PHẢI CHĂNG VĂN HOÁ LÀ NHỮNG DỐI TRÁ, PHIỀN PHỨC?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

PHẢI CHĂNG VĂN HOÁ LÀ NHỮNG DỐI TRÁ, PHIỀN PHỨC?

Gửi bàigửi bởi maruvikin » Thứ 7 10/11/07 21:00

́Đặc trưng của khái niệm “Văn hóa” theo thầy Thêm là: tính hệ thống, giá trị, nhân sinh, lịch sử

Trong vũ trụ, mọi vật đều tương đối, không phải âm hoàn toàn, cũng không phải dương hoàn toàn. Thực tế không có ranh giới hay đối lập. Mọi ranh giới, đối lập đều do con người tự đặt ra và được mọi người cùng thừa nhận điều đó. Từ đó trở thành qui ước trong cuộc sống. Nếu con người không có những qui ước, những chuẩn mực tự đặt ra, thì sẽ sống hòa với tự nhiên như bản chất vốn dĩ của nó. Thế nhưng điều đó lại tạo ra một xã hội lộn xộn, ai muốn làm gì thì làm, không bị gò bó vào một khuôn phép nào cả. Vì mục đích tổ chức xã hội, muốn xã hội phát triển thì con người phải theo qui ước. Từ đó hình thành những chuẩn mực văn hóa. Con người sẽ tự qui định hiện tượng, sự vật nào là văn hóa; và không là văn hóa.

Nói rằng văn hóa là do con người tạo ra, là phải có giá trị, là phải có tính lịch sử. Nhưng thế nào mới có thể xem là có giá trị, có tính lịch sử? Và con người lại tự qui ước, tự đặt ra những chuẩn mực nào đó và ép nó vào khung giá trị, tự đặt ra thòi gian thế nào mới gọi là mang tính lịch sử. Tất cả những điều đó không phải lúc nào cũng đúng với thực tế, nhưng nó được mọi người cùng chấp nhận, tự đặt đó là qui ước và phải luôn tuân theo, có như vây thì xã hội mới theo một trật tự, mới có thể phát triển được. Đó là vì sao người ta cho rằng những đền tháp, chùa chiền mới là vật thể văn hóa; còn máy vi tính, điện thoại lại thuộc về phạm trù của văn minh; rằng đi thưa về trình mới là có văn hóa, còn nói dối, ăn cắp không phải văn hóa…

Vậy nếu bác sĩ nói dối bệnh nhân để mang lại lợi nhiều hơn hại, hoặc quân kẻ đi ăn cắp của người giàu bóc lột chia cho người nghèo thì không cho là có văn hóa hay sao?

Vì vậy phải chăng “văn hóa” là sự dối trá, là những phiền phức, những qui ước khó chịu [như thầy Thêm từng nói]?
RANDOM_AVATAR
maruvikin
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 5 08/11/07 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VĂN HOÁ KHÔNG CHỈ CÓ NHỮNG DỐI TRÁ, PHIỀN PHỨC?

Gửi bàigửi bởi jkor » Thứ 3 20/11/07 10:18

“Văn Hoá” có đặc trưng là tính “giá trị”, thêm vào đó văn hóa là do con người tạo ra, phục vụ cho đời sống con người. Tuy văn hoá là một hệ thống những ước lệ, những quy ước, những ràng buộc nhưng vì điều đó mà cho rằng văn hoá là những “dối trá”, “phiền phức” thì tôi cho rằng hơi phiếm diện. Chúng ta đang sống trong một xã hội, và để xã hội tồn tại thì nó có những quy tắc, những quy định là điều tất nhiên. Có ý kiến cho rằng phải sống theo tự nhiên mới tốt, tự nhiên là chẳng có quy luật nào cả. Thực ra không phải, tự nhiên cũng có quy luật của tự nhiên. Vì vậy chúng ta là một phần tử trong một tập hợp, một cộng đồng thì chắc chắn có những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy xã hội cũng có những quy tắc chung cho các thành viên trong xã hội. Nếu một thành viên nào đó thấy “phiền phức” với những cái chung đó thì cá nhân đó vẫn có thể ứng xử theo lối suy nghĩ của mình, tạo nên phong cách riêng, một “văn hoá riêng”. Vì thế nếu nói “văn hoá là những dối trá, những phiền phức” thì phải chăng hơi phiếm diện? Tôi xin lấy một ví dụ như sau. “Mặc” là một văn hoá do con người tạo ra. Ban đầu chỉ là để đối phó với tự nhiên, chống lại cái nóng, cái rét. Về sau khi đời sống khá lên thì nó trở thành nhu cầu thẩm mỹ, dùng để làm đẹp. Có câu “người đẹp vì lụa”, ăn mặc đẹp tuỳ hoàn cảnh giúp con người ta tự tin khi giao tiếp, tự tin tham gia vào những hoạt động xã hội, rất nhiều người có thú vui mua sắm… Dần dần tạo thành mốt nọ, thời trang kia. Tuy nhiên cũng có những người muốn ăn mặc giản dị, đơn giản. Lựa chọn ăn mặc thế này, thế kia là tuỳ thuộc vào cá nhân đó. Vì vậy “văn hoá” có trở thành điều phiền toái hay không là tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, tuỳ vào quan điểm cá nhân và ứng xử của cá nhân đó. Cái gì cũng có hai mặt, cũng có cái giá của nó phải không các bạn? :roll:
RANDOM_AVATAR
jkor
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/11/07 20:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

BÀN THÊM VỀ ĐẶC TRƯNG “GIÁ TRỊ” CỦA VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi jkor » Thứ 3 20/11/07 10:39

:idea: :idea: :idea: [justify]Theo định nghĩa văn hoá (Cơ sở văn hoá Việt Nam) thì có bốn đặc trưng để nhận diện văn hoá là : Tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Trong bốn đặc trưng trên thì “giá trị” là đặc trưng gây tranh cãi, hiểu lầm nhiều nhất. Có người hỏi tôi vậy nếu gọi là văn hoá thì tục săn đầu người của dân tộc Eskimo thì tính giá trị ở chỗ nào? Tính nhân sinh là ở chỗ nào? Hay ở một số dân tộc thiểu số có tục “ma xó”, tức là khi một người thân trong gia đình qua đời họ không chôn cất mà bó lại rồi để vào một xó trong nhà… Quả thật nếu dựa trên ý kiến cá nhân tôi cho rằng đó quả là những “văn hoá” lạ lùng! Tuy nhiên để xét tính giá trị của văn hoá thì cần đặt nó trong hệ toạ độ chủ thể - không gian- thời gian để tránh lối suy nghĩ áp đặt, kì thị khi nhìn nhận văn hoá. Văn hoá là một hệ giá trị của một chủ thể xác định trong một thời gian và không gian nhất định. Vì vậy có thể nói “bất cứ thứ gì do con người tạo ra đều là văn hóa” (theo quan niệm của những nhà Nhân học). Qua thảo luận giữa các thành viên trong lớp và thầy đã giúp tôi “ngộ” ra điều trên. Tôi nghĩ với việc toàn cầu hoá ngày nay thì việc giao lưu, tiếp xúc văn hoá giữa các dân tộc trên giới là xu thế tất yếu. Vì vậy cần có cái nhìn khách quan khi nhìn nhận các nền văn hoá khác để tránh kì thị chủng tộc. Mỗi nền văn hoá có một hệ giá trị khác nhau mang đặc trưng của mỗi dân tộc và đáng được các dân tộc khác tôn trọng.[/justify]
RANDOM_AVATAR
jkor
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/11/07 20:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG VĂN HOÁ LÀ NHỮNG DỐI TRÁ, PHIỀN PHỨC?

Gửi bàigửi bởi carmen » Thứ 5 29/11/07 0:23

Như JKor đã trình bày "Văn hoá là một hệ giá trị của một chủ thể xác định trong một thời gian và không gian nhất định" Trước kia bản thân tôi không khỏi tự hỏi "tại sao họ lại làm như thế?" khi xem những đoạn phim tư liệu "khám phá thế giới" hay đọc qua bài báo về phong tục tập quán kỳ lạ trên thế giới... Bời những phong tục ấy thực sự khác rất nhiều so với cách suy nghĩ và lối sống của tôi, thế mà người ta gọi đó là "văn hoá"(với 4 đặc trưng nhận diện như các bạn đã nêu trên )
Ở Châu Phi có một bộ tộc ít người,họ thường dùng mảnh đá sắc nhọn rạch khắp cơ thể những chàng trai trong làng, thậm chí còn có trường hợp tử vong do mất máu quá nhiều khi tiến hành nghi thức này. Nếu là tôi trước đây tôi sẽ cho rắng việc vô giá trị như thế này sao người ta có thể xem nó là văn hoá!!! Thế văn hoá là gỉ!! Không lẽ nó là tất cả mọi thứ do con người tạo ra trong quá khứ!!! :( Nhưng sau khi tìm hiểu ,tôi nhận ra rằng không thể chủ quan áp đặt lối suy nghĩ "văn hoá riêng" của mình lên nền văn hoá các dân tộc khác. Trước khi đưa ra nhận định cuối cùng ta nên đặt nó vào hệ toạ độ C-T-K ( chủ thể- Thời gian - Không gian) để xem xét và đánh giá.Ta hãy thử phân tích kỹ hơn về ví dụ nêu trên một lần nữa, thực tế đó là một bộ tộc sống gần khu đầm lầy cá sấu, quanh năm sống củng loài động vật nguy hiểm này chính những vết sẹo khắp cơ thể sẽ giúp họ trông giống chúng hơn, nhờ đó có thề tránh được sự tấn công của chúng.
Do hoàn cảnh môi trường sống khác nhau mà các dân tộc trên thế giới đều có một nền văn hoá rất
"riêng". Nếu Văn hoá là những dối trá phiền phức thì có lẽ nó là những "dối trá phiền phức" làm cho cuộc sống con người trờ nên "đầy màu sắc" và sinh động hơn.:)
RANDOM_AVATAR
carmen
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 4 28/11/07 22:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG VĂN HOÁ LÀ NHỮNG DỐI TRÁ, PHIỀN PHỨC?

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 29/11/07 12:04

Nếu không có văn hóa theo tôi trước tiên bạn sẽ không thể ngồi đánh những dòng này trên diễn đàn văn hóa hoc.(Vì không biết đọc chữ.)
Bạn không có kiến thức.
Và bạn cũng sẽ không có điều gì, không biết điều gì. Chỉ thế thôi.
Vì thế dù theo như bạn nói :"phải chăng “văn hóa” là sự dối trá, là những phiền phức, những qui ước khó chịu [như thầy Thêm từng nói]?" thì văn hóa cũng có quá nhiều giá trị đúng không bạn?
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: PHẢI CHĂNG VĂN HOÁ LÀ NHỮNG DỐI TRÁ, PHIỀN PHỨC?

Gửi bàigửi bởi lovebird » Thứ 5 29/11/07 17:56

văn hóa là hệ thống các giá trị mà mỗi dân tộc trân trọng, gìn giữ và phát huy. Nếu đó là sự phiền phức thì tại sao con người lại tự hào và ra súc gìn giữ, giới thiệu văn hóa của dân tộc mình đến các dân tộc khác trên thế giới?

Theo tôi, điểm mấu chốt ở đạy là giá trị của văn hóa. Cần phải xem văn hóa là văn hóa của ai, trong thời gian nào, không gian nào? Có thể đối với bạn đó là những điều rắc rối phiền phức nhưng đối với những người khác đó là những điều thiêng liêng mà họ lưôn trân trọng.

Ví dụ: Trung Quốc phong kiến có tục bó chân. Các cô gái thời đó thậm chí có khi bẻ gãy xương chân của mình để tiến hành bó chân vì họ cho rằng như thế mới là đôi chân đẹp. Sẽ có những người khi tìm hiểu vẻ phong tục này sẽ cho ằng đó là nhẫn tâm, la tự hành hạ thân xác của mình nhưng vào thời điểm người Trung Quốc lại cho rằng đôi bàn chân sau khi bó xong sẽ như đài sen và gót sen đó là đẹp, là quí phái và tất cả mọi người đầu làm như vậy.

Bạn cho văn hóa là đối trá, phiền phức nhưng với những người đang sống theo văn hóa của họ thì họ lại cảm thấy đó là một điều hiển nhiên, họ phải hành động theo những chuẩn mực hành vi mà văn hóa đặt ra. Khi người ta vui vẻ, tự nguêện và thấy hạnh phúc khi hành xử theo văn hóa của họ thì đó có phải là phiền phức và dối trá không????
RANDOM_AVATAR
lovebird
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 6 09/11/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẢI CHĂNG VĂN HOÁ LÀ NHỮNG DỐI TRÁ, PHIỀN PHỨC?

Gửi bàigửi bởi clover » Thứ 7 16/02/08 22:52

[justify]Năm nhất Clover có học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam.Môn này rất hay. Nhưng vì chuyên ngành của Clover không phải là Văn hoá học nên không có học nữa.Mãi đến năm tư, mình và một số bạn nữa được học môn này. Do thầy Thêm dạy. Chỉ có mấy buổi nhưng tiết học rất thú vị.Tụi mình "ngộ" (:D) ra được nhiều vấn đề; xem xét, nhìn nhận đối tượng hay sự vật ở nhiều khía cạnh khác nhau và trong những hệ tọa độ cụ thể.Có nhiều kiến thức mà Thầy đưa ra khiến tụi mình phải "gãi đầu, nhăn mặt" vì lần đầu tiên được nghe. Nhưng nó rất đúng.
Chẳng hạn như ,"Văn hóa là hệ thống những qui ước, ước lệ, giả dối...Văn hóa là những phiên phức". Phải chăng là như vậy?
+Khi nói văn hóa là giả dối, thì ta phải chú ý đối tượng nói là ai và cần giải thích. Giả dối ở đây mang ý nghĩ là không đúng với thực tế. Có thể ấy vì dụ sau: các bậccha mẹ muốn dạy dỗ cho con thì phải chỉ cho con biết đâu là người xấu, đâu là người tốt, đâu là người giỏi đâu là người yếu kém. Tuy nhiên, khi bước vào cuộc sống thực tế thì có thề người giỏi không phát triển bằng người yếu kém
+Văn hóa là những phiền phức.Quả thật là như vậy.Con vật tồn tại một cách bản năng, nghĩa là nó không có văn hóa. Con người thì tự đặt cho mình những ràng buộc. Ví dụ, con vật đói, thấy thức ăn thì nó ăn. Con người thấy thức ăn thì lại đặt ra trong đầu nhiều câu hỏi: đây là thức ăn của ai? mình có ăn được không?....=>phiền phức. Từ đó có thể thấy rằng văn hóa là những phiền phức
Clover cho rằng Văn hóa những dối trá và phiền phức.
Còn bạn thì nghĩ sao?[/justify]
Hình đại diện của thành viên
clover
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 5 08/11/07 21:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến34 khách

cron