac Maori với hình xăm trên mặt[/center]
Tục xăm mình xuất hiện khá sớm trong tiến trình lịch sử, văn hoá con người. Theo các nhà khảo cổ học và nhân chủng học thì tục xăm mình xuất hiện chậm nhất vài chục năm trước thời kỳ đá cũ. Dấu tích xăm mình cổ mà hiện nay có được đó là người xăm cỗ 5000 năm tuổi “Otzi người băng” được khai quật ở miền núi giữa Ao và Italia; hình xăm các con vật trên các xác ướp khoảng 2400 năm tuổi ở ngôi mộ cổ thời tiền sử Đông Âu ở Đông bắc Siberia; những mẫu hình học trừu tượng trên xác ướp nữ tu Amuné của nữ thần Hathor ở Ai Cập; các hình xăm trên bức tượng cỗ 3000năm trước Công nguyên ở Nhật Bản.
Các biểu tượng hình xăm ban đầu chỉ là những chấm, vạch thẳng, nét cong đơn giản. Sau dần phát triển lên những hoạ tiết phức tạp. Hình xăm có thể là những bông hoa, sóng nước, cây cỏ, những con vật yêu thích hoặc là những biểu tượng Totem, biểu tượng sắc tộc, tôn giáo...
Xăm mình trước hết là để nguỵ trang cơ thể. Con ngừơi hoà lẫn vào thiên nhiên với một tình yêu nhân bản, đồng thời đó cũng là cách tồn tại trong thiên nhiên với muôn vàng hiểm nguy rình rập. Tuy nhiên, theo điều tra nhân chủng học đã có hiện nay thì phần lớn hình xăm là biểu tượng Totem của các bộ lạc, các hình xăm này gắn liền với đời sống tín ngưỡng thờ thần, vật linh thiêng.
Theo ghi chép ngày xưa, dân địa phương sống gần eo biển Toliesi Châu Đại Dương đều vẽ một đường từ chót mũi tới trán, từ dọc sống lưng đến eo. Những nét vẽ này tượng trưng cho Totem của họ là Nhân ngư (động vật có vú sống ở biển).
Bên cạnh đó các hình xăm cũng mang giá trị tinh thần tôn giáo. Các thầy tu Ấn Độ, Thái Lan, Mianmar thường làm phép thuật thông qua các hình xăm tạo trên tay và chân các tín đồ để mang lại sức mạnh cho họ.
Hình xăm có ý nghĩa rất quan trọng trong phân biệt địa vị xã hội ở các bộ lạc. Ở bắc Mỹ, người Chickasaw nhận ra các binh hùng thông qua hình xăm. Ở Đông Bắc Mỹ cằm của phụ nữ Inuit được xăm để cho thấy tình trạng hôn nhân và nhóm tộc. Người Samoa qua các nghi lễ xăm mình để cấp phong địa vị.
Ngoài ra các hình xăm người Samoa còn được xem như là trang phục nhìn các hình vẽ, xăm trên ngừơi họ mà tưởng như là quần áo, mặt dù họ trần trụi (theo ghi chép của người Pháp cuối thế kỷ mười tám). Các hình mẫu phức tạp theo các dạng tự nhiên.
Hình xăm như nhu cầu làm đẹp, thể hiện thẩm mỹ độc đáo của tộc người điển hình như ngôn ngữ nghệ thuật xăm mình xentơ phức tạp và đầy tư duy sống.
Người Việt cổ chúng ta cũng có tục xăm mình. Theo truyền thuyết thì đó là hình xăm thuỷ quái để tránh sự tấn công của thuồng luồng trong qua trình chinh phục vùng đồng bằng sông nước. Hình xăm thời Trần còn thể hiện ý chí kiên cường chống giặc và tự tôn dân tộc qua việc thích chữ “sát thát”, “nghĩa dĩ quyên khu, hinh vu báo quốc”...
Nói tóm lại, xăm mình là tập tục cổ xưa để lại nhiều dấu ấn sinh động về cuộc sống con người.
Tuy nhiên, sự phát triển của phái Cơ đốc giáo phương Tây và Đạo giáo, Nho giáo ở phương Đông thì xăm mình bị coi như một hủ tục. Xăm mình đang là tập tục phổ biến trong các cộng đồng tộc người dần dần thoái hoá và chỉ còn lại trong một số nhóm người. Đó là những bộ lạc nhỏ bé sống biệt lập, những thuỷ thủ, nhóm xiếc hay băng nhóm tội phạm. Giá trị tình thần và thẩm mỹ của hình xăm bị chính con người bóp méo có không còn là biểu tượng của sự thiêng liêng, tự hào mà dần dần trở thành của biểu tượng thế giới ngầm, các băng đảng tội phạm như nhóm Maori - Tây Tây Lan, Yakuza – Nhật Bản.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình Mèo Maneki - Biểu tượng may mắn của người Nhật[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
Dù vậy sức sống của ngôn ngữ nghệ thuật xăm mình với giá trị mỹ học thuần khiết của các hoạ tiết hoa văn đang dần được khai thác bởi những người yêu nghệ thuật này. Các hình xăm mang tính thẩm mỹ và kỹ thuật cao. Đồng thời thể hiện nhịp sống thời đại mới. Ngoài những biểu tượng truyền thống còn có những biểu tượng của thời đại kỹ thuật số.
Công nghệ xăm hiện đạng và tiên tiến với các loại kim châm điện tử, dụng cụ phun màu áp lực cao, dùng cụ làm sẹo,...Hình thức xăm cũng đa dạng đáp ứng nhu cầu của những người chơi xăm: Xăm truyền thống, xăm phun, xăm sữa (hình xăm nổi lên khi trong máu có một lượng cồn), và xăm đề can. Ở Việt Nam nghệ thuật xăm mình ngày nay được bộ phận thành niên tiếp nhận như một lối chơi nghệ thuật mới. Họ xăm mình vì muốn có những ấn tượng và vì họ thích. Các hình xăm thường được tạo ở vùng da cánh tay, chân, ngực, lưng, dưới ruốn...thậm chí ở người muốn thể hiện “bản lĩnh chơi xăm” thì hình xăm được tạo ở những vùng kín và nhạy cảm.
[center]Hình ảnh;Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh;Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Một người đàn ông Australia (vua xăm mình) với toàn bộ diện tích da trên cơ thể đều được xăm trổ đã cam kết sẽ hiến tặng cho bảo tàng quốc gia “tài sản” quý báu của mình trước khi chết[/center]

Để tận hưởng niêm vui có một hình xăm đẹp, người chơi xăm phải kiên trì và có khả năng chịu đựng cao. Nghệ thuật xăm mình đòi hỏi người xăm có đôi tay khéo léo, sự phán đoán chính xác cự li, con mắt thẩm mỹ và óc sáng tạo.
Sự phát triển nghệ thuật xăm mình, trong xã hội hiện tại ở Việt Nam đòi hỏi một cái nhìn đúng đắn hơn của nhiều người về giá trị mỹ thuật của nó cũng như giá trị lịch sử[/justify]
RANDOM_AVATAR
thuclinh43
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 01/06/09 15:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Xăm hình - Từ một góc nhìn

Gửi bàigửi bởi onlyyou38 » Thứ 2 31/08/09 20:47

xăm hình cũng là một cách thể hiện sức mạnh và sự chịu đựng rất giỏi của người xăm .Vì xăm đau lắm mà .The61 nhưng có người lại cho xăm mình là giang hồ.Nếu biết cách sử dụng hình xăm và xăm đúng chỗ và nội dung xăm văn hoá thì chắc chắn rằng xăm mình là cách thể hiện sự yêu mình yêu cái đẹp .Và hình xăm nhiều khi sử dụng với mục đích thẩm mĩ thì sẽ trở thành nét đẹp trong việc che đi các vết xẹo hay các khuyết điểm cơ thể.
onlyyou38
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 3 09/12/08 13:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Xăm hình - Từ một góc nhìn

Gửi bàigửi bởi phuonghongxixon » Chủ nhật 20/09/09 17:37

Thêm một chút xíu chô chức năng của xăm mình, một vài người xăm mình- mỗi vết xăm liên quan đến một kỷ niệm. một dấu ấn trong cuộc đời họ mà họ ghi nhớ. Tớ thấy chức năng này hay đấy chứ!
Hiện nay ở Việt Nam, xăm mình đang rất phát triển trong giới trẻ, đặc biệt ở các thành phố lớn còn có cả những mĩ viện dành cho xăm mình. Kỹ thuật xăm mình phát triển và càng có nhiều đòi hỏi về vệ sinh cũng như ...hậu xăm mình. Có rất nhiều người nước ngoài còn đến VN để xăm mình vì: đẹp và rẻ! Với sự phát triển này và cái nhìn cực đoan dần bị mất đi thì xăm mình chắc chắn sẽ lấy lại vị trí của mình. Xăm mình không phải là xấu nhưng ta cần nên cân nhắc về môi trường sinh sống- làm việc trong hiện tại và cả trong tương lai nữa.
HÃY CHO NHỮNG GÌ BẠN MUỐN NHẬN!
Hình đại diện của thành viên
phuonghongxixon
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 8:34
Đến từ: GIA LAI
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Xăm hình - Từ một góc nhìn

Gửi bàigửi bởi nguyenhang20 » Thứ 5 24/09/09 17:04

Theo mình "xăm hình "vẫn còn là 1loại hình chưa phổ biến rộng ở VN cũng như một số quốc gia trên thế giới.Có lẽ ,ít phổ biến nên xăm hình chưa được sự đón nhận của đông đảo mọi người.VÀ ĐỂ ĐÁNH GIÁ xăm hình là loại hình đẹp hay xấu đang còn là dấu chấm hỏi? :?: .Đẹp hay xấu ở đây còn tùy thuộc vào sự đánh giá và nhìn nhận của mỗi người.Theo mình được biết vấn đề tuyển sinh ở một số trường DH như DH Cảnh sát nhân dân,dh an ninh không tuyển sinh những đối tượng có hình xăm trên người.Tại sao lại như vậy? :|
Hình đại diện của thành viên
nguyenhang20
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 2 23/02/09 12:33
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Xăm hình - Từ một góc nhìn

Gửi bàigửi bởi Huan_NgheAn » Thứ 3 01/12/09 20:49

Tôi không phản đối việc xăm hình vì có lẽ tôi chưa cảm nhận được vẻ đẹp của nó, nhưng tôi cũng không ủng hộ việc xăm hình chỉ vì....tôi không có thiện cảm khi thấy những người xăm hình. Và theo tôi được biết thì không chỉ có trường Quân Đội và Công An không nhận những người xăm hình mà kể cả những ai muốn đi xuất khẩu lao động người ta cũng không nhận đâu. :P :P :P
Chỉ nói thôi thì chưa đủ...
Hình đại diện của thành viên
Huan_NgheAn
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 6 27/11/09 13:37
Đến từ: Nghệ An
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến41 khách

cron