Văn hoá nhậu

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 2 18/10/10 20:36

Nhậu có lẽ là một từ khá quen thuộc đối với tất cả chúng ta, khi vui cũng nhậu, khi buồn cũng nhậu và nói chung là ta có thể nhậu trong bất cứ hoàn cảnh tâm trạng nào.
Thực ra nhậu có có nhiều vấn đề cần phải bàn tới, có khi nhậu sẽ giúp chúng ta được một điều gì đó, chẳng hạn khi buồn có bạn nhậu để mà chia sẻ là một cái đáng quý vô cùng, khi chúng ta gặp đối tác, cuộc nhậu cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của những bản hợp đồng hoặc khi vui, đi nhậu là một cách để chia sẻ niềm vui, làm cho tinh thần thỏa mái, nối kết tình cảm...Đó là những mặt tốt của nhậu mà chúng ta không thể phủ nhận
Thế nhưng nhậu cũng đem lại những hậu quả khó lường ví như: nhậu nhiều sẽ làm hao tổn tiền bạc, tan cửa nát nhà, nhậu triền miên sẽ thành một thói quen một ngày không nhậu không chịu nổi, nhậu không biết điểm dừng sẽ làm cho chúng ta không thể làm chủ được bản thân trong moị tình huống, dễ rơi vào những cái bẫy nếu kẻ nào đó rắp tâm giăng sẵn và nguy hiểm nhất là làm chúng ta mất mạng như chơi.
Vì vậy, bản thân chúng ta phải có cái nhìn thật đầy đủ về nhậu để vừa vui mà lại cũng an toàn cho mình nữa.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 2 18/10/10 20:40

Nhậu cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm, và bản thân nó cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàigửi bởi viet_huong47 » Thứ 3 16/11/10 23:51

văn hóa nhậu miệt Vườn!
về văn hóa uống rượu thì tất cả các dân tộc trên thế giới đều có. Ở Việt Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộngđồng,với các nghi lễ, hội hè, đình đám, với những lời thề ước,
Rượu cũng là loại đồ uống không thể thiếu đối với người lao động bình dân ở vùng miệt vườn Tây Nam Bộ. Rượu là đồ uống, nhưng không phải là nước, chức năng của nó không đơn thuần chỉ là giải khát, và đương nhiên rượu cũng được chế biến kỳ công.
Rượu trong lễ nghi, phong tục: đối với người miệt sông nước, bất cứ nghi lễ nào cũng không thể thiếu rượu: như lễ đầy tháng, thôi nôi cho trẻ con mới sinh cũng dùng rượu để cúng mười hai mụ bà, mười ba đức thầy, cầu mong cho trẻ mau lớn, khỏe mạnh;Trong lễ cưới, hỏi của nam nữ thanh niên, rượu luôn luôn có mặt.
Ngày nay, trong thiệp hồng báo tin vui, người ta vẫn dùng câu "Vui lòng đến dự tiệc RƯỢU, chung vui
cùng gia đình chúng tôi".Rượu trong lễ cưới
" Rượu lưu li chân quỳ tay rót,
Cha mẹ uống rồi nối gót theo anh"
Trong các lễ hội cúng đình, cúng miễu, rượu cũng luôn luôn có mặt, và giữ vai trò quan trọng về mặt nghi lễ.
Mỗi khi có khách ở xa đến chơi thì gần như chắc chắn sẽ có nhậu. Đồ ăn, thức nhấm sang thì: Bắt con cá lóc nướng trui ,làm mâm rượu trắng đãi người phương xa. nhiều lúc cao hứng chỉ cần vài con khô cá sặt, khô cá trê, thậm chí chỉ là trái chuối chát, rái khế, trái me dốt với chén mắm ruốc, vài cục muối, mấy trái ớt, … họ cũng nhậu được!
Về chỗ nhậu thì trong nhà, ngoài vườn, trên bờ mương, đầu ruộng, … miễn là có chỗ ngồi được
là xong.
Ở miệt này, thường uống bằng ly (loại dùng uống trà), kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Uống rượu cũng có nhiều cách. Chơi nguyên táo, tức là uống cạn cả ly; cưa hai cho đậm đà tình nghĩa, tức là người trước uống nửa ly, người sau uống nửa ly còn lại. Theo cách uống này, thì ai lớn tuổi hơn được kính trọng mời uống, người nhỏ hơn uống sau. Có khi, để tỏ rõ sự sòng phẳng trong bàn nhậu họ tự giao ai bưng ly nấy uống, như vậy đỡ tốn tiền đò(tức chuyền nhau).Uống rượu thì phải cạn đáy, ai uống còn sót lại chút ít, bị cho là “kê tán”sẽ bị cười, bị mất danh của người nhậu. Ai đến sau, hoặc về trước cũng bị phạt theo “luật” vào ba, ra bảy"
Rượu còn trở thành “đối tượng” để người hiện tại giao tiếp với người khuất mặt.
Không thể tách rượu ra khỏi đời sống, nó đã trở thành nét sinh hoạt độc đáo, thú vị mà người bình dân tạo nên. Vấn đề là làm sao người dùng sử dụng nó một cách hiệu quả và hợp lý nhất.
RANDOM_AVATAR
viet_huong47
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 7 25/09/10 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàigửi bởi my hoang » Thứ 2 22/11/10 20:39

thế 1 người thì không gọi là nhậu được sao
nhiều người uống một mình mà vẫn cứ say mèm đó thôi đâu cần phải "đám đông".
hai người bạn lâu lâu gặp nhau "lai rai" mọt tí thì sao
RANDOM_AVATAR
my hoang
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 5 01/04/10 9:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàigửi bởi alo_love » Thứ 4 24/11/10 10:45

Con người có nhu cầu hưởng thụ, giao tiếp, vui chơi về mặt tinh thần. Nếu có cách nhậu hợp lí, đúng chuẩn mực thì đó là một văn hóa tốt và nguợc lại sẽ là gánh nặng cho cộng đồng. Theo quan điểm cá nhân, nhậu chỉ được sử dụng trong những buổi tiệc vui, những cái gì đó tốt lành, kiêng kị những lúc không vui, mượn ché giải sầu. Nhậu sẽ làm cho nguời ta cảm thấy gần nhau hơn về tình cảm, đặc biệt quan hệ xã hội giữa đàn ông với nhau.
Phú Yên miền thương nhớ..........
Hạnh phúc thật chỉ như mảnh thủy tinh.
Chạm thật nhẹ mảnh thủy tinh mờ nhạt.
Nắm thật chặt bàn tay sẽ chảy máu.
Đánh rơi rồi có tìm lại được đâualo_love
Hình đại diện của thành viên
alo_love
 
Bài viết: 68
Ngày tham gia: Thứ 3 14/09/10 18:01
Đến từ: Thị Xã Sông Cầu-Phú Yên
Cảm ơn: 9 lần
Được cám ơn: 8 lần

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàigửi bởi Nhu Mi » Thứ 5 24/02/11 23:54

Đề tài này quả thật hấp dẫn, với cả người không biết uống bia rượu như mình mà cũng bị lôi cuốn! Tuy là không biết "nhậu" nhưng đôi khi hay ngồi "phá mồi" xem bạn bè nhậu...
Từ "nhậu", theo mình là tụ tập nhau uống rượu, chia sẻ vui, buồn, chuyện này, chuyện kia... Từ "nhậu" rất phổ biến ở giới sinh viên học sinh. Vui vì mới lãnh tiền nhà gởi lên cũng kéo nhau đi nhậu, buồn vì bị thi lại cũng nhậu, đặc biệt nếu buồn vì "thất tình" thì chao ôi... nhậu từ tối đến sáng luôn. Không chỉ con trai mới nhậu mà cả con gái ký túc xá cũng nhậu luôn! Sau cuộc nhậu, miệng ai cũng "cho ra" lung tung. Chỉ một vài người không nhậu nhưng "phá mồi" như mình thì khổ phút cuối (dọn dẹp cả bãi rác lộn xộn đủ thứ "cho ra" ấy; cả dỗ dành, hối thúc những chị say bét (lúc khóc sướt mướt, lúc cười như điên...) đi ngủ! Thật khủng khiếp, đến sáng hôm sau, người say thì còn đang ngủ đến nỗi bỏ tiết học! Còn tụi mình thì không dám bỏ tiết học nên cố mở mắt mà đến trường sau một đêm bị mất ngủ! Tuy nhiên, sau đêm nhậu đó thì chuyện gì khúc mắc thường được nói ra, có khi được giải quyết và hiểu nhau hơn (tất nhiên là trước khi bị say bét nhè).
Đó là thời sinh viên, còn bây giờ, các bạn mình đã ra trường, làm việc! Lâu lâu bọn bạn trong lớp cũng rủ đi nhậu. Nhưng đó chỉ là từ nói cho vui chứ thực ra chỉ là họp lớp, gặp nhau ăn uống, nói chuyện, uống vài ly bia cho vui thôi chứ không say xỉn! Đó cũng thể hiện văn hóa nhậu đấy chứ! Nhậu mà không hại ai thì tốt chứ sao! Nhưng mình thì vẫn như xưa: "phá mồi" thôi. Mình không nhậu vì mình nghĩ nó không tốt cho sức khỏe của mình, dễ bị đau bao tử, lỡ uống say thì không kiềm chế bản thân, vì "rượu vào lời ra", mà đã uống vào thì khó biết mình chuẩn bị say lúc nào để mà dừng. Từ thời sinh viên, mình có quan niệm như vậy nên cứ tiếp tục như vậy đến giờ. Mình không chê người hay nhậu, chỉ chê họ nhậu mà không biết dừng đúng lúc (tức là không biết tửu lượng của mình đấy), để lại những hậu quả xấu... Mình chê luôn những người thích nhậu bên các cô gái tiếp viên trong quán nhậu (họ lạm dụng nhậu: giả say để làm chuyện trái đạo lý...). Mình cũng không đồng tình với kiểu thích ký kết hợp đồng, bàn chuyện làm ăn trong quán nhậu một cách không trong sáng (cũng có cả các cô tiếp viên phục vụ nhu cầu tối đa)... Có những người bị ép buộc phải làm việc trong môi trường vậy (ví dụ: những kỹ sư xây dựng, những doanh nhân...), họ cứ ngậm đắng nuốt cay, lo sợ "một phút dại mà mất cả đời", lo sợ người yêu, vợ mình bắt gặp, ghen tuôn...
Tóm lại, nhậu có phải là văn hóa hay không thì, như các bạn đã nói, phải có đủ 4 đặc trưng (tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử) và phải đặt nó trong hệ tọa độ KCT thì mới nhận diện được. Bốn đặc trưng trên thì ở hiện tượng "nhậu" đã có. Còn trong hệ tọa độ KCT, "nhậu', đối với từng chủ thể khác nhau thì: hoặc có tính giá trị (đáp ứng nhu cầu của người nhậu) hoặc không có tính giá trị (người không nhậu hoặc người chịu hậu quả xấu từ việc nhậu)! Nếu xét với những chủ thể mà "nhậu" có tính giá trị với họ thì hiện tượng "nhậu" có thể được xem là văn hóa!
Ý mình là vậy, mong các bạn góp ý nhé!
RANDOM_AVATAR
Nhu Mi
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Chủ nhật 10/10/10 21:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bản lãnh nhậu

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 6 25/02/11 0:31

Dạo này thấy chị Nhu Mì chịu đầu tư vào diễn đàn heng! thấy thiên hạ xôm tụ quá LG cũng góp mặt cho nó "sung". Theo mình, có nhiều loại nhậu, nhiều mục đích tổ chức nhậu cũng như nhiều mục đích tham gia cuộc nhậu. Trong đó có hai loại mục đích tổ chức cũng như mục đích tham gia của người nhậu đó là: nhậu cho vui và nhậu cho...công việc. Theo thời gian, nhậu buổi trưa chủ yếu vì công việc và nhậu buổi tối chủ yếu vì vui (còn nhậu cả ngày thì chẳng phải vui mà cũng không công việc mà chủ yếu là do rảnh rỗi hoặc do "thất" một thứ gì đó đại thể như thất nghiệp hay...thất tình! hiii). Còn tính theo không gian: nhậu nhà hàng thì nhậu thành phương tiện cho việc gì đó. nhậu vỉa hè mới là nhậu thứ thiệt.
Chia làm hai loại: nhậu cho vui chủ yếu vỉa hè (nhậu vỉa hè mới thực là thú của người nhậu) và nhậu vì mục đích thiết thực nào đấy chủ yếu diễn ra ở nhà hàng.
Bỏ qua cái thú nhậu vỉa hè, tôi muốn đề cập đến nhậu ở nhà hàng. Ở đây, nhậu không còn chủ yếu là để vui nữa, nhậu trở thành phương tiện thão mãn mục đích nào đấy mà dùng rượu ngoại hay bia sang để đạt được một cái gì đó như thương thuyết việc kinh doanh hay tạo dựng hoặc khôi phục mối quan hệ ái tình. Vì mục đích nào đi nữa, cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất của người tham gia bàn nhậu là có được mục đích và giữ được bản lĩnh. Bản lĩnh nhậu không phải là việc một người nào đó tu 24 chai Ken một mạch mà không say, cũng không phải ở chỗ một cô gái nào không hề uống một giọt bia dù bị nhiều người nài ép. Mà bản lĩnh ở chỗ họ đã sử dụng được phương tiện (bàn nhậu) để thõa mãn một phần hay hết thảy mục đích của mình. Tính giá trị của nhậu theo mình ở chỗ này đây.
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến53 khách

cron