"Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

"Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi asahi » Thứ 5 14/06/07 21:50

Dù đã biết ba khái niệm "phi văn hoá" "vô văn hoá" và "phản văn hoá" là khác nhau nhưng trên cơ sở lý luận văn hoá học mình vẫn chưa thể giải thích một cách thuyết phục (ít nhất là cho chính mình). Rất mong được các thầy cô và mọi người giải thích giúp. Chân thành cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
asahi
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 5 14/06/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi caohai » Thứ 3 19/06/07 18:35

Chào Bạn!

Phi văn hoá : có thể so sánh với các cụm từ như sau thì Bạn sẽ dễ hiểu hơn.Vd :Chính trị - phi chính trị ; đạo đức -phi đạo đức...

Vô văn hoá : có thể so sánh với các cụm từ như sau thì Bạn sẽ dễ hiểu hơn.Vd : vô giáo dục , vô lễ , vô phép , vô chính phủ...

Phản văn hoá :có thể so sánh với các cụm từ như sau thì Bạn sẽ dễ hiểu hơn.Vd : phản động , phản chiến , phản công...

Vài dòng cùng Bạn!Có thể trao đổi tiêp..!

Cám ơn nhiều!
Sg 19/6/07
Caohai
RANDOM_AVATAR
caohai
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 14:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi LongFDX » Thứ 4 18/07/07 19:38

Cám ơn Bạn đã giải thích ngắn gọn và dễ hiểu Rolling Eyes
RANDOM_AVATAR
LongFDX
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 4 18/07/07 19:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi caohai » Thứ 2 03/09/07 21:40

Không có chi!
RANDOM_AVATAR
caohai
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 14:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi angmaydothanh » Thứ 7 27/10/07 12:24

bạn vui lòng cho mình hỏi? Những hành động nào sau đây là Phi văn hóa, Phản Văn hóa hay Thiếu Văn hóa, Cám ơn nhiều:
1. Một người đứng "tè đường" ngay giữa ngã tư đông người.
2. Mọi người đang xếp hàng mua sách rất đông, bỗng một thanh niên to lớn từ đâu chạy đến, đẩy mọi người (cả người già và trẻ em) dạt sang 2 hai, và ung dung bước vào quầy bán sách, bỏ lại đằng sau những tiếng kêu, tiếng chửi thầm, và cả tiếng khóc của trẻ con.
3. Trong một cuộc họp rất quan trọng của một trường đại học, ông Hiệu trưởng vì muốn giữ chân các đại biểu, đã không ngại thông báo về việc bữa tiệc chiêu đãi vào cuối buổi họp có... "hai con bê thui"... cả hội trường vang tiếng cười.
4. Một thầy giáo rất say sưa giảng bài, mà không hề để ý rằng sinh viên phía dưới đang thì thầm vào tai nhau chuyện gì đó, rồi lén lút cười... Hóa ra thầy giáo kia quên "khép cửa".
5. Cả lớp đang im phăng phắc nghe cô giáo giảng bài, bỗng một vang lên tiếng hét của 1 sinh viên: "v...à...o". Hóa ra cậu sinh viên này không nghe giảng mà đang theo dõi một trận đấu bóng đá qua điện thoại di động.
....
RANDOM_AVATAR
angmaydothanh
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 12:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Chủ nhật 28/10/07 8:24

Các sự kiện mà angmaydothanh đưa ra làm ví dụ rất thực, rất hay.

Mình xin bàn về trường hợp thứ nhất.

GS. Trần Ngọc Thêm phân biệt ba loại hiện tượng: thiếu văn hóa, vô văn hóa, và phản văn hóa (cả ba gọi gộp là "phi văn hóa").

Chuyện "tè" thì thầy đã đề cập đến trong bài giảng của mình rồi. Tuy nhiên, nếu nói như bạn angmaydothanh:

angmaydothanh đã viết:1. Một người đứng "tè đường" ngay giữa ngã tư đông người....


thì tôi cho rằng phải phân ra làm hai trường hơp:

1- Một người đứng ngay chính giữa đường mà tè, xe cộ đi qua hai bên, người đó còn cười nữa. Đó là "Vô văn hóa do vô thức toàn phần xảy ra khi chủ thể sống trong những tiểu xã hội mà ở đó việc làm sai chuẩn mực chung được chấp nhận như một thứ “chuẩn mực” riêng. Những hiện tượng vô văn hoá loại này thường được tiếng Việt định danh bằng cụm từ “X-bậy”... “X-bậy” là việc làm sai trái được thực hiện một cách ngang nhiên" (trích bài giảng của GS. Trần Ngọc Thêm). Người đó là một người điên, cái tiều xã hội mà thầy nói đến đó là tiểu xã hội của những người điên. Người đó đã "đái bậy".

2- Một người đứng "giữa" ngã tư đông người, nhưng nói "giữa" mà không phải thực sự là giữa. Người đó đứng quay mặt vào tường, vào cột điện, vào gốc cây. Đây là hiện tượng vô văn hóa do vô thức bán phần. "Vô văn hóa do vô thức bán phần xảy ra khi chủ thể tự thân có biết rằng hành động của mình không tuân theo chuẩn mực chung nhưng không ý thức hết được những hậu quả của nó nên vẫn cứ thực hiện việc làm sai trái này một cách lén lút. Những hiện tượng vô văn hoá loại này thường được tiếng Việt định danh bằng cụm từ “X-trộm” " (trích bài giảng của GS. Trần Ngọc Thêm). Người này đã "đái trộm".

Mong các bạn cho biết ý kiến.

Sự kiện "bê thui", "quên khép cửa"... mình biết là đều có thực ở quanh ta cả đấy.
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 2 29/10/07 21:04

angmaydothanh đã viết:3. Trong một cuộc họp rất quan trọng của một trường đại học, ông Hiệu trưởng vì muốn giữ chân các đại biểu, đã không ngại thông báo về việc bữa tiệc chiêu đãi vào cuối buổi họp có... "hai con bê thui"... cả hội trường vang tiếng cười.

....

-> tớ nghe vụ này cứ thấy quen quen,... hình như cuộc họp này tớ cũng tham dự thì phải. Lúc đó, ở phía dưới hội trường, có tiếng người nói nhỏ (nhưng đủ cho đối phương nghe)rằng: "thiếu văn hóa"
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi clover » Thứ 7 02/02/08 1:18

asahi đã viết:Dù đã biết ba khái niệm "phi văn hoá" "vô văn hoá" và "phản văn hoá" là khác nhau nhưng trên cơ sở lý luận văn hoá học mình vẫn chưa thể giải thích một cách thuyết phục (ít nhất là cho chính mình). Rất mong được các thầy cô và mọi người giải thích giúp. Chân thành cảm ơn.


[justify]Như ta đã biết giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp ta hiểu được bản chất của Văn hoá. Vạn vật đều có chứa giá trị hoặc phi giá trị
Phi văn hoá được hiểu là những sự vật hiện tượng do con người tạo ra nhưng nó lại thiếu tính giá trị trong toạ độ (không gian- thời gian- chủ thể) của nền văn hoá đang xét.Phi văn hoá xảy ra khi một hiện tượng đặt vào hệ toạ độ với thông thay đổi.
Ví dụ như tục ăn thịt chó nếu nhìn từ những nơi không ăn thì nó là phi văn hoá (trong toạ độ này thì không gian đã thay đổi)
Phi văn hoá được chia làm ba loại: Phản văn hoá , Vô văn hoá và thiếu văn hoá.
+Phản văn hoá: là hiện tượng phi văn hoá do chủ thể hành xử không theo chuẩn mực chung một cách hữu thức trong một nền văn hoá.
Ví dụ : hành động mua dâm đi ngược lại với chuẩn mực của người Việt Nam =>phản văn hóa.
+Vô văn hóa: là hiện tượng phi văn hóa do chủ thể hành xử không tuân theo chuẩn mực chung một cách vô thức.
ví dụ như: nói bậy, chửi bậy...
Vô thức có hai loại : vô thức toàn phần và vô thức bán phần
_vô thức toàn phần: là khi chủ thể sống trong những tiểu môi trường mà ở đó việc sai chuẩn mực được thực hiện một cách tự nhiên, vô tư,và được định nghĩa là "X-bậy"
_vô thức bán phần: là khi chủ thể biết hành động của mình là không theo chuẩn mực chung nhưng vẫn làm do không ý thức hết những hậu quả của nó thường được định danh là "X-trộm"
+Thiếu văn hóa: là hành động phi văn hóa do chủ thể hành xử một cách thiếu bản lĩnh trong một nền văn hóa.
Ví dụ : chạy theo mốt thời trang...[/justify]
Hình đại diện của thành viên
clover
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 5 08/11/07 21:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi TIEUTY » Thứ 7 01/03/08 11:32

Theo mình nghĩ thì :
Phi văn hoá : được dành cho người nước này mà sống ở nước khác,vì thế có nét văn hoá không tương đồng nên gọi là phi văn hoá, giống như phi chính phủ ý mà. :lol:

Vô văn hoá: nếu hiểu theo nghĩa rộng thì không có nghĩa là không có văn hoá mà là văn hoá không lành mạnh. chứ không có ai là không có văn hoá đâu. Đồi trụy còn có văn hoá nữa là... :oops:

Phản văn hoá : Bản thân người phản văn hoá đó đã có văn hoá rồi, nhưng không muốn theo cái lối văn hoá đó, chẳng hạn như phản động ấy. Hoặc một người VN mà không theo văn hoá VN mà theo văn hoá Mỹ chẳng hạn. :x
không biết có đúng không nữa, vài lời tham gia với bạn vậy thôi. :mrgreen:
RANDOM_AVATAR
TIEUTY
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Phi văn hoá"-"Vô văn hoá"-"Phản văn hoá" khác nhau như thế

Gửi bàigửi bởi jkor » Chủ nhật 02/03/08 0:18

[justify]
asahi đã viết:Dù đã biết ba khái niệm "phi văn hoá" "vô văn hoá" và "phản văn hoá" là khác nhau nhưng trên cơ sở lý luận văn hoá học mình vẫn chưa thể giải thích một cách thuyết phục (ít nhất là cho chính mình). Rất mong được các thầy cô và mọi người giải thích giúp. Chân thành cảm ơn.

Chào bạn! Mặc dù không biết nhiều và chính xác lắm nhưng cũng xin được bon chen một chút.
Có lẽ trong 3 khái niệm bạn nêu có từ Hán – Việt nên làm bạn lúng túng chăng? Mình cũng cảm thấy những khái niệm đó rất dễ lộn; vì thế mà mình có tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng. “Phi” có nghĩa là “không phải”, “vô” nghĩa là “không có”, “phản” có nghĩa “ngược lại, trái lại”. Bây giờ chắc dễ hiểu và dễ nhớ hơn rồi phải không nào?^^
Nhưng nói cho có vẻ khoa học một chút thì như thế này:
Phi văn hóa là những sự vật, hiện tượng con người tạo ra mà không có tính giá trị. Nói như vậy thì vô hình vấp phải một nghịch lý vì chẳng có thứ gì con người tạo ra mà không có giá trị cả. Nói phi giá trị hay phi văn hóa ở đây chỉ mang tính tương đối. Tính giá trị được xét dựa trên một hệ tọa độ chủ thể - không gian – thời gian (C – K – T) nhất định. Đứng trong hệ tọa độ này thì một vật là có giá trị song ở một hệ tọa độ khác (ít nhất một trong 3 yếu tố C, K, T thay đổi) thì vật đó có thể trở nên phi giá trị. Ví dụ đơn giản như trinh tiết được coi là vô cùng quan trọng và là phẩm hạnh đạo đức của người phụ nữ Á Đông nhưng người phương Tây lại không mấy coi trọng điều này. Vì thế trong hệ tọa độ gốc không có cái gọi là phi văn hóa, mà phi văn hóa là hiện tượng xảy ra khi đặt hiện tượng đó trong một hệ tọa độ khác mà thôi. Phi văn hóa là một khái niệm rộng, bao gồm vô văn hóa, phản văn hóa, thiếu văn hóa.
Vô văn hóa là hành động một cách vô thức của chủ thể không tuân theo những quy định, quy tắc hay hệ giá trị chung. Có vô thức toàn phần và vô thức bán phần. Bạn Mylinh đã trình bày phần này rồi nên mình không nói lại nữa nha^^
Còn phản văn hóa là hành động có ý thức của chủ thể đi ngược lại những chuẩn mực, hệ giá trị chung. Phản văn hóa là hành động nhằm chối bỏ văn hóa hiện hành và đi xây dựng một thứ văn hóa khác. Ví dụ như các nhà nho hồi xưa chán cảnh làm quan và bất mãn với triều đình mà về ở ẩn, vào các am sống đời sống tự do thanh nhàn. Bác Nguyễn Khuyến là một ví dụ điển hình đấy. Ba bài thơ thu của bác ấy quả hay tuyệt bạn nhỉ?!
Vài dòng tham gia góp ý. Chắc bài viết còn nhiều sai sót lắm, rất mong được các vị tiền bối chỉ bảo ạ![/justify]
RANDOM_AVATAR
jkor
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 18/11/07 20:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến46 khách

cron