Hiện tượng " Gánh hàng rong" ở đô thị qua góc nhìn văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Hiện tượng " Gánh hàng rong" ở đô thị qua góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi Hà Ngọc Hạnh » Thứ 6 02/11/12 20:10

Hiện tượng “Gánh hàng rong” ở đô thị qua góc nhìn văn hóa.
Hàng rong có từ bao giờ, không biết nữa. Chỉ thấy rằng, khi nói đến cuộc sống của thành phố ngàn năm tuổi này, người ta không thể không nhắc đến hàng rong, như một nét riêng của văn hóa đô thị.

Ở Hà nội nói đến hàng rong là nói đến những người đi bán dạo. Đó là những người nghèo tảo tần, chịu khó. Từ củ hành, mớ rau thơm cho đến bánh cuốn Thanh Trì, bìa đậu Hoàng Mai, mẹt cốm làng Vòng… mùa nào thức nấy! Thời khốn khó, không có siêu thị, cửa hang thực phẩm còn hạn chế. Mọi sinh hoạt hàng ngày như mớ rau, bìa đậu, con tép… tất tật đều trông vào hàng rong. Cho đến ngày nay đã trở thành quen thuộc không thể thiếu trong đời sống của người dân Hà Nội.
Còn ở Sài thành thì gánh hàng rong cũng có từ lâu nó đã hòa nhập với nhịp sống trong lòng thành phố từ lâu đời. Nhưng có đặc trưng khác hơn ở Hà Nội là từ xưa trong vùng đất Nam bộ người ta thường đội thúng đi bán hàng rong nhiều hơn là gánh và sau này hình thức bán hàng rong đã thay đổi nhiều cho phù hợp với xà hội hiện đại.
Đến ngày nay dù kinh tế phát triển như thế nào? Thì gánh hàng rong vẫn hiện diện với hình thức có thay đổi cho phù với thời đại.
Những chủ nhân của gánh hang rong là những người nhập cư từ các tỉnh, thành phố trong khắp cả nước.Trong những người nhập cư này có con số không nhỏ sinh sống bằng nghề gánh hàng rong , họ rong ruổi khắp nẻo đường thành phố để kiếm ít đồng sống qua ngày (nhưng thu nhập cao hơn nhiều khi còn ở nông thôn).
Họ có thể là dân địa phương, cũng có thể từ mọi nơi trên đất nước nhưng đều có một điểm chung: mưu sinh bằng một gánh hàng rong. Theo thời đại gánh hàng rong đã được cải cách hình thức đa dạng hơn vì không có vốn nhiều và không có nỗi một chỗ buôn bán cố định, phải đạp xe lộc cộc, xe đẩy, xe gắn máy hay quảy gánh trên vai đều có chung những hoàn cảnh tương tự như thế.
Có thể với nhiều hình thức khác nhau các phương tiện khác nhau nhưng vẫn là những “cửa hàng di động” mà lâu nay người Việt vẫn gọi là gánh hàng rong.
Những người này hay tập trung ở những thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn hay Hà Nội vì ở đây đất chật người đông lại có nhiều xí nghiệp nhà máy, nhiều khu chung cư và nhà trọ. Ở đây họ dễ bán hàng bởi lẻ chỉ có những gánh hàng rong là dịch vụ rẻ nhất và tiện nhất trong đô thị đáp ứng về nhu cầu căn bản nhất của con người và cũng là khoảng lặng cho đô thị ồn ào và nhộn nhịp.
Và chỉ có đô thị người ta mới có nhu cầu cao mà gánh hàng rong lại đáp ứng được một cách tốt nhất cho dù không hợp thời.
Việc cấm gánh hàng rong giống như việc cấm dạy thêm ở Việt Nam.
Không có một hiện tượng nào tồn tại trong xã hội mà không có sự hợp lí.Có cung ắt có cầu.
Biết là vi phạm nhưng mọi người vẫn phải kiếm cách để sống mà. Như người quyét dọn vệ sinh có bao giờ mong rác hết để khỏi quét.
Chúng ta làm xiếc trên màn bạc như “ Bắt cóc bỏ dĩa”
Gần đây xã hội Việt Nam ta đã và đang không ngừng phát triển nên phải thay đối khá nhiều trong diện mạo đô thị trong đó có việc nghiêm cấm bán hàng rong
Vấn đề tham khảo ở nước láng giềng: ( Trích dẫn nguồn tư liệu trên internet)
Từ những thập niên 1980 trở về trước, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông… nơi nào cũng xiết chặt quản lý hàng rong, đóng cửa các khu mua bán vỉa hè. Lý do là vì đội quân bán hàng rong vừa gây cản trở giao thông vừa làm xấu đi hình ảnh thành phố. Bức xúc trước vấn nạn này, chính quyền Bangkok đã có lúc tính tới chuyện dẹp hàng rong trong 10 năm, cứ mỗi năm giảm một ít cho đến khi thành phố sạch bóng hàng rong mới thôi.
Nhưng kế hoạch ấy đã không thành bởi vỉa hè là nơi kiếm sống cho hơn nửa triệu dân Bangkok, hơn nữa đây còn là mạng lưới phân phối dịch vụ rẻ tiền nhất, tiện ích nhất cho người dân. Thế là hàng rong ở Bangkok được phép hoạt động trở lại. Rồi Singapore cũng hợp thức hóa hàng rong bằng việc xây các khu trung tâm buôn bán thực phẩm, chợ, dành một số tuyến đường để người bán hàng rong vào buôn bán. Không chỉ được cung cấp nước sạch, bố trí phương tiện xử lý rác và nước thải, người bán hàng rong còn được dự các khóa học về vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng.

Ở Hà Thành:Cả thành phố từ trung tâm không khí ngày cũng như đêm lúc nào cũng nặng vì bụi và tiếng ồn, khí thải. Các con đường trong thành phố lúc nào cũng dầy đặc người, luôn tắc đường, kẹt xe. Trong trung tâm, các cửa hàng cửa hiệu mọc lên san sát. Có bán thì có mua. Cái vỉa hè vốn đã hẹp lại càng hẹp hơn. Người đi bộ và cả người bán hàng rong phải đi xuống lòng đường.
Ở Sài Gòn thì gánh hàng rong có mặt khắp nơi nhất là những quận trung tâm trong thành phố.Bởi lẻ chính nơi này nhu cầu của người dân rất cần những gánh hang rong cho mọi lứa tuổi mọi tầng lớp trong xã hội. Cuộc sống ở Sài thành rất tất bậc nên cần lắm những chị hàng rong ghé qua nhà đem ít rau, cá, thịt cho bữa cơm hàng ngày có thể là buổi sáng sớm hoặc trưa trưa cho những người kịp ghé vế nhà làm cơm cho gia đình. Còn những người đi làm không về nhà ăn cơm trưa vẫn có thể qua bữa nhờ những gánh hàng rong ẩm thực rất đa dạng và phong phú đến từ mọi miền trên đất nước. Và thông dụng nhất là những gánh hàng rong phục vụ “ ăn hàng”cho các chị em phụ nữ và sinh viên học sinh
Dù sáng, chiều, sớm, tối và cả ngày nắng hay ngày mưa. Phố Sài Gòn điểm xuyết những đôi quang gánh của đủ mọi con người từ mọi vùng miền đất nước tạo nên nét riêng cho con phố. Với chiếc đòn gánh trên vai, biến đôi quang gánh thành một “cửa hàng di động” bằng số vốn nghèo nho nhỏ, những người phụ nữ ngược xuôi trong lòng phố vì cuộc sống gia đình.
Nhà văn Mỹ E.Shillue đã viết một câu thú vị: “Bà bán hàng rong mang trên vai một vật lãng mạn nhất ở phương Đông - cái đòn gánh...” (*). Từ nông thôn, đôi quang gánh đã ra phố trong rộn ràng của những tiện nghi, và tồn tại một cách hài hòa trong lòng đô thị Sài Gòn.
Có thể nói gánh hàng rong là những khoảng lặng quý giá trong đời sống đô thị.
Và Đáp ứng nhu cầu xã hội
Hàng rong như một hiện tượng tự nhiên từ nhu cầu xã hội, vì nó đáp ứng được các yếu tố nhanh, gọn, lẹ và rẻ .Vậy là đôi quang gánh nhỏ bé từ, đã len lỏi đến những con phố nhộn nhịp trong thành phố Hồ Chí Minh.
Còn ở Hà Nội nếu được hỏi chính xác, hàng rong ở Hà Nội có từ khi nào, chắc sẽ chẳng mấy người biết. Chỉ biết, từ lâu lắm rồi, với mỗi người Hà Nội, gánh hàng rong đã trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu trên mảnh đất này.

Đáp ứng được nhu cầu mưu sinh cho chủ nhân gánh hàng rong
Sáng, chiều, sớm, tối và cả ngày nắng hay ngày mưa những gánh hàng rong vẫn hành trình trên khắp nẻo phố phường của đô thị. Có người từng nói là sống ở Sài Gòn, chỉ cần chịu khó là có thể sống được. Với chiếc đòn gánh trên vai, biến đôi quang gánh thành một “cửa hàng di động” bằng số vốn nghèo nho nhỏ, những người phụ nữ ngược xuôi trong lòng phố ấy tần tảo dưới nắng mưa vì cuộc sống gia đình. Và cũng từ đó biết bao con người được khôn lớn thành tài nhờ gánh hàng rong của mẹ.
Vấn đề đặt ra là gánh hàng rong là một nét văn hóa và cũng là nỗi ưu tư cho xã hội.
Vì sao vẫn còn rất nhiều phụ nữ tảo tần, quằn vai kiếm sống trong xã hội đang phát triển không ngừng?
RANDOM_AVATAR
Hà Ngọc Hạnh
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 6 12/10/12 20:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Hiện tượng " Gánh hàng rong" ở đô thị qua góc nhìn văn h

Gửi bàigửi bởi hieuhanh89 » Thứ 4 14/11/12 12:44

Trên thế giới, bán rong trên các đường phố là hình thức kinh doanh đã xuất hiện từ lâu. Trong kí ức của tác giả Nguyễn Quang Thiều, những người bán rong ở những nơi ông đến có thể là một người Trung Hoa xách một chiếc khay gỗ lớn nhiều tầng đựng trứng đi dọc hè phố và rao bán ở Melbourne; hay những người đẩy xe bốn bánh bán bánh mỳ hotdog, hoặc trái cây ở Washington; hoặc những người đẩy xe ba gác bán ngô luộc ở Islamabad. Chúng tôi cũng đã gặp những người Việt Nam đẩy xe bán hotdog trước cửa các siêu thị tại Paris hay Toulouse; những người Nga đẩy xe kem, hay bán các túi hoa nhỏ ở Matxcơva; hoặc những người Bungaria bán những miếng bí đỏ tẩm sữa nướng hay những hạt dẻ nướng còn nóng hổi tại thủ đô Sophia... Bán hàng rong đã trở nên thân thuộc đến mức nó không đơn thuần được nhìn nhận từ góc độ kinh tế, mà còn được xem như một nét văn hóa đặc sắc phản ánh cuộc sống thường nhật của các dân tộc trên thế giới. (Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Đức & ThS. Bùi Thị Hồng Thái (Đại học KHXHVNV - ĐH Quốc gia Hà Nội)
Ở châu Á, hiện tượng bán rong được chính phủ các nước đưa vào quy hoạch từ những năm cuối thế kỉ XX. Ở Singapore, chính quyền đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để bảo vệ người bán rong và giữ gìn trật tự đô thị, ngay từ năm 1971, chính phủ đã có kế hoạch đối phó với tình trạng người bán hàng rong chiếm lĩnh khắp các đường phố. Vào năm này, Singapore bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng các khu trung tâm buôn bán thực phẩm, chợ... để đưa người bán hàng rong vào buôn bán ở những nơi cố định. Sau gần 30 năm, đến năm 1996, tất cả người bán hàng rong của Singapore đều đã có nơi buôn bán, được cấp giấy phép, được dự các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Còn tại Bangkok (Thái Lan), có khoảng 40.000 người bán rong, họ phần đông là dân nhập cư sống trong các khu lao động nghèo. Việc những người bán rong ở Bangkok tùy tiện xả rác, làm cản trở giao thông và làm mất vẻ mỹ quan của thành phố góp phần gây nên tình trạng bất ổn trong đời sống đô thị. Vì vậy, chính quyền Bangkok đã tuyên bố sẽ dẹp hàng rong trong 10 năm tới, giảm dần từng năm cho đến khi Bangkok sạch bóng hàng rong. Riêng tại Kuala Lumpur (Malaysia), tình trạng lộn xộn của người bán rong đã khiến chính phủ ngừng cấp phép cho người bán hàng rong. Ngay từ năm 1990, thành phố Kuala Lumpur đã hình thành kế hoạch quốc gia về người bán hàng rong. Theo kế hoạch này, người bán hàng rong sẽ được vào các trung tâm và chợ để họ buôn bán ổn định và được cấp giấy phép (Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Đức & ThS. Bùi Thị Hồng Thái (Đại học KHXHVNV - ĐH Quốc gia Hà Nội)
RANDOM_AVATAR
hieuhanh89
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 7 29/09/12 8:30
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Hiện tượng " Gánh hàng rong" ở đô thị qua góc nhìn văn h

Gửi bàigửi bởi vuthihanhtrang » Thứ 4 14/11/12 19:01

Hihi, nhóm chị Hạnh làm thuyết trình về hàng rong ở đô thị hả? Em xin đóng góp 1 chút cho vấn đề cuối bài viết mà chị đưa ra: “Vấn đề đặt ra là gánh hàng rong là một nét văn hóa và cũng là nỗi ưu tư cho xã hội.”
Bán hàng rong đúng là một nét văn hóa. Ở ngoài HN, trên những con đường cổ kính, hình ảnh người ta đẩy xe đạp chở hoa đi bán theo mùa rất đẹp. Không chỉ là quan hệ mua bán thông thường mà nó còn là 1 điểm thu hút khách du lịch nữa, 1 nét duyên của phố cổ mà nếu mất đi thì rất uổng. Du khách “ngất ngây” bởi hàng rong mà, vừa rẻ vừa tươi, lại có cơ hội tiếp cận văn hóa thông qua những người bình dân, được giao tiếp, ngắm nhìn những vẻ đẹp của đời thường. Trên mạng có viết 1 bài đề cập đến GS. Chua Beng Huat, một giáo sư đô thị học nổi tiếng của Singapore. Ông quan sát hoạt động hàng rong trong khu phố cổ Hà Nội và nói 1 câu rất sâu sắc: “Một ngày nào đó, thành phố này phải thuê những người bán hàng rong để họ tái tạo lại lịch sử”. Em thích câu nói này.

Mặt khác, bán rong là đáp ứng đúng cung cầu thị trường. Người bán cần kiếm sống, người mua cần mua nhanh mà khỏi gửi xe (chưa kể nhu cầu 8 của các chị em nhà mình nữa, có người thích gặp cô bán hàng trò chuyện vài câu hơn là vào siêu thị mua đồ của nhân viên mặt lạnh như tiền, tính tiền cũng bằng máy, tốn tiền gửi xe mà không … nói được câu nào :o )

Nỗi ưu tư của XH mà chị nói đến, thật ra chắc chỉ là nỗi ưu tư của XH VN thôi ạ. Ở nước ngoài, người ta quản lý vấn đề bán hàng rong rất tốt. Họ không như ta, quản không được thì cấm bán luôn (hic). Em thấy hình chụp ở Thái Lan, trên những tuyến đường được cấp phép bán hàng, người bán rong quay mặt vào vỉa hè, quay lưng ra đường, nên không có chuyện kẹt xe ở lòng đường do người dân tấp vào mua hàng. Ở những nơi khác, người bán rong phải đăng ký, sau đó được chính quyền cho phép bán ở trục đường nào, từ mấy giờ đến mấy giờ thì mới ra bán, bán xong phải dọn dẹp sạch sẽ trả lại hiện trạng ban đầu. Chính quyền thì thu được phí để trang trải cho các hoạt động sửa sang, cải tiến đô thị, còn người bán cũng không gặp cảnh bị đuổi bắt như ở nhà mình. Thành phố trật tự, không có cảnh xả rác, lấn chiếm vỉa hè, kẹt xe do hàng rong như ở VN. Đây là mô hình rất đáng cho nước mình cân nhắc để học hỏi theo. :)

Em có vài ý vậy thôi. Chúc chị luôn an vui.
"Trăm năm tao ngộ một giờ
Tình thương vô tận bất ngờ tái sinh"
Hình đại diện của thành viên
vuthihanhtrang
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Chủ nhật 11/11/12 22:35
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Hiện tượng " Gánh hàng rong" ở đô thị qua góc nhìn văn h

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 3 20/11/12 20:50

Hà Ngọc Hạnh đã viết:Nhưng có đặc trưng khác hơn ở Hà Nội là từ xưa trong vùng đất Nam bộ người ta thường đội thúng đi bán hàng rong nhiều hơn là gánh và sau này hình thức bán hàng rong đã thay đổi nhiều cho phù hợp với xà hội hiện đại.

Theo mình, việc chuyển từ "đội thúng" sang "gánh" một phần là vì người ta càng ngày càng bán nhiều đồ => không thể đội trên đầu được nữa vì quá nặng và quá nhiều đồ không để đủ trong một cái thúng => chuyển sang 2 gánh hàng rong để nhẹ cái đầu và gánh được nhiều đồ hơn
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Hiện tượng " Gánh hàng rong" ở đô thị qua góc nhìn văn h

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thao Chi » Thứ 2 21/01/13 11:50

Đối với tôi, hình ảnh "gánh hàng rong" lúc nào cũng là một nét văn hóa của vùng đất sài gòn này nói riêng, và đất Việt nói chung. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh gánh hàng rong cùng chị bán hàng với chiếc áo bà ba, nón lá và nụ cười tươi rói đi khắp các ngã phố sài gòn là hình ảnh mà những du khách nước ngoài đều nhắc đến khi nói đến VN. Nhưng khó có giá trị nào là tồn tại vĩnh cửu, mãi mãi, nó sẽ thay đỗi vì con người luôn luôn tự thay đổi chính mình. Với cuộc sống ngày càng tiến bộ, hiện đại, nhiều tiện nghi vật chất, sản phẩm dịch vụ ra đời, mức sống gia tăng...kèm theo những yêu cầu về cuộc sống ngày càng cao ( về vệ sinh, y tế, sức khỏe,...) khiến cho quan niệm của con người cũng thay đổi ít nhiều. THay vì ra ngồi ở một gánh hàng ăn tô bún, mua cái bánh... thì họ tìm đến những tiệm thức ăn nhanh, những nhà hàng quán ăn sạch sẽ, máy lạnh, phục vụ tận nơi... mà giá ở mức chấp nhận được, không quá cao... Chỉ cần bỏ thêm vài ngàn là bạn được thêm nhiều thứ, vậy tội gì không làm.
HÀng rong ra đời để đáp ứng trước hết cho nhu cầu ăn của con người, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi...ở cái xã hội người ta còn chạy xe đạp nhiều hơn xe máy, xe ô tô tính trên đầu ngón tay, lề đường hè phố là của chung, ai muốn bán gì thì bán. CÒn giờ... xe đạp đếm trên đầu ngón tay, xe oto, xe máy nối đuôi nhau, vỉa hè lề đường là giành riêng cho người đi bộ, trông giữ xe... sự so sánh đó đã cho thấy sự chuyển biến một cách chóng mặt cuộc sống của người SG thay đổi ntn? Giá trị của "gánh hàng rong" đã bị suy giảm dần trong thang đo của đại bộ phận dân cư sài thành, nhường chỗ cho sự lên ngôi của những "giá trị" fastfoods, restaurant... những cái thuộc về "văn minh" hơn là văn hóa (vì nó có nguồn gốc từ phương tây và có mặt ở khắp nơi trên thế giới)...
Không phủ nhận những mặt tiêu cực của hành rong khi nó tồn tại trong một thành phố đang dần đổi mới theo hướng hiện đại, văn minh, sanh xạch đẹp... và việc dẹp bỏ hàng rong là một việc làm đúng đắn theo xu hướng.Nhưng tôi vẫn luyến tiếc, vẫn mong ngóng một gánh hàng, một tiếng rao trên những đường phố thị đông đúc này, và cũng chợt nghĩ rằng "văn minh" và "văn hóa", liệu chúng có còn đi cùng nhau ko?
Hình đại diện của thành viên
Nguyen Thao Chi
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/13 16:26
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến36 khách

cron