Năm mới nói chuyện cũ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Kim Anh » Thứ 4 11/05/11 0:00

Chào bạn duongminhhoang,
Tôi đồng ý với bạn là trong nghiên cứu khoa học thì cần phải có sự tranh biện để tìm ra một cách lý giải, một kết quả đúng đắn nhất, hợp lý nhất cho khoa học thì công trình nghiên cứu ấy mới có giá trị.
Nói về những vấn đề bạn thắc mắc “văn hóa là cái gì, cái gì không phải là văn hóa” hay “đối phó có phải là văn hóa không” …vv và vv, thì hầu như LG và QT đã có giải thích, cho ví dụ khá là đầy đủ rồi. Điều quan trọng là cách tiếp nhận, cách hiểu của bạn về nó như thế nào mà thôi.
Còn theo tôi, bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản rằng, muốn kết luận một hiện tượng, sự vật nào đó có thuộc VH hay không, thì bạn cần phải xem xét mối tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” trong chúng vì trong cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn và tùy theo bình diện được xem xét.
Ví dụ, bạn muốn hiểu rõ "hành động khoe của quý" trước mặt người khác có phải là văn hóa hay không?, thì bạn phải xác định được “hành động ấy” xảy ra ở đâu, vào thời gian nào và với ai thì nó có giá trị, và ngược lại thì không có giá trị hoặc chỉ có giá trị với bản thân người ấy mà thôi….
Còn về lễ hội “khỏa thân khoe của quý ở Nhật Bản” mà QuangTuan nhắc tới không biết có phải là “lễ hội Hadaka Matsuri ở Nhật Bản” không, nhưng bạn có thể vào xem thêm ở website: “http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=204248”. Theo tôi, lễ hội này khá thú vị và rất văn hóa đấy.
Chúc bạn luôn tìm được niềm vui trong cuộc sống.
RANDOM_AVATAR
Nguyen Thi Kim Anh
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 5 14/10/10 15:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 4 11/05/11 10:00

Chào bạn duongminhhoang,

Mình đang học hỏi và cũng có nhiều băn khoăn thắc mắc như bạn. Mình cũng đã thử tìm nhiều lần. Một số điều thành công và phần nhiều vẫn chưa thành công.
duongminhhoang đã viết:câu hỏi "Văn hóa là cái gì, cái gì không phải là văn hóa?",
Câu hỏi này của bạn mà dễ thì chắc chẳng thể có nhiều định nghĩa về văn hóa như chúng ta được biết.

Wikipedia đã giải thích điều này rồi: "Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người".

Vì khái niệm văn hóa có đặc thù như vậy, cho nên trong khi chưa có được một sự thống nhất chung về khái niệm này, mỗi nhà khoa học, mỗi người quan tâm có thể có riêng một cách hiểu và tìm cách định nghĩa nó sao cho gần với nội dung của nó nhất có thể (1). Những người không tự định nghĩa thì nghiên cứu và chọn một định nghĩa mình cho là hợp lý và tuân thủ theo nó (2). Chúng ta là những người quan tâm, nếu không thực hiện cách (1) thì làm cách (2), nếu thấy cách (2) không cho kết quả thì lại mày mò cách (1).

duongminhhoang đã viết:thầy cho rằng "Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt đọng thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội", em thấy có phần mơ hồ. Bởi lẽ giá trị là một phạm trù quá rộng lớn mà chúng ta không thể xác định hết. Dùng một khái niệm rộng để giải thích cho một khái niệm rộng (Văn hóa) chẳng phải là mơ hồ hay sao? Nếu hiểu giá trị là "những nguyên tắc, chuẩn mức, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người" thì mọi thứ đều là văn hóa.
Cách trình bày của bạn, cho thấy bạn đang nghiên cứu định nghĩa của GS. Thêm, bạn thấy nó chưa hợp lý và muốn được tranh thủ ý kiến mọi người trên diễn đàn.

duongminhhoang đã viết:hành động khoe "của quý" trước mặt người khác là văn hóa?

May mà bạn cho "của quý" vào trong ngoặc kép.

1. Suýt nữa mình nói rằng nó bình thường và rất văn hóa, vì hình như ai cũng có thói quen khoe bạn bè, người thân về món đồ mới, đồ đẹp, đồ quý, điểm tốt, bằng khen, giấy khen... để hãnh diện; không ít bố mẹ khoe con (chả lẽ con mà không quý)... Nhưng thực sự có những của quý chả dám khoe, vì khoe có vàng hay kim cương trong thời buổi hiện nay thì hơi nguy hiểm. Chị em phụ nữ ít dám đeo đồ trang sức khi ra đường. Có thứ quý hơn nữa thì giấu đi, chỉ riêng mình dùng hay chỉ dùng khi thật cần thiết.

2. "Của quý" trong ngoặc kép (theo mình hiểu ý bạn cho nó là dương vật) thì quá quý rồi. Quý cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mình đã nghe GS. Thêm nói chuyện về "Quan hệ nam - nữ trong lịch sử", thầy nói ý này: cơ quan sinh dục nam và nữ quan trọng tới mức người ta nghĩ ngay tới việc bảo vệ nó khi có ý thức về nó. Mình suy ra rằng cái lá nho, cái khố có đầu tiên trong các loại trang phục để giúp người đàn ông thực hiện chủ ý này. Vì vậy, mình nghĩ rằng chuẩn mực của các dân tộc có ý thức về "của quý" thì không cho phép của quý được thoải mái trưng ra. Dần dà, che cơ quan sinh dục bằng trang phục là chuẩn mực.

Với trường hợp khoe thì sao? Mình thích động từ "khoe" của bạn, nó mang tính chủ động và ý hãnh diện, cũng ngầm chứa đối tác. Nếu đối tác không phản đối và cộng đồng không cấm đoán, thì có vi phạm gì đâu. Các bạn trai mới lớn thường đóng cửa làm việc này với nhau. Nhưng nó chỉ là văn hóa khi "là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa" (Ralph Linton). Như vậy, nhiều trường hợp "khoe của quý" là không văn hóa.

Những trường hợp không khoe cũng không che như trong phòng khám của bác sĩ, các dân tộc không dùng trang phục, trong phòng thay đồ, trên bãi tắm tiên... thì vẫn không bị cộng đồng phê phán thì không vi phạm chuẩn mực xã hội.

duongminhhoang đã viết:Theo tìm hiểu của tôi (tất nhiên kiến thức là vô hạn) thì chưa có ai cho rằng việc khoe của quý ở bất kỳ hoàn cảnh nào (không nói các trường hợp là tác phẩm nghệ thuật) được cho là có văn hóa. Do vậy, nếu nói hành động khoe của quý là một nét văn hóa thì tôi nghĩ cần phải xét lại.
Vậy thì "quan hệ" vợ chồng có phải là văn hoá hay không? Có khoe đấy! Khoe mạnh là đằng khác.

3. Các bạn làm mình tò mò chết đi được. Xem đi xem lại mãi mấy clip trong bài "Văn hoá dương vật" mà chưa được diện kiến lần nào. Có ai hở ra đâu mà thấy! Chức năng giáo dục của văn hóa ở đấy chứ còn ở đâu. Nó giáo dục rằng có làm gì đi chăng nữa cũng phải tuân thủ chuẩn mực xã hội. Cộng đồng không muốn nhìn thấy "của quý" nguyên con trên cơ thể người sống thì phải sử dụng nó làm sao không vi phạm chuẩn mực ấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Mình bái phục "của quý" quá cơ. Ngoài chức năng chính để duy trì nòi giống đã được sùng bái thành vật thờ rồi, còn có biết bao công năng khác nữa. Đúng là quý có khác.

Các bạn ơi, thế còn cái của nữ thì sao? Khoe nó ở đâu, bao giờ thì có thể được coi là văn hoá?
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi hoc that » Thứ 4 11/05/11 11:00

Cảm ơn các bạn đã tham gia thảo luận topic này.

Tôi đưa lại chủ đề này nên đây không ngoài mục đích học hỏi thêm qua những bài viết của những thành viên trên diễn đàn này. Tôi thấy mọi người còn thảo luận với tinh thần bảo vệ ý kiến của thầy Thêm và phản bác những ý kiến nghi vấn hoặc trái với ý kiến của Thầy Thêm nhiều hơn là mổ xẻ vấn đề để xem xét các bình diện của vấn đề cả tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên các ý kiến đều rất đáng quan tâm.

Mong các bạn tiếp tục đóng góp thêm nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến văn hóa, đặc biệt liên quan đến cuốn sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" để chúng ta có một cuốn sách về văn hóa Việt Nam hoàn chỉnh hơn.
RANDOM_AVATAR
hoc that
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 2 31/01/11 14:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 4 11/05/11 11:19

hoc that đã viết:Tôi thấy mọi người còn thảo luận với tinh thần bảo vệ ý kiến của thầy Thêm và phản bác những ý kiến nghi vấn hoặc trái với ý kiến của Thầy Thêm nhiều hơn là mổ xẻ vấn đề để xem xét các bình diện của vấn đề cả tích cực lẫn tiêu cực.
Chúng tôi đang theo học thầy Thêm. Chưa dám nói mình hiểu được hết các điều thầy dạy. Trao đổi trên diễn đàn, chúng tôi không dám bảo vệ thầy Thêm đâu (Thầy kiến thức uyên thâm dạy chúng tôi thì dư sức tự bảo vệ mình. Đây là khoa học, trí tuệ chứ có phải khuân vác đâu mà thêm người thêm sức). Chúng tôi đang tiếp tục học bằng cách thử vận dụng cái mình hiểu để trình bày ý kiến về vấn đề người khác đặt ra, và kiểm nghiệm kiến thức của mình.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 5 12/05/11 15:34

Chào "duongminhhoang" thân mến!
Khi đọc qua comment của bạn tôi xin phép có mấy ý sau (một cách ngắn gọn) thôi.
Để xác định nó có phải là văn hóa hay không? theo tôi thì có rất nhiều bước nhưng trong trường hợp “khoe của quý” mà bạn đưa ra. Tôi có vài ý sau:
Thứ nhất: Chúng ta nên xác định việc “khoe của quý” mà bạn đưa ra là ở đâu là ở Việt Nam, Nhật Bản…. (Theo tôi nhận thấy, GS. Trần Ngọc Thêm không đề cặp nhiều đến không gian là Việt Nam) --> có thể loại Việt Nam.
Thứ hai: Trong “chuẩn mực” của xã hội mà GS. Trần Ngọc Thêm đề cặp theo bạn họ có chấp nhận việc "khoe của quý" như thế nào? ==> tức là tính "giá trị"? Họ nhận thức về vấn đề "khoe của quý" có phản cảm hay không, có bị xem là "bất lịch sử" hay không?
Thứ ba: Ví dụ: Hành động của "một người" trong một xã hội xem việc "khoe của quý" là phản cảm, là trái với đạo đức xã hội, trái với truyền thống -->thì chúng ta kết luận rằng người có hành động như vậy là "bệnh" --> nếu là “bệnh” thì trường hợp này chúng ta không tính đến.
Thứ tư: Lễ hội "khoe của quý" ở Nhật Bản là có thật, còn như "duongminhhoang" đã nêu là chỉ "bằng gỗ" thôi thì chưa chắc? (ở đây người Nhật tạo hình dạng dương vật bằng mọi chất liệu từ sắt --> thức ăn). "người Nhật trước kia đã từng "khỏa thân" tôi đã nêu ---> tôi muốn nhấn mạnh vấn đề khoe của quý không có gì là "lạ" và phản cảm như bạn nghĩ cả.
Thứ năm: "người Nhật trước kia đã từng "khỏa thân" để khoe của quý đó "duongminhhoang". Tôi có nêu trong phần comment trước với "duongminhhoang" thật ra câu này ý tôi viết chính xác như sau "có lẽ người Nhật trước kia đã từng "khỏa thân" để khoe của quý đó “duongminhhoang"(tất nhiên là trong lễ hội "khoe của quý" của họ thôi). Ý người viết muốn nói là cái gì? chứ không phải thấy "không đúng" thì cho người khác sai toàn phần cả. Mà thật ra văn hóa mặc cũng chỉ mới thật sự có đây thôi, thậm chí tới giờ một số dân tộc vẫn sống "trần trụi" đó thôi như tộc người "Chứt" chẳng hạn, mà còn nhiều dân tộc khác nữa trên thế giới.
- Văn hóa ăn, mặc chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu có "ý xấu" với nhau mà thôi, tức là con người không còn "trong sạch" nữa trong suy nghĩ nữa. Nhưng trong nghệ thuật người ta cho rằng "thân thể con người là một nét đẹp riêng biệt" cần tôn vinh nên mới có “ảnh nghệ thuật khỏa thân”. Và hầu hết các nghệ thuật “tạc tượng” ở phương Tây nếu bạn để ý, không những là khoe "của quý" mà khoe "cả thân thể" con người đó chứ, nghệ thuật đó biểu hiện cái gì? giá trị là ở đâu?.
- Khác với nhu cầu thuộc về bản năng thực vật để sinh tồn , mặc ngay từ đầu là dấu chỉ phân biệt con người với các giống loài với các giống loài khác.
Theo quan niệm phổ biến từ "Thánh kinh" mặc bất nguồn từ "quán tính xấu hổ" , dung đồ mặc để chê thân trong quá trình nhận thức. Quá trình nhận thức không phát xuất từ tư duy mà gắn với đời sống hiện thực của của tộc người. Văn hóa "mặc" thật ra chỉ xuất hiện cách đây.
Như tôi đã trình bày ở phần "bình luận" trước, đừng xem văn hóa là cái gì đó hoàn toàn là "cái gì đó đẹp, lý tưởng..." mà xem cả hai mặt của vấn đề....
"Thiết nghĩ trong tranh luận khoa học chúng ta nên tranh luận với một cái đầu không định kiến và tôn trọng người tranh luận với mình. Đừng vì một lý do nào đó làm mất đi sự trong sáng trong tranh luận khoa học, cũng đừng nên dùng những lời lẽ để hạ thấp người tranh luận với mình. Tôi luôn cảm phục những ý những lý lẽ xác đáng và chỉ những người có những lý lẽ hợp lý mới cho thấy con người ấy có tri thức" ("duongminhhoang"). Với lý do, bạn nêu trong tranh luận về "khoa học" thì rất có lý và rất hay. tuy nhiên, khi đọc những lời lẽ mà bạn đưa ra lại không vậy? nếu muốn tranh luận như một khoa học "chân thật" thì trước tiên mình phải chân thật đã, phải xem đó là cái mình cần tìm đến (là tri thức) chứ không ngoài ý khác . Ở đây, tôi không có lý do gì mà không trong sáng cả, không trong sáng thì làm sao tôi giải thích với bạn những cái tôi biết... Chúng tôi, luôn rất muốn chia sẽ cùng bạn...nhưng khi "trách" người khác thì nên xem lại "cách mình làm như thế nào". Chúng tôi luôn rất hoan nghênh những ai cùng muốn học hỏi, cùng tìm hiểu...chứ không phải đưa ra câu hỏi "thách đố" người khác? không chịu tiếp nhận và sau đó, lại giải thích theo sự hiểu biết của mình....để tỏ rằng mình cũng biết "vấn đề" đó...như thế thì cần gì mà trao đổi? Thật ra, tôi đang nghĩ "có lẽ bạn là con gái và đang "trục trặc về vấn đề này" thì phải"...chào bạn....có gì muốn thảo luận chúng tôi sẵn sàng hoan nghen nếu vấn đề đó là để thảo luận, học hỏi ...và mang tính khoa học chân chính.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 5 12/05/11 23:41

Chào bạn!
Khi đọc bài viết của bạn xoay quanh định nghĩa văn hóa của thầy Thêm cũng như phần trả lời bài của bạn tôi cũng muốn có một vài trao đổi nho nhỏ.
Thứ nhất: Về định nghĩa văn hóa như bạn cũng biết trên thế giới hiện nay đã có đến mấy trăm định nghĩa về văn hóa, mỗi nhà nghiên cứu là một định nghĩa thế nhưng chúng ta cần phải hướng đến một định nghĩa để làm việc - tôi nghĩ GS Thêm đã nói đúng. Có những định nghĩa rất mơ hồ làm người ta vô cùng khó để phân biệt cái gì thì là văn hóa, cái gì thì không phải là văn hóa, thế nhưng tôi nghĩ với định nghĩa: "Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" cho thấy sự rõ ràng, mạch lạc. Bạn tự nhận mình là học trò của thầy Thêm nhưng lại không hiểu gì về định nghĩa của thầy hết, thật đáng buồn. Nếu muốn hiểu được rõ ràng bạn phải biết định vị cho nó theo hệ tọa độ nhất định như bạn LinhGiang đã hướng dẫn bạn rồi, tôi không nhắc lại nữa.
Thứ hai: Dựa vào định nghĩa văn hóa của thầy bạn đã đưa ra thắc mắc: “Nếu hiểu giá trị là "những nguyên tắc, chuẩn mức, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người" thì mọi thứ đều là văn hóa. Vậy cái nào là văn hóa và cái nào là phản văn hóa? Một người khoe "của quý" của mình trước mặt người khác khiến người đó phải xấu hổ nhưng lại cảm thấy làm như vậy họ cảm thấy thỏa mãn, như vậy họ thấy rằng điều họ làm là có giá trị với bản thân họ. Như vậy theo định nghĩa của thầy, hành động khoe "của quý" trước mặt người khác là văn hóa?
Trên trang vanhoahoc.edu.com có bài về văn hóa dương vật của thầy, thầy sưu tầm những video người đàn ông dùng dương vật đánh đàn để minh họa cho cái thầy gọi là "văn hóa dương vật" thì chức năng giáo dục của văn hóa ở đâu? Phải chăng cái gì ta cho nó là văn hóa thì nó là văn hóa?”.
Tôi muốn nói với bạn muốn xem nó là văn hóa hay phản văn hóa bạn nên đặt nó vào một hệ tọa độ nhất định, chính xác ở đây là một đất nước với những nét văn hóa đặc trưng của đất nước đó. Vậy “khoe của quý” trước mặt người khác nếu đặt ở Việt Nam thì nó có giá trị với bản thân người đó nhưng lại là một hành động phản văn hóa đối với xã hội. Thế nhưng nếu bạn đem nó đặt vào xã hội phương Tây hay Nhật Bản và một số địa điểm mà QT nêu ra khi trả lời bạn rõ ràng là nó hoàn toàn có giá trị và là văn hóa. Cái khúc mắc của bạn ở đây chẳng qua là bạn vẫn chưa nắm thật vững về cách thức xác định cái nào thuộc về văn hóa và cái nào không thuộc về văn hóa mà thôi.
Thứ ba: Bạn có thắc mắc "Văn hóa là cái gì, cái gì không phải là văn hóa?", "đối phó có phải là văn hóa?" và xin hỏi: nếu nói văn hóa là mơ hồ thì chức năng giáo dục,như định hướng của văn hóa ở đâu? Chẳng lẽ chúng ta dạy cho con cháu chúng ta đi trên con đường vô định, mờ mờ, ảo ảo?. Theo tôi, đối phó đặt trong những hoàn cảnh, không gian, thời gian nhất định nó mang lại những hiệu quả nhất định cho con người nó cũng là văn hóa, ví dụ khi bạn bất ngờ bị một ai đó bắt phải làm một việc mà bạn hoàn toàn chưa chuẩn bị, không biết và bạn bị yêu cầu phải hoàn thành gấp vì nó có liên quan đến quyền lợi của bạn, lúc đó bạn sẽ làm gì? Chắc chắn bạn sẽ phải làm nhưng rõ ràng không thể nào đạt đúng như mong muốn như thế chẳng phải đối phó sao? Thế nhưng rõ ràng người giao việc cho bạn ít nhất cũng tạm hài lòng khi bạn đưa ra kết quả và bản thân bạn cũng không phải sống trong sự lo sợ khi không hoàn thành, vậy rõ ràng đó cũng là những giá trị đó chứ.
Đi vào vấn đề tiếp theo, bạn nói văn hóa là mơ hồ, tôi nghĩ cũng có phần như vậy bởi nếu nó rõ ràng quá thì cần gì người ta phải đi tìm và đưa ra đủ mọi định nghĩa thế. Và chính cái mơ hồ đó mới là văn hóa, vậy chúng ta giáo dục con cháu như thế nào ư? Bạn đừng lo khi con cháu mình sinh ra trong một vùng văn hóa nhất định, chính cái mơ hồ của văn hóa nó sẽ dạy cho con cháu mình biết cái gì là văn hóa. Tuy nhiên không phải lúc nào văn hóa cũng mơ hồ, có những cái rất rõ ràng đó chứ cái quan trọng là chúng ta dạy con cháu mình tiếp cận và tiếp nhận văn hóa như thế nào mà thôi. Tôi lấy ví dụ đơn giản như bạn dạy con cháu bạn chào hỏi một người khi gặp mặt đó chính là văn hóa trong giao tiếp, cái đó vừa mơ hồ mà cũng rất rõ ràng phải không bạn.
Tôi nghĩ rằng bạn đang cố gắn văn hóa với cái gì đó thật cụ thể, thật rõ ràng và phải thật đẹp, thật hoàn hảo, thật to tát. Bạn ơi, bạn đã nhầm rồi, văn hóa luôn ở quanh chúng ta mọi lúc, mọi nơi và từ những cái nhỏ nhặt nhất. Chính vì thế khi bạn thắc mắc về định nghĩa văn hóa của thầy Thêm và kèm theo câu hỏi “khoe của quý” thì bạn cũng phải nhìn lại một chút về vấn đề tế nhị này ở khía cạnh khác đã được nói đến trong cụm từ “ văn hóa đồi trụy”.
Hi vọng với một vài trao đổi của tôi sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa của GS Thêm và vấn đề tranh luận khoe của quý có phải là văn hóa hay không.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi duongminhhoang » Thứ 2 16/05/11 21:56

Cảm ơn bạn Binhan, Quang Tuan, nuthanbien đã "chỉ" cho tôi về những điều tôi thắc mắc. Qua những gì các bạn đã cố gắng kiên nhẫn giải thích tôi đã phần nào nhận ra rằng có lẽ mình vẫn chưa lĩnh hội được gì. Hơn nữa tôi lại phải băn khoăn với một khái niệm mới mà bạn nuthanbien mới đưa ra. Tôi thắc mắc rằng sao lại gọi là "văn hóa đồi trụy"? đã là văn hóa sao lại đồi trụy? bạn có thể giải thích kỹ hơn cho tôi được không?

Tôi cũng trả lời bạn Quang Tuan rằng tôi không phải là con gái và hoàn toàn không có gì trục trặc về vấn đề vấn đề nào cả. Nếu ý kiến của tôi đưa ra chưa đúng hay có gì làm bạn phật lòng, mong bạn cho hai chữ "đại xá" và tiếp tục đóng góp ý kiến để tôi được rõ hơn.
Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu
RANDOM_AVATAR
duongminhhoang
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 08/03/10 10:34
Đến từ: Ho Chi Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 3 17/05/11 7:14

duongminhhoang đã viết:Tôi thắc mắc rằng sao lại gọi là "văn hóa đồi trụy"?
Mình xin ghi lại quan đểm của thầy mình (Thưa thầy, nếu thầy có vào đây, xin thầy kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép). "Văn hóa đồi trụy" là một khái niệm ghép hai cách nhìn của hai đối tượng khác nhau. "Văn hóa" là cách nhìn của chủ thể sáng tạo. "Đồi trụy" là cách nhìn của một số đối tượng tiếp nhận sản phẩm.

duongminhhoang đã viết:Cảm ơn bạn Binhan, Quang Tuan, nuthanbien đã "chỉ" cho tôi về những điều tôi thắc mắc. Qua những gì các bạn đã cố gắng kiên nhẫn giải thích tôi đã phần nào nhận ra rằng có lẽ mình vẫn chưa lĩnh hội được gì.
Mình sẽ xem lại cách trình bày của mình. Cố gắng viết đơn giản, chính xác hơn vấn đề muốn nói. Cám ơn bạn duongminhhoang.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Năm mới nói chuyện cũ

Gửi bàigửi bởi hoanglanqb » Thứ 3 17/05/11 20:58

Có một học giả đã thừa nhận rằng “chính tri thức của tôi cản trở con đường nghiên cứu khoa học của tôi”. Tôi không biết bạn có giống học giả đó hay không nhưng tôi cảm nhận bạn đang có khá nhiều tri thức về văn hóa cũng như khá nhiều định kiến đang tồn tại trong đầu và những tri thức bạn đã có về nó đã "mọc rễ" và bạn đã không “giải trí” khi tiếp xúc với tri thức mới. Nên xảy ra tình trạng rất nhiều người cố gắng giải thích cho bạn hiểu nhưng bạn không thừa nhận hay cố tình không hiểu.?

Chính vì vậy dù tôi đã không định tham gia vì có nhiều gương mặt góp ý rồi nhưng xem ra mọi chuyện chưa ngả ngũ nên tôi- dù không có tham vọng giúp cho duongminhhoang hiểu nhưng lại rất mong hiểu được duongminhhoang.

Ở đây có thể xảy ra hai trường hợp:
Trường hợp 1: nếu bạn không hiểu thật và bạn muốn hiểu thì bạn có thể xin thầy Thêm học lại môn Lý luận văn hóa học vào tháng 9 tới (theo dõi các topic mà bạn đã tham gia vào diễn đàn tôi đoán bạn học ngành Châu Á học từ năm 2009?) Trong đó, thầy nói rất rõ về tình hình chung của Định nghĩa cho từ "văn hóa" và diễn giãi về định nghĩa của thầy. Hoặc đọc lại thật kỹ các ý kiến đóng góp trong diễn đàn.

Trường hợp 2: chính là trường hợp tôi nêu ở trên, bạn cố tình không hiểu lời của mọi người góp ý. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tôi đồ rằng khi bạn có sự nghi ngờ về tính khoa học của GS Thêm phải chăng bạn đã có chủ ý hoặc tâm đắc đối với một định nghĩa nào đó? Bạn có thể nêu lên (và phân tích tính khoa học của định nghĩa đó) để mọi người có thể tham khảo (học hỏi) với được không? Và theo định nghĩa mà bạn tâm đắc thì “khoe của quý trước mặt người khác có phải là văn hóa không?” vì sao?

Rất mong được nghe ý kiến của bạn.
RANDOM_AVATAR
hoanglanqb
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 7 05/03/11 0:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách

cron