Văn hoá nhậu

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi greedy83hn » Thứ 5 16/07/09 4:15

I.Văn hoá nhận thức về nhậu:
1.1 Định nghĩa:
-Nhậu là 1 sự việc hành động chỉ sự tụ tập của 1 đám đông,để cùng nhau uống bia,rượu,những dung dịch có chứa cồn vào cái bao tử nhỏ bé,kèm theo việc nhậu là 1 ít thức ăn hay còn gọi là "mồi",có người thì dùng mồi,cũng có người không dùng.
1.2 Phân loại nhậu:
-nhậu bình dân,hết sức giản di và dân dã,không cần đồ ăn đắt tiền,không cần ăn mặc sang trọng hay gọi là "nhậu nhẹt"/
-ngược lại nhậu bình dân thì còn gọi là nhậu sang trọng hay còn gọi là "tiệc tùng"thì quan trọng về địa điểm,đò ăn đắt tiền.
1.3 Tính nhân sinh:
-xét về mặt xã hội học thì nhậu là 1 phương tiện giúp ta có thể giao lưu với nhau,ngồi lại gần nhau để bàn bạc công việc làm ăn.
-về khía cạnh tâm lí thì nhậu nhẹt giúp cân bằng cảm xúc.nhậu cũng gắn với các hình thức tôn giáo khác nhau của nhân loại.
về phương diện y học thì bia va rượu nếu sử dụng đúng cách sẽ la liều thuốc chữa bệnh tốt.
vd: rượu ngâm với cá ngựa,bọ cạp,tắc kè,rắn..sẽ giúp bổ thận,tráng dương
bia giúp làn da hồng hào đẹp hơn.v.v....
1.4 Tính lịch sử:
-Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.

Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong thế kỷ 1 TCN rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên người Hy Lạp và cả người La Mã đều pha loãng rượu vang với nước.

Trong khoảng từ thế kỷ 8 – 9 các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ 12 qua các nhà giả kim thuật và từ giữa thế kỷ 14 lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt.
-ở Việt Nam từ xa xưa người việt đã biết nấu rượu.
1.5 Tính giá trị:
-xét theo chủ thể: Người nhậu: thỏa mãn nhu cầu về uống (rượu hoặc bia...).
Người bán đồ uống: có việc làm, kiếm được lợi nhuận.
-xét theo thời gian:Rất phong phú và đa dạng.Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng là nhậu.Ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp,Có chuyện vui,chuyện buồn,Hết giờ làm việc đồng nghiệp cùng nhau thư giãn,Ra ngoài đi công tác rồi “giao lưu”, “kết nghĩa",Có khách đến nhà,Gặp người quen,có 1 sự kiện gì cần ghi nhớ cũng đều nhậu.rồi lễ,tết đều nhậu.
-xét theo không gian:ùy thuộc vào từng vùng, miền mà mức độ nhậu khác nhau.Nhưng nhìn chung, đàn ông Nam Bộ có vẻ thích nhậu hơn.
1.6 Tính hệ thống:
-có nhiều quan niệm sai lầm về bia, đặc biệt là về giá trị dinh dưỡng và hàm lượng calo. Nhiều người thực sự nghĩ rằng bia sẽ làm cơ thể mập lên. Nhưng những quan niệm này không đúng với thực tế khi bia được sử dụng một cách có chừng mực. Thực ra, giá trị calo của bia ngang bằng hoặc thấp hơn các loại đồ uống khác. Bia cũng giàu protein và chứa nhiều vitamin quan trọng. Bia không chứa các chất bảo quản, chất phụ gia và không chứa chất béo. Uống điều độ là yếu tố chính để có một lối sống khỏe mạnh.
-ượu bia cũng cung cấp năng lượng mặc dù giá trị dinh dưỡng của hầu hết các thức uống có cồn đều thấp bởi chúng chứa ít protein hoặc chất béo. Tuy nhiên, một số sản phẩm chẳng hạn như bia cung cấp đường và cacbon hydrat, vitamin B, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng.
-Giá trị calo của bia rượu :Rượu Whiskey 245,Rượu vang đỏ 82,Bia 42
II. vĂN HOÁ NHẬU:
2.1Văn hoá tận dụng:
-Rượu bia cũng cung cấp năng lượng mặc dù giá trị dinh dưỡng của hầu hết các thức uống có cồn đều thấp bởi chúng chứa ít protein hoặc chất béo. Tuy nhiên, một số sản phẩm chẳng hạn như bia cung cấp đường và cacbon hydrat, vitamin B, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng. Bia của chúng tôi là hoàn toàn tự nhiên và được ủ rất cẩn thận. Chúng tôi sử dụng các nguyên liệu thô, đại mạch đã được nảy mầm & sấy khô, và hoa bia tốt nhất; chúng tôi ủ và lên men bia với chất lượng cao theo các công thức và tiêu chuẩn đã được chứng nhận.
-Nhiều người thực sự nghĩ rằng bia sẽ làm cơ thể mập lên. Nhưng những quan niệm này không đúng với thực tế khi bia được sử dụng một cách có chừng mực. Thực ra, giá trị calo của bia ngang bằng hoặc thấp hơn các loại đồ uống khác. Bia cũng giàu protein và chứa nhiều vitamin quan trọng. Bia không chứa các chất bảo quản, chất phụ gia và không chứa chất béo. Uống điều độ là yếu tố chính để có một lối sống khỏe mạnh.
2.2 Văn hoá đối phó:
-Nhậu đến say xỉn sẽ dẫn đến mình không làm chủ được thần kinh và gây ra chuyện như đánh nhau,tai nan.có những người lạm dụng nhậu nhẹt về để trút lên vợ con những lời lẽ thiwwus văn hoá,đánh đập vợ con v.v...
-khi nhậu sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, vốn có chức năng điều khiển các hoạt động quan trọng của cơ thể như hô hấp, tiêu hoá thức ăn và tuần hoàn máu. Nó cũng làm rối loạn các tín hiệu chuyển tới não. Đây là lý do khiến bạn gặp phải những thay đổi về nhận thức, cảm xúc, tầm nhìn và khả năng nghe khi bạn uống rượu bia. Và khi bạn càng uống nhiều rượu bia, những thay đổi này càng trở nên phức tạp.
2.3 Văn hoá sùng bái nhậu:
-có rất nhiều các câu lạc bộ nhậu.có những quán nhậu được mọc lên như nấm ở khắp nơi danhcho đủ thành phần trogn xã hội.
-ngoài ra co nhiều co sở sản xuất rượu bia để nhậu.
-Số quán rượu ở HN thì nhiều hơn quán bia và hầu như cứ hai ba con phố lại có một hay nhiều tửu điếm, tửu quán, tửu lầu. Tụ tập đông nhất là khu phố Ngọc Khánh với hàng chục quán rượu. Những quán không chuyên nhậu cũng đều có rượu bia. Ở HN hiện nổi lên mạnh nhất là một quán rượu dân tộc và mốt “vodka Hà Nội”.

Có tới hàng trăm quán rượu dân tộc với vô số cái tên đầy hương vị quê nhà hay truyền thống như Quê Mình, Bắc Sơn, Tây Bắc, Làng Tôi, Lý, Hương... và... kiếm hiệp: tửu quán, tửu lầu, tửu điếm, phạn điếm... Điểm chung là rượu các quán này đều tự pha chế từ rượu nấu thủ công ngâm với các loại thuốc nam, bắc, động thực vật khác nhau từ rắn, rết, bọ cạp, bìm bịp, gấu, bao tử dê, ngọc dương, ong đất, cá ngựa, tắc kè, sâu chít... đến táo mèo, mơ, cúc...

Những quán rượu có không gian rộng thường bày những bình, vò sành sứ lớn, bịt vải điều, dán chữ kiểu thư pháp trông rất bắt mắt. Nhiều quán vùng ngoại vi thì chôn vò dưới đất, cất giấu trong hầm... Tóm lại tất cả đều rất sang trọng, kỳ bí và gợi cảm. Tuy nhiên, chỉ chất lượng rượu thì không ai dám khẳng định. Mốt uống vodka của Nhà máy Rượu HN sản xuất mới nổi ở HN cách đây hai năm. Tuy nhiên rượu này ít có ở các quán rượu dân tộc và nếu được phục vụ ở đây thì thường với giá rất cao so với giá gốc,
2.4 văn hoá lưu luyến nhậu:
-việc nhậu nhẹt không thể thiếu nhất là trong xà hội hiện đại bây giờ dù là nhậu bình dân hay nhậu sang trọng thì việc nhậu cũng không kém quan trọng.
-có những bình luận về cách nhậu về bia rượu của TỔ THIÊN THU và LỆNH HỒ XUNG trong Tiểu ngạo giang hồ của Kim Dung.
-có những câu thơ,câu vè suyên tạc về rượu của dân nhậu: Ai trong đời mà uống rượu
mà uống rượu thì phai say
- đã không dô thì thôi
mà đã dô rồi thì trăm phần tram
P/S baif của em còn sơ xài mong thầy và các bác trong lớp k15 CHVHDG bổ sung và góp ý cho người ít bia rượu nhưng đang sắp bước chân vào con đường nhậu nhẹt này nhé.hihi.em ca,r ơn cả nhà.
-
RANDOM_AVATAR
greedy83hn
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 4 22/04/09 21:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Nhung » Thứ 6 24/07/09 16:44

[center]Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
[/center]
Nguyễn khuyến đã viết hai câu thơ trên với hàm ý là ta chỉ nhậu với bạn hiền khi đạm bàn.
Này nay người ta thường bàn bạc, thảo luận những công việc làm ăn, ký những hợp đồng, thậm chí là thăng quan tiến chức... đều trên bàn nhậu - đây cũng là lý do để các đức ông chồng biện minh với vợ khi say xỉn "hôm nay anh phải ký một hợp đồng". Hơn thế nữa nhậu cũng là một việc làm được cho là mang tính xả giao.
Nhậu với nhiều lý do, mục đích khác nhau, nhậu khắp nơi: nhậu trong tang ma, cưới xin, giỗ chạp; vui cũng nhậu buồn cũng nhậu; hết giờ làm việc đi thư giản cũng nhậu; giao lưu, kết nghĩa bạn bè cũng nhậu; khách đến nhà cũng nhậu; không chỉ nam nhi mà nữ nhi cũng nhậu...
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Nhung
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 10:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi honomushi » Chủ nhật 26/07/09 21:17

Định nghĩa "...nhậu là hành động của một đám đông ..." có vẻ ko ổn....

Cũng có người buồn nhậu , uống một mình "giải sầu " mà !!!

Nên dùng trục tọa độ thời gian -không gian - chủ thể để xét thì :

Nếu nhậu 1 mình thì đó là một nhu cầu chứ ko fai là "văn hóa " vì thiếu tính giá trị -

giá trị thường phải được đa số 1 công đồng chấp nhận

Xét về tính nhân sinh thì "nhậu " cũng ko có nốt ...Vậy có thể thấy "nhậu " ko

có giá trị văn hóa nhưng người ta thường hay nói "văn hóa nhậu " là tại sao nhỉ
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi taquangdongk15 » Thứ 6 07/08/09 22:01

Chào Bạn honomushi , bạn là người hay đùa thật đấy! Tôi thấy Phân (ị) còn là văn hóa vậy mà nhậu (uống rượu + ăn) bạn cho là “không có giá trị văn hóa”. Cả làng Cổ Nhuế xưa sống nhờ vào nghề phân, họ còn làm biểu tượng phân để thờ - phân biểu tượng cho xanh đồng, tốt lúa…ngoài ra, thầy Trần Ngọc Thêm còn có bài viết “Văn hóa nhận thức về bài tiết”. Bạn còn nói “nhậu 1 mình thì đó là một nhu cầu chứ ko fai là "văn hóa " vì thiếu tính giá trị - giá trị thường phải được đa số 1 công đồng chấp nhận”. Bạn có thấy nhiều người đi ị tập thể không? Bạn có cả một bài “Giá trị của văn hóa đọc”- thế đọc sách một mình không phải là văn hóa à? Muốn xem sự vật, hiện tượng có tính giá trị hay không thì phải xét trên hệ tọa độ C-T-K, chứ không thể nhìn vào một hiện tượng riêng lẻ để đánh giá, áp đặt. Dưới đây tôi xin nêu một vài ví dụ thể hiện tính giá trị của việc nhậu để các bạn cùng trao đổi.
Người xưa thường coi uống rượu là một thú vui thanh nhã, nên mới có câu:
[center]“Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”[/center]
Số lượng người uống thường được quan niệm là chè tam, rượu tứ thì mới hay nhưng cũng có trường hợp uống rượu một mình để làm thơ, ngâm thơ, để đàn hát, để hòa mình vào thế giới của tự nhiên…tuy nhiên cũng có người uống để đỡ cơn thèm khát, để tức giận mất khôn … đó cũng là tính 2 mặt của văn hóa.

Nhìn từ góc độ khác, Nhậu còn đóng góp một phần quan trọng đối với nghệ thuật trình diễn dân gian Việt Nam. Chúng ta có thể xem một vài ví dụ dưới đây.

Ở một số vùng quê người Việt, nhậu đã mang lại cảm hứng cho người ta đến với dân ca, nhạc cổ. Ở miền Bắc, trong bữa nhậu người ta thường hát Quan họ, Trống Quân, cò lả, Bồng mạc, sa mạc …ở miền Nam thì ca Cải lương, Vọng cổ. Và khi uống rượu cũng là lúc người ta tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Trong vốn âm nhạc truyền thống của một số tộc người trên đất nước Việt Nam thì có một số bản hát, bản đàn chỉ được thể hiện ra khi nghệ nhân đã uống rượu. Khi tôi đến một bản hẻo lánh của người Ba na, ở tỉnh Gia Lai để sưu tầm các làn điệu dân ca nhưng tôi đều được mọi người trả lời là không có. Đến trưa, tôi tổ chức bữa rượu để chia tay với dân bản nhưng sự việc lại diễn ra hoàn toàn ngược lại: khi mọi người và tôi đã bắt đầu ngà ngà say thì một giọng hát nữ mền mại khe khẽ vọng lên từ gầm sàn (đàn ông uống rượu ở trên sàn còn phụ nữ uống rượu ở dưới sàn). Tôi đã được những người cùng uống rượu cho biết: "Khi chưa uống rượu nó ngượng, nó không hát đâu".

Ở một số dân tộc ít người, nhậu đã trở thành một môi trường lý tưởng để trao truyền vốn âm nhạc và múa dân gian. Bởi vì , uống rượu làm cho người ta hưng phấn, thăng hoa, quên đi thẹn thùng để đến với nghệ thuật một cách tự nhiên, truyền cảm. Chẳng hạn, đối với người Thái, ngay từ chén rượu đầu tiên, chủ nhà đã dùng bài hát mời lẩu (một làn điệu dành riêng cho mời rượu) để mời khách, sau đó người khách hát đáp lại. Lúc đầu chỉ có một số ít người hát nhưng càng uống thì người tham gia lại càng nhiều và âm nhạc càng trở nên lung linh hấp dẫn. Khi uống rượu đến điểm cao trào, người ta thường cùng nhau hòa vào những điệu múa của dân tộc mình.

Nói đến âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thì ai cũng phải thán phục nhưng đóng góp lớn lao của rượu thì lại ít người để ý. Hầu như không có buổi trình diễn âm nhạc cồng chiêng dân gian (nguyên gốc) nào mà các nghệ nhân lại không uống rượu. Chính trạng thái lâng lâng, bay bổng của tâm hồn thì con người mới có thể hòa vào dòng chảy âm nhạc một cách tuyệt vời đến như vậy! Đã có lần, chúng tôi quay phim, thu thanh âm nhạc cồng chiêng khi nghệ nhân chưa uống rượu và chúng tôi đã thất bại về chất lượng nghệ thuật. Sau đó chúng tôi phải mua rượu và đồ nhắm để nghệ nhân uống xong rồi mới thu thanh quay hình và chất lượng nghệ thuật tốt hơn rất nhiều. Rượu có giá trị như vậy, ấy thế mà khi UNESCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại lại quên tặng cho rượu một danh hiệu nào đó – thế có thiệt thòi cho rượu không! :D

Chào greedy83hn, Khi nào bạn làm lễ nhập môn để bước chân vào con đường nhậu nhẹt thì nhớ mời tôi đấy nhé!

Xin cảm ơn trước.
RANDOM_AVATAR
taquangdongk15
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 11/07/09 17:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi taquangdongk15 » Chủ nhật 16/08/09 10:02

Dưới đây tôi xin bổ xung một số hình ảnh minh họa về nhậu liên quan tới âm nhạc và múa dân gian Việt Nam.


[center]Hình ảnh[/center]
[center]Cảnh uống rượu cần, chơi cồng chiêng và múa của dân tộc Brâu xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon tum.[/center]
Người chụp ảnh: Tạ Quang Động



[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hát dân ca dân tộc Brâu trong khi uống rượu cần[/center]
Người chụp ảnh: Tạ Quang Động
RANDOM_AVATAR
taquangdongk15
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 11/07/09 17:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi cuncon2410 » Thứ 4 11/11/09 22:02

Tôi cho rằng trước hết khi xem xét một hiện tượng có tính văn hóa hay không thì phải phân biệt hiện tượng với sản phẩm của hiện tượng đó: tỷ như nhậu có phải văn hóa ko, hay bài tiết có phải văn hóa ko, chứ không ai nói rượu có phải văn hóa không, hay phân/cứt có phải văn hóa không?

Thứ đến khi xét một sv-ht có phải văn hóa hay không thì thuộc tính quan trọng đầu tiên phải là tính giá trị. Định nghĩa chỉ để nêu lên một cách gọi tên hiện tượng đó thôi, mà định nghĩa thì vô vàn, ai cũng nêu được. Còn khi đã phân tích một sv-ht thì phải có tiêu chí rõ ràng, và định ra tiêu chí nào là quan trọng nhất. Vậy ta cần xét ht-sv ấy theo 4 thuộc tính của văn hóa: 1-tính giá trị; 2-tính hệ thống; 3-tính nhân sinh; 4-tính lịch sử, trong đó tôi cho rằng tính giá trị phải nên xét trước tiên.

Kế đến lại phải xét trong hệ tọa độ C-K-T mới chỉ ra được tính giá trị của sv-ht đó. Văn hóa là chủ quan nên đối với người này có giá trị, người kia lại không. Nhậu có giá trị với người đi nhậu, nhưng nhậu với người gánh chịu hậu quả của những cuộc nhậu là phi giá trị. Bài tiết có giá trị với người đi bài tiết, nhưng là phi giá trị với người đi dọn dẹp sản phẩm của nó. Thế nên cái gì cũng có hai mặt cả. Người này được thì người kia mất. Tôi cho rằng chẳng nên đề cao quá, dĩ nhiên cũng không nên coi thường quá một cái gì. Như hiện nay chúng ta cứ gán cho bất kỳ sv-ht nào cũng là "văn hóa", sách viết chẳng liên quan đến chủ đề về văn hóa nhưng để bán chạy thì liệt kê vào là sách "văn hóa" thì cũng là đang ở trạng thái thái quá của sự đề cao văn hóa vậy.
RANDOM_AVATAR
cuncon2410
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 16:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VU TRIEU » Chủ nhật 29/11/09 17:58

chào bạn ! Tôi thật sự không hiểu bạn đang nói gì nữa, bạn nói rằng nhậu cũng mang tính văn hoá. Vậy theo tôi đó chỉ văn hoá của chính bạn mà thôi chứ đây là lần đầu tiên tôi nghe nói nhậu cũng là văn hoá. bạn đưa ra ví dụ là dân tộc tây nguyên uống rượu cần là nhậu ư! Toi nghĩ đó không phải là nhậu mà đó chính là nét đẹp văn hoá trong phong tục tập quán của họ. Không phải các thành viên trong diễn đàn có đồng ý với ý kiến của tôi không nữa.
TOAN PHUONG
RANDOM_AVATAR
VU TRIEU
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 17:05
Đến từ: Lớp Đại học Quản Lý Văn Hoá 3 Khao Quản Lý Văn hoá nghệ thuật Trường Đại học Văn Hoá Tp.Hồ ChÍ Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi haclong » Thứ 4 06/01/10 18:36

Chắc chắn là ko đồng ý rồi . Mình khẳng địng nhậu là văn hóa . Bạn Triều sai rồi đó . Mình đồng ý với cuncon. Bạn nói cuncon như vậy là không được . Văn hóa luôn có hai mặt .Tốt với người này và không với người kia. Nhậu là không tốt với bạn nhưng là tốt với người khác . Nếu không có nhậu cuộc sống sẽ rất buồn tẻ . Và bạn có lẽ là người buồn tẻ
RANDOM_AVATAR
haclong
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 4 06/01/10 18:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI NÉT VỀ NHẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VU TRIEU » Thứ 3 19/01/10 20:55

MÌNH CẢM ƠN BẠN NHA! BẠN NÓI ĐÚNG VĂN HÓA BAO GIỜI CŨNG CÓ HAI MẶT NHƯNG CÚNCON NÓI RẰNG DÂN TỘC TÂY NGUYÊN UỐNG RƯỢU CẦN LÀ NHẬU THÌ CHƯA CHẮC ĐÙNG. THEO MÌNH NGHĨ ĐÓ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC TÂY NGUYÊN BỞI VÌ NÓI ĐẾN TÂY NGUYÊN NGƯỜI TA NGHĨ NGAY ĐẾN RƯỢU CẦN VÀ CỒNG CHIÊNG NHU LÀ NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA VÙNG ĐẤT NÀY.
TOAN PHUONG
RANDOM_AVATAR
VU TRIEU
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 31/10/09 17:05
Đến từ: Lớp Đại học Quản Lý Văn Hoá 3 Khao Quản Lý Văn hoá nghệ thuật Trường Đại học Văn Hoá Tp.Hồ ChÍ Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Văn hoá nhậu

Gửi bàigửi bởi kawaii koinu » Thứ 4 24/03/10 22:04

Mình đang làm một bài nghiên cứu về văn hoá nhậu. Theo mình nhậu là một hiện tượng văn hoá lý thú nhưng không phải ai cũng nhận ra giá trị của nó, thậm chí có thể nói là chối từ việc công nhận nó. Thử hỏi nếu nhậu không có một chút giá trị nào thì làm sao nó có thể lôi kéo được cả xã hội như vậy.
Hiện nay mình đang lấn cấn ở vấn đề định nghĩa "nhậu" là gì? Thực ra có một vài từ điển có đề cập song rất ít. Có ranh giới nào để phân biệt văn hoá nhậu và văn hoá uống rượu của người Việt không? Có thể tìm tài liệu về nhậu của nhà văn Sơn Nam trong những tác phẩm nào? Các bạn giúp mình với. Xin cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
kawaii koinu
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 25/12/09 20:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến48 khách

cron