Văn hóa thuộc về cấu trúc thượng tầng hay cơ sở hạ tầng???

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hóa thuộc về cấu trúc thượng tầng hay cơ sở hạ tầng???

Gửi bàigửi bởi nguyenthudl06 » Thứ 4 28/09/11 9:39

Trong triết học, văn hóa được xem là 1 thành tố của kiến trúc thượng tầng. Đối lập với ý kiến này, trong bài viết "Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam" của Nguyễn Thành Bang lại cho rằng: văn hóa là cơ sở, "nền tảng chi phối mọi hoạt động của con người trong xã hội", do đó, nó phải thuộc về cơ sở hạ tầng. Vậy ý kiến này trái chiều với quan niệm triết học này có thực sự đúng hay không?????
Các anh chị và các bạn cho ý kiến nhé!!!
nguyenthudl06
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:06
Đến từ: TP Pleiku - Gia Lai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa thuộc về cấu trúc thượng tầng hay cơ sở hạ tầng?

Gửi bàigửi bởi lienxo » Thứ 4 12/10/11 3:11

Để giải quyết cái vấn đề này thì mình phải xem lại cái khái niệm thui: xem cái Kiến trúc thượng tầng là gì? Cái Cơ sở hạ tầng là gì? Thì sẽ sáng tỏ cái vấn đề. :roll:
Cơ sở hạ tầng là khái niệm mà nội hàm chứa đựng tất cả các quan hệ sản xuất và hoạt động thức tiễn liên quan đến vất chất (làm ra, tiêu thụ, vận chuyển, lưu thông, tàng trữ vv), các quan hệ và hoạt động mang tính vật chất.
Kiến trúc thượng tầng là khái niệm có nội hàm chứa đựng những nội dung thuộc lĩnh vực chính trị (các chế định chính trị, tôn giáo và quan hệ giữa chúng như một cơ cấu tổ chức của xã hội), pháp luật, khoa học; những vấn đề văn hóa, giáo dục và nhân văn vv, nghĩa là các quan hệ trong lĩnh vực tinh thần (phi vật chất).
Trong triết học không chỉ ra CSHT hay KTTT có vai trò quyết định mọi hoạt động của con người trong xã hội. Mà hai mặt này có quan hệ biện chứng với nhau và hai mặt này cần phải phù hợp với nhau=> không thể làm phép suy luận rằng "nền tảng chi phối mọi hoạt động của con người trong xã hội" là CSHT được. Ngược lại, bạn nguyenthudl06 xem lại Nguyễn Thành Bang có khẳng định Văn hóa là CSHT không?
Có lẽ khi Nguyễn Thành Bang nói "nền tảng..." bạn nghĩ ngay đến đó là CSHT. Nhưng thực ra "nền tảng" ở đây chỉ đơn thuần là cái cơ bản ban đầu để xây dựng nên một cái gì đó. Nghĩa là nó mang nghĩa thông thường chứ không liên quan gì đến khái niệm CSHT và KTTT trong triết học cả.
Theo mình là vậy.
Hình đại diện của thành viên
lienxo
 
Bài viết: 43
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 22:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa thuộc về cấu trúc thượng tầng hay cơ sở hạ tầng?

Gửi bàigửi bởi nguyenthudl06 » Thứ 4 12/10/11 18:42

"Văn hoá là một khái niệm có nội hàm rất rộng và có ý nghĩa về nhiều mặt. Ở đây, tôi hiểu văn hoá của một dân tộc là một cấu trúc có bề sâu, tức nó tồn tại trong tiềm thức của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng trong quá trình cùng nhau tìm kiếm nguồn thức ăn, nước uống, nơi cư trú, tính giao và lối sống, làm giảm thiểu xung đột đồng thời tối đa hoá sự cố kết cộng đồng và được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tạo thành bản sắc riêng phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Theo nghĩa đó, văn hoá là cấu trúc nền tảng chi phối mọi hoạt động của con người trong xã hội, nó thuộc cơ sở hạ tầng chứ không phải là kiến trúc thượng tầng của xã hội như lâu nay chúng ta đã nhầm tưởng, càng không phải chỉ là sản phẩm đơn thuần của hoạt động kinh tế."
Trên đây là đoạn trích nguyên văn bài viết "cầu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa VN". Bạn có thể xem toàn bài viết theo địa chỉ http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?o ... &Itemid=70.
nguyenthudl06
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 13:06
Đến từ: TP Pleiku - Gia Lai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến40 khách

cron