Hiện tượng sính đệm tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ Việt

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Hiện tượng sính đệm tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ Việt

Gửi bàigửi bởi tranthithuba » Thứ 7 26/02/11 19:10

Tại TP HCM, tôi thấy rất nhiều người, nhất là người trẻ, thích đệm tiếng Anh trong giao tiếp với người Việt bằng tiếng Việt. Thay vì nói, vị khách A có phản hồi ngày mai đi dự buổi họp mặt ấy chưa thì người ta thay chữ phản hồi bằng chữ "confirm". Hay thay vì nói: kế hoạch đã bị hủy, người ta thích nói: "kế hoạch đã cancel rồi".

Một lần đọc Báo Tuổi Trẻ Online, tôi nhớ là giữa tháng 6-2010, tôi khá bức xúc với ý kiến như vầy (trích nguyên ý kiến): "Tôi đồng ý cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng ngôn ngữ và văn hóa có sự mật thiết sâu sắc. Mà văn hóa thì khác nhau dẫn đến ngôn ngữ cũng khác nhau. Thỉnh thoảng khi giao tiếp tôi cũng gặp một số từ mà không biết phải nói sang tiếng Việt là gì. Không phải do tôi thiếu từ để diễn đạt mà vì văn hóa khác nhau, tiếng Việt không có văn hóa đó nên không có ngôn từ đó. Như trường hợp ở trên, khi dùng từ set up thì người trong cuộc dễ dàng hiểu và hiểu cụ thể là làm gì, trong khi tiếng Việt dùng từ "chuẩn bị" thì phải mở ngoặc đề giài thích là chuẩn bị gì. Có những ngôn từ mà ở các nước phát triển có nhưng nước chúng ta không có. Vậy nên xin đừng quá khắc khe khi có những trường hợp phải nói kiểu không thuần Việt như vậy". (chú thích cho chữ set up phía trên đề cập: “Trong công việc của tôi, mọi người sử dụng tiếng Anh “một nửa” cũng không ít. Cấp trên lệnh cho nhân viên: ”Ngày mai, các nhân viên có mặt để set up phòng họp nhé!” (Ngày mai, các nhân viên có mặt để chuẩn bị (nước, khăn giấy, hoa) cho cuộc họp)”.

Việc lý luận việc dùng chữ "set up" như trên không hoàn toàn thuyết phục được tôi. Trái lại, nó làm tổn thương niềm tự hào dân tộc của tôi. Nói về việc "chuẩn bị" phòng họp như trên kia đã đề cập, tiếng Việt ta có một hệ thống ngôn ngữ vô cùng phong phú, có thể kể ra một số từ tương đương để sử dụng trong tình huống trên như chuẩn bị, trang trí, bố trí v.v... thì cớ sao lại hàm hồ áp đặt “Tiếng Việt không có văn hóa đó”?

Là một người Việt Nam, nghe một người Việt Nam khác nói về tiếng Việt như thế tôi rất là buồn. Tôi đồng ý là ngôn ngữ không chỉ có liên quan mật thiết đến văn hóa và nó cũng là một biểu tượng văn hóa. Nói như vậy, không phải tôi lên án tất cả hiện tượng vay mượn từ ngữ nước ngoài, mà đều tôi muốn nói là chúng ta nên cân nhắc chọn lọc những giá trị phù hợp với truyền thống văn hóa. Chúng ta, hãy góp phần làm cho ngôn ngữ của mình đẹp hơn, chứ đừng làm mất đi sự trong sáng của nó và vu oan rằng nó không có...văn hóa.

Trong hơn ngàn năm bắc thuộc, chúng ta không bị đồng hóa với Trung Quốc vì ta còn giữ được tiếng mẹ đẻ. Trong khi cùng lân bang với Trung Quốc như Việt Nam, nhưng Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam đã đánh mất sự độc lập khi họ lãng quên tiếng mẹ đẻ. Và cũng trong thời kỳ bắc thuộc đó, từ chữ Hán, người Việt Nam ta sáng tạo ra một thứ chữ mới cho dân tộc mình, đó là chữ Nôm, trên cơ sở kế thừa những giá trị và biến đổi nó phù hợp với phong tục, tập quán và hoàn cảnh sống ở nước ta. Đến nay, người Việt Nam ta rất tự hào vì có kiệt tác Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm. Và trong quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa, ta còn tiếp nhận các từ ngữ, thành ngữ gốc Hán thành từ Hán Việt để làm giàu có và phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ và văn học nước nhà.


Theo tôi nghĩ, là người Việt Nam, chúng ta có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp; nhưng xin hãy biết trân trọng tiếng Việt. Trân trọng tiếng Việt nghĩa là ta đang trân trọng bản thân mình, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Còn việc dùng đệm tiếng nước ngoài, ở một lĩnh vực nào đó như lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng ta dùng những thuật ngữ nguyên gốc của nó, việc đó suy cho cùng hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, khi cố tình sử dụng một lối nối nửa Anh nửa Việt để tạo “phong cách” cho mình, tôi nghĩ vô tình chúng ta đã thể hiện sự thiếu bản lĩnh trong việc ứng xử và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ là một biểu tượng của văn hóa. Do vậy, sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện, lai căng không phải là sự sáng tạo những giá trị cho bản thân mình, mà lại còn thể hiện sự... thiếu văn hóa
RANDOM_AVATAR
tranthithuba
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 02/11/10 16:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hiện tượng sính đệm tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ Việt

Gửi bàigửi bởi truchoatd » Thứ 3 01/03/11 15:11

Thật ra, tôi nghĩ việc sử dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp là biểu hiện tính linh hoạt trong ứng xử với môi trường xã hội của người Việt. Có nhiều người sử dụng nó một cách vô thức đến nỗi họ không cảm nhận được là đã sử dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp. Vì vậy, xin mọi người đừng nghĩ họ "sính" sử dụng tiếng nước ngoài. Nhưng cũng có một bộ phận, đặc biệt là giới trẻ, sử dụng tiếng nước ngoài một cách vô tội vạ như những ví dụ mà thuba đã nêu. Nó thể hiện sự thiếu bản lĩnh trong việc lựa chọn, sự thiếu văn hoá.
RANDOM_AVATAR
truchoatd
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 16/09/10 8:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hiện tượng sính đệm tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ Việt

Gửi bàigửi bởi tranthithuba » Thứ 3 01/03/11 21:03

Cảm ơn ý kiến của chị Hoa, bài viết của em chỉ ám chỉ một số trường hợp cố tình sử dụng tiếng Anh chen trong câu tiếng Việt theo kiểu... trưởng giả học làm sang thôi, những trường hợp khác em chưa dám bàn tới. Riêng đối với những người thỉnh thoảng mượn một cụm từ tiếng nước ngoài (mượn một cách có chủ ý, có ý thức) có thể cũng tạo ra giá trị, ví dụ như tạo ra tiếng cười, sự hài hước chẳng hạn. Với những trường hợp này, thì em thấy đó là sự sáng tạo, em hoan nghênh thôi
RANDOM_AVATAR
tranthithuba
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 02/11/10 16:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hiện tượng sính đệm tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ Việt

Gửi bàigửi bởi le thi thanh nhan » Thứ 5 03/03/11 20:09

Mình thấy chủ đề này có ích nè, nói thật đọc xong thấy "nhột" lắm, vì mình thỉnh thoảng cũng đệm tiếng anh khi nói chuyện, tuy nhiên mình hết sức phản đối việc báo chí, các cơ quan ngôn luận làm như vậy, đã có lần mình đọc báo và thấy phóng viên viết trong bài báo dùng lẫn cả tiếng anh (quyên mất cụ thể là gì rồi vì cũng đã lâu), chuyện đó là rất không nên, nhất là khi từ đó hoàn toàn có thể thay thế thoả đáng bằng một từ tiếng việt, có lần mình cũng nghe một vị trả lời phỏng vấn trên truyền hình mà cũng nói xen lẫn tiếng anh, hic, có lẽ cần một sự đồng lòng, nhất là từ những người trẻ (những người ngày nay rất giỏi tiếng anh), cùng nhau cổ vũ cho phong trào "làm trong sáng tiếng việt". Mình rất nể những nguời du học nhiều năm bên "tây" về nhưng khi nói chuyện không hề đệm tiếng anh, chắc là họ nói tiếng anh nhiều quá nên "hiểu được giá trị của tiếng mẹ đẻ" chăng.

Thiển ý của mình, các anh chị góp ý thêm nhé
RANDOM_AVATAR
le thi thanh nhan
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/09/10 13:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hiện tượng sính đệm tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ Việt

Gửi bàigửi bởi khachtien » Thứ 3 15/03/11 13:17

Theo ý kiến của tôi thì đây là một tất yếu của việc ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của mọi người, đặc biệt là giới trí thức hiện nay. Do ngoại ngữ là một yêu cầu trong công việc, cần sử dụng hằng ngày. mà muốn giỏi giao tiếp ngoại ngữ thì cần áp dụng thường xuyên. Vì thế, mà mọi người đã vướng vào cái gọi là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách sử dụng đúng lúc thì sẽ không có vấn đề gì.
Hoặc theo tôi còn có trường hợp nữa là do nhiều người học ngoại ngữ chưa được thành thạo nên khi giao tiếp họ không nói được cả câu mà chỉ sử dụng một vài từ. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm trong giáo dục Việt Nam.
Đậy chỉ là ý kiến của cá nhân tôi. Xin mọi người cứ tự nhiên.
Muốn nên sư nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao
RANDOM_AVATAR
khachtien
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 3 15/03/11 12:05
Đến từ: Thanh Hoá
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến35 khách