SỐNG THỰC DỤNG - CÓ GIÁ TRỊ HAY KHÔNG????

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

SỐNG THỰC DỤNG - CÓ GIÁ TRỊ HAY KHÔNG????

Gửi bàigửi bởi Trương Thị Quốc Ánh » Thứ 4 03/10/12 22:59

SỐNG THỰC DỤNG – CÓ GIÁ TRỊ HAY KHÔNG ????? :D


Theo tôi, muốn xây dựng chuẩn mực cần bắt nguồn từ sự chuyển đổi triết lý sống hay còn gọi là phương châm sống, có vai trò định hướng cho cộng đồng.

Xây dựng triết lý hành động cho một ngành chuyên môn không hề dễ dàng. Điển hình như ngành giáo dục, mấy năm nay ngành giáo dục đã mở nhiều hội thảo khoa học bàn về triết lý giáo dục mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Tôi đã đọc nhận xét của Giáo Sư Nguyễn Văn Chiển: “Cần thay đổi triết lý giáo dục. Vấn đề đặt ra rất đúng, nhưng giải quyết thật là khó, vì cái triết lý giáo dục hiện nay tất nhiên phải nằm trong cái triết lý của cả dân tộc chúng ta. Thế mà chúng ta vẫn chưa có được một triết lý riêng, một triết lý viết thành văn của dân tộc mình. Mặc dầu dân tộc chúng ta thật là anh hùng, vì đã đánh bại được hết kẻ thù này đến kẻ thù khác, nhưng khi thắng lợi rồi vẫn không xây dựng được một triết lý riêng của mình”. :cry: :?: :x

Dường như chúng ta chưa quen tạo dựng một triết lý thành văn, từ đó hình thành nên hệ chuẩn mực cho lối sống xã hội vào thời kỳ xây dựng kinh tế. Nhưng tri thức dân gian đã có những câu thành ngữ hàm xúc, họ coi như châm ngôn, như triết lý sống của mình. Thời kỳ trước đổi mới, ở nước ta đã loan truyền câu thành ngữ nói về đồng tiền như sau:


Tiền là tiên, là phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của người già,
Là sắc đẹp của đàn bà,
Là cái đà của danh vọng,
Là cái lọng để che thân,
Là cán cân của công lý,
Ôi ! Tiền là hết ý !
:D :lol: :mrgreen:

Người ta cho rằng, câu nói trên là do bọn phản động tung ra để nói xấu chế độ. Một số khác quan niệm : đây là thông điệp mới, báo hiệu sự lên ngôi của đồng tiền, đồng nghĩa với sự hồi sinh của phương thức làm ăn kiểu tư bản chủ nghĩa. Theo tôi, tôn vinh đồng tiền vào thời điểm này có thể coi là một bộ phận trong triết lý sống của người dân theo xu hướng trọng thực tế, xem đồng tiền là thước đo giá trị.

Có một nghịch lý, nhân dân ta nghèo nhưng lại được giáo huấn theo tư tưởng coi khinh đồng tiền. Người ham kiếm tiền được xem là kẻ vô đạo đức. Thơ văn chỉ nhìn thấy mặt trái của đồng tiền, mà không hề nghĩ rằng : sự ra đời của nó là một thành tựu vĩ đại của nền văn minh nhân loại. Nhờ có tiền làm vật trung gian trao đổi, mới phát triển được sự giao thương giữa các nước, đem lại sự giàu có về của cải vật chất cũng như sự phong phú về đời sống tinh thần cho toàn thể nhân loại.

Người Việt Nam ta ưa những điều thiết thực, cũng có thể nói là chuộng lối sống thực dụng, họ mong muốn có những phương tiện cần thiết để cải thiện cuộc sống. Trong khi Đảng và Nhà nước đề ra các lý tưởng cao siêu như : giải phóng loài người, xóa bỏ bất công, thì dân gian hướng vào những điều cụ thể, như :

Một anh yêu có sen-cô (đồng hồ Nhật)
Hai yêu anh có pơ-giô đi làm…(xe máy Pháp) :mrgreen:

Sau khi tham quan thành phố Sài Gòn mới được giải phóng, người ta đề ra tiêu chuẩn về mực sống là :

Tivi, tủ lạnh, Honda
Có ba thứ ấy mới là người sang…
:roll: :lol:

Xu hướng thực dụng trong lối sống của người Việt chưa được xây dựng thành triết lý nhưng nó lan tỏa nhanh và phổ biến trong phương thức hành xử của cán bộ và nhân dân ta. Lúc này, giữa lý tưởng XHCN cao cả, vẫn được xem là phương hướng chỉ đạo với triết lý sống thực dụng của đa phần cán bộ và nhân dân có một khoảng cách đáng kể. Để tránh xảy ra xung đột, đảm bảo an toàn cho cuộc sống, người ta chọn lối hành xử : giả vờ chấp nhận thực tại, còn trong hành động thì cứ làm theo ý mình. Xin đưa ra hai bài ca dao của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh làm ví dụ :

1. Miền Bắc có những người điên
Trong túi có tiền lại bảo là không
Suốt ngày nó chạy lông nhông
Nói thì như thánh làm không ra gì
Cũng may nó có tính lỳ,
Nghị quyết kiểu gì, nó học cũng thông ! :?:


2. Miền Nam có những người tham,
Nó ăn như phá, nó làm như điên
Trong túi nó muốn nhiều tiền,
Đã có vợ lớn, cưới liền vợ hai
Suốt ngày nó nhậu lai rai,
Có một Nghị quyết học hoài chẳng thông !
:P


“Nói dzậy mà không phải dzậy” là câu nói cửa miệng của cán bộ miền Nam. Ai cũng biết thế là sai, mà không ai phản đối, cứ cho qua! Đây là nét tính cách nói lên sự thỏa hiệp giữa cá nhân và tập thể, cũng là một khía cạnh của lối sống thực dụng.
Sau những thất bại trong việc áp đặt vội vàng các hoạt động cải tạo XHCN đối với các tỉnh Nam Bộ, dân gian tổng kết:
Lý luận – miền Bắc
Nguyên tắc – miền Trung
Lung tung – miền Nam
Nhưng, thời ký quá độ phải học miền Nam :mrgreen: :D :lol:

Cái lung tung ở đây chỉ tính cách “xé rào” thể hiện chất khảng khái, trọng hiệu quả thực tế của người Nam Bộ. Tổng kết trên là sự phản ứng mang thông báo ngược của dân gian đối với mớ lý luận già cỗi của cán bộ miền Bắc và tính nguyên tắc xơ cứng của cán bộ miền Trung.

Và thực tế đã cho thấy triết lý sống thực dụng đã có vai trò chi phối đối với việc chuyển đổi hệ giá trị trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX ở nước ta.
Tóm lại, triết lý sống thực dụng có ưu điểm là nó nhắc nhở luôn luôn mài sắc cảm giác thực tiễn để tránh sa vào những ảo tưởng “thả mồi, bắt bóng”, nó quan tâm đến hiệu quả thiết thực hơn là cái hình thức “phô trương”, nó đáp ứng các nhu cầu cơ bản và bức thiết của người, đảm bảo cho đời sống phát triển bền vững. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là làm cho con người tỏ ra lạnh lùng với các lý tưởng, giá trị, khiến đôi khi trở thành độc ác trong mối quan hệ với người khác. [/size]

Điều làm tôi băn khoăn, vậy triết lý thực dụng có thể phát huy hiệu quả trên nền một xã hội như hiện nay hay không? Hay phải trên một nền xã hội như thế nào?
RANDOM_AVATAR
Trương Thị Quốc Ánh
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 2 24/09/12 16:38
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 4 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến33 khách