VĂN HOÁ NHƯ MỘT HỆ BIỂU TƯỢNG

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

VĂN HOÁ NHƯ MỘT HỆ BIỂU TƯỢNG

Gửi bàigửi bởi nguyen binh » Thứ 6 14/03/08 19:39

VĂN HOÁ NHƯ MỘT HỆ BIỂU TƯỢNG Những ý nghĩa biểu trưng có thể được sáng tạo trong tư tưởng, rồi sau đó được vật chất hoá để tạo nên những biểu tương.
Từ nội dung bài tập của thầy TNT sáng thứ sáu 14/03 ở lớp, tôi có một ví dụ.Đó là hình ảnh CON LỢN, từ ngữ CON LỢN.
NGHĨA 1 ( Ý NGHĨA TỐT ĐẸP ) Với phương Đông, cụ thể là ở Việt Nam ta, hình ảnh "con lợn " mang ý nghĩa biểu trưng cho sự sung mãn , no đủ, có khi còn là tín hiệu của phồn thực. Các bạn hẳn còn nhớ hình ảnh bức tranh Đông Hồ với hình ảnh chú lợn ráy có những khoáy âm dương trên mình , chú lợn béo tròn trĩnh, múp míp , mũm mĩm rất được nhân dân ta yêu thích nên đã được người dân Việt xưa kia mua về làm tranh treo TẾT ở trong nhà, như một lời cầu ước sự no ấm, phồn thịnh cho cả gia đình trong suốt một năm dài. Rồi thì họ hàng, hay bạn hữu,người quen cũng tỏ bày ước muốn nói trên bằng cách mua tặng tranh dân gian Đông Hồ - những bức tranh lợn ráy xinh xắn, đáng yêu đến dường ấy Thi sĩ Hoàng Cầm từng thốt lên niềm tự hào về sản vật của người Kinh Bắc :" Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp"
Bên cạnh trồng trọt (lúa nước), vốn là nghề chính, nhân dân ta cũng có thu nhập từ chăn nuôi, vốn đã đi vào tục ngữ về chăn nuôi, sản xuất qua câu nói cửa miệng " Nuôi lợn ăn cơm nằm , nuôi tằm ăn cơm đứng".
NGHĨA 2 (Ý NGHĨA XẤU) Với phương Tây,THÌ HOÀN TOÀN NGƯỢC LAI. Từ CON LỢN lại được dùng với ý nghĩa xấu Người phương Tây khi bực tức mắng ai thì hét lên : "Đồ con lợn " hoặc đem so sánh đối tượng mà mình đang bực dọc với từ "con lợn".Đọc truyện dịch , xem phim phương Tây ta vẫn có bắt gặp trường hợp như vậy
Rõ là, khi một vật thể mang nhiều ý nghĩa, trước mắt ta là hiện tượng đa nghĩa .
RANDOM_AVATAR
nguyen binh
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 22:23
Đến từ: Ho Chi Minh city
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến29 khách

cron