Quan hệ tình dục trước hôn nhân có giá trị hay không?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Quan hệ tình dục trước hôn nhân có giá trị hay không?

Gửi bàigửi bởi cothom » Thứ 7 01/10/11 10:17

Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Quan niệm về tình dục của người Việt vốn rất khắt khe và kín đáo. Mục đích của quan hệ tình dục là sinh con, duy trì nồi giống. Vì vậy, việc quan hệ tình dục luôn gắn liền với hôn nhân. Hành vi quan hệ trước hôn nhân luôn được xem là trái với đạo đức xã hội, là “xấu xa”. Trong đó, người phụ nữ luôn bị lên án là “hư đốn” và khó được tha thứ hơn đàn ông. Quan niệm về giá trị của sự trinh tiết, về cái “ngàn vàng” đã buộc người phụ nữ phải “giữ gìn” và kìm hãm việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.
1. Tính nhân sinh
Mục đích quả quan hệ tình dục cũng nhằm duy trì nòi giống cho thế hệ mai sau, giúp duy trì tình cảm nam nữ lâu bền.
Từ khi đất nước thống nhất, nhất là sau năm 1986 đến nay, Việt Nam bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài. Việc giao lưu về kinh tế dẫn đến sự tiếp xúc về văn hóa. Qua các phương tiện truyền thông, báo, đài, internet… giới trẻ ngày càng hiểu nhiều hơn về lối sống của người phương Tây vốn nhìn nhận việc quan hệ tình dục dưới con mắt khá cởi mở. Trong đời sống xã hội, thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân không bị xem là vi phạm đạo đức xã hội và chữ trinh không được đánh đồng với giá trị của người phụ nữ. Bên cạnh đó, sau khi Đổi mới, các dịch vụ tình dục như bia ôm, karaoke ôm, mại dâm núp bóng massage… ở Việt Nam cũng được mở ra ở khắp nơi. Hoạt động tình dục của người Việt Nam ngày càng trở nên “sôi động” hơn. Những quan niệm khắt khe về đạo đức xã hội theo quan niệm phong kiến đã có những bất cập, không còn phù hợp. Thanh niên ngày càng có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn. Việc này ngày nay trở thành trào lưu, trào lưu sống thử, quan hệ trước hôn nhân, chung sống với nhau có con mà không cần cưới…
2. Tính lịch sử
Hiện tượng này đã có từ lâu nhưng tùy vào từng nền văn hoá, từng tôn giáo mà có cách nhìn khác nhau. Trong những câu chuyện, câu thơ thời phong kiến vẫn có những đôi yêu nhau bị cản ngăn, họ sẵn sàng vượt ra khỏi gia phong lễ giáo để đến với nhau, như chuyện tình trong Tây sương ký, Pho tượng ngọc…
Ở phương Tây, quan niệm này có phần thoáng hơn phương Đông. Nhưng ngày nay, một bộ phận giới trẻ phương Đông có quan niệm cởi mở hơn về vấn đề này.
3. Tính giá trị
¬Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân có người cho là xấu, là người bảo là tốt, chung quy cũng tùy thuộc vào quan niệm, lối sống, cách nhìn nhận của mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa. Giá trị hay không còn phụ thuộc vào không gian, thời gian, chủ thể.
Xã hội người B’râu không coi trọng về trinh tiết, trai gái tự do quan hệ trước hôn nhân. Thế nhưng họ lại đề cao tiết hạnh, khi người phụ nữ đã có chồng hoặc con trai đã có vợ mà còn quan hệ “ngoài luồng” nếu bị phát hiện sẽ bị dân làng phạt vạ rất nặng và chịu sự khinh miệt của cả cộng đồng. Chúng tôi đem thắc mắc rằng, tại sao trong thời gian tìm hiểu các cặp trai gái B’râu thoải mái “tự tình qua đêm” mà không để lại hậu quả thì được Nàng Pan, người phụ nữ già nhất của tộc người B’râu cho biết: Trước đây, người B’râu có một loại củ rừng có tác dụng tránh thai. Khi ông bố hoàn thành công trình H’nam Đook thì người mẹ có trách nhiệm vào rừng lấy củ về cho con gái ăn… Không may đôi trai gái nào để lại hậu quả thì phải tổ chức đám cưới, nhưng bị dân làng phạt vạ.
Ở Tây Nguyên ngày xưa, có dân tộc Tội “ngã mít” (quan hệ trước hôn nhân) cũng bị đem ra trước cộng đồng xử phạt.
Một số dân tộc như Mông, Dao ở Tây Bắc có chợ tình ngoài hoạt động văn hóa còn để cho trai gái tự do tìm hiểu, giao lưu và một điều không thể tránh khỏi rằng sẽ có những cặp “ăn cơm trước kẻng”. Điều này chứng tỏ quan niệm về vấn đề này của các dân tộc đó không khắc khe cho lắm.
Đạo Phật ít nói đến việc này nhưng cho vấn đề phá thai là tội lỗi.
Ngày nay, việc quan hệ trước hôn nhân ngày càng phổ biến. Một cuộc điều tra quan hệ tình dục trên quy mô lớn của Bộ y tế liên minh giữa 6 tiểu bang Andhra Pradesh, Bihar, Jharkhand, Maharashtra, Rajasthan và Tamil Nadu ở Ấn Độ, đã đưa ra những kết quả bất ngờ về số lượng và tuổi “yêu” trước hôn nhân của các thanh thiếu niên. Khoảng 15% nam và 4% nữ thanh niên được phỏng vấn thừa nhận có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Trong phần những nguyên nhân chính dẫn đến việc sống chung trước hôn nhân, có hai nguyên nhân chính là do vấn đề kinh tế và tâm lý. Trong khi chưa có đủ tiền để làm đám cưới thì việc sống chung cũng giúp cả hai đỡ tốn kém hơn trong đời sống thường nhật ở một đô thị có mức sống vào loại cao nhất ở Việt Nam như TPHCM. Bên cạnh đó, việc sống chung đáp ứng được nhu cầu tình cảm đối với những đối tượng sống xa gia đình. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến xu hướng sống chung trước hôn nhân ngày càng trở nên phổ biến như vì tình yêu; vì muốn thõa mãn nhu cầu tình dục (nguyên nhân này được tác giả giải thích là do ngày nay tuổi dậy thì của trẻ em diễn ra khá sớm nhưng tuổi kết hôn lại khá muộn); do sống xa gia đình… Một hiện tượng mà chắc rằng nhiều người Việt Nam sẽ cho rằng nó vi phạm đạo đức xã hội và đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Những thanh niên sống chung trước hôn nhân phần lớn là những thanh niên sống xa nhà. Họ là những người đã “thoát ly” khỏi gia đình và cộng đồng, làng xóm, hay nói khác đi, họ đã “thoát ly” khỏi sự kìm cặp của gia đình và nhất là ít bị ràng buộc bởi dư luận xã hội. Di cư đến một thành phố khác, họ trở thành những “người lạ”, những người không còn phải chịu những áp lực nặng nề của cộng đồng thân quen của họ. Họ đã trở thành những người “tự do” đối với quan niệm xã hội của họ. Sự thoát ly này cho giới trẻ hoàn toàn có quyền tự quyết về các hành vi của bản thân mình, trong đó có hành vi tình dục. Nếu như trước đây, sống trong cộng đồng, làng xóm mà có quan hệ tình dục trước hôn nhân, thanh niên, nhất là nữ thanh niên phải chịu những dư luận nặng nề của cộng đồng nơi họ sinh sống. Họ có thể bị khinh rẻ, kỳ thị và khó có thể lập gia đình. Giờ đây, họ không còn bị những ràng buộc đó nữa.
Hiện nay, có hai quan niệm đối nghịch nhau: nên và không nên.
-Nên: quan hệ trước hôn nhân giống như là thử nghiệm trước xem đối phương có hòa hợp với mình hay không, chung sống gần gũi để tiết kiệm tiền bạc, thời gian đi thăm nhau, thỏa mãn về mặt tình cảm lẫn thể chất…
-Không nên: thiệt thòi phần lớn thuộc về con gái nếu mối quan hệ tình cảm tan vỡ, có thai ngoài ý muốn do thiếu hiểu biết, phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, hàng xóm, dư luận lên án, đàm tiếu và nếu không thành thì sau này khó có người đàn ông nào chấp nhận…
Cả hai quan niệm đều đưa ra những cái lợi và cái hại, tất cả đều hợp lý nhưng còn tùy thuộc vào quan niệm, lối sống, sự giáo dục, nhận thức của riêng mỗi người mà có cách lựa chọn khác nhau. Có vẻ như hiện nay người ta càng ngày càng chấp nhận, thừa nhận việc này như một lẽ tự nhiên nhưng đòi hỏi người trong cuộc phải trưởng thành, chính chắn, có sự nghiệp, có hiểu biết, có bản lĩnh và trách nhiệm với đối phương.
Chắc chắc bài của mình còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn góp ý, chân thành cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
cothom
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 6 28/12/07 18:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quan hệ tình dục trước hôn nhân có giá trị hay không?

Gửi bàigửi bởi nhatdominh » Chủ nhật 11/12/11 21:02

phần tính giá trị, "chúng tôi đem thắc mắc..." đoạn đó là bạn trích, bạn viết hay bạn là người trực tiếp đi hỏi?. Nếu bạn viết thì nên bỏ trong ngoặc kép chứ không hiểu nhầm. Bài của bạn thú vị. Theo mình đúng là việc quan hệ tình dục trước hôn nhân có giá trị tùy thuộc vào chủ thể, không gian, thời gian. Trong thời đại ngày nay, khắt khe hay không khắt khe với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân tùy vào quan điểm của mỗi người. Nếu như mọi hành động chúng ta làm đều có ý thức và được giáo dục tốt thì không có gì là nghiêm trọng cả.
RANDOM_AVATAR
nhatdominh
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 20:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Quan hệ tình dục trước hôn nhân có giá trị hay không?

Gửi bàigửi bởi Huan_NgheAn » Thứ 3 15/05/12 15:32

Trưa nay vừa ngồi uống cà phê trước cổng trường thấy 2 bạn SV mang " bụng bầu", 01 đi phô tô tài liệu, 01 hình như đang vội vàng chạy cho kịp xe bus. Trong lòng mình...suy nghĩ miên man. Không biết họ học trường nào, đã lấy chồng chưa? Hay là đang sống thử,...hiii. Nhiều khi cũng thấy mình lắm chuyện. Nhưng nhìn những ánh mắt " xăm xoi" xung quanh thì cũng thấy ái ngại thay cho các hai bạn ấy. Hình như họ đang còn trẻ, hình như họ chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho những gì sắp diễn ra. Vấn đề bạn nêu ra không phải là mình " ba phải " đâu nhưng bây giờ để dám nói nên hay nên cũng thật khó. Chúng ta phải chấp nhận một điều rằng, nếu là phụ huynh thì chắc chẳng ai cổ súy cho chuyện con mình sau này " sống thử " cả. Đặc biệt là con gái. Bởi vì họ sợ con gái của họ sau này sẽ bị thiệt thòi,...hay thậm chí họ sợ anh hưởng đến danh dự gia đình của họ. Tuổi trẻ ngày nay nhiều bạn ủng hộ chuyện sống thử, nhưng cho mình được hỏi mấy ai dám công khai ??? Nếu có công khai thì cũng chỉ trong dãy trọ biết vì chẳng trốn đi đâu được cả. Nếu mà trốn đi nơi nào được mà ở đó chỉ có hai người sống với nhau chắc họ cũng trốn. Thế nhưng, một thực tế đang diễn ra là chuyện " sống thử" ngày càng nhiều. Để trả lời được tại sao thì thật là khó vì theo mình thấy đây là vấn đề mà họ " muốn tránh nhưng khó tránh được" tuy không ai bắt ép. Nhưng chắc là do " tình yêu". Mặt lợi thì chỉ chắc người trong cuộc mới nói lên hết được nhưng mặt trái của nó thì mình thấy cũng nhiều. Cả trên truyền thông hay cả trong thực tế cuộc sống mình biết được. Và điều đặc biệt hơn nữa đó là sự thiệt thòi phần đa thuộc về các bạn gái. Các bạn sẽ nghĩ thế nào khi một sinh viên nữ đã từng sống thử với người yêu và khi " dính bầu" điện thoại thông báo cho người yêu biết thì người yêu bên kia đâu dây nói rằng " em tự đi giải quyết đi". Đau đớn lắm phải không các bạn. Các bạn có thể nói rằng...thằng kia khốn nạn, may không lấy nó làm chồng. Nhưng các bạn ah....như lúc này đây thì " cái thai" kia mới là quan trọng. Chứ trách bạn trai kia cũng có ích gì. Mình chỉ kể cho các bạn một chuyện có thật 100% đó thôi. Rồi các bạn tự tìm ra câu trả lời cho mình. Chứ mình kể ra đây nhiều thì các bạn lại bảo " sao biết nhiều thế" thì mệt lắm. Đúng là sống thử ngày một đang diễn ra ngày càng nhiều, nhưng mình mong các bạn hãy chuẩn bị tốt kiến thức " sưc khỏe sinh sản" để tránh xẩy ra những chuyện đau lòng tương tự như trên. Khi hai người yêu nhau chắc cũng chỉ biết " đó là người xấu" khi họ đã " ra đi".
Chỉ nói thôi thì chưa đủ...
Hình đại diện của thành viên
Huan_NgheAn
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 6 27/11/09 13:37
Đến từ: Nghệ An
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Quan hệ tình dục trước hôn nhân có giá trị hay không?

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thao Chi » Thứ 7 19/01/13 22:14

Chào cothom!
Bài viết của bạn mang tính thực tế cao ở XH Việt Nam hiện tại. Đó là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh hiện đang rất quan tâm. Quan điểm của tôi về vấn đề này như sau:
- Trước hết, có lẽ bạn đã có sự lẫn lộn giữa "QHTD trước hôn nhân" và "sống chung trước hôn nhân". Giữa 2 người có xảy ra QHTD chưa chắc họ đã và đang chung sống với nhau. Việc QHTD lúc này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu về tình cảm, cảm xúc chứ chưa để giải quyết vấn đề kinh tế, tài chính...
- Thứ 2, bạn viết rằng "Có vẻ như hiện nay người ta càng ngày càng chấp nhận, thừa nhận việc này như một lẽ tự nhiên nhưng đòi hỏi người trong cuộc phải trưởng thành, chính chắn, có sự nghiệp, có hiểu biết, có bản lĩnh và trách nhiệm với đối phương" --> tôi đồng ý việc chấp nhận nó như một lẽ tự nhiên,nhưng có nhất thiết phải đòi hỏi người trong cuộc phải đáp ứng một loạt những yêu cầu sau đó hay không? và vì lý do nào mà bạn kết luận như vậy?
- Thứ 3, giá trị là kết quả của sự đánh giá và so sánh, ai đánh giá, ai so sánh? Là con người, do đó nó mang tính chủ quan.
Đối với người này, QHTD là một điều thiêng liêng, có "giá trị" to lớn (giá trị ngàn vàng) mà ng con gái chỉ trao nó cho người mà mình thật sự yêu thương tin tưởng. Còn đối vời người khác, QHTD chỉ là một điều bình thường trong XH, không cần phải giữ gìn, chỉ cần thỏa mãn cảm xúc bản thân. Như vậy, cây thước của mỗi người sẽ xác định mức giá trị của hiện tượng. Có thể trước đây, giá trị của QHTD trước hôn nhân nằm ở mức rất thấp, thể hiện qua việc bị XH lên án, người dân khinh miệt, dè biểu (nhất là việc mang thai ngoài ý muốn). Nhưng tgian gần đây, chúng ta có thể thấy được rằng tỉ lệ nam nữ thanh niên có QHTD tăng cao, mặc dù XH vẫn không đồng tình. Mức độ tăng cao nhất ở lứa tuổi thanh, thiếu niên....Tại sao "cấm" mà vẫn "tăng"??? Như vậy phải chăng giá trị đã được dịch chuyển lên mức cao hơn, được nhiều ng ủng hộ và đồng tình hơn.
- Toàn cầu hóa với sự bùng nổ của truyền thông và truyên tin đã giúp con người tiếp nhận rất nhiều thứ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Chúng ta tiếp nhận ào ạt, nhiều thứ nhưng tôi nghĩ con người có sự chọn lọc của riêng mình, cái gì phù hợp, chúng ta sẽ giữ lại, cái gì mâu thuẫn chúng ta sẽ loại bỏ đi hoặc tiếp biến cho phù hợp. việc QHTD này cũng vậy, có người viện lý do từ "phương tây phóng khoáng", nhưng suy cho cùng, nếu chúng ta không thấy phù hợp thì chúng ta đã không tiếp nhận. Riêng tôi, tôi cho rằng ẩn sâu bên trong của tính cách khắt khe, kín đáo trong QHTD của người Việt, là sự khát khao muốn được thoát ra, cởi mở như một hiện tượng sinh học bình thường, mà trong điều kiện XH lúc trước không cho phép những điều đó. XH bây giờ đã phóng khoáng hơn trước, là điều kiện thích hợp để con người được tự do bộc lộ cái tôi cá nhân nhiều hơn, và do đó việc QHTD không hôn nhân cũng dễ dàng được thực hiện hơn.
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Thao Chi
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/13 16:26
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách

cron