NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi MINHPHUONGK11 » Thứ 6 25/02/11 14:39

“Ngồi lê đôi mách” dưới góc nhìn văn hóa
“Ngồi lê đôi mách” là một hiện tượng văn hóa. Dựa trên bộ công cụ CKT, có thể thấy rằng đây là một hiện tượng rất phổ biến trong đời sống con người. Người ta có thể nói say mê về chuyện của người khác, nói không chủ ý hoặc nói một cách có mục đích.
1. Xét ở hệ tọa độ.
Về không gian, có thể thấy hiện tượng này ở bất kì nơi nào. Ở nhà, ở lớp học, trong quán ăn, trên vỉa hè…
Về thời gian, người ta có thể nói chuyện bất cứ lúc nào. Một nhóm sinh viên rủ nhau cùng học bài nhưng nội dung có thể hướng sang một bộ phim, một diễn viên điện ảnh, hay một câu chuyện trên báo từ lúc nào không biết… Hay câu chuyện một gia đình trong xóm vừa tậu được một chiếc TV 21 inches. Nhờ tài “ngồi lê đôi mách” của các bác hàng xóm mà cả xóm đều biết.
Về chủ thể là người Việt Nam.
2. Xét ở 4 đặc trưng của văn hóa.
Tính hệ thống:
Đây là một hiện tượng văn hóa phổ biến vì người Việt vốn có tính cộng đồng, thích quan tâm lẫn nhau và đôi khi quan tâm thái quá dẫn đến nhiều chuyện. Thêm vào đó, văn hóa Việt Nam có nguồn gốc nông nghiệp, trọng tình. Trong lao động, người ta có thời gian tập hợp lại với nhau, thích trao đổi thông tin cho nhau đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm. Nói hết chuyện của mình thì nói sang chuyện người khác, cuối cùng là ngồi lê đôi mách. Nó thu hút sự tham gia của nhiều người, có thể nói không ai không một lần ngồi lê đôi mách.
Tính giá trị
Do đó, ngồi lê đôi mách cũng là một hiện tượng có giá trị vì nó là một công cụ giúp điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của con người (áp lực dư luận). Ngồi lê đôi mách là tốt hay xấu là do nội dung người ta nói với nhau, không gian và thời gian xảy ra câu chuyện đó.
Tính nhân sinh
Do gắn liền với con người và hoạt đông của con người trong xã hội. Tuy không thể nói đây là hiện tượng xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Nhưng thông qua ngồi lê đôi mch1, người ta hiểu về nhau và hiểu hơn về cộng đồng.
Tính lịch sử
Để chỉ việc ngồi lê đôi mách, người Việt Nam có rất nhiều cách nói như: buôn dưa lê, buôn dưa bở (nhiều chuyện), hai người đàn bà và con vịt là ra cái chợ (tính hay nói nhiều, ồn ào của người phụ nữ)… hay gần đây, giới trẻ lại dùng những từ không liên quan gì đến việc nói chuyện nhưng mang ý nghĩa tương tự như: tám, buôn xuyên lục địa, nấu cháo điện thoại, chat… Từ đó thấy rằng, ngồi lê đôi mách đã có một quá trình lâu dài và sẽ còn tiếp tục phát triển. Đó là tính lịch sử.
Học văn hóa để làm người có văn hóa
Hình đại diện của thành viên
MINHPHUONGK11
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 6 01/10/10 19:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH LÀ HIỆN TƯỢNG VÔ VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 6 25/02/11 17:14

Tôi khá ấn tượng với cách nhận diện văn hóa trên bình diện quan hệ giúp khu biệt văn hóa với phi văn hóa của GS Thêm (trong tập bài giảng Lý luận văn hóa học); theo đó, GS cho rằng tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu vào bản chất của khái niệm văn hóa và cho phép phân biệt văn hóa với phi văn hóa. Dĩ nhiên tính giá trị luôn luôn ở mức độ tương đối và phải gắn liền KCT để xét nó là văn hóa hay phi văn hóa. Trong KTC mà tôi trình bày sau đây cho phép tôi nói rằng hiện tượng "ngồi lê đôi mách" đủ các đặc trưng như Minhphhuong nói là: hệ thống, lịch sử, nhân sinh nhưng nó thiếu tính giá trị --> trở thành phi văn hóa. Đến lượt mình Phi văn hóa chia thành: phản văn hóa, vô văn hóa và thiếu văn hóa. Tôi cho hiện tượng ngồi lê đôi mách là vô văn hóa bán phần. Vì sao như vậy?
Trở lại quan niệm của thày Thêm mà tôi tán đồng: vô văn hóa do vô thức bán phần xảy ra khi chủ thể tự thân có biết rằng hành động của mình là sai với chuẩn mực chung nhưng không ý thức được hậu quả của nó nên vẫn thực hiện hành động này một cách lén lút (lén lút vì đối tượng đề cập trong nội dung câu chuyện không có mặt ở đó) coi nó như một hoạt động mang tính "trộm".
Trở lại với câu chuyện ngồi lê đôi mách mà tôi cho đó là vô văn hóa (đầy đủ là vô văn hóa do vô thức bán phần). Tôi cho rằng không gian cho việc ngồi lê đôi mách chủ yếu là quán xá, vỉa hè,... thời gian thì khỏi phải nói đủ để "buôn dưa lê" chủ thể chủ yếu là những người "rảnh rỗi", "lắm chuyện" và hay "hớt hóng", những chuyện họ đề cập dĩ nhiên là chuyện của người khác (thường được họ trao đổi trong chủ ý không hay ho gì), những người dạng này được sách Thần Y Hoang Đường Cổ Bản cho rằng "đây là chứng bệnh của người ướt miệng, mỏng môi, lưỡi không xương. Khi hớt lẻo thì mắt la mày lét, ngó trước ngó sau với nhiều tà ý; xì xào to nhỏ vào tai người nghe. Khi dối trá tới cao độ thì tim đập nhanh, hơi thở rộn ràng, cặp mắt lao liên gian dối". Hậu quả của việc ngồi lê đôi mách nhiều khi chính chủ thể không lường trước được. Hiện tượng này cũng như việc nói xấu sau lưng, làm cho người bị đề cập trong câu chuyện dù đến tai mình rồi, nhiều khi ngứa ngáy khó chịu nhưng không biết người nói là ai. Hiện tượng này cũng tương tự việc "ném đá giấu tay" - những việc tiểu nhân mới làm. Còn người nói nói cho sướng miệng mình cái đã, cho thõa cái tật lắm chuyện của mình cái đã và không biết hậu quả của nó sẽ như thế nào. Tính giá trị ở đây dù cấp độ nào cũng dễ bị bác bỏ.
Về văn hóa mà nói, người ta thường cho nên "gạn đục khơi trong", những cái gì tốt đẹp cho xã hội thì nên giữ lại và phát huy, những thói xấu xa thì cũng nên gạn bớt. Chuyện "ngồi lê đôi mách" càng hạn chế thì xã hội càng tốt đẹp hơn.
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 6 25/02/11 17:20

Bạn MINHPHUONGK11: Bạn khai quật được một đề tài thật là vui. Mình thích đề tài này.

"Ngồi lê đôi mách" là một thành ngữ, một cách nói hình tượng. Bạn hãy định nghĩa nó, để chúng ta cùng có chung một cách hiểu nhé.

MINHPHUONGK11 đã viết:NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?
MINHPHUONGK11 đã viết:“Ngồi lê đôi mách” là một hiện tượng văn hóa.
Từ từ cho tụi mình thảo luận với. Bạn kết luận hơi sớm. Mình muốn thấy cả mặt giá trị và mặt phi giá trị của nó để cân nhắc câu trả lời.

Một cách cảm tính, từ góc độ cá nhân, bạn có thích tham gia ngồi lê đôi mách không? Bạn có thích mình là đối tượng được đề cập trong các cuộc ngồi lê đôi mách không?
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi MINHPHUONGK11 » Thứ 7 26/02/11 17:19

Cảm ơn các bạn,
Thật vui khi các bạn đã thích chủ đề này.
Minh Phương chỉ nêu lên suy nghĩ và nhận thức của mình về một hiện tượng trong xã hội.
Đương nhiên nó không thể đi sâu vào hết tất cả các mặt cũng như các khía cạnh của vấn đề.
Phần còn lại xin nhờ vào các bạn, các anh chị tham gia vào
Mời các bạn, các anh chị góp ý và chia sẻ để chúng ta cùng "ngồi lê đôi mách nhé".
Trân trọng
Học văn hóa để làm người có văn hóa
Hình đại diện của thành viên
MINHPHUONGK11
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 6 01/10/10 19:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 7 26/02/11 22:03

^^
Mình nghĩ hiện tượng này, nếu xét trên hệ tọa độ thì không dừng lại ở phạm vi Việt Nam không đâu.
Về không gian, hầu như ai cũng có nhu cầu chia sẻ và thổ lộ tâm tư, tình cảm, tư tưởng... nhu cầu này lớn đến nỗi không phân biệt đường biên giới quốc gia hay dân tộc. Đó là nhu cầu chung của nhân loại, khác nhau ở mức độ và tính chất thôi. Tuy nhiên, theo mình, nó thường xuyên và đậm đặc hơn ở loại hình gốc nông nghiệp.
Về thời gian, hiện tượng này không phải là mới, nó đã bộc lộ nhiều qua ca dao, tục ngữ... Thời gian "ngồi lê đôi mách" có thể co giãn tùy theo độ hứng khởi và sự thú vị của đề tài, người tham gia và bối cảnh chung.
Còn về chủ thể, ^^ con người nói chung, nếu MinhPhuong chỉ xét ở phạm vi Việt Nam thì người Việt Nam.
Hiện tượng này còn có những biểu tượng đi kèm: con vịt, các hình vẽ phác họa về giao tiếp, đối thoại giữa hai người, hai cái miệng đối diện nhau, thậm chí còn xuất hiện một vài "thuật ngữ" riêng như là nickname cho hiện tượng này, ví dụ như "tám", "nấu cháo", "buôn dưa lê"...
Người xứ nông nghiệp do trọng tình, trọng cộng đồng, sống quan tâm đến nhau
- Trong giao tiếp thì ưa vòng vo, thích tế nhị
- Địa điểm giao tiếp thường là nơi có bóng mát như bờ sông, bờ ruộng, quán càfê ...nên "ngồi lê đôi mách" có điều kiện được kéo dài thời gian ^^
- Đề tài và chủ đề ngồi lê đôi mách: chuyện “nhà người ta”, chuyện “nhỏ to tâm sự”, “chuyện bạn gái chúng mình”, chuyện vợ chồng, trang phục, ẩm thực, thể thao,…
- Kèm theo đó, có thể xuất hiện các hệ quả khác như bốc phét, tán dóc, nói tục, suy diễn…
Trong các hệ tọa độ KCT khác, chuyện “ngồi lê đôi mách” còn có thể bị hạn chế hay quy định về đề tài phiếm. Một số nơi người ta tránh bàn đến những vấn đề về chính trị, tôn giáo,…
Tính giá trị:
- Trao đổi thông tin, tình cảm, cảm xúc…
- Giải tỏa căng thẳng bằng nhu cầu được nói và được lắng nghe.
- Lây lan cảm xúc (mỗi đối tượng tham gia “ngồi lê đôi mách” có thể đến từ những cảm xúc, tâm tư khác nhau, trong quá trình trò chuyện có thể cảm xúc tích cực của người này sẽ lan truyền sang người khác; và ngược lại, cảm xúc tiêu cực có thể được giảm nhẹ đi…)
- Mở rộng mối quan hệ, “thêm bạn thêm vui”.
- + Minh Phuong: là công cụ giúp điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của con người.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ khác, thì tùy vào nội dung trò chuyện tốt hay xấu và tính chân thực, câu chuyện có thể ảnh hưởng đến nhân cách, phẩm chất một ai đó, hoặc chí ít là hình ảnh của anh ta. Mặt khác, ngồi lê đôi mách lại mất nhiều thời gian, trong khi thời gian đó có thể được sử dụng vào những việc hữu ích hơn. Cộng với thiếu tính chân thành, ví dụ, thay vì mất thời gian đánh giá anh A ra sao, anh B có thể đến trao đổi trực tiếp với A thì có lẽ hay hơn chăng?

@ Linh Giang: bạn có thể giải thích thêm về cách lý giải của bạn được không?
“Tôi cho hiện tượng ngồi lê đôi mách là vô văn hóa bán phần. Vì sao như vậy?
Trở lại quan niệm của thày Thêm mà tôi tán đồng: vô văn hóa do vô thức bán phần xảy ra khi chủ thể tự thân có biết rằng hành động của mình là sai với chuẩn mực chung nhưng không ý thức được hậu quả của nó nên vẫn thực hiện hành động này một cách lén lút (lén lút vì đối tượng đề cập trong nội dung câu chuyện không có mặt ở đó) coi nó như một hoạt động mang tính "trộm".”
-> Nếu bạn nói vậy, mình thấy nó thích hợp với khái niệm “nói xấu, nói thêm” hơn là “ngồi lê đôi mách”
Nếu tôi đang bàn về bạn trong câu chuyện của tôi, sự xuất hiện của bạn chưa chắc làm thay đổi đề tài và nội dung của câu chuyện đó. Dĩ nhiên là phần đông nhanh chóng thay đổi. Họ đổi đề tài vì nhiều lý do, một là, câu chuyện mà họ bàn về bạn vẫn còn thuộc “lối suy diễn” hoặc còn ở tình trạng giả thuyết, họ chưa chắc chắn, thậm chí họ cũng có thể thẳng thắn lôi bạn vào cuộc. Hai là, vì tính ôn hòa, trọng tình, tế nhị. Ba là, sẽ thoải mái hơn khi bạn vắng mặt, đề tài được tạm gác lại… Những người ngồi lê đôi mách chưa chắc là những người nói sai sự thật (nếu A xấu -> B thuật lại cái xấu của A thì không thể nói là B nói xấu A, B chỉ nói sự thật về A) -> vậy thì không sai chuẩn mực, càng không vì tính chất nghiêm trọng của hậu quả mà phải lén lút.
-> Bởi vì không gian, thời gian và chủ thể tham gia “ngồi lê đôi mách” có thể mở rộng, co giãn tùy vào hoàn cảnh cụ thể.

Vậy có nên ngồi lê đôi mách hay không?
Đúng là "Im lặng là vàng" mà vàng thì lại hiếm --> vậy có phải trả giá cho sự im lặng hay không?
Chút suy nghĩ, mọi người góp ý thêm cho mình nhé :mrgreen:
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 3 01/03/11 9:21

Hiện tượng ngồi lê đôi mách mà ông bà ta đã đúc kết thành câu thành ngữ, nghĩa câu thành ngữ này dĩ nhiên là không "trung tính" càng không phải như anhthu nghĩ "Những người ngồi lê đôi mách chưa chắc là những người nói sai sự thật (nếu A xấu -> B thuật lại cái xấu của A thì không thể nói là B nói xấu A, B chỉ nói sự thật về A)"."Ngồi lê đôi mách" là một thành ngữ chỉ những người rỗi hơi, lắm chuyện thích bàn tán và quan trọng hơn là THÊU DỆT thêm những chuyện KHÔNG HAY về NGƯỜI KHÁC chính vì vậy mà nó mới tạo ra cái gọi là "áp lực dư luận" nhưng đây phần lớn là những áp lực không mang tính tích cực, có nhiều người là nạn nhân của việc ngồi lê đôi mách mà chịu không nổi đến mức phải tự tử, ấy thế nhưng chủ thể ngồi lê đôi mách đâu có lường được hậu quả việc họ làm đâu chính vì vậy mà mình cho đó là hiện tượng vô văn hóa vô thức bán phần.
Còn chuyện nói "sự thật" như anhthu nói thì nó không thuộc ngồi lê đôi mách mà nó được xem như tán chuyện đơn thuần chứ chưa ở mức độ ngồi lê đôi mách.
Với lại hiện tượng "ngồi lê đôi mách" rất phổ biến ở miền Bắc VN anhthu ở miền Nam nên chắc cũng ít khi chứng kiến cảnh vì người phụ nữ hay ngồi lê đôi mách mà hậu quả là nhiều gia đình (phần đa là 3 gia đình trong đó có 2 gia đình có 2 người phụ nữ là chủ thể của ngồi lê đôi mách và một gia đình là đối tượng mà 2 người trên đề cập trong câu chuyện) phải đến mức độ chửi nhau, làm cho ra nhẽ.
Ngoài quê mình người ta rất ghét việc ngồi lê đôi mách dù đó là cái thú của mấy bà rỗi hơi nói chung, khi hậu quả xảy ra họ thường hay dùng chữ địa phương là "đòi méch" và chửi nhau ỏm tỏi vì việc đòi méch đó, (hiii, cũng lắm bà bị mấy ông chồng đánh cho vì cái tội hay gây việc sinh ra "đòi méch" đó bạn.)
Cũng có thể ở quê bạn việc ngồi lê đôi mách mang tính trung tính nhưng dẫu sao mình vẫn muốn bảo lưu quan điểm rằng ngồi lê đôi mách là chỉ việc những người rỗi hơi, lắm chuyện thích bàn tán và quan trọng hơn là THÊU DỆT thêm những chuyện KHÔNG HAY về NGƯỜI KHÁC.
Để kết thúc câu trả lời cho trao đổi củaanhthu, mình kể lại cho các bạn nghe một câu chuyện sau:
Socrates và chuyện ngồi lê đôi mách
Người hàng xóm đến gặp Socrates.
"Này ông Socrates ơi, ông có nghe chuyện này chưa?"
"Khoan đã!" -Socrates ngắt lời người hàng xóm- "Anh có chắc rằng tất cả những gì anh sắp kể cho tôi đều đúng sự thật không?"
"Ồ... cũng không chắc nữa. Tôi chỉ nghe người ta kể lại thôi."
"Thế à, Vậy chúng ta không cần quan tâm đến nó trừ phi nó là một chuyện tốt. Đó có phải là một chuyện tốt không?"-Socrates hỏi.
"À không, không tốt. Đây là một chuyện xấu."
"Chà, anh có nghĩ tôi cần phải biết chuyện ấy để giúp ngăn ngừa những điều không hay cho người khác không?"
"Ờ, ờ... quả thực cũng không cần lắm,"- Người hàng xóm trả lời.
"Tốt lắm,"- Socrates kết luận - "Vậy thì chúng ta hãy quên nó đi, bạn nhé. Còn có vô số chuyện đáng giá hơn trong đời sống. Chúng ta không thể mất công bận tâm tới những chuyện tầm phào, những chuyện vừa không đúng, vừa không tốt, vừa không cần thiết cho ai."
nguồn câu chuyện từ hoathuytinh.com
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi MINHPHUONGK11 » Thứ 3 22/03/11 14:04

Câu chuyện mà Linhgiang kể cũng như cách lí giải của bạn cũng đã thể hiện quan điểm của bạn về hiện tượng này. Nói cho rõ hơn, trong hệ tọa độ của Linhgiang thi đây là hiện tượng vô văn hóa bán phần. Tuy nhiên, lí giải đó chỉ hợp lí với câu chuyện bạn đưa ra. Nó sẽ không phù hợp với các hệ tọa độ khác. Tự tin khẳng định một điều gì đó là đúng, là có chính kiến. Nhưng đừng quá tự tin đến mức phủ nhận sạch trơn mọi thứ.
Cảm ơn các bạn đã cùng ngồi lê đôi mách.
Học văn hóa để làm người có văn hóa
Hình đại diện của thành viên
MINHPHUONGK11
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 6 01/10/10 19:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 3 22/03/11 14:59

Tranh luận thêm với MINHPHUONGk11 chút xíu.
Có thể cách hiểu của mình và cách hiểu của MINHPHUONGK11 không giống nhau về hiện tượng ngồi lê đôi mách. Nếu bạn MINHPHUONGK11 tranh thủ vào google với từ khoá "ngồi lê đôi mách" sẽ biết nên ủng hộ hay nên tẩy chay hiện tượng này.

Đúng là không thể "tự tin mà khẳng định là đúng" như bạn nói được, càng không "phủ định sạch trơn". Cái gì cũng có hai mặt, tính tiêu cực hay tích cực của từng mặt dựa trên tỷ lệ xuất hiện. Mình không chủ quan mà nói rằng "các bài viết trên internet về chủ đề ngồi lê đôi mách" đa phần xem đó là hiện tượng "kể tội người này, nói xấu người kia". Vậy theo bạn như vậy là tốt hay xấu? có nên ủng hộ? còn chính kiến của mình thì nên tẩy chay nó vì nó không những không tốt mà còn có thể gây hậu quả xấu.

Còn nữa: mình và bạn trao đổi ở đây không phải "ngồi lê đôi mách", nên câu nói "Cảm ơn các bạn đã cùng ngồi lê đôi mách" của bạn mình không tán đồng.

Có nhiều bài viết khá thú vị về hiện tượng này, bạn có thể đọc.

ví dụ: http://niemvuimoi.org/%28A%28cG99RjU8yw ... eSupport=1

Mong rằng tất cả chúng ta không biến mình thành những kẻ "ngồi lê đôi mách".
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi khabithaxu » Thứ 4 06/04/11 16:41

Co le chung ta nen ket thuc chu de la duoc roi.
Trong buoi hoc PPNCVHH giao su Tran Ngoc Them da neu len nhan xet cua thay ve van de "ngoi le doi mach". Va theo thay thi tu khoa de xem xet van de la duoc nhan thuc va la mro trong buoi hoc do roi. Chung ta khong nen tiep tuc ban cai lam mat dat cua dien dan.
RANDOM_AVATAR
khabithaxu
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 06/04/11 16:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến39 khách

cron